1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sáng kiến toán lớp 5

18 320 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

sáng kiến toán lớp 5 mới tham khảo

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5Họ và tên : Trần Văn Sơn Bí danh : Không Nam

Ngày sinh : 01 / 11 / 1975.

Dân tộc : Kinh Tôn giáo : Không

Quê quán : Xã Nam Thanh , huyện Đông Hưng , tỉnh Thái Bình Chỗ ở hiện nay : Xã Minh Tân , huyện Vị Xuyên , tỉnh Hà Giang Trình độ văn hóa : 12/12.

Trình độ chuyên môn : Đại học tiểu học Ngày bắt đầu tham gia công tác : 15 /10 /1996.Ngày vào Đảng : 12/5/2000.

Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị công tác : Trường tiểu học Minh Tân , huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

A.PHẦN MỞ ĐẦU :I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Chương trình toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn Toán học gópphần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cáchhọc sinh Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học , các số tựnhiên , các số thập phân , các đại lượng cơ bản , giải toán có lời văn ứng dụng thiết thựctrong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.

Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá ,khái quát hoá , kích thích trí tưởng tượng , gây hứng thú học tập toán , phát triển khảnăng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời , bằng chữ viết , các suy luận đơn giản ,góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học , linh hoạt , sáng tạo chohọc sinh

Mục tiêu nói trên , được thông qua việc dạy học các môn học , đặc biệt là môntoán Môn này có tầm quan trọng , vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa họcnghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận biết cần thiết trong đời sống sinh hoạtvà lao động của con người Môn toán là “chìa khoá” mở cửa cho tất cả các ngành khoahọc khác , nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại công nghiệp tiên

Trang 2

tiến Vì vậy , môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường , nó giúp conngười phát triển toàn diện , nó góp phần giáo dục tình cảm , trách nhiệm , niềm tin vàsự phồn vinh của quê hương đất nước.

Trong dạy - học toán ở tiểu học , việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quantrọng Có thể coi việc dạy - học giải toán là một “ thử thách ” Trong giải toán , họcsinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt , huy động tích cực các kiến thức và khảnăng đã có vào những tình huống khác nhau Trong nhiều trường hợp, phải biết pháthiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường tận và trong chừngmực nào đó , phải biết suy nghĩ năng động , sáng tạo Vì vậy có thể coi giải toán có lờivăn là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ ở học sinh

Ở học sinh lớp 5, kiến thức toán đối với các em không còn mới lạ , khả năngnhận thức của các em đã được hình thành và phát triển ở các lớp trước, tư duy đã bắtđầu có chiều hướng bền vững và đang ở giai đoạn phát triển Vốn sống , vốn hiểu biếtthực tế đã bước đầu có những kỹ năng nhất định Tuy nhiên trình độ nhận thức của cácem không đồng đều , yêu cầu đặt ra khi giải các bài toán có lời văn cao hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều hơn , viết nhiều hơn , bài làm phải chính xác với từngphép tính ,với từng lời giải theo các yêu cầu của bài toán đưa ra Nên các em thườngvướng mắc đến vấn đề trình bày bài giải : sai sót do viết không đúng chính tả hoặc viếtthiếu , viết thừa từ ngữ Một sai sót đáng kể khác là các em thường không chú ý đếnviệc phân tích theo các điều kiện của bài toán, nên đã lựa chọn sai lời giải và phép tính Với những lý do đó, nên đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5nói riêng , việc học toán và giải toán có lời văn là rất quan trọng và rất cần thiết Đểthực hiện tốt mục tiêu đó , thì người dạy phải nghiên cứu , tìm biện pháp giảng dạythích hợp , giúp các em giải bài toán một cách vững vàng , hiểu sâu được bản chất củavấn đề cần tìm , mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán lô rích thông quacách trình bày : lời giải đúng , ngắn gọn , sáng tạo trong cách thực hiện Từ đó giúp các

em có hứng thú , say mê học toán Từ những vấn đề đó tôi đã chọn đề tài “ Một số biện

pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 ” để nghiên cứu

1 Cơ sở lý luận:

Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ởbậc tiểu học Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung của sốhọc , số tự nhiên , các số thập phân , các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số , hình

Trang 3

học có trong chương trình Vì vậy, việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thểhiện ở các điểm sau :

a) Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa , nói chung đều đượcgiảng dạy thông qua việc giải toán Việc giải toán giúp học sinh củng cố , vận dụng cáckiến thức , rèn luyện kỹ năng tính toán Đồng thời qua việc giải toán của học sinh màgiáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiếnthức, kỹ năng và tư duy để giúp các em khắc phục và phát huy

b) Việc kết hợp học với hành , kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thôngqua việc cho học sinh giải toán , các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợpgiúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sốnghàng ngày , giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống.

c) Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sởban đầu của lòng yêu nước , thế giới quan duy vật biện chứng : Việc giải toán vớinhững đề tài thích hợp , có thể giới thiệu cho các em những thành tựu trong công cuộcxây dựng đất nước , góp phần giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường , phát triển dânsố có kế hoạch v.v Việc giải toán còn có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệmtoán học, ví dụ : các số , các phép tính, các đại lượng v.v đều có nguồn gốc trong cuộcsống hiện thực, trong hoạt động của con người , thấy được các mối quan hệ giữa các dữkiện , giữa cái đã cho và cái phải tìm v.v

d) Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tưduy và những đức tính tốt của người lao động mới Khi giải một bài toán , tư duy củahọc sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và cáigì cần tìm , để các em thiết lập mối liên hệ giữa các dữ kiện , giữa cái đã cho và cái phảitìm Để từ đó các em suy luận , nêu ra những phán đoán , rút ra những kết luận , thựchiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v Hoạt động trí tuệ cótrong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó , đức tính cẩn thận ,làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ , thói quen tự kiểm tra kết quả côngviệc mình làm sau khi đã hoàn tất , sự độc lập suy nghĩ và sự sáng tạo v.v

2 Cơ sở thực tiễn:

2.1.Những thuận lợi cơ bản và khó khăn :

Toán có lời văn có những thuận lợi nhất định: Những bài toán có lời văn lànhững bài toán lấy từ thực tế cuộc sống Nội dung bài toán được thông qua những câu

Trang 4

văn nói về những quan hệ tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến sự việc xẩy ratrong cuộc sống hành ngày Cái khó của bài toán có lời văn là : phải biết lược bỏ nhữngyếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán , hay nói cách khác là chỉ rađược các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và nêu ra cáchgiải thích hợp để từ đó tìm được phép tính đúng và có đáp số đúng của bài toán Bêncạnh đó cái khó từ phía học sinh là : ít em chịu khó đọc kỹ đề , phần lớn các em chưabiết dựa vào dữ kiện bài toán để phân tích và suy ngẫm hoặc phân tích không đúnghướng , không lô rích

2.2.Chương trình nội dung toán lớp 5 gồm có :

1/ Ôn tập về số tự nhiên

2/ Ôn tập về các phép tính số tự nhiên 3/ Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9.4/ Phân số ( ôn tập bổ sung ).5/ Các phép tính về phân số 6/ Số thập phân

- Giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy , rèn luyện phương pháp vàkỹ năng suy luận , khơi gợi và tập dượt khả năng quan sát , phỏng đoán , tìm tòi

- Rèn luyện cho học sinh những đức tính và phong cách làm việc của người laođộng như : tư duy , cẩn thận , nhanh nhẹn , cụ thể

- Tìm hiểu nội dung , chương trình và những phương pháp dùng để giảng dạytoán có lời văn

- Tìm hiểu những kĩ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ việc giải toán có lời văncho học sinh lớp Năm.

Trang 5

- Khảo sát và hướng dẫn cụ thể một số bài toán giải, một số dạng toán có lời vănở lớp 5, để từ đó đúc rút kinh nghiệm cho bản thân , và đề xuất một số ý kiến nhằm gópphần nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn

2 Phương pháp nghiên cứu:

- Tìm hiểu khả năng giải toán của học sinh Tiểu học.

- Dựa trên cơ sở thực tiễn việc giải toán của học sinh Tiểu học.- Phân loại học sinh và thử nghiệm với từng nhóm học sinh.III GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:

- Việc giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 5.

B PHẦN NỘI DUNG:I.THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN:

Chương trình toán của lớp 5 phong phú và đa dạng hơn trong hệ thống chươngtrình toán ở các lớp dưới Mỗi đề bài có kênh chữ nhiều hơn , lắt léo hơn , phần đã chovà phần phải tìm cũng nhiều hơn,đa dạng hơn ,các quan hệ toán học cũng phức tạp hơn.Vì thế để giải được bài toán đòi hỏi học sinh phải động não nhiều hơn , phải biết vậndụng nhiều kiến thức , nhiều phương pháp đã học cùng lúc

Trong khi đó , phần lớn ở độ tuổi này các em học sinh còn ham chơi hơn hamhọc , tư duy của các em còn non nớt , nhiều em chưa xác định đúng đắn việc học là “ học cho ai ? và học để làm gì ?” Bên cạnh đó điều kiện cuộc sống còn nhiều khókhăn , thiếu thốn nhất là vùng nông thôn Vì thế vấn đề phải quan tâm nhắc nhở ,hướng dẫn , kiểm tra ,… việc học của con em mình đối với phụ huynh là hết sức khókhăn và còn nhiều hạn chế Lâu ngày đã tạo cho các em thói quen xấu lười suy nghĩ ,ngại khó ,…Nên khi gặp phải vấn đề cần phải động não suy nghĩ thì các em trở nênlúng túng , chán nản , dẫn đến việc bỏ qua hoặc làm bài mà không cần biết là đúng haysai Đặc biệt là ở môn toán , mà nhất là dạng toán có lời văn, phần lớn các em chỉ đọcđề bài qua loa rồi làm bài theo như mẫu ở phần tìm hiểu bài ( sgk ) hoặc rập khuôn theobài giải của giáo viên hướng dẫn ở bảng lớp Mà không chịu đọc kĩ đề bài , không chịusuy nghĩ để xác định dạng toán và phân tích bài toán theo qui tắc để giải bài toán theotừng bước như giáo viên đã giảng ….

II CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Trang 6

Trên thực tế nhiều năm giảng dạy tôi đã từng bước giúp các em khắc phục nhữngkhó khăn trong việc giải toán có lời văn Tôi đã tiến hành hướng dẫn các em tìm hiểu cấu tạo bài toán có lời văn Cấu tạo đó bao giờ cũng gồm có hai phần chính :

- Phần đã cho , hay còn gọi giả thiết của bài toán.- Phần phải tìm , hay còn gọi kết quả của bài toán.

Ngoài ra , tôi cũng hướng dẫn các em tìm hiểu mối quan hệ giữa phần đã cho vàphần phải tìm hay thực chất là mối quan hệ phụ thuộc vào giả thiết và kết quả của bàitoán.

Bên cạnh đó tôi yêu cầu học sinh phải nắm bắt được quy trình giải toán có lờivăn qua các bước như sau :

- Nghiên cứu kỹ đề bài : Trước hết tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ đề toán , suy nghĩvề nội dung bài toán , ý nghĩa của bài toán , đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán

- Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho: Yêu cầu học sinh diễn đạt lại nộidung bài toán hoặc tóm tắt bài toán bằng lời , hoặc minh hoạ bằng sơ đồ , hình vẽ ,…

- Lập kế hoạch giải toán : Yêu cầu học sinh phải suy nghĩ xem để trả lời câu hỏicủa bài toán thì phải thực hiện phép tính gì ? Suy nghĩ xem từ số đã cho và điều kiệncủa bài toán có thể biết gì ? có thể làm tính gì ? phép tính đó có thể giúp ta trả lời câuhỏi của bài toán hay không ? Dựa trên các cơ sở đó , để các em suy nghĩ rồi thiết lậptrình tự giải bài toán

- Thực hiện phép tính theo trình tự đã thiết lập để tìm đáp số : Quá trình thực hiệnphép tính , tôi yêu cầu học sinh cần phải kiểm tra lại kết quả đã tính đúng chưa ? Phéptính được thực hiện có dựa trên các giả thiết đã cho hay không ?

- Giải xong bài toán , tôi yêu cầu các em cần phải thử lại để xem đáp số tìm đượccó trả lời đúng câu hỏi của bài toán không ? có phù hợp với các điều kiện của bài toánkhông ? Trong một số trường hợp, tôi khuyến khích các em tìm thêm cách giải khác củabài toán để các em có điều kiện so sánh và chứng minh cho kết quả tìm được của bàitoán và lựa chọn cách giải hợp lý , ngắn gọn và đúng nhất

Ví dụ 1: Thùng to có 21 lít nước mắm, thùng bé có 15 lít nước mắm Số nước mắm

trong cả hai thùng được chứa vào các chai như nhau , mỗi chai chứa 0,75 lít Hỏi cótất cả bao nhiêu chai nước mắm ?

Tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện bài toán trên bằng cách dùng phương pháp hỏiđáp , kết hợp với minh họa bằng tóm tắt đề toán

Trang 7

- Phân tích nội dung bài toán : Tôi dùng hai câu hỏi:

Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?Để giúp học sinh thấy rõ nội dung bài toán là:+ Thùng to có 21 lít nước mắm.

+ Thùng nhỏ có 15 lít nước mắm.+ Mỗi chai chứa 0,75 lít nước mắm.

+ Hỏi có tất cả bao nhiêu chai nước mắm ?

- Tóm tắt bài toán: Dựa trên những câu trả lời của học sinh , tôi hướng dẫn các em

tóm tắt như sau :

Thùng to: 21 lít Thùng nhỏ : 15 lít Mỗi chai chứa : 0,75 lít

Tóm tắt trên chính là chỗ dựa cho học sinh tìm ra trình tự giải và phép tính tươngứng.

- Thiết lập trình tự giải: Tôi lại đặt câu hỏi:

+ Muốn biết có bao nhiêu chai nước mắm , em làm thế nào ?

+ Học sinh trả lời: Trước hết ta phải tìm tổng số lít nước mắm có ở cả hai thùng ;sau đó mới tìm tổng số chai chứa hết số lít nước mắm đó.

- Tìm phép tính và thực hiện phép tính: Tôi yêu cầu học sinh nêu các bước tính ,

sau đó mới nhận xét – bổ sung , rồi yêu cầu học sinh thực hiện đặt lời giải và thực hiệngiải Cuối cùng tôi nhận xét đánh giá và sửa sai nếu các em có sai sót.

Bài giải

Tổng số lít nước mắm ở cả hai thùng có là:21 + 15 = 36 (lít )

Số chai chứa hết số lít nước mắm của cả hai thùng là:36 : 0,75 = 48 ( chai)

Đáp số: 48 chai.

+ Tôi lại nêu câu hỏi: Ngoài cách giải đó , em còn có cách giải nào kháckhông ?

+ Nếu các em không nêu được tôi sẽ gợi ý như sau :

+ Số 21 và số 15 có chia hết cho số 0,75 không ? Để từ đó các em suy nghĩ và

có định hướng là : phải tìm số chai chứa hết số lít nước mắm của mỗi thùng , sau đó

Có ? chai nước mắm

Trang 8

cộng số chai chứa hết số nước mắm của 2 thùng lại thì sẽ trả lời được câu hỏi của bàitoán

Và tôi yêu cầu các em làm thêm cách này vào ngoài giờ lên lớp để rèn luyệnthêm

* Trong quá trình dạy học sinh giải toán có lời văn , tôi đã vận dụng một sốphương pháp như sau :

1 Phương pháp trực quan:

Bởi nhận thức của trẻ ở lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể , gắn vớicác hình ảnh và hiện tượng cụ thể , trong khi đó kiến thức của môn toán lại có tính trừutượng và khái quát cao Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạtđộng tư duy , bổ sung vốn hiểu biết , phát triển tư duy trừu tượng Ví dụ : tôi có thể chohọc sinh quan sát hình vẽ hoặc sơ đồ , sau đó yêu cầu các em lập tóm tắt đề bài , rồi mớiđến bước chọn phép tính.

2 Phương pháp thực hành luyện tập:

Tôi sử dụng phương pháp này để giúp các em thực hành luyện tập kiến thức , kỹnăng giải toán từ đơn giản đến phức tạp (Chủ yếu ở các tiết luyện tập) Trong quá trìnhhọc sinh luyện tập , tôi có thể phối hợp các phương pháp như : gợi mở - vấn đáp và cảgiảng giải - minh hoạ

3 Phương pháp gợi mở - vấn đáp:

Theo tôi phương pháp này cũng rất cần thiết và thích hợp với học sinh tiểu học,nhằm rèn cho học sinh cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin và khả nănghọc tập cho từng học sinh.

4 Phương pháp giảng giải - minh hoạ:

Với phương pháp này chỉ khi cần thiết tôi mới sử dụng , nhưng chỉ nói gọn , rõràng và kết hợp với gợi mở - vấn đáp , phối hợp giảng giải với hoạt động thực hành củahọc sinh ( Ví dụ: Bằng hình vẽ, mô hình, sơ đồ ) để học sinh phối hợp nghe, nhìn vàthực hiện

5 Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng , hình vẽ :

Việc sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để thể hiện các đại lượng đã cho ở trong bài vàmối quan hệ phụ thuộc giữa các đại lượng đó Tôi chọn độ dài các đoạn thẳng sao chophù hợp với giá trị của các số giúp học sinh dễ dàng thấy được mối quan hệ phụ thuộcgiữa các đại lượng để tạo ra hình ảnh cụ thể , giúp các em suy nghĩ tìm tòi cách giải

Trang 9

Muốn phân tích được tình huống của bài toán , lựa chọn được lời giải và phéptính thích hợp , tôi gợi mở để giúp các em nhận thức được: cái gì đã cho , cái gì cần tìm,mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong bài toán Trong bước đầu giải toánviệc nhận thức và lựa chọn lời giải , phép tính thích hợp đối với các em là một việc khó.Để giúp các em khắc phục khó khăn này , cần dựa vào các hoạt động cụ thể củacác em với vật thật , với mô hình , dựa vào hình vẽ , các sơ đồ toán học giúp các emhiểu khái niệm “ gấp ” với phép nhân, khái niệm “ một phần ” với phép chia , trongmối quan hệ của bài toán

Trong một bài toán , câu hỏi có một chức năng quan trọng vì việc lựa chọn lời giải,phép tính thích hợp được quy định không chỉ bởi các dữ kiện mà còn bởi các câu hỏi Với cùng các dữ kiện như nhau có thể đặt các câu hỏi khác nhau do đó việc lựa chọnphép tính cũng khác nhau , việc thấu hiểu câu hỏi của bài toán là điều kiện căn bản đểgiúp học sinh giải đúng bài toán Nhưng các em ở giai đoạn đầu khi mới giải toán chưanhận thức được đầy đủ chức năng của câu hỏi trong bài toán Để rèn luyện cho các emsuy luận đúng , cần giúp các em nhận thức được chức năng quan trọng của câu hỏitrong bài toán Để làm việc đó tôi đã dùng biện pháp: thường xuyên cho các em đọc kỹvà phân tích đề toán để xác định cái đã cho , cái phải tìm , các dữ kiện của bài toán , câu

hỏi của bài toán Cũng có lúc nêu cho các em bài toán vui, chẳng hạn: “ trên cành cây

có 10 con chim,người thợ săn bắn rơi 1 con.Hỏi trên cành cây còn lại mấy con chim?”

có em sẽ nhẩm và trả lời ngay là còn 9 con , có em lại trả lời còn 1con Lúc đó tôi đãgiải thích để các em nhận ra cái mẹo trong câu hỏi của bài toán đã vận dụng từ thực tế

cuộc sống: “ Có 10 con chim mà người thợ săn đã bắn rơi 1 con, thì đàn chim sẽ hoảng

sợ bay đi hết ,vì vậy trên cành cây không còn con nào”

Kết hợp vào đó tôi đã giáo dục các em ý thức bảo vệ các loài chim là góp phầnbảo vệ môi trường cuộc sống tươi đẹp Chỉ với bài toán vui , nhưng qua đó đã giúp chocác em hiểu: cần phải đọc kỹ đề bài , xem xét kỹ các dữ kiện của bài toán và liên hệ vớithực tế cuộc sống.

Đối với toán có lời văn ở lớp 5, chủ yếu là các bài toán hợp , giải bài toán hợpcũng có nghĩa là giải quyết các bài toán đơn Mặt khác , các dạng toán đều đã được họcở các lớp trước , bao gồm hai nhóm chính như sau :

Trang 10

a) Nhóm 1: Các bài toán hợp mà quá trình giải không theo một phương phápthống nhất cho các bài toán đó.

b) Nhóm 2: Các bài toán điển hình , các bài toán mà trong quá trình giải cóphương pháp riêng cho từng dạng bài toán

Chương trình toán 5 có những dạng điển hình sau:

- Tìm số trung bình cộng.

- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.- Bài toán liên quan đến đại lượng tỉ lệ

- Giải toán về tỉ số phần trăm - Giải toán về hình học

- Giải toán chuyển động đều

Vì thế yêu cầu chúng ta , những người làm công tác giảng dạy phải nắm vững cácdạng toán Để khi hướng dẫn học sinh giải toán , thì trước hết phải yêu cầu học sinhxác định dạng toán để có cách giải phù hợp.

Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn , phức tạp Hình thành kỹ năng giảitoán khó hơn nhiều so với hình thành kỹ năng thực hiện tính vì bài toán là sự kết hợp đadạng nhiều khái niệm , nhiều quan hệ toán học Giải toán không chỉ là nhớ bài giải mẫuđể rồi áp dụng theo khuôn mẫu , mà đòi hỏi người giải phải nắm chắc khái niệm , quanhệ toán học , nắm chắc ý nghĩa của phép tính , đòi hỏi khả năng độc lập suy luận lôrích, đòi hỏi kỹ năng tính đúng , tính nhanh

Các bước để giải một bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêngđã được đề cập ở một số sách nói về phương pháp giải toán ở bậc tiểu học Ở đây , quathực tế dạy học, tôi rút ra một số kinh nghiệm trong việc dạy học sinh lớp 5 giải toáncó lời văn của mình

Ở lớp 5 việc học phân số , số thập phân, các đơn vị đo đại lượng , cũng đượckết hợp với việc học các phép tính Học giải toán được kết hợp một cách hữu cơ để cótác dụng hỗ trợ lẫn nhau Việc dạy cho học sinh nắm được phương pháp chung để giảitoán được chú trọng ngay từ khi các em giải bài toán đầu tiên ở đầu bậc tiểu học và saunày vẫn được thường xuyên quan tâm, các em luôn được rèn luyện việc tìm hiểu đềtoán, phân tích đề bài để tìm ra cái gì đã cho , cái gì phải tìm trong quá trình suy nghĩ

Ngày đăng: 23/08/2016, 18:23

Xem thêm: sáng kiến toán lớp 5

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w