1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

phân tích bài thơ ngắm trăng

2 555 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 15,38 KB

Nội dung

Đề 1: “Ngắm trăng” là bài thơ giản dị cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác trong cảnh tù ngục tối tăm cực khổ: Bài làm: Hồ Chí Minh_một mùa Cách mạng v

Trang 1

Đề 1: “Ngắm trăng” là bài thơ giản dị cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong

thái ung dung của Bác trong cảnh tù ngục tối tăm cực khổ:

Bài làm:

Hồ Chí Minh_một mùa Cách mạng vĩ đại, người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, cũng đồng thời là một nhà thơ lớn của dân tộc ta, với rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tuyển tập “Nhật kí trong tù” Đọc các thơ Bác, ta thấy được tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung lạc quan tự tại, có lẽ được thể hiện khá rõ qua bài thơ “Ngắm trăng”

Có thể thấy, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác được thể hiên ở việc Người đã vượt lên trên cảnh tù đày để rung động trước vẻ đẹp của trăng: “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa” Bài thơ mở đầu bằng hai chữ “ngục trung”(có nghĩa là trong tù), gợi cho người đọc hoàn cảnh thiếu thốn cực khổ cua người

tù _ người thi sĩ Nhưng Bác không phàn nàn về cuộc sống cực khổ thiếu thôn trong tù, mà Bác chỉ tiếc vì không có rượu, có hoa, không có những vật dụng tối thiểu phục vụ cho thú lâm tuyền của các thi nhân xưa,

“khi xem hoa nở khi chờ trăng lên” hay “cất chén mời trăng (Lí bạch)” Và, dù rằng là thiếu rượu, thiếu hoa nhưng vì trăng đẹp quá, tác giả đã không nén được lòng mình mà thốt lên rằng: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà (đối diện trước cảnh trăng đẹp như vậy biết phải làm sao đây)” Câu thơ này thể hiện cảm xúc bối rối, xốn xang trước vẻ dệp của trăng Chỉ riêng việc Bác nghĩ đến rượu và hoa để thưởng thú lâm tuyền khi đang ở trong cảnh tù ngục khốn khổ, thiếu thốn, khắc nghiệt cũng đủ cho ta thấy sự ung dung, thanh thản trong tâm hồn Bác

Không chỉ qua sự rung động trước cảnh trăng đẹp, mà tình yêu thiên nhiên và phong thái ung của Bác còn được thể hiên qua việc người say sưa ngắm trăng: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt / Nguyệt tòng song thích khán thi gia” Ngăn cách giữa Bác và trăng là song sắt của nhà tù, tuy nhiên, song sắt chỉ

có khả năng giam cầm thể xác – “thân thể ở trong lao”, không ngăn được tâm hồn Bác hướng đến trăng –

“tinh thần ở ngoài lao”, Bác thả hồn ra ngoài song sắt để hướng đến với vầng trăng tri kỉ Từ “khán” cho thấy Bác ngắm trăng rất say sưa, ngắm trăng với tất cả tình yêu của mình, vì mải mê ngắm trăng mà quên hết tất cả những khó khăn của mình, bị giam cầm, đói khổ, thiếu thốn… đây có lẽ chính là một cuộc vượt ngục bằng tinh thần của Bác Từ hành động ngắm trăng mà ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn Bác Từ trong bóng tối của tù ngục, Bác hướng đến ánh trăng sáng ở bên ngoài, cũng giống như là hướng đến tự do, qua đây, thể hiện tình yêu thiên nhiên, niềm khát khao tự do đến cháy bỏng của người thi sĩ Và không chỉ con người hướng đến trăng mà trăng cũng gắn bó với con người: “Nguyệt tòng song thích khích khán thi gia” Tác giả đã nhân hóa cho trăng như một người bạn tri âm tri kỉ, hướng đến con người, đó chính là sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên: người ngăm trăng và trăng hướng đến con người Chính nhờ tình yêu của Bác đã đem đến cho trăng tình cảm thật tha thiết Và, mặc dù Bác chưa bao giờ tự nhận mình là nhà thơ, xong cũng vì yêu trăng hóa thân người tù trở thành thi gia(nhà thơ) Qua đây, ta cảm nhận được vẻ đẹp

kì diệu của thiên nhiên, cũng như sức sống kì diệu của con người

Bài thơ như để khẳng định trí tuệ của con người, vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên, vẻ đẹp thiêng liêng của tâm hồn mỗi con người: tình yêu thiên nhiên tha thiết, phong thái ung dung, lạc quan Bài thơ cũng đồng thời thể hiện niềm khao khát tự do, khao khát được thoát ra khỏi chốn lao tù của tác giả

Đề 2: Khi con tu hú của nhà thơ tố hữu là bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và

niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày:

Trang 2

Bài làm:

Những ngày đầu của cuộc kháng chiến có vô vàn những khó khăn gian khổ, nhưng chính trong khoảng thời gian này, vẻ đẹp của những người chiến sĩ Cách mạng lại hiện lên vô cùng rõ nét Đó chính là lòng yêu cuộc sống, là niềm khao khát tự do đến cháy bỏng Và tất cả đều được thể hiện qua bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ_người chiến sĩ Cách mạng Tố Hữu

Trước hết, lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ Cách mạng trong cảnh tù đày được thể hiện qua bức tranh mùa hè vô cùng rực rỡ “Khi con tu hú gọi bầy”, giữa cái nắng hè chói chang, nóng bỏng, giữa cái không gian im lìm đáng sợ của chốn lao tù, vang lên tiếng chim tu hú, và tiếng chim ấy đã đánh thức 1 mùa hè ngập tràn màu sắc, hương vị trong lòng người chí sĩ trẻ: “Lúa chiêm

… lộn nhào từng không” Đây thực sự là một bức tranh rực rỡ sắc màu, với màu vàng ruộm của cánh đồng lúa chín, đỏ au của trái cây đang chín dần, hồng đào của nắng, xanh mát của bầu trời cao Cùng với những màu sắc đó chính là hương lúa chín thơm ngát, vị ngọt ngào của trái cây đang chín, rồi cả những tiếng sáo diều vi vu, tiếng ve ngân hòa cùng với tiếng chim tu hú… Bức tranh mùa hè này, tuy chỉ là tưởng tượng, nhưng vô cùng sống động, người đọc cảm nhận được sự sinh sôi nảy nở cua cuộc sống với lúa trên ruộng

và trái cây trong vườn đang chờ thu hoạch; tiếng chim hót rộn ràng, cánh diều bay lượn trên bầu trời rộng lớn bao la Và người chiến sĩ bị nhốt trong chốn lao tù chỉ có một sợi dây liên kết duy nhất với cuộc sống bên ngoài, đó chính là âm thanh Mỗi tiếng chim như đánh thức những nỗi niềm trong lòng người chiến sĩ, cùng với tiếng ve ngân và tiếng sáo diều rộn ràng, sống động, làm cho tâm hồn tác giả xốn xang, rạo rực, khắc khoải không yên, chỉ muốn thoát ra bên ngoài Tác giả đã sử dụng trí tưởng tượng độc đáo và tình yêu cuộc sống để vẽ lên một bức tranh mùa hè sống động, tươi tắn, thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và niềm khát khao tự do đến cháy bỏng của mình

Lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do của người chiến sĩ Cách mạng trong cảnh tù ngục còn được thể hiện ở niềm mong muốn phá tan những bức tường của chốn lao tù để thoát ra với cuộc sống bên ngoài Và những suy nghĩ về mùa hè ở trong tâm tưởng càng đẹp, càng rực rỡ, rộn ràng bao nhiêu thì càng khiến cho người chiến sĩ thêm bồn chồn bấy nhiêu Lúc này tiếng chim tu hú như trở thành lời kêu gọi của

sự tự do: “Ta nghe hè … ngoài trời cứ kêu” Tiếng chim lúc đầu vô cùng náo nức, thì giờ đây lại dai dẳng, miên man không dứt, thúc giục người chiến sĩ phá tan tù ngục – “đạp tan phòng”, để về với cuộc sống tự

do bên ngoài Không chỉ với những lời thơ đơn thuần mà tác giả còn sử dụng cách ngắt nhịp bất thường kết hợp với động từ mạnh “đập tan” và một số các từ cảm thán khác: “ngột” hay “chết uất” trong các câu thơ,

ta cảm nhận được tâm trạng vô cùng ngột ngạt, uất ức của người chiến sĩ khi bị giam cầm trong tù ngục tiếng chim tu hú ngày càng giống như âm thanh da diết của sự tự do, kêu gọi người chiến sĩ phá tan chốn ngục tù Con chim “cứ kêu”, có thể hiểu là tiếng gọi của sự tự do không bao giờ nguôi ngoai, không bao giờ dừng lại, tiếng chim tu hú như thôi thúc, đồng thời giúp người chiến sĩ Cách mạng nung nấu ý chí được trở về với tự do…

Bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện vô cùng sâu sắc lòng yêu cuộc sống, khát khao tự do của người chiến sĩ Cách mạng khi bị giam cầm trong ngục tù, bị cướp mất sự tự do Đây cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ Cách mạng trong thời kì đầu cảu cuộc kháng chiến chống Pháp

Ngày đăng: 16/08/2016, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w