ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Môn : NGỮ VĂN - Lớp : 7 A. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng KQ TL KQ TL KQ TL Văn học Văn bản nhật dụng Câu C2 C1 2 Đ 0.4 0.4 0.8 Ca dao Câu B1 1 Đ 2 2 Văn học cổ Câu C3 C5, 7, 8 4 Đ 0.4 1.2 1.6 Tùy bút Câu C10 1 Đ 0.4 0.4 Văn học nước ngoài Câu C9 1 Đ 0.4 0.4 Tiếng Việt Từ láy Câu C4 1 Đ 0.4 0.4 Thành ngữ Câu C6 1 Đ 0.4 0.4 Tập làm Biểu cảm Câu B2 1 Đ 4 4 Số câu 4 6 2 12 TỔNG Đ 1.6 2.4 6 10 Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4 điểm ) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,4 điểm ) Câu 1 : Văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô A-mi-xi là bức thư thể hiện mong muốn của người cha về việc gì? A Con phải chăm làm. B Con phải biết quan tâm tới cha mẹ. C Con phải chăm học. D Con phải có thái độ lễ độ và tình cảm kính yêu, biết ơn đối với mẹ Câu 2 : Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hòai) thuộc kiểu văn bản nào? A Tự sự. B Miêu tả. C Biểu cảm. D Nghị luận. Câu 3 : Bài thơ Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) được viết theo thể thơ nào? A Thất ngôn tứ tuyệt. B Lục bát. C Thất ngôn bát cú. D Song thất lục bát Câu 4 : Từ lom khom thuộc loại từ láy nào? A Từ láy toàn bộ. B Từ láy bộ phận C Từ láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu. D Từ láy toàn bộ thay đổi thanh điệu Câu 5 : : Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? A Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (thế kỉ 10). B Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (thế kỉ 11). C Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (thế kỉ 13). D Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (thế kỉ 15). Câu 6 : Câu nào sau đây trong bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) có vận dụng thành ngữ? A Thân em vừa trắng lại vừa tròn. B Bảy nổi ba chìm với nước non. C Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn D Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Câu 7 : Bố cục bài thơ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) là: A 2-2-2-2 B 2-4-2 C 2-5-1 D 1-6-1 Câu 8 : Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tình bạn chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến được thể hiện trong câu thơ: A Đã bấy lâu nay bác tới nhà. B Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa C Đầu trò tiếp khách, trầu không có D Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu 9 Trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Lí Bạch đã sử dụng bút pháp lãng mạn trong câu thơ: A Sàng tiền minh nguyệt quang B Cử đầu vọng minh nguyệt. C Nghi thị địa thượng sương. D Đê đầu tư cố hương. Câu 10 Trong văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam đã miêu tả và so sánh cốm trong sự tương hợp với sự vật nào? A Hoa cỏ. B Lá sen. C Ánh nắng. D Hồng. Phần 2: TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài ca dao: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Bài 2: (4 điểm) Cảm xúc về khu vườn nhà em. ĐÁPÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1: (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 P.án đúng D A C B B B D D B D Phần 2: (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Bài ca dao biểu hiện tâm trạng người con gái lấy chồng xa quê gắn với thời gian: buổi chiều, không gian: ngõ sau; gợi cảnh ngộ cô đơn trong nỗi buồn riêng. Bài 2: (4 điểm) Hình thức - Đúng kiểu bài biểu cảm - Trình bày rõ bố cục 3 phần - Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy Nội dung - Mở bài: giới thiệu khu vườn nhà em - Thân bài: Vẻ đẹp của khu vườn + Khu vườn rau xanh tốt + Vườn hoa khoe sắc, tỏa hương + Vườn cây ăn trái sum suê Cảm xúc của em mỗi khi thăm vườn - Kết bài: Tình yêu đối với khu vườn, với quê hương. BIỂU ĐIỂM - Điểm 4: Đảm bảo tốt theo các yêu cầu. Lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc. Rất ít lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 3: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu. Ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Thực hiện đủ các yêu cầu. Lời văn có thể còn lủng củng một số chỗ. - Điểm 1: Bài viết chưa đảm bảo yêu cầu, sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. . KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Môn : NGỮ VĂN - Lớp : 7 A. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng KQ TL KQ TL KQ TL Văn học Văn bản nhật dụng Câu C2. nào? A Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (thế kỉ 10). B Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (thế kỉ 11). C Trong cuộc kháng chiến chống quân