S GD&T HI PHềNG THI GIAO LU HSG NM HC 2007-2008 PHềNG GD-T VNH BO Mụn Ng vn 8 (Thời gian: 150 phút) I. Trắc nghiệm (2 điểm): 1. Trong lĩnh vực văn nghệ, tác giả Thanh Tịnh còn là cha đẻ của loại hình nghệ thuật: a. Chèo b. Tuồng c. Cải lơng d. Tấu nói 2. Chỉ ra nhóm từ có sự khác biệt với các nhóm từ còn lại (xét ở cấp độ khái quát của nghĩa từ) a. bút máy, bút chì, bút lông b. thuốc nam, thuốc bắc, thuốc tây c. hoa hồng, hoa huệ, hoa tai d. ấm sành, ấm nhôm, ấm sứ 3. Theo Nguyễn Tuân thì nhà văn có khả năng xúi ng ời nông dân làm loạn là: a. Nguyên Hồng b. Nam Cao c. Nguyễn Công Hoan d. Ngô Tất Tố 4. Truyện nào sau đây không phải của nhà văn An-Đec-xen: a. Nàng tiên cá c. Bà chúa tuyết b. Ông lão đánh cá và con cá vàng d. Bộ quần áo mới của hoàng đế 5. Tên của một giải thởng văn học: a. An-đéc-xen b. Xéc-van-téc c. O.Hen-ri d. Ai-ma-tốp 6. Ngời đề xớng dân chủ đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam đầu thế kỷ XX: a. Phan Bội Châu b. Phan Châu Trinh c. Phan Thanh Giản d. Phan Kế Toại 7. Dấu đặt trớc lời dẫn trực tiếp: a. Dấu chấm b. Dấu hai chấm c. Dấu ba chấm (chấm lửng) d. Dấu chấm phẩy 8. Tác phẩm đợc nhắc đến nhiều nhất nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội: a. Hịch tớng sĩ b. Bình Ngô Đại Cáo c. Chiếu dời đô d. Bàn luận về phép học 9. Tác phẩm viết theo lối biền ngẫu có vận dụng thể tứ lục: a. Hịch tớng sĩ b. Bình Ngô Đại Cáo c. Chiếu dời đô d. Bàn luận về phép học 10. Diễn đạt hành động nói trình bày, kiểu câu nào đợc dùng nhiều nhất? a. cảm thán b. cầu khiến c. nghi vấn d. trần thuật 11. Các bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Khi con tu hú (Tố Hữu): a. cùng thuộc trào lu thơ mới 1932-1945 b. cùng thuộc trào lu thơ cách mạng c. cùng nằm trong danh sách 100 bài thơ hay nhất thế kỉ XX ( do Nhà xuất bản giáo dục và trung tâm văn hoá doanh nhân tổ chức bình chọn) d. cùng đợc sáng tác trong hoàn cảnh tù đày 12. Phần lớn các bài thơ trong Nhật kí trong tù phần lớn là các bài thơ thuộc thể: a. tứ tuyệt b. cổ thể c. thất ngôn bát cú d. lục bát II. Tù luËn ( 8 ®iÓm) Nhiều người đã biết và đặc biệt yêu thích bài hát “Quê hương” của Giáp Văn Thạch, nhưng lại rất ít người biết đến bài thơ đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc, đó là “Bài học đầu cho con” của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Em hãy viết những lời giới thiệu để bạn đọc yêu thơ hiểu thêm về bài thơ này. Bài học đầu cho con Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ . Sẽ không lớn nổi thành người. Đỗ Trung Quân ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ . S GD&T HI PHềNG THI GIAO LU HSG NM HC 2007-2008 PHềNG GD-T VNH BO Mụn Ng vn 8 (Thời gian: 150 phút)