1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ Hậu học văn

2 2,6K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 15,8 KB

Nội dung

Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ - Hậu học văn”DÀN BÀI CHI TIẾT Mở bài: -Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ -Giới thiệu câu tục ngữ “Tiên học lễ - Hậu học văn” Thân bài: 1.Giải thích: Có 2 v

Trang 1

Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ - Hậu học văn”

DÀN BÀI CHI TIẾT

Mở bài:

-Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ

-Giới thiệu câu tục ngữ “Tiên học lễ - Hậu học văn”

Thân bài:

1.Giải thích: Có 2 vế

*Vế 1: Tiên học lễ

Người đi học trước hết phải học đạo đức, cách cư xử có văn hóa chuẩn mực

*Vế 2: Hậu học văn

Sau đó mới học văn hóa, tức là kiến thức của nhân loại trên mọi lĩnh vực khoa học, toán học, lịch sử,

*Nghĩa sâu

Câu tục ngữ khẳng định đạo đức phẩm hành là yếu tố cần thiết được đặt lên hàng đầu Đây là nền tảng cơ bản được người học tiếp thu kiến thức Hai yếu tố trên(vế 1, vế 2) rất quan trọng, bổ sung cho nhau trong cuộc đời của mỗi con người Thiếu môt trong hai yếu tố trên con người sẽ không hoàn thiện

2 Lý do

*Tại sao con người phải học đạo đức lễ giáo trước rồi mới học văn hóa sau?

Đạo đức – hạnh kiểm của người học trò quyết định tinh thần thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của người đó Khi thiếu đi nền tảng ý nghĩa, thiếu đi đạo đức thì dừ kiến thức có giỏi đến đâu thì đều trở thành những người không có nhân phẩm Chúng

ta đã nhìn thấy nhiều học sinh học rất giởi nhưng lại coi thường bạn bè, vô lễ, nói năng mất lịch

sự với thầy cô, cha mẹ , người lớn tuổi Những người đó sẽ bị mọi người cười chê, xa lánh Người có đạo đức sẽ sử dụng kiến thức đã học đúng hướng, đúng mục đích Nhờ có lễ nghĩa mà tài năng được công nhận và tỏa sáng, được mọi người yêu quí, kính trọng Học lễ nghĩa rồi mới học văn hóa được xem là cái gốc của việc học vì lễ nghĩa là một trong những truyền thống chuẩn mực đạo đức quan trọng trong xã hội Việt Nam Nó giúp chúng ta có quan hệ đẹp với mọi người Nếu một người có học vấn thuyên thâm , được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận nhưng ngược lại, người đó lại không biết cư xuwrvoiws mọi người, không coi trọng cha mẹ, không yêu quí quê hương Như vậy thứ họ có là kiến thức, thứ hộ mất là đạo đức,

lễ nghĩa và nhân cách làm người

*Nếu “Tiên không học lễ” thì ảnh hưởng gì đến “ Hậu học văn”?

Nếu con người có học văn hóa mà quên đi học lễ thì có học giỏi, có đem lại kết quả công việc tốt đến đâu cũng không tạo được quan hệ tốt đẹp với mọi người, không được người khác yêu thương quí mến Hay có nhiều kẻ có tài năng nhưng không có đạo đức Trước mặt mọi người thì lễ phép nhưng sau lưng lại nói xấu thì người đó cũng đáng lên án Ngược lại, có đạo đức, có

Trang 2

nhân cách nhưng không có kiến thức thì giao bất cứ việc gì cũng không làm được Như Bác Hồ

đã nói:

Có tài mà không có đức là người vô dụng

Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

Vì vậy, trong quá trình học tập và rèn luyện con người không nên nới lỏng bất cứ công việc nào, rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn hóa Ai ai cũng đều phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức theo tư tưởng của Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam Làm người cần phải có đạo đức, có văn hóa mới hục sự thành người của xã hội hiện đại

3.Luận

-Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” rất đúng đắn ở mọi thời đại Nó được coi là kim chỉ ngang để mọi người noi theo

-Là học sinh, chúng ta phải đặt việc “ Đạo đức – tác phong” lên hàng đầu Trên cơ sở đó, phát huy học tập nâng cao í thức văn hóa, trình độ kĩ thuật với kĩ năng thực hành Học không được tách rời với việc rèn luyện đạo đức Học lễ phải lồng vào học văn Trong học tập, văn có học lễ

để bồi dưỡng con người toàn diện có ích cho xã hội

-Dẫu biết rằng đạo đức, tài năng là những điều kiện cần thiết của con người thế nhưng trong xã hội ta hiện nay có nhiều người đi học mà xem nhẹ việc rèn luyện đạo đức, chỉ mong được điểm cao mà miệng lại chửi thề - nói tục ,vô lễ với thầy cô, đánh nhau với bạn bè Những người đó thật đáng lên án khi đang ngồi trên ghế nhà trường mà không cố gắng rèn luyện đạo đức nhân cách thì chắc chắn mai này ra đời thì sẽ không trở thành công nhân tốt

Kết bài:

Câu tục ngữ trên là một bài học đạo đức quí giá cho tất cả mọi người Vì vậy, chúng ta cần phải học tập và rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích, làm rạng rỡ cho tương lai

Ngày đăng: 09/09/2016, 09:42

w