ỨNG DỤNG PHOTOSHOP TRONG VIỆC CHỈNH SỬA NÂNG CAO CHẤT LƯỢT KITS MÔ HÌNH GIẤY I/ Nâng cao về màu sắc Đối với kits scan điều dễ bị nhất đó là màu sắc bị sai lệch, ố vàng sai màu do quá tr
Trang 1ỨNG DỤNG PHOTOSHOP TRONG VIỆC CHỈNH SỬA NÂNG CAO CHẤT
LƯỢT KITS MÔ HÌNH GIẤY
I/ Nâng cao về màu sắc
Đối với kits scan điều dễ bị nhất đó là màu sắc bị sai lệch, ố vàng sai màu do quá trình scan hoặc do kits đã quá cũ vì thế việc nâng cao về màu sắc là khá quan trọng góp phần chất lượng mô hình sau này
Trang 2Chọn pentools ở trình đơn chấm điểm theo vùng kits (cách sử dụng cơ bản pentools các bạn có thể tham khảo tại link sau
20110322075253635.chn
Trang 3http://genk.vn/kham-pha/huong-dan-co-ban-cach-dung-pen-tool-trong-photoshop-Sau khi chọn vùng bị lệch thành 1 vòng kín hoàn chỉnh nhấn Ctrl+Enter để tạo 1 vùng chọn(như hình vẽ)
Trang 5Bấm Alt click vào vùng không bị sai màu (để sao chép )rồi sau đó bấm vào vùng bị sai màu như vòng tròn (bạn có thể thấy màu sắc đã được chỉnh sửa lại
Bạn có thể tham khảo thêm cách sử dụng công cụ này tại
Trang 62/Kẻ lại nét viền
Trong quá trình scan có 1 số bản kits rất mờ các nét khiến cho chất lượng kits không cao ngoài việc ta có thể lấy bút viền kẻ lại (kĩ thuật làm mô hình giấy) theo tôi nghĩ ta nên kẻ lại từ trong bản kits để đều và đẹp hơn đỡ tốn công sức hơn
Ở đây tôi lấy ví dụ là mẫu Maly Modelarz 2003.10-11-12-Samolot bombowy Su-22 Fitter làm ví dụ cho kiểu minh họa này
Trang 7mysliwsko-Qua đánh giá có thể thấy các nét chi tiết trong tương đối mờ nếu in các loại máy in phun rất dễ bị mất Ta sử dụng pentool chọn theo các đường nét màu đen muốn cần
tô đậm
OK ta đã chọn xong
Trang 8Dùng công cụ này kéo rê để lựa chọn tất cả các điểm (sau khi chọn sẽ hiện ra các điểm chấm màu vuông như hình vẽ trên)
Chọn công cụ Brush chỉnh như hình vẽ
Trang 9(tôi chọn cọ cứng để các nét đi cho cứng cáp chọn 2 px vì các nét cỡ ấy là vừa hoặc 1px tùy thích các bạn)
Trang 10Chọn lại công cụ Pen tools nhấp chuột phải chọn Stroke path
Chọn tool (Brush) nhấn OK
Bạn có thể thấy các đường nét đậm hơn so với ban đầu :D
Trang 113/clean và đổi màu sắc mô hình (đơn giản)
Dùng công cụ pentools để lựa chọn phần cần clean màu hay đổi màu tương tự như các bước trên
Sau khi chọn đc nhấn nút detetel nếu bạn muốn clean màu để in trên giấy đã có màu sẵn
Trang 12Chọn Background color nhấn OK (lưu ý Background color đc chọn là phân màu trắng bên thanh công cụ)
Tương tự như vậy với fill màu ta có thể dùng brush hoặc fill (Alt+Back Space (nút xóa trái))
Chú ý phần màu fill được chọn là phân màu đỏ trong hình
Trang 13Nâng cao Kết hợp Pentool tạo vùng chọn và viền màu ta có thể tô lại mô hình giấy
VD như ảnh trên là 1 ví dụ cho việc ứng dụng photoshop trong việc tô lại màu
Để làm được điều này ngoài việc bạn phải an hiểu vị trí các chi tiết trên MHG khi khai triển ra 2D trên 1 trang giấy để tô màu cho thật chính xác giữa các chi tiết
3/Thêm các ảnh-chi tiết và text chữ lên kits
Text chữ
Tôi lấy ví dụ là kit tàu Tarantul của GPM tôi muốn đánh chữ HQ-374 (tàu hải quân của Việt Nam) ta thao tác như sau:
Trang 14Chọn công cụ text tools, chọn font chữ vì là các mô hình nên thường tùy chỉnh font chữ ở đây là font chữ kĩ thuật nên tôi chọn là VNI-Helve (các font họ Helve)
Chọn size tùy ý sau đấy chọn màu sắc như hình vẽ trên
-Click vào vùng cần text rồi text chữ lên
Trang 15Sau đó nhấn dấu kiểm ok để xác nhận
Tuy nhiên bạn có thể thấy số hiệu text ko như mong muốn (bo theo mô hình) ta tiếp tục chỉnh sửa như sau
Chọn layer chữ rồi nhấn Ctrl+T để ra hình lựa chọn
-Từ đây ta có thể kéo chuột tại ô vuông các góc để chỉnh kích thước (lưu ý muốn to hay nhỏ đều ta nhấn nút shift kết hợp với việc kéo rê để chữ to hay nhỏ đều)
Trang 16Muốn xoay chữ ta để con chuột ra ngoài để hiện thị con trỏ chuột như hình vẽ và xoay theo ý muốn của mình
Trang 17Và đây là thành phẩm sau khi chỉnh sửa xong
Thêm các hình ảnh chi tiết
Mở hình ảnh cần thêm vào kit rồi kéo thả vào trang kit như hình vẽ rồi sau đó chỉnh sửa như các text chữ ta sẽ được kết quả như hình
Trang 18Kĩ thuật nâng cao: Ráp nối hay cắt các chi tiết của kit với nhau-Tạo flap vẽ thêm
Việc này tôi không khuyến cáo cho lắm các bạn cho lắm vì một bản kits sau khi được thiết kế ra các hãng kits đã test thử và sao cho các bạn dễ dàng làm nhất tuy nhiên nếu như các bạn muốn chia ra hay ráp nối để dễ thao tác hơn hay tính toán để tạo flap thì đây là kĩ thuật khó đòi hỏi bạn phải chỉnh sửa 1 cách cẩn thận giữa các chi tiết
Ok bây giờ mình bắt đầu thử: Ở đây tôi lấy vd là con Su 30 MK2 của Không Quân Việt Nam được tôi chỉnh sửa lại từ kits hãng Modelik
Trong hình là 2 vùng màu tôi tô màu đỏ đó là hệ thống cánh điều chỉnh trong máy bay với kits nguyên màu thì bộ phận này được nối liền nhau khi ráp sẽ cảm thấy khá đơn giản,vì thế tôi sẽ cắt 2 phần này ra để tạo 1 chi tiết mới
Đầu tiên tôi sử dụng công cụ Pentool để chọn vùng cần cắt ra (thao tác chọn vùng như đã nêu ở các kĩ thuật trên)
Trang 19Sau khi chọn vùng nhấn Ctrl +J để trích phần cần chọn ra thành layer mới
Ok Bây giờ đây tôi đã được 2 phần cần tạo tôi tiến hành ráp 2 phần lại với nhau để tạo ra 1 chi tiết mới
Trang 20Lựa chọn layer tương ứng 2 hình áp dụng kĩ thuật xoay di chuyển…(ctrl+T như hướng dẫn ở text chữ) đưa 2 mảng lại với nhau cho khớp 2 mép với nhau sau đó nhấn Ctrl+E để hợp 2 chi tiết lại thành 1 để dễ quản lý cũng như di chuyển
Tuy nhiên trên thực tế kits khi ráp ra có 1 độ dày nhất định (vì phần cánh có bồi giấy 1 mm chính vì thế khi ráp nối 2 mảng này tôi vẽ thêm 2 phần ráp nối thêm 1 chút để khi ráp vào cho vừa với phần trên
Trang 21Phần màu xanh là phần vẽ thêm
Kết luận: Kĩ thuật ứng dụng photoshop là khá đơn giản quan trọng trong việc thiết
kế và chỉnh sửa Tuy nhiên để có một mô hình hoàn thiện đỏi hỏi bạn cần có sự tư duy về hình thể chỉnh sửa trên thực tế Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tạo mô hình