1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bùng nổ dân số

5 11,2K 47
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 73 KB

Nội dung

1- Sù bïng næ d©n sè: Ngày 11/7, thế giới kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, với chủ đề “Giới trẻ và sức khỏe sinh sản”. Riêng chủ đề này cũng nói lên được mục tiêu trọng tâm cũng như niềm kỳ vọng của thế giới dựa vào giới trẻ để cải thiện chất lượng dân số đang suy giảm nghiêm trọng trên thế giới. Hơn một nửa dân số thế giới ở độ tuổi dưới 25. Khoảng 3 tỷ trẻ em và những người trẻ tuổi đang hoặc sẽ ở trong độ tuổi sinh đẻ nhưng do thiếu kiến thức, hiểu biết nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thanh thiếu niên hầu như không được trang bị kỹ năng sống và biết cách tự bảo vệ mình. Một nửa số ca nhiễm HIV mới rơi vào giới trẻ. Mỗi ngày có 6.000 người nhiễm HIV ở lứa tuổi này và hàng triệu thành niên khác đang phải sống trong đói nghèo, bị bóc lột và sống trong tuyệt vọng bị xâm hại cả về thể xác lẫn tinh thần nhất là trẻ em gái. Dù đã có nhiều biện pháp được tiến hành, song hiện vẫn có tới 218 triệu lao động trẻ em trên thế giới. Hiện mỗi năm, dân số thế giới tăng thêm khỏang 78 triệu người, và cứ theo đà hiện nay, đến năm 2050, sẽ có khỏang từ hơn 7 tỷ đến hơn 10 tỷ người trên trái đất. Tuy nhiên, lại có đến 90% lượng dân số gia tăng lại ở các quốc gia đang phát triển; khiến thế giới ngày càng đối mặt với nghịch lý đáng buồn là: các nước phát triển đối mặt với tình trạng dân số già; còn các nước nghèo lại càng nghèo hơn do các nguồn lực không đủ đáp ứng với số dân ngày càng phình to. Tình trạng bùng nổ dân số và cuộc sống nghèo khó ở các nước đang phát triển đã làm nảy sinh một xu hướng phổ biến là di cư. Theo báo cáo của Tổng thư ký LHQ Kofi Annan, hiện gần 200 triệu người hiện đang sinh sống bên ngoài quê hương của họ, tăng khoảng 25% kể từ năm 1990. Phần lớn người nhập cư tìm đường đến các nước giàu, đứng đầu là châu Âu rồi đến Bắc Mỹ, châu Á. Di cư một mặt giúp cân bằng sự chênh lệch giữa phát triển dân số và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mặt trái của di cư đang là vấn đề khiến cả thế giới, đặc biệt là châu Âu và Mỹ phải đau đầu. Các vụ bạo lực bùng nổ tại Pháp khiến cả thế giới phải bàng hoàng trước vấn nạn nhập cư. Người nhập cư, đặc biệt là thế hệ con cháu của người nhập cư, lâm vào tình trạng nghèo khổ, bị phân biệt đối xử, không được học hành, không có cơ hội tìm việc làm… và kết cục là bùng nổ xung đột. Cùng với nạn nhập cư trái phép, thiên tai, dịch bệnh, xung đột đã khiến chất lượng dân số càng suy giảm nghiêm trọng. Để nâng cao chất lượng dân số, không còn cách nào khác là phải cân đối giữa tăng trưởng và phát triển dân số, nâng cao ý thức của người dân về việc thực hiện kế họach hóa gia đình hợp lý. Cùng với việc giảm khỏang cách phát triển, thì tăng cường đối thoại giữa các nền văn hóa, các tôn giáo cũng là một đòi hỏi nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của xu hướng nhập cư hiện nay. 2- Mét sè vÝ dô: • Thế hệ Tan-kai: Là thuật ngữ chỉ thế hệ bùng nổ sinh của Nhật Bản ra đời vào thời kì từ năm 1947 đến 1949. Theo con số năm 2006, con số này là 6,38 triệu người và chiếm 5,3% tổng dân số. Từ năm 1960 đến 1970, họ đã từng tham gia phong trào học sinh sinh viên sôi nổi và có thể nói họ là những nhân vật chính đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản. Năm nay, những người này bắt đầu về hưu. Do đó, phân tích của Viện nghiên cứu kinh tế Samsung chỉ ra rằng, sau 5 năm nữa, số người về hưu ở Nhật sẽ có triển vọng tăng thêm 50% • Thoái trào của thế hệ bùng nổ sinh: Lí do Hàn Quốc có sự quan tâm đặc biệt đến những người người thuộc thế hệ bùng nổ sinh của Nhật Bản rất đơn giản và rõ ràng. Đó là bởi vì hiện tượng này sẽ xảy ra ở Hàn Quốc trong nay mai. Thế hệ bùng nổ sinh Hàn Quốc, sinh vào những năm 1955 và 1963, lên đến con số hơn 7 triệu người. Thế hệ bùng nổ sinh của Hàn Quốc ra đời trong thập kỉ sau cuộc chiến tranh Hàn Quốc 1950-1953. Thời điểm nghỉ hưu của những người thuộc thế hệ bùng nổ sinh sẽ sớm bắt đầu và tiếp diễn trong thập kỉ tới. Trong bối cảnh này, những nỗ lực hiện tại nhằm tiếp nhận những người thuộc thế hệ Tankai của Nhật Bản đến Hàn Quốc có thể là bước chuẩn bị cho việc về hưu hàng loạt của những người thuộc thế hệ bùng nổ sinh Hàn Quốc. • Trung Quốc:” Bùng nổ dân số năm Hợi “ “Có sáu người trong bộ phận thì hai người đang mang bầu và dự kiến nghỉ sinh vào tháng 7, trong khi mùa hè luôn là mùa bận rộn nhất”- ông Trương Kim, giám đốc nhân sự của một công ty thiết kế web tại Bắc Kinh, Trung Quốc (TQ), cho biết. Theo một báo cáo của AC Nielson, số người không dùng những biện pháp tránh thai tại TQ trong năm 2006 tăng đột biến so với những năm khác kể từ hai thập kỷ qua. Và sự bùng nổ dân số vào năm Đinh Hợi này là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Trong khi đó, một cuộc khảo sát khác trên trang web “China talent” lại thống kê có đến 66% các công ty TQ không chuẩn bị gì cho hiện tượng sụt giảm nhân sự đột ngột này. Theo kết quả khảo sát, hơn một nửa số phụ nữ mang thai muốn có con trong năm nay vì tin theo tử vi TQ. Theo luật pháp TQ, phụ nữ sau khi sinh được nghỉ ít nhất 90 ngày cộng với một tháng trước khi sinh để khám thai, kèm theo những ngày nghỉ phép thông thường khác. Từ đó, khoảng 43% các giám đốc nhân sự được hỏi thừa nhận thách thức lớn nhất trong năm nay là sự bùng nổ trẻ em. Tình hình còn tồi tệ hơn khi khoảng 10% các bà mẹ trẻ đang xem xét nghỉ việc sau khi sinh. Điều nay sẽ là một bất lợi không nhỏ đối với các doang nghiệp, nhà máy tại TQ khi mà lượng nhân công ngày càng giảm mà công việc năm Đinh Hợi này lại tăng nhiều hơn trước • Tình trạng dân số ở Việt Nam: Theo thống kê của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, mỗi năm, dân số Việt Nam tăng thêm 1,3 triệu người, tức là tương đương dân số 1 tỉnh. Trong số các nguyên nhân dẫn đến dân số tăng có việc tỷ lệ sinh con thứ ba đột nhiên tăng vọt. Mấy năm trở lại đây, tỷ lệ sinh con thứ ba đột nhiên tăng vọt. Tính ra đã có tới 38 “điểm nóng” trong toàn quốc về việc phá rào, phá vỡ mô hình truyền thống “mỗi gia đình chỉ dừng lại ở 2 con“ để sinh con thứ ba thậm chí thứ tư… chỉ với mong muốn sinh được một cậu con trai nối dõi. Phải chăng niềm vui có một đứa trẻ nối dõi từ bao đời nay vẫn tiếp tục ngự trị ở mỗi người đàn ông như thể đó là một phần trách nhiệm của họ đối với dòng họ và chính bản thân gia đình mình. Thực ra mà nói đó cũng chỉ là một trong muôn vàn tình huống dẫn đến việc có đứa trẻ thứ ba trong gia đình. Ở vùng biển, nếu nghề đi biển đòi hỏi những người đàn ông mạnh khoẻ dầy dạn thì việc có con trai trong gia đình gần như bắt buộc. Đến đây vào thăm những gia đình toàn con gái mới cảm nhận được gánh nặng đó, không phải chỉ về mặt tâm lý mà chính là sức ép đối với miếng cơm, manh áo hàng ngày. Đành rằng phụ nữ cũng có rất nhiều việc để làm, để kiếm sống nhưng nghề đi biển từ bao đời nay vẫn là trọng trách không thể thay thế được của người đàn ông. Còn ở nông thôn nơi hơn 70% dân số đang sinh sống những năm trở lại đây khi kinh tế gía đình vươn lên chiếm vai trò chủ đạo thì số con đông bỗng nhiên trở thành một lợi thế hơn so với những gia đình có 1-2 con và không ít trường hợp dẫn đến thu nhập ít hơn, thua thiệt hơn và bao vấn đề khác nữa. Chỉ vài ví dụ trên đây thôi đã cho thấy hạn chế tỷ lệ sinh sản tự nhiên thông qua áp dụng mô hình gia đình có 1-2 con không phải là điều dễ dàng. Đó là chưa nói đến tình trạng không thực hiện triệt để các biện pháp phòng tránh thai dẫn đến việc sinh con ngoài ý muốn không phải là ít. Tỷ lệ sinh ở Việt Nam đang dao động từ 1,6 đến 2,3% tuỳ theo mỗi vùng miền, địa phương nhưng điều đó không có nghĩa cứ ở thành thị tỷ lệ sinh thấp hơn ở nông thôn. Mặt khác,tỷ lệ sinh con thứ ba trong đảng viên, cán bộ công chức và người dân năm 2004 đang gia tăng. Số con mong muốn của phụ nữ Việt Nam thay vì 2,1 con/người đã tăng lên 2,4 con/người.Dân số phân bố chênh lệch lớn giữa các vùng: hai châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long có diện tích đất ít nhưng chiếm tới 43% dân số cả nước; trong khi đó, hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên chỉ chiếm 8,7% dân số nhưng diện tích chiếm hơn 1/4 cả nước. Nhìn về tương lai xa, thực tế này đang cảnh báo: Sẽ có những dấu hiệu bất ổn xảy ra trong phân bố lao động các vùng miền dẫn đến hiện tượng di dân kéo về các tỉnh, thành phố lớn. 3-D©n sè vµ M«i tr êng: Năm 1950, dân số Đông Nam Á là 182 triệu người, năm 1993 đã tăng lên tới 466 triệu người (theo tài liệu của Liên hiệp quốc), tăng gấp 2,5 lần. Những hậu quả do quá trình tăng trưởng dân số ấy là rất nghiêm trọng. Theo báo cáo của ESCAP thì ở châu Á - Thái Bình Dương có khoảng 300 triệu ha rừng và là nguồn rừng nhiệt đới chủ yếu của thế giới. Theo ước tính, đến năm 2000, rừng châu Á sẽ mất đi ít nhất là 72 triệu ha. Và nếu diễn ra ở khả năng xấu nhất thì số mất đi sẽ là 280 triệu ha. Malaysia có tỷ lệ mất rừng cao nhất là 8% năm. Sau đó đến Philippin 7% năm, Xri-Lanca 5% năm, Thái Lan 5% năm. Inđônêsia là nước có tốc độ phá hủy rừng lớn nhất, khoảng 1 triệu ha năm. Thái Lan cũng có tình trạng tương tự. Philippin 0,5 triệu ha năm. Malaysia 0,4 triệu ha năm. Dự báo nếu tốc độ mất rừng và phá rừng như vậy cứ tiếp diễn thì rừng ở châu Aá sẽ bị xóa sổ trong vòng từ 12 đến 50 năm tới.Đông Nam Á còn phải đương đầu với nhiều thử thách mới do sự gia tăng dân số, do đô thị hóa và công nghiệp hóa gây ra. Manila (Philippin) do sự hoạt động của 900 nhà máy đã tạo ra một lượng chất thải khổng lồ đổ vào hồ La-nu-ga hồ lớn nhất Đông Nam Á. Toàn bộ hồ bị ô nhiễm gây chết cá hàng loạt. Năm 1964, sản lượng cá hàng năm của hồ này là 320.000 tấn, thì năm 1982, sản lượng chỉ còn 128.000 tấn. Băng-Cốc (Thái Lan) do hậu quả của gia tăng dân số và việc khai thác quá mạnh nguồn nước ngầm trong lòng đất, đã dẫn đến việc lún đất ở thành phố. Chỉ trong vòng 26 năm, (1960 - 1986), mặt bằng của thành phố lún xuống 160cm. Sự gia tăng dân số tất yếu dẫn tới sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá hủy các trật tự môi trường. • Rừng Cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, rừng nước ta bị tàn phá một cách nhanh chóng. Trong vòng 50 nǎm qua, diện tích rừng nước ta đã bị giảm hơn một nửa, từ 19 triệu ha xuống còn 9 triệu ha, bình quân mỗi nǎm 200 ngàn ha. Nguyên nhân của tình trạng trên, ngoài khai thác gỗ và các loại lâm sản một cách bừa bãi, còn do nhu cầu lương thực cho số dân tǎng quá nhanh đòi hỏi phải phá rừng mở rộng diện tích canh tác. Một số dân tộc ít người có tập quán du canh, du cư, rừng sau khi đốt phát thành nương rẫy chỉ gieo trồng được vài ba vụ là lại phải di chuyển sang nơi khác phá rừng làm nương rẫy mới. • Khoáng sản Nếu tài nguyên, khoáng sản không được khai thác hợp lý sẽ tàn phá môi trường, gây hậu quả xấu đến sự phát triển kinh tế và đời sống sức khỏe con người. Tác động lớn nhất của khai thác khoáng sản đến môi trường là của các mỏ, bãi thải, khí độc, bụi và nước thải. Bãi thải không có các công trình xử lý đã làm trôi lấp ruộng, vườn, sông suối, làm ô nhiễm nguồn nước, gây bụi. Gần một nửa số người bị bệnh bụi phổi (lao silicosis) tập trung tại vùng khai thác than Quảng Ninh. Nồng độ bụi tại các nơi khảo sát đều lớn hơn giới hạn cho phép 30-100 lần. • Biển Hệ sinh thái cửa sông ven biển là một vùng có ý nghĩa quan trọng và là đối tượng chịu sự biến động của cả hai yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Con người là nguyên nhân chủ yếu làm tổn hại môi trường ven biển. Các vùng cửa sông và nước nông chịu sự ô nhiễm do nước thải từ các thành phố đông dân, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, do thǎm dò dầu khí ở các thềm lục địa, do bốc dỡ hàng, đặc biệt là các sản phẩm dầu từ các hải cảng. Việc khai thác bừa bãi rừng ngập mặn để xây dựng các ao nuôi trồng thủy sản, lấy gỗ làm nhà, cung cấp củi đốt và làm than .làm tǎng sự phá hủy do sóng, thủy triều và bão. Các công trình thi công ven biển, việc khai đào cát, khai thác đá bãi biển gây ảnh hưởng đến địa mạo bờ biển. • Môi trường nước Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên tài nguyên khá phong phú. Số lượng sông suối có chiều dài trên 10km đạt tới con số 2.340 nghĩa là bình quân cứ 141km 2 có một sông. Khoảng 66% số sông suối có diện tích lưu vực dưới 100km 2 . Hầu hết các xí nghiệp công nghiệp và các thành phố lớn của nước ta đều được xây dựng trên bờ các con sông lớn và bờ biển. Nước thải chưa được xử lý đổ trực tiếp ra sông, ra biển. Theo tính toán, hằng nǎm, hoạt động công nghiệp của nước ta đã thải ra khoảng 290 ngàn tấn các chất độc hại vào môi trường nước. 4-Tr¸ch nhiÖm cña c«ng d©n trong viÖc h¹n chÕ sù bïng næ vÒ d©n sè: Dân số nước ta đã vượt qua ngưỡng 83 triệu người và việc tiến đến con số 90 hay 100 triệu người không còn là một điều xa vời nữa. Trong khi diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, tỷ lệ thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng, gánh nặng dân số đang trở thành quá tải là thực tế mà từ nhà quản lý đễn người dân cần biết. Đó cũng là trách nhiệm xã hội của mỗi người dân cũng như toàn thể cộng đồng. Là những công dân chúng ta cần: • Nghiêm chỉnh thực hiện “Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” và chính sách dân số - Kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước: không kết hôn sớm, không sinh con ở tuổi vị thành niên, thực hiện mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con. • Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt “Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” , chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình của nhà nước. . trạng dân số già; còn các nước nghèo lại càng nghèo hơn do các nguồn lực không đủ đáp ứng với số dân ngày càng phình to. Tình trạng bùng nổ dân số và cuộc sống. trạng dân số ở Việt Nam: Theo thống kê của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, mỗi năm, dân số Việt Nam tăng thêm 1,3 triệu người, tức là tương đương dân số

Ngày đăng: 29/05/2013, 23:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w