Tìm hiểu Sử thi và tiểu thuyết sử thi: 1. Những nội dung cơ bản của sử thi,2. Đặc trưng của tiểu thuyết sử thi,Diện mạo sử thi các dân tộc Việt Nam,Bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Đam San,CẢM NHẬN VỀ HÌNH ẢNH ĐĂM SĂN TRONG ĐOẠN TRÍCH "CHIẾN THẮNG MƠ TAO, MƠ XÂY",Phân tích chiến thắng Mtao Mxay,Phân tích vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng "Mtao Mxây"
Trang 1Sử thi và tiểu thuyết sử thi
TS Hoàng Mạnh Hùng
1 Những nội dung cơ bản của sử thi
1.1 Tồn tại như một mạch ngầm, sử thi chỉ xuất hiện, phát triển ở những thời điểm đặc biệt Đó chính là thời điểm mà tinh thần dân tộc tồn tại trong “trạng thái sử thi” Hêghen
đã phân tích: “Khi một thể chế xã hội đạt tới một hình thái độc đáo, trong đó nền tảng của sự phục tùng không phải do một uy quyền thuần túy mà là một tinh thần danh dự, sự tôn trọng, thái độ xấu hổ trước người có quyền lực hơn thì mới xuất hiện sử thi” [1] Sau này các sử thi hiện đại cũng chỉ được sinh ra ở những giai đoạn đặc biệt của dân tộc Đó là lúc mà vấn đề lịch sử - dân tộc được đặt lên hàng đầu, vấn đề vận mệnh tổ quốc, danh dự quốc gia khiến người ta quan tâm hơn là các vấn đề thuộc về quan hệ và số phận cá nhân Quy luật ở đây là:
ở đâu, lúc nào xuất hiện sự thức tỉnh, trỗi dậy của ý thức cộng đồng thì ở đó có sử thi.
1.2 Tái hiện những xung đột của đời sống là một thuộc tính phổ quát của mọi loại hình văn học nhưng mỗi loại hình văn học luôn ưu tiên thể hiện trong thế giới nghệ thuật của mình một loại hình xung đột đặc thù Nghiên cứu văn học vì thế phải căn cứ vào đặc thù của loại xung đột được phản ánh Văn học sử thi trong suốt lịch sử tồn tại của mình luôn tập
trung thể hiện một kiểu xung đột trung tâm: xung đột cộng đồng Nói cách khác, xung đột
cộng đồng chính là nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng trong tác phẩm sử thi với những biểu hiện cụ thể sau:
Thứ nhất, xung đột cộng đồng trước hết và tiêu biểu nhất, phổ biến nhất là xung đột chiến tranh giữa các cộng đồng dân tộc Hêghen cũng khẳng định rằng tình huống phù hợp nhất với sử thi là xung đột trong trạng thái chiến tranh “Thực vậy, trong chiến tranh tức là toàn dân tộc đang vận động Nó bị kích thích phải hành động bởi vì nó phải bảo vệ toàn bộ dân tộc mình” [2] Cũng cần lưu ý rằng ở đây Hê ghen đã có một sự phân biệt rất hợp lí là
chỉ có những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc xa lạ đối với nhau thì mới có tính sử thi
Không chỉ trong các sử thi cổ đại mà cả trong các tác phẩm sử thi hiện đại tiêu biểu, chúng
ta đều bắt gặp loại xung đột đậm tính chất sử thi này.
Thứ hai, xung đột cộng đồng được biểu hiện trong xung đột giữa con người trong cộng đồng với thế giới tự nhiên Ngay từ buổi sơ khai, con người phải đối mặt với thiên nhiên mà thế giới tự nhiên thì vô cùng bí ẩn, bất trắc và hùng vĩ Trước thế giới ấy, con người dễ trở nên yếu đuối, bé nhỏ Sức mạnh vĩ đại của thiên nhiên luôn chứa đầy nguy cơ
và hiểm họa Trong ý nghĩ đó xung đột giữa con người và thiên nhiên luôn luôn có ý nghĩa toàn nhân loại mang tầm tầm vóc sử thi tiêu biểu.
Thứ ba, xung đột sử thi thể hiện trong dạng xung đột mang tính chất thời đại lịch sử
Về loại xung đột này, Hêghen lưu ý là xung đột sử thi không chỉ nhân danh dân tộc mà nó còn diễn ra “Nhân danh một đòi hỏi có tính toàn nhân loại và có tính chất lịch sử mà mọi dân tộc đưa ra với một dân tộc khác” [3] Trong văn học Việt Nnam giai đoạn 1045-1975, ta sẽ thấy xung đột được các nhà văn đề cập đến trong tác phẩm, nhất là trong các tiểu thuyết sử thi mang tính chấ thời đại lịch sử rất rõ.
Có thể kết luận rằng: Xung đột sử thi tồn tại ở nhiều dạng nhưng đều là những vấn
đề thuộc về cộng đồng dân tộc Tất cả các mâu thuẫn diễn ra đều tồn tại trong cộng đồng,
Trang 2được toàn thể cộng đồng quan tâm giải quyêt Xã hội càng phát triển ở trình độ cao, xung đột sử thi càng được mở rộng tác phẩm sử thi cổ đại mới chỉ dừng lại ở xung đột cộng đồng, bộ lạc, thị tộc Đến thời đại hiện đại, xung đột mang tầm vóc dân tộc- quốc gia và thậm chí mở ra ở tầm vóc nhân loại, quốc tế.
1.3 Xuyên suốt các sử thi của mọi thời đại là hai kiểu nhân vật chủ yếu: nhân vật anh hùng và nhân vật nhân dân Đây là hai kiểu nhân vật có ý nghĩa loại hình tiêu biểu của thế giới nghệ thuật sử thi.
Nhân vật anh hùng là nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi Các nhân vật khác thường chỉ giữ vai trò qui tụ làm sáng tỏ vẻ đẹp của người hùng Vẻ đẹp ấy, trước hết toát ra
ở ngoại hình Nhân vật anh hùng sử thi thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao hơn chính bản thân nó Đặc điểm ngoại hình nổi bật nhất của người anh hùng sử thi là vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mỹ, theo chuẩn mực riêng của nội bộ cộng đồng.
Song, nói đến vẻ đẹp của người anh hùng sử thi thì chủ yếu phải nói đến vẻ đẹp của phẩm chất, của tài năng phi thường Phẩm chất đầu tiên thường gặp ở người anh hùng sử thi
là lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường Lòng dũng cảm được coi là phẩm chất đạo đức có tính chất tuyệt đối của người anh hùng sử thi Từ những trang viết của Hôme, của Gôgôn đến những trang viết của nhà văn Việt Nam, bao giờ người anh hùng cũng là người
có tinh thần chiến dũng cảm và ý chí chiến đấu mãnh liệt “Tinh thần dũng cảm làm thành cái hứng thú chủ yếu mà tinh thần dũng cảm là một trạng thái tâm hồn và một hoạt động không hợp với tính cách biểu hiện trữ tình, cũng không phù hợp với hành động có tính kịch nhưng lại đặc biệt phù hợp với hình tượng sử thi” [4].
Một phẩm chất lớn khác của người anh hùng sử thi là họ luôn mang một ý tưởng cao
cả, khát vọng lớn lao Nếu lí tưởng của các anh hùng sử thi phương Tây là khát vọng chiến công, lập vinh quang nơi chiến trận thì các anh húng sử thi Ấn Độ lại mang một lý tưởng thuần khiết hơn: họ hướng về điều thiện, về lẽ phải, về đạo lí ở đời Đương nhiên lý tưởng của người anh hùng sử thi thời hiện đại sẽ có những phẩm chất mới mẻ, do nội dung cách mạng của thời hiện đại mạng lại.
Cuối cùng, nhờ có sức mạnh thể chất phi thường cộng với sức mạnh tinh thần kì diệu, người anh hùng sử thi luôn lập được những chiến công hiển hách Chiến công của người anh hùng sử thi bao giờ cũng mang ý nghĩa lớn lao, mang quyền lợi, danh dự và hạnh phúc cho cả cộng đồng.
Tóm lại, nhân vật anh hùng sử thi luôn hiện diện với tổng hòa các sức mạnh tinh thần
và thể chất Những vẻ đẹp đó lúc đầu thì siêu phàm, kì vĩ, phi thường nhưng về sau thì chuyển thành bình dị, bình thường và gần gũi Song dù là thế nào thì người anh hùng sử thi luôn được nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng.
Bên cạnh người anh hùng là nhân vật trung tâm, trong tác phẩm sử thi còn tồn tại một tập thể nhân dân có sức sống bền bỉ, có sức mạnh hòa hợp luôn tiếp sức cho người anh hùng làm nên những chiến công hiển hách Hình tượng nhân dân trong sử thi thường được thể hiện thông qua những nhân vật cụ thể: nhân vật người già, nhân vật phụ nữ, nhân vật số đông.
Trang 3Hình ảnh những người già thường giữ vai trò tiếp thêm sức mạnh trí tuệ cho người anh hùng Họ thường có nhiều kinh nghiệm và hiện diện như một biểu trưng cho sức sống lâu bền cho trí tuệ kết tinh từ chiều sâu của lịch sử của cả cộng đồng Trong những tình huống ngặt nghèo khó xử, chính họ là những người đưa ra những lời khuyên khôn ngoan nhất với các anh hùng thủ lĩnh.
Hình ảnh người phụ nữ cũng thường xuyên có mặt trong tác phẩm sử thi Có khi họ
là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh,có lúc lại là biểu trưng cho hòa bình hạnh phúc Song dù trong hoàn cảnh nào thì ở họ vẫn toát lên tình cảm nhân ái bao dung, mọt tinh thần bền bỉ nhẫn nại luôn hướng tới khát vọng tình yêu hạnh phúc Đặc biệt trong sử thi hiện đại, hình ảnh của những người phụ nữ bình thường, những người mẹ, người vợ, người chị, người yêu, v.v đã trở thành những biểu tượng đích thực về nhân dân,dân tộc Họ đẹp vì phẩm chất của chính họ và họ còn đẹp hơn bởi những gì họ đã đưa lại cho mọi người với một đức hy sinh vô bờ bến.
Giữ vai trò nền tảng cho người anh hùng trong tác phẩm sử thi chính là hình ảnh nhân vật - số đông Nhân vật số đông chính là những quần chúng có tên hoặc không tên Họ luôn luôn là những tập hợp làm chỗ dựa vững chắc cho người anh hùng Họ sẵn sàng làm theo lệnh của người anh hùng của họ cho dù phải xông pha nơi nguy hiểm, khó khăn Họ luôn là một tập thể thống nhất, không tính toán thiệt hơn mà chỉ nghĩ tới bổn phận của mình
với tập thể Nhìn chung, con người số đông chính là nguồn cội, là nền tảng là điểm tựa để
người anh hùng có thể thực hiện lý tưởng cao cả và lập nên những chiến công hiển hách đem lại vinh quang cho chính những con người số đông ấy
Tóm lại, toàn bộ những nội dung chủ yếu của văn học sử thi được chúng tôi nêu ở trên đã trở thành những yếu tố tạo thành loại hình nội dung của văn học sử thi Dĩ nhiên, theo sự vận động của lịch sử của đời sống tinh thần các dân tộc, những yếu tố đó đã phát triển và đổi mới rất phong phú và phức tạp Nhưng nằm sâu trong tác phẩm sử thi của mọi thời đại vẫn là những “gen” loại hình đặc biệt đó Chính các “gen” đó đã tạo cho tác phẩm
sử thi của mọi thời đại một vẻ đẹp độc đáo, một dấu ấn sử thi hết sức đặc thù Tiểu thuyết của nền văn học cách mạng, “Sử thi của thời đại chúng ta” (Biêlinxki) cũng là những tác phẩm như vậy.
Đó chính là những yếu tố cơ bản định hướng cho sự khảo sát tính sử thi trong văn học cách mạng Việt nam 1945-1975.
Tất nhiên, văn học sử thi hiện đại Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng ngoài việc thể hiện những đặc trưng loại hình nội dung mang tính phổ quát nhất còn kết tinh cả những truyền thống sử thi riêng biệt trong văn học truyền thống của dân tộc.
2 Đặc trưng của tiểu thuyết sử thi
Tiểu thuyết sử thi hiện đại khác xa với loại hình sử thi cổ đại vốn là những truyền thuyết anh hùng được các ca sĩ hát/ kể lại Điều này đã được M Bakhtin phân tích một cách sâu sắc Tuy nhiên M Bakhtin chưa chú ý nhiều đến tiểu thuyết sử thi mà ông ưu tiên xác lập những tiêu chí mới của tiểu thuyết đa thanh Mặc dù có khác biệt nhưng nhìn chung tiểu thuyết sử thi hiện đại vẫn chịu ảnh hưởng của tư duy nghệ thuật sử thi nói chung Nhìn một
Trang 4cách tổng quát khi nói đến tiểu thuyết sử thi hiện đại ta có thể kể ra những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, tiểu thuyết sử thi đặt lên hàng đầu những vấn đề lớn liên quan đến số phận
của dân tộc và cộng đồng Cũng vì lẽ đó mà các nhà tiểu thuyết luôn luôn tập trung làm nổi bật những xung đột lớn, cố gắng chỉ ra nững xu hướng phát triển của lịch sử Trong tiểu thuyết sử thi, hiện thực được thể hiện là lịch sử hoành tráng Góc nhìn đời tư bị thu hẹp, nhường chỗ cho cái nhìn mang tính thời đại Quy mô tiểu thuyết sử thi thường lớn Cũng có những tác phẩm dung lượng vừa phải nhưng vấn đề đặt ra trong tác phẩm vẫn là những vấn
đề lớn của cộng đồng, của dân tộc.
Thứ hai, tọa độ nhìn ngắm con người của tiểu thuyết sử thi không nhỏ bé như tiểu
thuyết thế sự mà thường được đặt trong một không gian rộng thời gian lớn Đó là lý do loại tiêu thuyết này hay nói đến những con đường (không đơn thuần là con đường địa lý) Cái đẹp trong tiểu thuyết sử thi là sự hùng vĩ, phạm trù mỹ học cơ bản nhất trong tiểu thuyết sử thi là cái cao cả.
Thứ ba, cái nhìn của nhà tiểu thuyết sử thi về lịch sử trùng khít với cái nhìn của dân
tộc Tuy không phải cái nhìn với khoảng cách tuyệt đối như sử thi cố đại nhưng rõ ràng trong tiểu thuyết sử thi vẫn xuất hiện cái nhìn chiêm ngưỡng của nhà văn về dân tộc và cộng đồng Bởi thế, chất giọng cơ bản của tiểu thuyết sử thi là chất giọng anh hùng ca Đó là bài
ca về lịch sử, về những con người mang vóc dáng huyền thoại trong thời hiện đại Ngôn ngữ tiểu thuyết sử thi ít góc cạnh, ít tàn nhẫn mà thường trang trọng, thường chen lẫn ngôn ngữ trữ tình thống thiết về hiện thực.
Tiểu thuyết mang tính sử thi cũng như mọi tiểu thuyết khác, để trở thành tiểu thuyết
nó cũng sử dụng những phương thức xây dựng thế giới nghệ thuật đặc thù của thể loại tiểu thuyết Từ phương thức xây dựng hình tượng nhân vật, mô hình không gian và thời gian đến
tổ chức lời văn nghệ thuật của tiểu thuyết sử thi hiện đại, tất cả đều được xây dựng xuất phát
từ những nguyên tắc thi pháp bao trùm của thể loại tiểu thuyết.
Tiểu thuyết mang tính sử thi phân biệt với các loại tiểu thuyết khác ở chỗ: với tư cách
là một kiểu tiểu thuyết độc đáo nó xây dựng cho mình một thế giới nghệ thuật mang những phẩm chất mới mẻ, tạo nên cái gọi là “dấu ấn sử thi” riêng biệt không thể trộn lẫn Các kiểu nhân vật, không gian và thời gian cũng như lời văn của tiểu thuyết sử thi bao giờ cũng tỏa sáng theo cái cách riêng của nó, cái cách mà theo đó, các giá trị thuộc về và gắn với cộng đồng trở nên lấp lánh hào quang Đặc điểm thi pháp quan trọng nhất của tiểu thuyết sử thi
phân biệt với các loại tiểu thuyết khác là ở chỗ nếu các loại tiểu thuyết khác (tiểu thuyết đa
thanh) tập trung khám phá con người không trùng khít với chính mình luôn có phần “lệch chuẩn” thì con người trong tiẻu thuyết sử thi về cơ bản được xác định theo các khuôn mẫu,
vị thế xã hội - lịch sủ của nó.
Trong Từ điển văn học (Nxb Khoa học Xã hội, 1984) loại tiểu thuyết này được gọi
tên là “tiểu thuyết anh hùng ca”.
Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb Giáo dục, 1992) gọi tên là tiểu thuyết sử
thi và cho đây là “tên gọi ước lệ để chỉ những tiểu thuyết (từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XX) có
dung lượng lớn, thể hiện những đề tài lịch sử- dân tộc Những tác phẩm này vừa là tiểu
Trang 5thuyết, đồng thời vừa có nhiều thuộc tính gần gũi với thể loại sử thi cổ đại hoặc trung đại (tầm bao quát, tính hoành tráng của những sự kiện có tầm thời đại, cảm hứng dân tộc của lịch sử mô tả các sự kiện và xung đột có tính bước ngoặt như chiến tranh cách mạng)” [5] Trong cách hiểu này, có một điểm đáng lưu ý là ở chỗ các tác giả đã nhấn mạnh vấn đề dung
lượng khi họ cho rằng tiểu thuyết sử thi trước hết là “những tiểu thuyết có dung lượng lớn”
và nhất là việc hiểu “dung lượng lớn” chủ yếu là “chiều rộng” của hiện thực được phản ánh trong tác phẩm Theo cách xác định đó thì hầu hết các tiểu thuyết của văn học cách mạng
Việt Nam 1945-1975 kiểu như Xung kích, Hòn Đất, Đất nước đứng lên, Thôn ven
đường, v.v đều không phải là tiểu huyết sử thi vì dung lượng của chúng không lớn, hiện
thực cuộc sống mà chúng miêu tả cũng không rộng, số lượng nhân vật cũng không nhiều Rõ ràng cách hiểu quá nhấn mạnh vào yếu tố dung lượng cũng như quy mô hoánh tráng của tiểu thuyết sử thi là không phù hợp với thực tiễn của thể loại tiểu thuyết sử thi hiện đại nói riêng, văn học sử thi hiện đại nói chung Dung lượng, qui mô chưa phải là yếu tố chủ yếu tạo nên tính sử thi của một tác phẩm văn học hiện đại Có thể có một tác phẩm rất đồ sộ nhưng lại
“phản sử thi” và ngược lại có khi chỉ một bài thơ nhỏ lại đậm đà dấu ấn sử thi Vấn đề là ở
chỗ cuộc sống và con người được cảm nhận và miêu tả như thế nào trong tác phẩm và cái
cảm hứng bao trùm của tác phẩm có tạo nên được âm hưởng đặc thù của một thế giới nghệ thuật sử thi hay không? Vì vậy có thể hiểu tiểu thuyết sử thilà những tác phẩm mang đặc trưng thể loại của tiểu thuyết nhưng lấy nội dung từ lịch sử - dân tộc làm đề tài sáng tạo nghệ thuật với cảm hứng chủ yếu là cảm hứng anh hùng, ngợi ca sự nghiệp và con người của dân tộc, của cộng đồng.
Tuy nhiên, trong tiểu thuyết sử thi hiện đại, có thể nhận thấy một hiện tượng thú vị
Đó là việc các nhà tiểu thuyết đã quan tâm đến cuộc sống đời tư trong một phạm vi có thể Tại đây, xuất hiện những cảnh sống thường nhật, những toan tính, những suy tư mang màu sắc cá nhân Chính sự xuất hiện của cái nhìn thế sự - đời tư (dù khá hạn chế) đã góp phần phá vỡ sự đơn điệu của cái nhìn sùng kính đối tượng, tăng cường tính sinh động và tạo thêm năng lượng cho bản thân thể loại, khiến tiểu thuyết sử thi có khả năng thích ứng được với không gian văn hóa mới và tư duy nghẹ thuật hiện đại.
Văn học sau 1975, nhất là tiểu thuyết có một “quán tính sử thi” khá dài Điều đó chứng tỏ những khả năng nghệ thuật lớn lao của loại hình văn học sử thi trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam Bởi vậy, nghiên cứu loại hình văn học này cũng như nghiên cứu tiểu thuyết sử thi của giai đoạn văn học độc đáo này vẫn là một nhiệm vụ bức thiết và có nhiều ý nghĩa của ngành nghiên cứu văn học hiện nay.
Trang 6Diện mạo sử thi các dân tộc Việt Nam
Người Mường có sử thi - mo "Đẻ đất đẻ nước" Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng "Đẻ đất đẻ nước" vốn là sản phẩm của thời kỳ lịch sử Việt Mường chung .
Người Êđê có sử thi khan, một kho tàng phong phú, tiêu biểu là "Đăm Xăn" Các tác phẩm sử thi khan tiêu biểu khác hiện được biết đến là "Đăm Di", "Khinh Dú", "Đăm Đơ roăn", "Y Pơrao", "Mơ Hiêng", "Chi Grí", "Mđrông đăm", "Hdung Y Thu", "Đăm Thí", "Hbia Bao - Mơtao", :Grăn Kđiêng", Sử thi - hơmon của người Bana là "Đăm Noi", "Giông nghèo tám vợ", "Tre vắt ghen gét Giông", "Dyông Wiwin", "Xing Chi Ôn" Sử thi - hơri của người Jarai là
"Chilơkôk" Sử thi - akha juka của người Raglai và "Uđai Ujà".
Một hiện tượng đặc biệt của sử thi các dân tộc Việt Nam là sử thi ôtnrong của người Mơnông Con số sử thi ôtnrong qua điều tra bước đầu là 101 tác phẩm Mỗi tác phẩm nếu tính 250 trang thì khối lượng sử thi ôtnrong dày đến 25.250 trang Các sử thi ôtnrong đã công bố là sử thi cổ sơ Mơnông: "Cây nêu thần", "Mùa rẫy bon Tiăng", sử thi thần thoại Mơnông: "Đi cướp lại bộ cồng từ Sơm, Sơ" Hàng trăm tác phẩm trên làm nên một bộ sử thi kể về cuộc đời nhiều thế hệ anh hùng mà anh hùng số một là Tiăng Kon Rung với địa bàn trung tâm là bon Tiăng Thuật ngữ nước ngoài gọi đó là sử thi phổ hệ (genealogical epic) giống như sử thi
Người Thái có sử thi "Chương Han" (dị bản là "Khủn Chưởng"), "Ẳm ệt luông","Toi ăn ok nậm đin"
Ngoài các sử thi kể trên, nhiều dân tộc khác của Việt Nam còn có thể có sử thi chưa được phát hiện, sưu tầm và công bố Ngay số sử thi của các dân tộc đã được giới thiệu trên đây cũng chưa đủ Tuy nhiên, với những tư liệu hiện có, chúng ta có thể kết luận: nhiều dân tộc ở Việt Nam có di sản sử thi, số lượng sử thi khá lớn (khoảng trên 600 tác phẩm) cũng như dung lượng của các sử thi rất lớn Nói cách khác các dân tộc ở Việt Nam có một kho tàng sử thi đồ sộ.
2- Một đặc điểm của sử thi các dân tộc ở Việt Nam là sử thi sống, khu biệt với sử thi cố định trên sách vở, sử thi thành văn
Sử thi các dân tộc ở Việt Nam có may mắn cung cấp thêm cho thế giới một khối lượng lớn các hiện tượng về sử thi sống (đang được diễn kể trong đời sống cộng đồng) Cho đến thời kỳ cận hiện đại chúng ta vẫn còn được chứng kiến những buổi trình diễn sử thi và những cuộc thưởng thức sử thi say sưa của công chúng Cách đây 77 năm L.Sabatiê đã quan sát thấy
Trang 7hiện tượng trình diễn khan: "Khi trong nhà có một người kể khan, lúc mặt trời lặn, chúng ta thấy người trong nhà chăm chú bất động như thế nào thì chúng ta lại thấy họ bất động y nguyên như thế cho đến sáng hôm sau khi mặt trời mọc" Gần đây (năm 1993) Ka Sô Liễng cũng nhận thấy tương tự "Tôi đã từng chứng kiến những đêm bà con dân tộc Chăm ở làng Hội, xã Phú Mỡ ngồi nghe ông Ma Phửi hát - kể sử thi Xing Chi ôn suốt đêm Họ ngồi, nằm chật nhà ông, chăm chú lắng nghe và nuốt từng câu".
Các vấn đề quan trọng khác như tác giả, công chúng, sự vận động chuyển hóa của sử thi, môi trường mà trên đó sử thi ra đời tồn tại và phát triển được hiển hiện trong đời sống thực của nó để chúng ta tiếp xúc tìm hiểu và nghiên cứu.
3- Việt Nam có những vùng thể loại sử thi, tiêu biểu là vùng sử thi Tây Nguyên
Ở vùng Tây Nguyên và phụ cận, sử thi có một khối lượng lớn và một mật độ dày đặc, với 622
sử thi được phát hiện và sưu tầm Trong lúc đó toàn bộ địa bàn khác chỉ có khoảng 5 tác phẩm và ở nước ngoài có quốc gia chỉ có 1 hoặc 2 sử thi.
Vấn đề không chỉ ở số lượng, mà hơn nữa sử thi vùng Tây Nguyên có những đặc điểm chung mang tính Tây Nguyên Trước hết là nội dung đề tài Có 3 chủ đề lớn: lấy vợ, làm lụng và đánh giặc Đây là sự phản ánh một hiện tượng lịch sử có thật không xa lắm thường được nói
là "trước khi Tây sang" tức thế kỷ XIX về trước, đồng thời phản ánh nguyện vọng của lịch sử thúc đẩy từ tình trạng chiến tranh liên miên đến sự ổn định, đến hòa bình, giàu có Việc làm lụng và lấy vợ của các anh hùng sử thi cũng mang đặc điểm của kinh tế - xã hội Tây Nguyên, như việc hái lượm, săn bắn (còn gọi là khai thác) làm nương rẫy và của thời đại sử thi lúc mà việc cướp vợ là một hiện tượng phổ biến Nội dung này khác với nội dung của sử thi phía Bắc, tiêu biểu là sử thi - mo "Đẻ đất đẻ nước" "Đẻ đất đẻ nước" về cơ bản không có chiến tranh, hay nói đúng hơn không có chiến tranh vì mục đích tập trung quyền lực, tập trung kinh tế, lao động, tạo nên một thế lực bao trùm, có vị trí thống lĩnh nhờ đó mà thống nhất cả một vùng
Đề tài của "Đẻ đất đẻ nước" được các nhà khoa học Trung quốc gọi là đề tài sáng tạo thế giới
và sử thi kiểu như "Đẻ đất đẻ nước", của ta có thể gọi là sử thi sáng thế.
Xã hội - lịch sử Tây Nguyên còn tạo nên những giá trị đặc sắc của nghệ thuật sử thi Đó là nghệ thuật kỳ vĩ hào hùng bắt nguồn từ niềm tin về yang Đây là niềm tin về sự huyền ảo có thực Hê-ghen đã gọi đây là "niềm tin tươi mát về thần linh" và ông chỉ ra chính do không có
nó mà nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng của châu Âu chỉ sáng tạo nên những sử thi giả tạo.
Và cuối cùng điều dễ hiểu dễ thấy là cảnh vật Tây Nguyên với núi rừng bao la hùng vĩ (khác với núi chắn trước mắt người, gây tức tối ở một số nơi khác), với bước voi đi, với thác dựng ngang trời, với hồ nước mênh mông trên đỉnh núi cao rồi các sinh hoạt đặc sắc như cồng chiêng, đâm trâu, bỏ mả Cái hiện thực sống trên đây có thể gọi là các đặc trưng văn hóa - văn hóa sinh thái và văn hóa nhân văn, cũng góp phần làm nên nội dung thống nhất mà đặc thù của sử thi Tây Nguyên so với các sử thi khác.
4 Chủ đề của sử thi các dân tộc Việt Nam khá đa dạng
Trang 8Bộ phận sử thi - mo gồm bộ ba "Đẻ đất đẻ nước" (Mường - Việt), "Ẳm ệt luông" (Thái), "Toi
ăn ok nậm đin" (Thái) kể về sự hình thành vũ trụ, con người, các phát kiến văn hóa đầu tiên của loài người như tìm lửa, tìm nước, các giống cây trồng, vật nuôi , có thể gọi đây là sử thi chủ đề sáng tạo thế giới, nói gọn là sử thi sáng thế (khu biệt với sử thi thiết chế xã hội, nói gọn là sử thi thiết chế) Sử thi - mo, sử thi sáng thế đã tổng hợp một cách giản đơn sự vận hành của muôn vật và con người, để lại những bài học lịch sử đáng quý.
Bên cạnh sử thi sáng thế, các dân tộc Việt Nam có một khối lượng sử thi có chủ đề về thiết chế xã hội khá phong phú Các tác phẩm tiêu biểu của kiểu loại sử thi này là sử thi - khan (Êđê), sử thi - khắp (Thái) và một bộ phận sử thi - ôtnrong (Mơnông) Bằng hình thức tự sự, các sử thi này đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận thẩm mỹ đầy ý nghĩa và giá trị.
Con người, cuộc đời của những nhân vật anh hùng trong sử thi là hình ảnh con người lý tưởng của một thời đại, có một hình thức đẹp, tài ba trong mọi lĩnh vực Hình tượng người anh hùng được khắc họa đậm đà, chứng tỏ, khác với thời kỳ thần thoại, con người cá nhân
đã xuất hiện rất rõ rệt Đây là sự phản ánh thực tế và cũng là yêu cầu của thời kỳ cuối xã hội tiền giai cấp Tuy nhiên, điều đặc biệt đáng quan tâm và đặc biệt thú vị là cá nhân anh hùng
sử thi, khác hẳn cá nhân anh hùng thời nô lệ và phong kiến Người anh hùng mặc dầu kiệt xuất nhưng không đứng lên trên, không đè nặng lên và đối lập với quần chúng Tất cả các anh hùng đều là người lao động, họ cùng làm việc với cộng đồng buôn plây và là người lao động xuất sắc Tài năng mà họ có, sự nghiệp mà họ đạt được thực sự vì toàn thể cộng đồng,
5 Sử thi Việt Nam có mối quan hệ với sử thi nhiều nước trong và ngoài khu vực
Cách đây khoảng 5 thế kỷ sử thi ấn Độ Ramayana được các nhà nho ghi tóm tắt vào cuốn sách sưu tập truyện thần kỳ ở Việt Nam: "Lĩnh nam chích quái" Trong sách có truyện "Dạ thoa vương" hoặc "Truyện Chiêm Thành" chính là "Ramayanai" được thu gọn Đây là một hiện tượng đẹp chứng tỏ sự giao lưu văn hóa lâu đời giữa Việt Nam và ấn Độ".
Sử thi "Dêwa Mưnô" đã được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, luôn luôn được đánh giá cao và được người Chăm liên tục chép lại" Tác phẩm này ban đầu vốn sinh ra từ Ma-lai- xi-a và chuyển đến vùng Chăm vào cuốn thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII (theo G.Moussay).
Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam có sử thi nổi tiếng "Chương han" Ở Lào và Thái Lan có bản
sử thi Thạo Hùng, Thạo Hùng - Thạo Chương Hai sử thi trên gần gũi nhau về nhiều mặt; nội dung đề tài, cốt truyện, nhân vật và địa điểm Có thể nói "Chương Han" và Thạo Hùng - Thạo Chương là hai sử thi cùng một nguồn gốc và cùng ra đời từ nền văn hóa Thái.
Các sử thi lưu truyền ở các dân tộc thiểu số miền Nam Trung quốc như "Lang Chính", "Đặc Lộc", "Đính Lạc", "Mật lạc đà", "Khai thiên lập địa ca" có liên quan đến một số sử thi ở Việt Nam Các sử thi này được lưu truyền ở địa bàn xưa kia thuộc vùng văn hóa Bách Việt.
Trang 9Trong lòng các dân tộc Việt Nam đang tồn tại và lưu truyền một kho tàng sử thi phong phú
đa dạng và đặc sắc Kho tàng sử thi đó lưu giữ được những nét bản sắc tốt đẹp về con người,
xã hội, văn hóa các dân tộc Việt Nam Đặc biệt ở đây chứa đựng hình ảnh của một xã hội và những nhân vật lý tưởng của thời kỳ "bình minh của lịch sử" thời kỳ đã "một đi không trở lại"
Sử thi các dân tộc Việt Nam lại là một minh chứng cho mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Việt Nam và một số dân tộc trên thế giới.
Bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Đam San
Bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Đam San
Với khối lượng đồ sộ lên đến hàng trăm, sử thi Tây Nguyên là "bộ bách khoa thư" khổng lồ hiếm có về thời cổ của các dân tộc Tây Nguyên nước ta Người Ấn Độ nói: "Cái gì không có trong hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana thì không thể tìm thấy bất kì ở đâu trên đất nước Ấn Độ", còn chúng ta cũng có thể tự hào mà nói: "Cái gì không có trong sử thi Tây Nguyên thì không thể tìm thấy trên đất Tây Nguyên" Nếu như Iliat, Odixe- những tác phẩm anh hùng ca vĩ đại của Hi Lạp ca ngợi lí tưởng vinh quang và chiến trận thì những anh hùng ca Tây Nguyên lại hướng về lí tưởng đấu tranh chống lại những tập tục cũ, lạc hậu, chống lại thần quyền và các thế lực áp bức bóc lột vừa nảy nở trong cuộc sống của bộ tộc Nhưng trên hết, ở tác phẩm sử thi vẫn là sự hiện diện của những con người, những nhân vật cá tính và bản lĩnh sống trong mỗi trang giấy, qua hơi thở cuộc sống, qua lời kể và tiếng cồng chiêng dậy núi đồi Nói cách khác, qua sử thi, người đọc hiện đại có thể tìm thấy bản sắc văn hóa của các tộc người Tây Nguyên Chương trình sách giáo khoa phổ thông Ngữ văn 10 trích dẫn "Chiến thắng Mtao Mxây" trong sử thi nổi tiếng Đam San Để có thể hiểu hết những giá trị của tác phẩm, nhất định phải nắm được những đặc trưng văn hóa ở nơi đây Bản sắc truyền thống của người Tây Nguyên đã đi vào những trang
sử thi sống động của một thời kì lịch sử xa xưa của dân tộc tồn tại trong
Trang 10nếp ăn ở sinh hoạt hàng ngày của họ Đó là những tục lệ, lễ nghi không thể thiếu, là nét văn hóa khá độc đáo của đồng bào Tây Nguyên Những tác phẩm văn học dân gian như sử thi là kho tàng quý giá lưu trữ lại suốt quá trình lịch sử đồng bào Tìm kiếm trong các sử thi, anh hùng ca
có thể nhận biết được một số tập tục, lễ nghi, văn hóa ứng xử, sinh hoạt
Tục nối dây- chuê nuê của người Tây NguyênĐây là một tập tục đã tồn tại từ lâu đời của người Tây Nguyên Khi người vợ hoặc chồng chết đi thì người còn lại phải lấy người trong dòng
họ để tiếp tục cuộc sống vợ chồng, với quan niệm cho rằng có thực hiện đúng "chuê nuê" mới giữ trọn dòng giống của gia đình, của dân tộc, con người mới không bị lẻ đôi Chẳng hạn như trong khan Đam San của người Êđê, tục lệ này thể hiện rất rõ Khi bà của H'Nhí chết thì H'Nhí phải là người "nối dây" lấy ông của mình làm chồng, hoặc khi Đam San chết và đầu thai vào người chị H'Âng sinh ra Đam San cháu thì H'Nhí
và H'Bhí phải tiếp tục nối dây với Đam San cháu
Phong tục này thể hiện tính hiếu khách của người Tây Nguyên và cũng
là lễ chào đón một sự kiện trọng đại nào đó Trong khan Đam San, tục cột rượu được thể hiện ở việc gia đình H'Nhí chuẩn bị cưới chồng cho
Cột rượu còn là một tục lệ mà người Tây Nguyên dùng để cầu may cho khách, hoặc người thân trong gia đình Đây là một hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong nếp sống văn hóa hàng ngày.Chiêng là một loại nhạc cụ quí giá có ý nghĩa trong đời sống tinh thần
Nó chứng minh sự giàu có của một gia đình Nhà nào có nhiều chiêng, nhiều ché tức, ché tang thì được coi là giàu mạnh Ngoài Đam San, trong các sử thi khác như Xing Nhã, Đăm Yông, hay Y Ban hình ảnh của ché rượu và tiếng chiêng dường như tôn thêm vẻ đẹp văn hóa, cho
Tiếng chiêng được diễn tấu bằng cách gõ chiếc dùi bọc bằng cao su, hoặc dùi gỗ mềm không bọc để tạo ra tiếng chiêng khác nhau Trong
Trang 11khan Đam San có diễn tả âm thanh này một cách sống động, tựa hồ như đưa người ta quay về với một thời cổ đại oai hùng mang sắc màu thần thoại: "tiếng chiêng lan ra khắp xứ , tiếng chiêng luồn qua sàn nhà, lan xuống dưới đất ! " và: "tiếng chiêng vượt qua mái nhà vọng lên trời " Phải chăng, chính những tục lệ văn hóa độc đáo này mà sử thi Tây Nguyên trở nên có ý nghĩa về cả lịch sử lẫn một nền văn học nghệ thuật còn nhiều bí ẩn cần khám phá? Và phải chăng, chàng trai Đam San bỗng trở thành một người anh hùng đầy bản lĩnh bởi tiếng chiêng vang
Tục lệ cưới hỏi và văn hóa ứng xử
Theo tập tục này thì đối với họ người con gái là quý nhất, là người nắm giữ vai trò chủ chốt trong gia đình Người M Nông có câu hát: "Người
vợ giữ nhà, thực hiện những việc lớn lao nguy hiểm của cải trong nhà
do người phụ nữ trông coi Người không có vợ như nhà không có nóc, như gà không có chuồng Vậy con gái là quý nhất" Có lẽ vì vậy mà trong hôn nhân người con gái sẽ làm chủ đối với việc cưới hỏi (hoặc nói theo cách của người đồng bào là bắt rể), khác hoàn toàn phong tục của
Tìm hiểu sử thi Đam San cũng thấy xuất hiện hình thức cưới hỏi này Chẳng hạn như cách nói đối đáp giữa nhà trai, nhà gái với thái độ khiêm nhường khi chuẩn bị cho việc hôn nhân Trong chi tiết H'Âng chị của Đam San mời khách ăn cơm bằng một cách nói, tự chê cơm rượu của nhà mình: "Mời các anh ăn cơm cho Cơm tôi có mùi mốc, nước tôi có mùi hôi, thịt gà diều bỏ rơi, và người nấu là một con vẹt, thật là một con vẹt diều tha " và ngược lại khách cũng chỉ ăn một ít rồi nói: "vì ở nhà chị nên tôi mới ăn nhiều như vậy Còn ở nhà tôi, một quả dưa chuột tôi
ăn đến ba năm Một quả dưa hấu tôi ăn đến ba đời" Nghệ thuật phóng đại trở thành khúc biến tấu độc đáo nhất để người Tây Nguyên thể hiện đời sống văn hóa của mình, qua những pho sử thi mang bề dày lịch sử
Trang 12Hoặc chỉ đơn giản trong những lời đối đáp trên, nghệ thuật này khiến người ta hiểu rằng: phải chăng đó là sự thử thách tình cảm chân thành bằng cách tự mình "bôi nhọ" vào mặt mình? Sau khi khách đã giữ lễ một cách khiêm tốn thì bấy giờ gia chủ mới thết đãi khách một bữa cơm thịnh soạn bằng rượu quý " đen thắm, thứ rượu chôn dưới đất đã tám năm " và cuối cùng mới tiến hành lễ cột rượu - treo chiêng của gia chủ nhằm bày tỏ lòng hiếu khách Bên cạnh đó, trong tục lệ cưới hỏi còn có
sự hiện diện của chiếc vòng đồng Đây là tín vật có ý nghĩa rất thiêng liêng, trọng đại mang tính chất đính ước, một lời giao kết để làm tin giữa nhà trai và nhà gái Trong khan Đam San và các sử thi, truyện cổ tích của người Tây Nguyên thường xuất hiện tục lệ này Những gì được người Tây Nguyên phản ánh qua hình thức văn học nghệ thuật, đều xuất phát từ cuộc sống, và nếp sinh hoạt văn hóa cho nên những tục lệ này tồn tại trong các sử thi, cũng là điều dễ hiểu
Dưới góc nhìn văn hóa, chúng ta có thể tiếp cận gần hơn tới giá trị đích thực của tác phẩm văn học Chính sự kết tinh của một nền văn hóa, của những giá trị văn hóa đã tạo nên phong cách riêng độc đáo, đậm đà cho người Tây Nguyên Hay nói cách khác "truyền thống văn hóa" Tây Nguyên là sự kết tinh của phong tục tập quán, lối sống - sinh hoạt, và cũng là cái nôi của sự hình thành, phát triển chất trí tuệ của người Tây Nguyên trong cộng đồng người Việt nói chung
Bàn về đời sống văn hóa quả không đơn giản, vì vốn dĩ, bản sắc văn hóa rất phong phú, đa dạng, mang nhiều giá trị về đời sống vật chất lẫn tinh thần Với người Tây Nguyên, như từng có đề xuất phương án lí giải, phải chăng, đó là một nền "văn hóa rừng" theo nghĩa: "rừng không chỉ
là tài nguyên, mà rừng là tất cả, là toàn bộ cuộc sống của họ, là chính bản thân họ" Rừng là không gian sinh tồn và còn là thời gian sinh tồn của người Tây Nguyên Chính điều này đã tạo nên những trang sử thi của một thời cổ đại oai hùng với lí tưởng thần thánh Đam San là vẻ đẹp, là niềm tự hào của người Êđê nói riêng và các tộc người trên dãy
Trang 13núi Trường Sơn nói chung
Với những gợi mở của vấn đề, chắc hẳn, việc tiếp cận đoạn trích được giới thiệu trong nhà trường và tác phẩm đặc sắc Đam San sẽ có thêm một hướng đi mới
CẢM NHẬN VỀ HÌNH ẢNH ĐĂM SĂN TRONG ĐOẠN TRÍCH "CHIẾN THẮNG
MƠ TAO, MƠ XÂY"
Đoạn trích "Chiến thắng Mtao-Mxây" không khép lại bằng cái chết mà
là sự tưng bừng của chiến thắng, sự lớn mạnh của một cộng đồng và uy danh vang dội của người anh hùng Đăm Săn Người anh hùng sử thi là trọng tâm miêu tả của bức tranh hoành tráng Tầm vóc lẫn chiến công của chàng trùm lên toàn bộ chiến công, toàn bộ thiên nhiên và xã hội Ê- đê
Trong quan niệm của người dân tộc Ê-đê, cuộc chiến từng đóng vai trò
là “bà đỡ lịch sử” khiến cho cộng đồng ngày càng phát triển, ngày càng
có cuộc sống ấm no, thịnh vượng Trong sự phát triển ấy, người anh hùng có vị trí hết sức lớn lao tầm cỡ Sau mỗi chiến công của người anh hùng là một lễ ăn mừng hoành tráng của cộng đồng để suy tôn, ca ngợi cũng như thể hiện niềm vui về sự no đủ, đông đúc mỗi ngày
Sau chiến thắng oanh liệt trước tù trưởng Mtao-Mxây, Đăm Săn đã trở thành người anh hùng giàu có, hùng mạnh nhất Tôi tớ theo về “đặc như bầy cà tong”, của cải đưa về “nhiều như ong đi chuyển nước” Tràn
ngập trong niềm vui, Đăm Săn đã cho toàn bộ tộc ăn mừng chiến thắng Tiếng tuyên bố mở hội dõng dạc vang vọng của chàng khiến cho khắp rừng núi âm vang trong không khí háo hức Cả cộng đồng người Ê-đê
và ngừơi Ê-ga được tái hiện sinh động đầy sức sống Và sừng sững
trong xã hội ấy, là nét đẹp vừa hoành tráng, vừa lãng mạn của người
Trang 14anh hùng Đăm Săn.
Nét đẹp được ghi nhận trước tiệc của Đăm Săn trong lễ ăn mừng chính
kà nét đẹp về ngoại hình và sức mạnh
Chàng được miêu tả với vẻ đẹp và sức mạnh của một vị thần Người
Ê-đê, Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi
cũng không lùi bước "Mình quấn chéo một tấm mền chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghêng ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như chim, bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc" Bằng nghệ thuật miêu tả, so sánh gần gũi, cụ thể với nhiều chi tiết hết sức sinh
động, kết hợp với nghệ thuật ttì hoãn sử thi và cách nói phóng đại sử thi, người dân Tây Nguyên đã biến người anh hùng của họ thành một vị thần với tất cả sức mạnh hội tụ từ núi rừng, vũ trụ Sức mạnh của chàng được so sánh với những gì mạnh nhất, đẹp nhất của thiên nhiên Vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ, trải qua bao cuộc chiến, Đăm Săn đã lớn lên và trở thành chiến thần Chàng có tất cả vẻ đẹp cũng như sức mạnh của thần linh qua trí tưởng tượng bay bổng kì diệu và lòng mến yêu vô hạn của người Tây Nguyên Không chỉ có sức mạnh dũng mãnh chàng còn có vẻ đẹp lãng mạn : “chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa, đầu đội khăn nhiễu, vai mang
mũ hoa, chàng ăn không biết no, uống không biết say, trò chuyện không biết chán” Toát lên từ câu chữ một chàng Đăm Săn hoà đồng vui vẻ Không hề phân biệt địa vị cao thấp giàu hèn Đăm Săn là biểu tượng cho hài hoà giữa cái đẹp dữ dội của núi rừng, vũ trụ với cái đẹp êm ả lãng mạn của tâm hồn người Tây Nguyên Cái đẹp ấy vừa có sự cao cả,
kì vĩ của người anh hùng lại vừa có nét kì diệu, đậm đà bản sắc Tây Nguyên
Không chỉ hiện lên với vẻ đẹp của sức mạnh và hình thể, Đăm Săn còn
Trang 15hiện lên trong lễ ăn mừng, ở vẻ đẹp của lòng tôn kính tổ tiên, thần linh, lòng hiếu khách, một tâm hồn thuỷ chung, phóng khoáng rộng rãi.
Sau chiến thắng, Đăm Săn không quên sai tôi tớ làm lễ cảm tạ tổ tiên và thần linh đã giúp cho chàng chiến thắng, đã giúp bộ tộc của chàng ngày một vững mạnh giàu có "Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu, rượu năm ché, trâu bảy con để dâng thần, rượu bảy ché, lợn thiến bảy con cầu cho ta được bình yên vô sự, nạn khỏi tai qua, lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp” Cách Đăm Săn sai tôi
tớ sắm đồ lễ cúng tế chứng tỏ lòng thành kính sâu sắc với thần linh, tổ tiên của chàng Nó cũng chính là tiếng nói tín ngưỡng của cả cộng đồng dân tộc Ê đê
Sau khi làm lễ tạ khấn thần linh, tổ tiên Đăm Săn đã mời tất cả anh em, bạn bè, tôi tớ ăn uống : “hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta, chúng ta sẽ mở tiệc ăn mừng năm mới…” Tiếng mời chào sang sảng như chính tấm lòng hào hiệp của chàng Đăm Săn Chàng đã thiết đãi bạn bè, dân làng bằng những vật chất đầy đủ sang trọng, bằng niềm vui thân ái, khiến cho “cả một vùng nhão ra như nước” vui tới mức “lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng, ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài bãi thì kêu inh ỏi suốt ngày đêm” Bạn bè của chàng đông đúc :
“Các cô gái đi lại vú đụng vú, các chàng trai đi lại ngực đụng ngực” Không khí ăn mừng như thế này bây giờ mới có Bởi bây giờ người Ê
đê mới có người thủ lĩnh anh hùng dũng cảm, hào hiệp đến thế Đó
chính là niềm tự hào sâu sắc của người dân Ê đê về vị tù trưởng Đăm Săn
Cách xây dựng hình tượng đẹp đẽ lớn lao của người anh hùng trong không khí đông vui nhộn nhịp, lớn mạnh của cộng đồng là một đặc
điểm nổi bật của sử thi Tây Nguyên Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối Qua người anh hùng ta thấy được sự