1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng chương trình phân tích, đánh giá câu hỏi và đề thi trắc nghiệm trực tuyến

62 405 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 5,2 MB

Nội dung

- Xây dựng phần mềm phân tích, đánh giá bộ đề thi qua mạng Lan bao gồm:  Xây dựng ma trận kiến thức theo từng môn học;  Quy hoạch xây dựng, biên soạn và quản lý ngân hàng câu hỏi tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

THUỘC NHÓM NGÀNH : KHOA HỌC KỸ THUẬT

NGƯỜI CHỦ TRÌ : NGUYỄN HỮU TRUNG

ĐƠN VỊ : KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TP HỒ CHÍ MINH – 4/2010

Trang 3

Trang

MỤC LỤC

TÓM TẮT

ABSTRACT

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Mục đích nghiên cứu 1

2 Giả thuyết nghiên cứu 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Lý thuyết trắc nghiệm 3

2 Giới thiệu công cụ thiết kế 14

3 Quản lý cơ sở dữ liệu 14

4 Cấu trúc chương trình 17

5 Thiết kế giao điện 20

6 Kết quả thực thi từ chương trình 28

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 33

2 Tự đánh giá kết quả và những đóng góp của đề tài 33

2.1 Kết quả và những đóng góp của đề tài về mặt lý luận 33

2.2 Kết quả và những đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn 33

3 Hướng phát triển của đề tài 34

4 Kiến nghị 34

PHẦN PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

Đối với công tác đào tào , kiểm tra đánh giá là mô ̣t trong những yếu tố cơ bản quyết đi ̣nh đến chất lượng đào tạo Vì vậy, để chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao

đô ̣ng, đáp ứng sự thay đổi của khoa ho ̣c công nghê ̣ thì kiểm tra đánh giá phải được đầu tư , coi trọng nhằm đánh giá được năng lực của sinh viên Một trong những phương pháp kiểm tra đánh giá hiệu quả là phương pháp trắc nghiệm

Khoa CNTT – ĐHSPKT Tp.HCM có rất nhiều môn học được tiến hành kiểm tra trình độ sinh viên bằng hình thức trắc nghiệm Những ngân hàng câu hỏi của các môn học này hầu hết đều

là do tự từng giáo viên biên soạn, chưa qua một quy trình đạt chuẩn nên việc đánh giá sinh viên chưa đạt yêu cầu như đúng nghĩa của trắc nghiệm Từ thực tế đó, người nghiên cứu đã đi nghiên cứu lý thuyết trắc nghiệm và kết hợp với CNTT để xây dựng một phần mềm thõa mãn phần nào

thực tế trên Đề tài “Xây dựng chương trình đánh giá bộ đề thi trực tuyến” xuất phát từ nhu

cầu thực tế trên

Đề tài đã thực hiện:

1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về trắc nghiệm

2 Đưa ra quy trình biên soạn câu hỏi trắc nghiệm đạt chuẩn

3 Tiến hành phân tích lý thuyết trắc nghiệm trong việc ứng dụng CNTT

4 Phân tích các thông số của câu hỏi nhằm nâng chất lượng câu hỏi trắc nghiệm

5 Căn cứ trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tiến hành xây dựng chương trình soạn ngân hàng câu hỏi, cho thi trắc nghiệm và đánh giá câu hỏi và đề trắc nghiệm

6 Đánh giá chương trình bằng phương pháp chuyên gia

Qua kết quả nghiên cứu và khảo sát từ những chuyên gia đánh giá và chuyên gia CNTT, các giáo viên lâu năm thì chương trình này hoàn toàn có tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của khoa CNTT cũng như của trường Nếu được đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng đội ngũ giáo viên có đủ năng lực thì chương trình sẽ phát huy được hiệu quả trong việc kiểm tra đánh giá quá trình học tập của sinh viên giúp nâng cao chất lượng đào tạo của khoa CNTT và của trường ĐHSPKT TPHCM

In Information Technology faculty of UTE HCMC, student competence in many subjects has been assessed by the results of multiple choice tests The test banks are normally edited by the lecturers who are in charge of those subjects But what they have done do not base on any standardized procedure That’s why the assessment process hasn’t reflected the purpose of multiple choice test method yet Thus, the author has researched the theory of this kind of test and

IT application to design a software which is able to meet the requirements of a multiple choice test

The topics contents:

- Literature Review of objective multiple choice test

- The standard process to edit the objective test

- Analysis of the test theory in IT application

- Analysis of the question parameters to improve the quality of the test

- Editing the question bank for the test and evaluating the test quality based on the research result in terms of theory and practice

Trang 5

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

  

1.1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1.2 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1.3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1.4 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 6

Trang 1

1.1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến trắc nghiệm khách quan

- Xây dựng phần mềm phân tích, đánh giá bộ đề thi qua mạng Lan bao gồm:

 Xây dựng ma trận kiến thức theo từng môn học;

 Quy hoạch xây dựng, biên soạn và quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan;

 Xây dựng và thiết kế đề thi trắc nghiệm khách quan tự động và thủ công;

 Tổ chức và quản lý kỳ thi trắc nghiệm khách quan;

 Tính các tham số đặc trưng và đánh giá chất lượng của câu hỏi, của đề trắc nghiệm;

 Phân tích đánh giá đề thi và các câu hỏi trắc nghiệm;

 Biến điểm trắc nghiệm thô thành điểm thực theo các thang điểm 10 và 4;

 Báo cáo thông kê các thông số tùy chọn

1.2 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Nếu chương trình đánh giá bộ đề thi trực truyến được xây dựng thành công thì

 Nâng cao chất lượng đào tào tại chức tại các địa phương

1.3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Các nhiệm vụ được nghiên cứu trong đề tài:

 Chọn lọc và hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu

 Thiết kế và xây dựng phần mềm phân tích, đánh giá câu hỏi và bộ đề thi trắc nghiệm qua mạng LAN

 Biên soạn ngân hàng câu hỏi môn: nhập môn tin học, mạng căn bản,

 Tạo đề thi trực tuyến, trên giấy

 Phân tích câu hỏi và đề thi trắc nghiệm khách quan

 Kiểm tra hiệu quả chương trình qua thực nghiệm

Trang 7

Trang 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu:

 Trắc nghiệm, phân tích và đánh giá câu hỏi, đề thi trắc nghiệm khách quan

 Chương trình phân tích, đánh giá câu hỏi và bộ đề thi trắc nghiệm qua mạng LAN

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận : Nghiên cứu các tài liệu về Đo lường và

đánh giá thành quả học tập của học sinh, những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm,

cơ sở lý thuyết và kỹ thuật về thiết kế và xây dựng chương trình trắc nghiệm trên mạng máy tính Từ kết quả của phương pháp nghiên cứu này, người nghiên cứu sẽ xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho đề tài

2 Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm : bằng quan sát qua thực tế tổ

chức giảng dạy, kiểm tra và đánh giá để phân tích đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu từ đĩ tìm ra cơ sở thực tiễn để đề ra các giải pháp liên quan chủ đề nghiên cứu

3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dùng để xác định tính khả thi, hiệu

quả của các giải pháp đề xuất trong đề tài, các điều kiện cần thiết để tiến hành áp dụng chương trình và bộ đề thi trắc nghiệm khách quan trên máy tính

Trang 8

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH

VÀ ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

  

3.1 Lý thuyết trắc nghiệm 3.2 Giới thiệu công cụ thiết kế 3.3 Quản lý cơ sở dữ liệu 3.4 Cấu trúc chương trình 3.5 Thiết kế giao điện 3.6 Kết quả thực thi từ chương trình

Trang 9

Trang 3

2.1 LÝ THUYẾT TRẮC NGHIỆM

2.1.1 Cách tạo câu hỏi trắc nghiệm khách quan

 Phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp với thí sinh, ngôn ngữ phổ thông

 Không được hỏi quan điểm riêng của thí sinh, chỉ hỏi sự kiện, kiến thức

STT Các loại câu hỏi Cách tạo

1 Loại nhiều lựa chọn

- Chỉ nên dùng 4 hoặc 5 phương án chọn

- Đảm bảo cho câu dẫn nối liền với mọi phương án chọn theo đúng ngữ pháp

- Các phương án sai phải có vẻ hợp lý

- Tránh lạm dụng kiểu khẳng định ví dụ:( Không phương án nào trên đây đúng, Mọi phương án trên đây đều đúng)

- Chỉ có một lựa chọn đúng

- Cung cấp đủ thông tin để chọn từ trả lời

Bảng: Cách tạo câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2.1.2 Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá các mức trí năng khác nhau

Có thể tạo ra các câu trắc nghiệm để đánh giá các mức trí năng từ thấp đến cao

theo thang phân chia của B Bloom như sau:

Trang 10

(Application)

Đối với loại câu hỏi mức này phải xem là thí sinh đã biết và hiểu các kiến thức cần thiết làm cơ sở cho câu hỏi, cần trắc nghiệm xem thí sinh có thể áp dụng các điều đã biết và hiểu hay không Các câu hỏi yêu cầu tính toán dực trên các công thức đã biết là phù hợp ở mức này

4 Phân tích, tổng hợp

(Analysis, Synthesis)

Ở mức này thí sinh phải áp dụng được các khái niệm khi được cung cấp thông tin, phải phân tích các thông tin đã cho và tổng hợp để trả lời câu hỏi

5 Đánh giá

(Evaluation)

Ở mức này thí sinh được đòi hỏi phải đánh giá, chẳng hạn, sự nhất quán của các tài liệu đã chế tác, giá trị của các quá trình thực nghiệm hoặc giải thích các dữ liệu

Bảng: Năm mức trí năng của B BLoom

Ví dụ: Từ các mức trí năng xây dựng ma trận kiến thức phân bố mục tiêu cụ thể của

các phần nội dung môn Nhập môn tin học để xác định cấu trúc của một đề trắc nghiệm

Mức trí năng Biết Hiểu Áp

dụng

Phân tích, tổng hợp Đánh giá

Tổng cộng

Bảng: Ví dụ xây dựng ma trận kiến thức áp dụng năm mức trí năng của B BLoom

Một trong những điểm nổi bật của đề tài này là người nghiên cứu đã áp dụng

ma trận kiến thức để xây dựng chương trình soạn câu hỏi trắc nghiệm

2.1.3 Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi hoặc đề trắc nghiệm đạt tiêu chuẩn

Đề trắc nghiệm đạt tiêu chuẩn thường thiết kế bởi các câu hỏi chọn từ một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm là tập hợp một số lượng tương đối lớn các câu hỏi trắc nghiệm, trong đó mỗi câu hỏi đã được định cỡ, tức là được gắn với các thành phần nội dung và các tham số xác định như độ khó, độ phân biệt theo lý thuyết trắc nghiệm

Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và thiết kế đề trắc nghiệm đạt tiêu chuẩn là một công việc khá phức tạp Ở đây người nghiên cứu xin đưa ra quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi và thiết kế đề trắc nghiệm cho môn học như sau:

Trang 11

Trang 5

Xây dựng ma trận kiến thức cho môn học

(trong ma trận kiến thức thể hiện nội dung chi tiết môn học và các mức trí năng tương ứng (mục 1.5 ) mong muốn thí sinh đạt được liên quan đến môn học) Với

ma trận này chúng ta có thể đánh giá kết thúc toàn diện môn học hay đánh giá quá

trình học tập của học sinh

Phân công cho giáo viên

(mỗi giáo viên sẽ tạo một số câu hỏi trắc nghiệm theo yêu cầu cụ thể về nội dung

và mức trí năng trong ma trận kiến thức tùy theo sở trường của từng giáo viên sao

cho tổng số câu hỏi phủ kín ma trận kiến thức)

Tổ chức đọc duyệt, biên tập và đưa vào kho dữ liệu trong máy tính

(Tổ này phải bao gồm những giáo viên nắm vững chuyên môn và những giáo viên nắm vững cách tạo câu hỏi trắc nghiệm để có thể đọc và phát hiện những sai sót

về chuyên môn hay về cách tạo câu hỏi trắc nghiệm Sau đó trao đổi với giáo viên biên soạn câu hỏi để giáo viên chỉnh sửa lại Chúng ta sẽ thu được một tập hợp các câu hỏi trắc nghiệm đã được chỉnh sữa ở mức độ nhất định và lưu trong máy)

Trao đổi giữa các giáo viên cùng chuyên môn

(Giúp giáo viên phát hiện và sửa chữa được những sai sót mà bản thân không nhìn

ra được vì những đường mòn trong suy nghĩ của giáo viên tạo câu hỏi)

Lập các đề trắc nghiệm, thi thử, phân tích thống kê kết quả

(Tiến hành tạo ra các đề thi thử ngắn gọn, đảm bảo thời gian cho tất cả các thí sinh hoàn thành, tổ chức thi rồi lấy kết quả thu được để phân tích thống kê từ đó định

cỡ các câu hỏi trắc nghiệm Áp dụng trắc nghiệm cổ điển và trắc nghiệm hiện đại

để phân tích Quá trình phân tích thống kê và định cỡ câu hỏi trắc nghiệm cho hai loại kết quả sau: một là cung cấp tham số cho câu hỏi, hai là phát hiện các câu hỏi

trắc nghiệm có chất lượng kém)

Xử lý câu hỏi kém chất lượng và cho thi chính thức

(Sửa đổi, tu chỉnh hoặc là loại bỏ nếu chất lượng quá kém không thể sửa đổi được Qua bước này ngân hàng câu hỏi được hình thành, qua nhiều lần tu sửa cho thi ta

có được ngân hàng câu hỏi hoàn thiện nhưng không dừng lại ở đó mà phải tiếp tục

đồng hóa, dị hóa và tăng trưởng để ngày càng hoàn thiện hơn)

Trang 12

Trang 6

2.1.4 Phân tích câu trắc nghiệm khách quan

Phân tích các câu trả lời của thí sinh trong một bài trắc nghiệm là việc làm rất cần thiết và rất hữu ích cho người soạn thảo trắc nghiệm Nó giúp cho người soạn thảo:

 Biết được câu trả lời nào là khó, câu trả lời nào là quá dễ, hoặc có độ khó vừa phải để đưa vào phần mềm trắc nghiệm theo những độ khó này cho học sinh lựa chọn tùy theo trình độ kiến thức của mình

 Lựa chọn ra các câu hỏi có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém

 Biết được lý do vì sao các câu trắc nghiệm không đạt hiệu quả mong muốn và cần phải sửa đổi như thế nào là tốt hơn

Trên cơ sở đó, người soạn đánh giá chất lượng câu trắc nghiệm, từ đó quyết định chọn, sửa chữa hay loại bỏ câu trắc nghiệm ấy Phân tích câu trắc nghiệm làm gia tăng tính tin cậy và tính giá trị của bài trắc nghiệm, góp phần tạo ra một bài trắc nghiệm khách quan mang tính chính xác cao

Việc phân tích câu trắc nghiệm là phân tích về ba phương diện của câu trắc

nghiệm là độ khó, độ phân cách và các mồi nhử của câu trắc nghiệm đó

a Độ khó của câu trắc nghiệm

Độ khó của câu trắc nghiệm là tỉ lệ phần trăm số học sinh trả lời đúng câu trắc nghiệm ấy

Công thức tính độ khó của câu trắc nghiệm như sau:

Độ khó p (câu i) = Số người trả lời đúng câu i

Tổng số người làm bài trắc nghiệmHoặc nếu gọi Mean(câu i) là điểm trung bình của câu thứ i thì, ta có :

 Tổng số người trả lời đúng câu i = tổng điểm câu i

 Tổng số người làm bài trắc nghiệm = số bài trắc nghiệm

Vậy Mean(câu i) = Tổng đ𝑖ể𝑚 𝑐â𝑢 𝑖

Số 𝑏à𝑖 𝑡𝑟ắ𝑐 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑚

Theo cách tính này, trị số độ khó có ý nghĩa như sau:

Nếu độ khó ≈ 1 : câu trắc nghiệm quá dễ

Nếu độ khó ≈ 0 : câu trắc nghiệm quá khó

Độ khó của câu trắc nghiệm thay đổi theo trình độ của học sinh lớp làm bài trắc nghiệm

Sau khi tính được độ khó của câu trắc nghiệm, ta phải xem xét câu trắc nghiệm này khó hay dễ đối với học sinh và với tiêu chuẩn nào thì câu thứ i vừa sức với học sinh

Nếu độ khó của câu trắc nghiệm nằm trong khoảng:

b Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm

Để có kết luận một câu trắc nghiệm là dễ, khó hay vừa sức học sinh, trước hết

ta phải tính độ khó của câu trắc nghiệm ấy rồi so sánh với độ khó vừa phải của loại câu

Trang 13

Cụ thể đối với từng loại trắc nghiệm như sau :

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm loại đúng sai: là trung điểm giữa tỉ lệ

may rủi kỳ vọng là 100% , loại này có tỉ lệ may rủi là 50% có nghĩa là tỉ lệ may rủi kỳ vọng là 50%

Tức là : 100+50

2 % = 75%

Vậy nếu 75% học sinh trả lời đúng câu đó thì câu đó có độ khó vừa phải

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm loại 4 lựa chọn: Với loại câu có 4 lựa

chọn thì tỉ lệ may rủi kỳ vọng là 25%

Công thức tình độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm như sau :

Độ khó vừa phải là : 100+25

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm loại ghép hợp: Với loại ghép hợp 3

câu hỏi 6 câu trả lời thì tỷ lệ may rủi kỳ vọng của mỗi câu là : 1

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm loại điền khuyết: thì độ khó vừa phải

là 50% Loại điền khuyết có tỷ lệ may rủi = 0

Tóm lại : Một bài trắc nghiệm được gọi là tốt không phải là bài trắc nghiệm

gồm toàn nhưng câu trắc nghiệm khó hay dễ mà là bài trắc nghiệm gồm những câu có

độ khó trung bình hay là mức độ khó vừa phải

Một bài trắc nghiệm có giá trị và đáng tin cậy thường là những bài gồm những câu trắc nghiệm có độ khó xấp xỉ hay bằng độ khó vừa phải

c Độ phân cách của câu trắc nghiệm

Đó là khả năng phân biệt học sinh giỏi với học sinh kém khi trả lời câu trắc nghiệm, nghĩa là phải làm sao cho một câu trắc nghiệm có khả năng phân cách cao

Như vậy, độ phân cách của câu trắc nghiệm là một chỉ số giúp ta phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém Vì thế, một bài trắc nghiệm gồm toàn những câu trắc nghiệm có độ phân cách tốt trở lên sẽ là một công cụ đo lường có tính tin cậy cao

 Quy trình tính độ phân cách của một câu trắc nghiệm áp dụng ở lớp học

Có nhiều công thức tính độ phân cách của câu trắc nghiệm

Cách thứ 1:

Sau khi đã chấm điểm và cộng tổng điểm của từng bài trắc nghiệm, ta thực hiện tính độ phân cách của từng câu trắc nghiệm theo các bước sau đây:

Bước 1: Xếp đặt các bài làm của học sinh(đã được chấm và cộng điểm) theo

thứ tự tổng điểm từ cao tới thấp

Bước 2: Căn cứ trên tổng số bài trắc nghiệm, lấy 27% của tổng số bài làm có

điểm từ bài cao nhất trở xuống xếp vào nhóm CAO và 27% tổng số bài làm có điểm từ

Trang 14

Trang 8

bài thấp nhất trở lên xếp vào nhóm THẤP

Bước 3: Đếm số người làm đúng câu trắc nghiệm trong mỗi nhóm, gọi là Đúng

(CAO) và Đúng (THẤP)

Bước 4: Thay các trị số Đúng (CAO) và Đúng (THẤP), tức là số người làm

đúng câu trắc nghiệm ở nhóm CAO và số người làm đúng câu trắc nghiệm ở nhóm THẤP vào công thức sau:

Độ phân cách D của câu trắc nghiệm thứ i =Dcao−Dthap

nVới : Dcao: Số học sinh nhóm giỏi trả lời đúng câu trắc nghiệm thứ i

Dthấp: Số học sinh nhóm kém trả lời đúng câu trắc nghiệm thứ i

n : Tổng số học sinh làm bài trắc nghiệm trong một nhóm (= 27% tổng số bài làm của học sinh)

Theo cách tính này, giá trị của độ phân cách thay đổi từ -1,00 đến +1,00

Đây là một phương pháp tính độ phân cách rất đơn giản mà mỗi thầy giáo đều

có thể tính bằng tay với mỗi câu trắc nghiệm, tuy nhiên nó có hạn chế là chỉ cho ra 54% học sinh trong hai nhóm CAO và THẤP, còn lại 46% học sinh có điểm ở mức trung bình thì không được xét đến

Cách thứ 2: Phương pháp tính độ phân cách của câu trắc nghiệm bằng chương

trình máy tính

Ngoài phương pháp tính độ phân cách như trên, còn có nhiều phương pháp khác tương đối phức tạp hơn để biểu thị độ phân cách bằng các loại hệ số tương quan, như hệ số tương quan điểm - nhị phân (point –biserial correlation), hệ số tương quan tetrachoric, hệ số tương quan Flanagan, hệ số tương quan David… Những phương pháp này đòi hỏi nhiều tính toán phức tạp hơn nên chỉ có thể sử dụng bằng máy vi tính

Để có thể khảo sát toàn bộ số học sinh tham gia làm trắc nghiệm, phương pháp thông dụng hiện nay là tính độ phân cách của câu trắc nghiệm bằng tính tương quan điểm – nhi phân (point – biserial correlation) và hệ số tương quan này có thể xem như

là hệ số tương quan cặp Pearson giữa tổng điểm (điểm về toàn bài trắc nghiệm của học sinh trong nhóm) với số điểm của học sinh ấy về mỗi câu trắc nghiệm (đúng là 1, sai là 0) Như vậy, tương quan điểm - nhị phân cũng có tên là tương quan câu hỏi - tổng điểm (item –total correlation) và được tính theo công thức sau:

D = N∑XY −∑X∑Y

[ N∑X 2 −(∑X)2][N∑Y2− ∑Y2 ]Trong đó:

 X: là điểm số về một câu trắc nghiệm của một học sinh

 Y: là tổng điểm của một học sinh

 N: là số học sinh làm trắc nghiệm

 Ý nghĩa của độ phân cách

Một trong các công dụng trực tiếp của độ phân cách là giúp cho ta lựa chọn những câu trắc nghiệm tốt Để có thể đưa ra kết luận sau khi tính được độ phân cách của một câu trắc nghiệm, ta căn cứ vào thang đánh giá độ phân cách D sau đây:

D ≥ 0.40 câu trắc nghiệm có độ phân cách rất tốt

Trang 15

Trang 9

[0.30;0.39] câu trắc nghiệm có độ phân cách khá tốt, nhưng có thể làm cho

tốt hơn [0.19; 0.29] câu trắc nghiệm có độ phân cách tạm được, cần phải điều chỉnh

D ≤ 0.19 câu trắc nghiệm có độ phân cách kém, cần phải loại bỏ hay phải

gia công sửa chữa nhiều

 p: là tỷ lệ học sinh làm đúng câu trắc nghiệm thứ i

 q: là tỷ lệ học sinh làm sai câu trắc nghịêm thứ i

 δt: là độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm

 Chuẩn đánh giá:

- Nếu hệ số tương quan câu hỏi - tổng điểm > 0 cho biết rằng câu trắc nghiệm

ấy phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém, nó còn cho thấy rằng câu trắc nghiệm

ấy và bài trắc nghiệm đều đo lường cùng một thứ

- Nếu hệ số tương quan câu hỏi - tổng điểm = 0 có nghĩa là câu trắc nghiệm ấy không phân biệt giữa các điểm số cao và thấp

- Nếu hệ số tương quan câu hỏi - tổng điểm < 0 cho biết rằng điểm câu trắc nghiệm và tổng điểm không tương hợp với nhau Những người là đúng câu trắc nghiệm ấy lại là những người là kém về toàn bài trắc nghiệm

d Phân tích các mồi nhử của câu trắc nghiệm

Ngoài việc phân tích độ khó và độ phân cách của mỗi câu trắc nghiệm, ta có thể làm cho câu trắc nghiệm trở nên tốt hơn bằng cách xem xét tần số câu các đáp ứng sai cho mỗi câu hỏi

Để phân tích các mồi nhử của câu trắc nghiệm, ta có thể thực hiện theo quy trình sau đây :

Bước 1: Sau khi đã chấm điểm và cộng tổng điểm của từng bài trắc nghiệm, ta

xếp đặt các bài làm của học sinh theo thứ tự tổng điểm từ cao đến thấp

Bước 2: Căn cứ trên tổng số bài trắc nghiệm, lấy 27% của tổng số bài làm có

điểm từ bài cao nhất trở xuống xếp vào nhóm CAO và 27% tổng số bài làm có điểm từ bài thấp nhất trở lên xếp vào nhóm THẤP

Bước 3: Ghi tần số đáp ứng của học sinh trong mỗi nhóm cho mỗi lựa chọn

(a,b,c,d…) trong mỗi câu trắc nghiệm, đồng thời ghi độ khó và độ phân cách cho mỗi câu trắc nghiệm

Bước 4: Căn cứ vào các chỉ số về độ khó và độ phân cách của các câu trắc

nghiệm, lựa ra những câu trắc nghiệm có độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời có độ phân cách âm hoặc quá thấp, đây là những câu kém cần phải xét lại để loại đi hay để sửa chữa cho tốt hơn

Bước 5: Xem xét lại toàn bộ câu trắc nghiệm kém, nhất là những câu trắc

Trang 16

Trang 10

nghiệm loại có nhiều lựa chọn, trong đó câu trả lời đúng và số còn lại là những mồi nhử

 Kết quả phân tích mồi nhử của các câu trắc nghiệm

Ngoài việc phân tích độ khó và độ phân cách của câu trắc nghiệm, để chọn được câu trắc nghiệm tốt, ta cần phân tích các câu gây nhiễu hay mồi nhử của câu trắc nghiệm tương ứng dựa trên tần số đáp ứng cho khả năng lựa chọn đúng, sai của sinh viên trên từng câu gây nhiễu

Giả định:

Số thí sinh trong nhóm có điểm số cao làm đúng nhiều hơn số thí sinh trong nhóm có điểm số thấp: mồi nhử tốt

Số thí sinh trong nhóm có điểm số cao làm sai nhiều hơn số thí sinh trong nhóm

có điểm số thấp: mồi nhử không tốt

F= |nhóm cao – nhóm thấp|

 F ≥ 5: Câu lựa chọn có độ gây nhiễu rất tốt

 F = 3 ÷ 4: Câu lựa chọn có độ gây nhiễu khá tốt

 F = 1 ÷ 2 : Câu lựa chọn có độ gây nhiễu trung bình

 F ≤ 0 Câu lựa chọn có độ gây nhiễu kém

2.1.5 Đánh giá đề trắc nghiệm khách quan

Sau khi chấm điểm cho từng bài trắc nghiệm, ta sử dụng bài trắc nghiệm này để tính các thông số của bài trắc nghiệm Việc đánh giá một bài trắc nghiệm dựa trên các thông số sau đây:

 Điểm trung bình lý thuyết (TBLT) và điểm trung bình thực tế (TBTT) của

bài trắc nghiệm

 Độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm

 Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm

 Sai số đo lường chuẩn S Em

a Điểm trung bình thực tế (TBTT) của bài trắc nghiệm

Điểm trung bình thực tế của bài trắc nghiệm (X ) là trung bình cộng của tất cả điểm trắc nghiệm của học sinh, được tính theo công thức như sau:

X = ∑fx

N

Trong đó:

 x: là điểm trắc nghiệm của một học sinh

 f: là tần số của mỗi điểm trắc nghiệm

 N : là tổng số học sinh làm bài trắc nghiệm

b Điểm trung bình lý thuyết (TBLT) của bài trắc nghiệm

Điểm trung bình lý thuyết của bài trắc nghiệm là trung bình cộng giữa điểm tối

đa có thể có được với điểm may rủi của bài trắc nghiệm theo công thức:

Trang 17

 T: là điểm may rủi của bài trắc nghiệm

Tùy thuộc số lựa chọn của câu hỏi mà T được tính khác nhau :

 Đối với câu trắc nghiệm loại đúng - sai, xác suất may rủi 50%,

 Đối với câu trắc nghiệm điền khuyết xác suất may rủi = 0 T DK =0

So sánh giữa TBLT và TBTT của bài trắc nghiệm

 Nếu TBLT> TBTT : bài trắc nghiệm là khó đối với học sinh

 Nếu TBLT < TBTT : bài trắc nghiệm là dễ đối với học sinh

 Nếu TBLT ≈TBTT : bài trắc nghiệm là vừa học sinh

c Độ lệch tiêu chuẩn 𝝈𝒕𝒄

Các điểm trắc nghiệm xếp từ thấp đến cao tạo thành hàng số Nếu chỉ dựa vào hàng số của bài trắc nghiệm thì chưa xác định chình xác về sự cách biệt của trình độ học sinh, mà ta phải dùng đến độ lệch tiêu chuẩn

Độ lệch tiêu chuẩn là số đo lường sự phân tán của các điểm trắc nghiệm Nếu trình độ học sinh đồng đều thì độ lệch tiêu chuẩn sẽ thấp tức là là sự phân tán của điểm

số ít so với điểm trung bình Còn trình độ học sinh quá chênh lệch thì độ lệch tiêu chuẩn sẽ cao

Độ lệch tiêu chuẩn được tính theo công thức :

𝝈𝒕𝒄 = N∑fX2−(∑fX )2

N(N−1)

Trong đó :

 N: số bài trắc nghiệm, tức là số học sinh

 X : số điểm của mỗi bài trắc nghiệm (điểm thô)

 f: là tần số của mỗi điểm trắc nghiệm

d Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm

Đối với 1 bài trắc nghiệm , hệ số tin cậy là hệ số tương quan giữa tập hợp điểm

số của những học sinh làm bài trắc nghiệm so với 1 tập hợp điểm số khác cũng của những học sinh ấy thu thập độc lập qua 1 bài trắc nghiệm tương đương

Có nhiều phương pháp được sử dụng nhằm có được những số đo lường độc lập cần thiết để phỏng định hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm như phương pháp trắc nghiệm 2 lần, phương pháp sử dụng các dạng trắc nghiệm tương đương Tuy nhiên, thông dụng nhất hiện nay là phương pháp phân đôi bài trắc nghiệm và phương pháp Kuder- Richardson

Để tính hệ số tin cậy của 1 bài trắc nghiệm, ta dùng công thức Spearman – Brown ( với cách phân đôi bài trắc nghiệm : 1 nữa gồm các câu lẻ, gọi là X ; 1 nữa gồm các câu chẵn, gọi là Y) như sau :

Trang 18

Trang 12

rtc = 2rxy

1+r xyTrong đó :

 r tc : là hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm

 X: là tổng điểm của câu lẽ

 Y : là tổng điểm của câu chẵn

 r xy : là hệ số tương quan Pearson giữa tổng X và tổng Y trong bài trắc nghiệm

Công thức tính hệ số tương quan Pearson như sau:

rxy = N∑XY −X∑Y

[N∑X 2 −(∑X)2][N∑Y2−(Y)2

Nếu dùng máy vi tính để xử lý, người ta thường dùng công thức Richardson 20 được sử dụng khá phổ biến để tính hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm Công thức này đòi hỏi phải có thông tin độ khó của mỗi câu trắc nghiệm Công thức như sau :

Kuder-r = K

K−1(1 −∑pq

σtc2 ) Trong đó :

 K : số câu trắc nghiệm

 p: tỉ lệ các câu trả lời đúng cho 1 câu hỏi

 q: tỉ lệ các câu trả lời sai cho một câu hỏi q= 1-p

 σtc : độ lệch tiêu chuẩn của toàn bài

Công thức này chỉ áp dụng đối với các bài trắc nghiệm mà trong đó câu làm đúng được tính là 1 và câu làm sai tính là 0

Hệ số tin cậy có giá trị thay đổi từ 0 đến 1 Nếu càng gần 1 thì độ tin cậy của thang đo càng cao Có nhiều cách giải thích hệ số tương quan, tuy nhiên thang đánh giá sau đây thường được sử dụng:

0.80 <= r<=1.00 Tương quan cao, đáng tin cậy

0.60 <= r<=0.79 Tương quan vừa phải đến đáng kể

0.40 <= r<=0.59 Tương quan tạm được

0.20 <= r<=0.39 Tương quan ít

0.00 <= r<=0.19 Tương quan không đáng kể, tương quan do may rủi

Bảng: Các khoảng về độ tin cậy của bài trắc nghiệm

e Sai số tiêu chuẩn của đo lường

Sai số tiêu chuẩn của đo lường là loại sai số có liên hệ chặt chẽ với hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm, nó cho biết mức độ biến thiên mà ta có thể hỳ vọng ở 1 điểm số trắc nghiệm của 1 người nào đó nếu người ấy được khảo sát nhiều lần với cùng 1 bài trắc nghiệm

Công thức dùng để tính sai số tiêu chuẩn của đo lường là:

SEm = tc 1 − rXTrong đó :

 SE m : sai số tiêu chuẩn của đo lường

 tc : độ lệch tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm X

 r x = hệ dố tin cậy của bài trắc nghiệm X

2.1.6 Quy đổi điểm trắc nghiệm ra điểm lớp

Trang 19

Trang 13

Sau khi chấm bài trắc nghiệm, ta có được điểm số của một hay nhiều bài trắc nghiệm, của một hay nhiều nhóm học sinh Một bài trắc nghiệm có số câu trắc nghiệm khác nhau Do đó điểm trắc nghiệm của học sinh chỉ là điểm thô cần được chuyển sang hệ thống thang điểm nào đó, để từ đó mới có thể so sánh dễ dàng các điểm trắc nghiệm của học sinh giữa các bài trắc nghiệm khác nhau và giữa những môn học khác nhau Để làm công việc ấy, ta phải biến đổi các điểm số nguyên thủy hay điểm thô thành những điểm số chuẩn phù hợp với việc nghiên cứu, trình bày và giải thích Mặt khác, trong hệ thống giáo dục cho phép sử dụng nhiều hình thức thi, kiểm tra khác nhau, điểm số trắc nghiệm phải được xử lý đưa về hệ thống điểm theo quy định chung Hiện nay có nhiều thang điểm biến các điểm trắc nghiệm ra điểm lớp như hệ thống điểm Z, điểm V Để tránh sự tính toán phức tạp, theo tác giả Châu Kim Lang giới thiệu cách biến các điểm trắc nghiệm ra điểm lớp căn cứ vào kết quả làm bài của học sinh và điểm may rủi của bài trắc nghiệm

Gọi :

 k là điểm tối đa của bài trắc nghiệm ( mỗi câu trắc nghiệm được tính 1

điểm trắc nghiệm )

 T là điểm may rủi trong bài trắc nghiệm

 K là điểm trắc nghiệm của từng học sinh

 d là điểm lớp của học sinh

Công thức quy đổi điểm trắc nghiệm ra điểm lớp có trừ điểm may rủi :

d = 10

k−T(K-T)

 Biến đổi điểm thô của bài trắc nghiệm ra điểm tiêu chuẩn Z

Điểm Z là loại điểm tiêu chuẩn căn bản Tất cả các loại điểm tiêu chuẩn khác đều có thể được thiết lập từ đó Điểm Z có liên hệ đến phân bố bình thường tiêu chuẩn với trung bình = 0 và độ lệch tiêu chuẩn = 1 Nó cho ta biết hiệu số (hay khoảng cách) giữa một trị số điểm thô nào đó và điểm trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm

Công thức chuyển đổi từ điểm thô ra điểm Z như sau:

𝑍 = 𝑋 − 𝑋

tcTrong đó:

 X = một điểm thô nào đó

 𝑋 = điểm thô trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm

 tc = độ lệch tiêu chuẩn của nhóm làm bài trắc nghiệm

Ý nghĩa: Điểm Z cho biết vị trí của một nhóm học sinh có điểm thô X so với trung

bình của nhóm học sinh cùng làm bài trắc nghiệm

Biến đổi điểm thô của bài trắc nghiệm ra điểm tiêu chuẩn Z

Về căn bản điểm V cũng giống điểm Z nhưng nó được quy về phân bố bình thường với trung bình 10 và độ lệch tiêu chuẩn là 4

Như vậy, để biến cải các điểm thô ra điểm tiêu chuẩn V, trước hết ta phải đổi điểm thô X ra điểm Z, sau đó áp dụng công thức chuyển đổi từ điểm Z ra điểm V và làm tròn số để nhận được giá trị nguyên

 Công thức chuyển đổi từ điểm Z ra điểm V như sau:

V = 4Z + 10 Ngày nay, để phù hợp với hệ thống điểm từ 0 đến 10, ta có thể dùng điểm V mới với trung bình là 5 và độ lệch tiêu chuẩn là 2 như sau:

Trang 20

Trang 14

Vmới = 2Z + 5

 Biến điểm 10 thành điểm 4 theo quy chế 43 của bộ giáo dục đào tạo:

Công thức chuyển điểm 10 sang điểm 4:

Điểm hệ 4 = 4 ∗ điểm hệ 10

10Điểm hệ 4 Loại 3,60 – 4.00 Xuất sắc 3.20 – 3.59 Giỏi 2.50 – 3.19 Khá 2.00 – 2.49 Trung bình 1.00 – 1.99 Yếu

<1.00 Kém

Tóm lại:

Thông qua việc xử lý tính toán các thông số của câu trắc nghiệm, bài trắc nghiệm nhằm để tìm ra các câu đạt tiêu chuẩn (về độ khó, độ phân cách) cao và loại đi những câu không đạt tiêu chuẩn Ngoài ra còn để đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy của một bài kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan

Bên cạnh đó, thông qua việc xử lý các thông số trên cũng giúp cho giáo viên phát hiện ra mức độ nhận thức của học sinh như thế nào để kịp thời điều chỉnh những sai sót trong quá trình giảng dạy, trong chương trình môn học,…

Việc quy đổi điểm thi ra điểm lớp nhằm quy về 1 thang điểm chuẩn để thuận lợi cho việc so sánh đánh giá bài trắc nghiệm của học sinh

2.2 GIỚI THIỆU CÔNG CỤ THIẾT KẾ

Hiện nay, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình được sử dụng để thiết kế được phần mềm trắc nghiệm như Visual Basic 6.0, Visual C++ 6.0, Visual Basic NET,… Trong

đề tài này, với mục tiêu xây dựng một phần mềm vừa chạy trên máy tính đơn vừa chạy trên hệ thống mạng LAN và Internet với ngân hàng dữ liệu tập trung để có thể đồng thời nhiều giáo viên soạn và quản lý câu hỏi, ra đề thi, đề ôn tập, phân tích bộ câu hỏi

và đề thi trắc nghiệm; sinh viên thi trên máy cùng một lúc thì người nghiên cứu quyết định chọn công cụ thiết kế là ngôn ngữ lập trình C# kết hợp với cơ sở dữ liệu SQL server 2005 thông qua môi trường Visual Studio 2008 để thiết kế chương trình đáp ứng được mục tiêu của đề tài

2.3 QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Chương trình phân tích và đánh giá bộ câu hỏi trắc nghiệm trên mạng LAN được

sử dụng ban đầu cho khoa CNTT nhưng sau này có thể dùng cho tất cả các khoa trong toàn trường, phần mềm sẽ làm nhiệm vụ quản lý ngân hàng câu hỏi, tổ chức thi, ôn tập thi, phân tích và đánh giá bộ câu hỏi trắc nghiệm nên người nghiên cứu xây dựng cơ

sở dữ liệu theo hướng mở để có thể áp dụng cho tất cả các khoa trong toàn trường Dưới đây là mô tả cơ sở dữ liệu của chương trình

2.3.1 Cơ sở dữ liệu ở mức quan niệm

Các bảng dữ liệu: Khoa, Bộ môn, Giáo viên, Phụ trách, Môn học, Chương, Tài

khoản, Câu hỏi, Trả lời, Đề thi, Bài thi, Cột A, Cột B, Sinh viên, Chi tiết đề thi, Mức trí năng, Điểm, Quản lý bài thi, Trả lời ghép hợp, Trả lời Điền khuyết, Nhóm quyền, AuthenticationForm

Trang 21

-MaNhom -TenNhom

CauHoi

-MaCH -NoiDung -DoKho -ThoiLuong -MaTriNang -MaChuong -MaGV -MaLoaiCH -MaMH

GiaoVien

-MaGiaoVien -TenGiaoVien -MaBoMon

Chuong

-MaChuong -TenChuong -MaMonHoc -SoCauHoi

BaiThi

-MaDe -MaSV -MaMH -MaCH -DapAn -MaLoaiCH

DSPhong

-MaPhong -TenPhong -SoLuongMay -DiaDiem

ChiTietDeThi

-MaDe -MaCH -Diem -MaLoaiCH -DapAn

Trang 22

Trang 16

2.3.2 Cơ sở dữ liệu ở mức quan hệ các bảng

Hình Mô hình ERD

Trang 23

 Quản lý Chương: Thêm, xóa, sửa danh sách các chương theo môn học

 Quản lý Phụ trách: Thêm, xóa, sửa danh sách giáo viên phụ trách các môn học theo từng khoa

 Quản lý Mức trí năng: Thêm, xóa, sửa danh sách mức trí năng của học sinh

 Quản lý Sinh viên: Thêm, xóa, sửa thông tin sinh viên dự thi

 Quản lý Danh sách phòng thi: Thêm, xóa, sửa danh sách phòng thi

 Quản lý Danh sách thi: Thêm, xóa, sửa danh sách sinh viên dự thi

 Tạo nhóm quyền: tạo nhóm quyền được phép sử dụng chương trình

 Tạo tài khoản: tạo các tài khoản theo từng nhóm quyền

 Phân quyền: phân quyền hạn sử dụng cho các nhóm quyền nhằm giúp bảo mật dữ liệu

e Phân tích:

 Phân tích đánh giá các bộ câu hỏi và đề thi trong ngân hàng về các thông

số Sau mỗi kỳ thi, độ khó của các đề thi được cập nhật lại dựa vào kết quả thi của các thí sinh

f Báo cáo thống kê

 Cho phép xem kết quả thi của môn học, từng thí sinh

g Trợ giúp:

 Hướng dẫn sử dụng: hướng dẫn sử dụng các tính năng của chương trình

h Chức năng thi (Trong một chương trình khác có kèm theo):

 Cho phép các thi sinh thi trực tiếp trên máy và lưu kết quả vào cơ sở dữ liệu

2.4.2 Cấu trúc chương trình

Trang 24

MH QL khoa Màn hình cho phép người sử dụng quản lý thông tin khoa

MH QL bo mon Màn hình cho phép người sử dụng quản lý thông tin bộ môn của

MH phan quyen Màn hình cho phép người quản trị phân quyền cho nhóm quyền

MH QL tai khoan Màn hình cho phép người quản trị quản lý thông tin tài khoản

của người sử dụng

MH soan cau hoi 1 Màn hình cho phép người sử dụng xem thông tin câu hỏi đã có

MH soan cau hoi 2 Màn hình cho phép người sử dụng tạo mới, xóa, cập nhật câu

hỏi

MH tao de thi 1 Màn hình cho phép người sử dụng tạo cấu trúc chung của đề thi

MH tao de thi 2 Màn hình cho phép người sử dụng lựa chọn câu hỏi có trong đề

và tạo đề

Bảng Mô tả chức năng các màn hình

Trang 25

Trang 19

Quy trình soạn câu hỏi trên phần mềm

Sơ đồ: Quy trình soạn câu hỏi

Quy trình ra đề thi và duyệt đề trên phần mềm

Sơ đồ: Quy trình xem và duyệt đề thi

Thêm, chỉnh sửa Chương Giáo viên

Mục ma trận kiến thức

Cập nhật số câu hỏi và mở ra mục soạn câu hỏi

Đăng nhập

vào

Tạo, chỉnh sửa đề gốc Giáo viên

Trưởng bộ môn

Mục xem

đề thi

Hệ thống tạo đề tự động hay thủ công

Giám thị phòng thi

vào

Duyệt đề và thông báo mật mã đề thi

Đăng nhập

vào

Chuyển

Trang 26

Trang 20

2.5 THIẾT KẾ GIAO DIỆN

2.5.1 Màn hình chính của hệ thống

Hình 6.Màn hình chính của hệ thống

STT Loại control Chức năng

1 MenuStrip Menu chính của hệ thống

2 KryptonHeaderGroup Chứa các LinkLabel giúp người sử dụng chọn

nhanh các chức năng của chương trình

Bảng Mô tả các control trong màn hình chính

2.5.2 Màn hình đăng nhập

Hình Màn hình đăng nhập

STT Loại control Chức năng

1 KryptonTextBox Nhập tên truy cập

2 KryptonTextBox Nhập mật khẩu

3 KryptonButton Click vào để đăng nhập

4 KryptonButton Click vào thoát

Bảng Mô tả các control trong màn hình đăng nhập

Trang 27

Trang 21

2.5.3 Màn hình quản lý thông tin khoa

Hình Màn hình quản lý thông tin khoa

STT Loại control Chức năng

1 KryptonTextBox Dùng để nhập mã khoa

2 KryptonTextBox Dùng để nhập tên khoa

3 KryptonDataGridView Hiển thị danh sách thông tin các khoa

4 KryptonButton Click vào để thêm khoa

5 KryptonButton Click vào để xóa khoa

6 KryptonButton Click vào để làm trống ô nhập liệu

7 KryptonButton Click vào để lưu khoa

8 KryptonButton Click vào để thoát

Bảng Mô tả các control trong màn hình quản lý thông tin khoa

2.5.4 Màn hình quản lý thông tin giáo viên

Hình Màn hình QL thông tin giáo viên

Trang 28

Trang 22

STT Loại control Chức năng

1 KryptonComboBox Dùng để chọn khoa

2 KryptonComboBox Dùng để chọn bộ môn

3 KryptonTextBox Dùng để nhập mã giáo viên

4 KryptonTextBox Dùng để nhập tên giáo viên

5 KryptonDataGridView Hiển thị danh sách thông tin các giáo viên

6 KryptonButton Click vào để thêm giáo viên

7 KryptonButton Click vào để xóa giáo viên

8 KryptonButton Click vào để làm trống ô nhập liệu

9 KryptonButton Click vào để lưu giáo viên

10 KryptonButton Click vào để thoát

Bảng Mô tả các control trong màn hình QL thông tin giáo viên

2.5.5 Màn hình quản lý thông tin chương của môn học

Hình Màn hình QL thông tin chương

STT Loại control Chức năng

1 KryptonComboBox Dùng để chọn môn học

2 KryptonTextBox Dùng để nhập tên chương

3 KryptonDataGridView Hiển thị danh sách thông tin các chương

4 KryptonButton Click vào để thêm chương

5 KryptonButton Click vào để xóa chương

6 KryptonButton Click vào để làm trống ô nhập liệu

7 KryptonButton Click vào để lưu chương

8 KryptonButton Click vào để thoát

Bảng Mô tả các control trong màn hình QL thông tin chương

2.5.6 Màn hình quản lý thông tin phụ trách giảng dạy

Trang 29

Trang 23

Hình Màn hình QL thông tin phụ trách giảng dạy

STT Loại control Chức năng

6 KryptonButton Click vào để thêm thông tin phụ trách

7 KryptonButton Click vào để xóa thông tin phụ trách

8 KryptonButton Click vào để làm trống ô nhập liệu

9 KryptonButton Click vào để lưu thông tin phụ trách

10 KryptonButton Click vào để thoát

Bảng Mô tả các control trong màn hình QL thông tin phụ trách giảng dạy

2.5.7 Màn hình phân quyền cho nhóm quyền

Hình Màn hình phân quyền cho nhóm quyền

Trang 30

Trang 24

STT Loại control Chức năng

1 KryptonComboBox Dùng để chọn nhóm quyền

2 KryptonCheckBox Dùng để check vào cho biết quyền nào được cấp

3 KryptonDataGridView Dùng để hiện danh sách tài nguyên

4 KryptonDataGridView Dùng để hiện danh sách các quyền của nhóm quyền

5 KryptonButton Click vào để thêm quyền

6 KryptonButton Click vào để xóa quyền

7 KryptonButton Click vào để thoát

Bảng Mô tả các control trong màn hình phân quyền cho nhóm quyền

2.5.8 Màn hình soạn câu hỏi

Màn hình soạn câu hỏi bước 1:

Hình Màn hình soạn câu hỏi bước 1

STT Loại control Chức năng

1 KryptonComboBox Dùng để chọn môn học

2 KryptonComboBox Dùng để chọn chương

3 KryptonDataGridView Hiển thị danh sách các câu hỏi

4 KryptonRichTextBox Hiển thị nội dung câu hỏi

5 KryptonButton Click vào để thoát

6 KryptonButton Click vào để chuyển qua màn hình tiếp

Bảng Mô tả các control trong màn hình soạn câu hỏi bước 1

Màn hình soạn câu hỏi bước 2:

Trang 31

Trang 25

Hình Màn hình soạn câu hỏi bước 2

STT Loại control Chức năng

1 KryptonComboBox Dùng để chọn độ khó

2 KryptonComboBox Dùng để chọn trí năng

3 KryptonNumericUpDown Dùng để nhập thời lượng

4 KryptonRichTextBox Dùng để nhập nội dung câu hỏi và các lựa chọn

5 KryptonDataGridView Hiển thị danh sách các câu hỏi

6 KryptonRadioButton Dùng để chọn đáp án

7 KryptonButton Click vào để mở cửa sổ tạo công thức toán học

8 KryptonButton Click vào để thêm câu hỏi

9 KryptonButton Click vào để xóa câu hỏi

10 KryptonButton Click vào để làm trống các ô nhập liệu

11 KryptonButton Click vào để lưu câu hỏi

12 KryptonButton Click vào để quay lại màn hình trước

Bảng Mô tả các control trong màn hình soạn câu hỏi bước 2

2.5.9 Màn hình tạo đề thi

Màn hình tạo đề thi thủ công bước 1:

Hình.Màn hình tạo đề thi bước 1

STT Loại control Chức năng

1 KryptonTextBox Dùng để nhập tên trường

Ngày đăng: 04/09/2016, 11:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm, Hà Nội, 1994 Khác
2. Châu Kim Lang, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM, 2002 Khác
3. Châu Kim Lang, Trắc nghiệm kiến thức kỹ thuật nông nghiệp ở trường phổ thông trung học, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998 Khác
4. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB Khoa học Xã Hội, 2005 Khác
5. Đặng Thị Diệu Hiền, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM, 2007 Khác
6. Đoàn Văn Điều, Bài giảng môn Đo lường và đánh giá lớp Cao học khóa 13 Khác
7. Hoàng Phê- Từ điển Tiếng Việt. NXB khoa học xã hội, HN.1998 Khác
8. Lâm Quang Thiệp, Trắc nghiệm và ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2008 Khác
9. Lê Đức Ngọc, Giáo dục đại học phương pháp dạy và học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
10. Rasch G.-Probablistic Models for Some Intelligence and Attainment Test. Copenhagen, Denmark: Denish Institute for Educational Research, 1960 Khác
12. Frank B. Baker &amp; Seock-Ho Kim, Item Response Theory – Parameter Estimation Techniques, Marcel Dekker, 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w