1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ, QUẬN 8, TP.HCM ĐẾN MÔI TRƯỜNG

40 1,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCMKHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ, QUẬN 8, TP.HCM ĐẾN MÔI TRƯỜNG Sinh viên th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM

KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ, QUẬN 8, TP.HCM ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thành Tài MSSV:0150100039

Cơ quan thực tập: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Cán bộ hướng dẫn: ThS Huỳnh Phan Thùy Trang

Giảng viên hướng dẫn: ThS Từ Thị Cẩm Loan

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM

KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA

KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ, QUẬN 8, TP.HCM ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thành Tài MSSV: 0150100039

ThS Huỳnh Phan Thùy Trang ThS Từ Thị Cẩm Loan

Trang 3

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2016

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã và đang giảng dạy tại trường ĐạiHọc Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM nói chung và Khoa Địa chất và Khoángsản nói riêng, đã giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình học tập tại trường Nhữngkiến thức mà em học được tại trường sẽ là nền tảng cho những bước tiếp theo trongcuộc sống, cũng như quá trình làm việc của em sau này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô ThS Từ Thị Cẩm Loan đãhướng dẫn và chỉ bảo em tận tình trong quá trình học tập và hoàn thành báo cáo thựctập tốt nghiệp

Chân thành cảm ơn chị Huỳnh Phan Thùy Trang cùng tập thể các anh chị

trong Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường TP.HCM đã nhiệt tình hướngdẫn và tạo điều kiện cho em tiếp xúc với công việc ngoài thực tế cũng như nhữnghiểu biết về công tác chuyên môn Trong suốt 8 tuần thực tập là khoảng thời giankhông dài, nhưng em đã học hỏi được rất nhiều điều từ các anh chị đang công tác tạiTrung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường TP.HCM Em xin gửi lời cám ơn chânthành nhất tới các anh chị đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tạiđây

Cuối cùng, em xin kính chúc toàn thể Ban lãnh đạo cùng tất cả cán bộ nhân viênTrung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường TP.HCM những điều tốt đẹp nhất, kínhchúc thầy cô Khoa Địa chất và Khoáng sản nói chung và cô Từ Thị Cẩm Loan luônthành công và nhiều sức khỏe để luôn dìu dắt những thế hệ sinh viên tiếp theo hoànthành tốt việc học tập

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Lê Thành Tài

Lớp: 01_ĐHĐC_MT Chuyên ngành: Địa chất môi trường

Đơn vị thực tập: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường TP.HCM

Thời gian thực tập: Từ 18/4/2016 đến 10/6/2016

1 Chấp hành nội quy, quy định của cơ quan

2 Ý thức học tập

3 Quan hệ, giao tiếp tại đơn vị

4 Đánh giá chung

Xác nhận của cơ quan, đơn vị thực tập Tp.HCM, ngày tháng năm 2016.

Cán bộ hướng dẫn

Trang 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM

KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Lê Thành Tài

2 MSSV: 0150100039 Lớp: 01_DHDC_MT

Chuyên ngành : Địa chất môi trường

Cơ quan, Đơn vị thực tập: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Tp.HCM

Cán bộ hướng dẫn: ThS Huỳnh Phan Thùy Trang

Giáo viên hướng dẫn: ThS Từ Thị Cẩm Loan

3 Nhận xét:

Đánh giá: điểm TP HCM, ngày … tháng … năm ……….

Giảng viên hướng dẫn

MỤC LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

TỔNG QUAN 2

1.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2

1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 6

1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 2 7

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH 7

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10

2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

CHƯƠNG 3 12

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12

3.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 13

3.2 CÁC VỊ TRÍ QUAN TRẮC CỦA HỆ THỐNG KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ 14

3.3 CÔNG TÁC KHẢO SÁT THỰC ĐỊA VÀ LẤY MẪU 15

3.4 KẾT QUẢ QUAN TRẮC HỆ THỐNG KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ 16

3.5 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 21

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

UNEP Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

QTMT Quan trắc môi trường

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND Ủy Ban Nhân Dân

Trang 9

DANH MỤC BẢN

Bảng 2.1 Thông số và phương pháp phân tích………11Bảng 3.1 Đánh giá khối lượng và tiến độ… ……….12

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí quan trắc chất lượng nước mặt kênh Đôi – kênh Tẻ 16Hình 3.2 Biểu đồ diễn biến giá trị pH thời điểm triều lớn, triều ròng tại kênh Đôi –kênh Tẻ các năm 2013, 2014, 2015 17Hình 3.3 Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD, BOD5 thời điểm triều ròng tại kênhĐôi – kênh Tẻ các năm 2013, 2014, 2015 18Hình 3.4 Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD, BOD5 thời điểm triều lớn tại kênh Đôi– kênh Tẻ các năm 2013, 2014, 2015 19Hình 3.5 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Coliforms thời điểm triều lớn, triều ròng tạikênh Đôi – kênh Tẻ các năm 2013, 2014, 2015 21

Trang 11

8, TP.HCM đang chịu nhiều sự tác động tiêu cực của con người, điển hình là hệthống kênh Đôi – kênh Tẻ đang ô nhiễm rất trầm trọng Nhằm tìm hiểu sâu về tìnhtrạng ô nhiễm môi trường nước mặt hiện nay, em quyết đinh chọn đề tài là “Đánhgiá tác động của kênh Đôi – kênh Tẻ, TP.HCM đến môi trường” trong đợt thực tậptốt nghiệp này cũng như cũng cố lại những kiến thức đã học về khả năng khảo sátthực địa, sử dụng các thiết bị đo đạc tại hiện trường, cách đọc và tổng hợp tài liệu

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển đơn vị

Chi cục Bảo vệ môi trường được thành lập theo quyết định số111/2004/QĐ/UB của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 23 tháng 4năm 2004 Chi cục Bảo vệ Môi trường có chức năng tham mưu cho Giám đốc SởTài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyềnban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề ánBảo vệ Môi trường tại Thành phố và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật,chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về Bảo vệ Môi trường do các cơ quan Nhànước ở Trung ương, Ủy ban Nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môitrường phê duyệt ban hành

Ngày 1/6/2004, Chi cục chính thức đi vào hoạt động tại trụ sở số 23 Trần Phú,P.4, Q.5

Ngày 5/8/2004, Chi cục tổ chức Lễ ra mắt và công bố các quyết định thành lậpcác tổ chức Đoàn thể như Chi bộ Đảng, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanhniên

Tháng 1/2005 Chi cục chuyển về trụ sở mới tại 137 bis Nguyễn Đình Chính,P.8, Q Phú Nhuận

Ngày 31/01/2012, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có quyết định số04/2012/QĐ-UBND về việc chuyển đổi mô hình tổ chức Chi cục Bảo vệ Môitrường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Theo đó chuyển đổi mô hình tổ chứcChi cục Bảo vệ Môi trường từ đơn vị sự nghiệp sang cơ quan quản lý Nhà nước trựcthuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; chuyển chức năng quản lý Nhà nước về Bảo

vệ Môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường sang Chi cục Bảo vệ Môi trường

Trang 13

1.1.2 Sơ đồ tổ chức đơn vị

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM

1.1.3 Lĩnh vực hoạt động của đơn vị

Chi cục Bảo vệ Môi trường có 5 phòng ban và 1 trung tâm trực thuộc Ngày31/01/2012, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quyết định số 459/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường trực thuộcChi cục Bảo vệ Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường có 4 phòng ban trực thuộc, baogồm: 2 phòng chức năng (phòng hành chính tổng hợp và phòng tư vấn dịch vụ), 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

PHÒNG THẨM ĐỊNH ĐÁNH

GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

PHÒNG THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

PHÒNG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

PHÒNG KẾ

HOẠCH TỔNG

HỢP

PHÒNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

PHÒNG HÀNH

CHÍNH TỔNG

HỢP

PHÒNG TƯ VẤN DỊCH VỤ

PHÒNG QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

PHÒNG HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trang 14

phòng quản lý dữ liệu (phòng hệ thống thông tin và dữ liệu môi trường) và 1 phòng

kỹ thuật (phòng quan trắc và phân tích môi trường)

Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường có chức năng nhiệm vụ sau:

Xây dựng, vận hành, quản lý mạng lưới quan trắc chất lượng môi trườngkhông khí, nước mặt, nước ngầm, đất trên địa bàn thành phố

Thực hiện dịch vụ phân tích về môi trường

Tham gia thức hiện công tác điều tra cơ bản trong lĩnh vực tài nguyên và môitrường

Xây dựng và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trườngthành phố

Thống nhất quản lý số liệu điều tra, quan trắc về chất lượng môi trường; xâydựng hệ thồng thông tin lưu trữ, cập nhật dữ liệu về chất lượng môi trường; lập bản

đồ ô nhiễm phục vụ yêu cầu thông tin và dự báo chất lượng môi trường

Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra môi trường, ứng phó các sự cố vềmôi trường trên địa bàn thành phố

Cung ứng dịch vụ và tư vấn về môi trường theo yêu cầu của các tổ chức, cánhân; tổ chức các lớp đào tạo, tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ về môi trường theoyêu cầu của các tổ chức và cá nhân

Nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ và hợp tácquốc tế trong lĩnh vực phân tích, quan trắc, giám sát môi trường

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm

vụ được giao theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá Nhưng do sự phát triển nhanhcủa nền kinh tế nên đã gây ra một hậu quả ảnh hưởng đe dọa trực tiếp đến sự đadạng sinh học cũng như sức khỏe của con người Mặt khác, đây cũng là nguyênnhân hủy hoại tài nguyên nước của nước ta

Trang 15

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước,nơi thu hút nguồn nhân lực dồi dào Trong quá trình mở rộng hợp tác và phát triểnkinh tế, thành phố không ngừng nổ lực cải thiện và bảo vệ môi trường song vẫn cònnhiều hạn chế Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch đang là một vấn đề lớn và khó giảiquyết của các ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung

Kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong hoạt độnggiao thông đường thủy; phát triển giao thương, tiêu thoát nước nhằm hạn chế tìnhtrạng ngập úng; điều hòa không khí và làm sạch môi trường Tuy nhiên, hiện nay doảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội nên các kênh rạch trên địa bàn Quận

8, TP.HCM đang chịu nhiều sự tác động tiêu cực của con người, điển hình là hệthống kênh Đôi – kênh Tẻ đang ô nhiễm rất trầm trọng, thậm chí có đoạn kênh rác

đã ngập dày đặt đến mức có thể đi bộ ngang qua, nước có màu đen, rác ứ đọng dọccon kênh, nước kênh bóc mùi hôi thối gây khó chịu, không một loài sinh vật nào cóthể sinh sống được do chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều nguồn tác động trên toànlưu vực, nguồn ô nhiễm chủ yếu là do nước thải sinh hoạt và hoạt động sản xuấtcông nghiệp, các hoạt động giao thông thủy cùng với một lượng rác thải rất lớn từcác hộ dân sống trên kênh và các bến ghe thuyền neo đậu trên kênh đã thải trực tiếpxuống dòng kênh Gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân dọc tuyến kênh, gây

ra các mầm bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân xung quanh, gâymất cảnh quan đô thị, gây ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông thủy

Trước hiện trạng ô nhiễm rất trầm trọng của tuyến kênh này, Ủy ban nhân dânQuận 8 cũng đã đẩy mạnh công tác kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn và đã góp phầncải thiện chất lượng môi trường nước trên địa bàn Quận 8 Nhưng vào nhữngkhoảng thời gian trở lại đây, hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ ô nhiễm ngày càng trầm

trọng, mà nguồn ô nhiễm chính đó là nước thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất

công nghiệp, rác thải của các bến tàu thuyền và những hộ dân sống ven bờ Nhằmtheo dõi diễn biến mật độ ô nhiễm hệ thống kênh, cũng như đánh giá diễn biến chấtlượng nước các năm gần đây (năm 2013, 2014, 2015) của hệ thống kênh Đôi – kênh

Tẻ với mục đích tìm cách cải tạo và phục hồi môi trường nước hiệu quả nhất trong

Trang 16

tình trạng báo động ô nhiễm kênh, rạch TP.HCM hiện nay Vì vậy việc khảo sát cácthông số pH, BOD5, COD, Coliforms là cực kì quan trọng

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá diễn biến chất lượng nước các năm 2013, 2014, 2015 và đề xuất cácbiện giảm thiểuô nhiễm hiện nay ở hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ, Quận 8, TP.HCMRèn luyện kỹ năng thực hành: phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu, tổnghợp số liệu, viết báo cáo cho sinh viên

1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong phạm vi hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ, Quận 8,TP.HCM

1.4.2 Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá diễn biến chất lượng nước kênh Đôi – kênh Tẻ, TP.HCM

1.5 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

Làm cơ sở định hướng cho đề tài đồ án tốt nghiệp

Trang 17

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH

+ Quan trắc môi trường (QTMT) là một quá trình đo đạc thường xuyên một

hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của các thành phần môitrường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quytrình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và

có thể đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường

(Nguồn: Luật bảo vệ môi trường năm 2014)

+ pH

pH là đại lượng đặc trưng cho tính axit hay kiềm trong mẫu nước Sự thay đổi

pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các chất có tính axit hoặc kiềm, sựphân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO4-2, NO3-,

Giá trị pH được thể hiện theo thang đo từ 0 – 14, trong đó pH= 7 được xem là pHtrung tính, nhỏ hơn 7 là có tính axit, lớn hơn 7 là tính kiềm

(Nguồn: TCVN 6492:1999)

+ COD

Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand) là lượng oxycần thiết cho quá trình oxy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước bằngphương pháp hóa học

(Nguồn: TCVN 6186:1996)

+ BOD

Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD – Biochemical Oxygen Demand) là lượngoxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước bằngphương pháp sinh học

(Nguồn: TCVN 6001-1:2008)

Trang 18

+ Coliform

Vi khuẩn coliform: Là các sinh vật có khả năng sinh trưởng hiếu khí ở nhiệt

độ hoặc 350C ± 0,50C hoặc 370C ± 0,50C trong một môi trường nuôi cấy có lactozathể lỏng, kèm theo việc tạo thành axit và sinh khí trong vòng 48h

(Nguồn: TCVN 6187-2:1996)

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trườngvới các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môitrường và phát triển bền vững Mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường là cung cấpcác đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường, phục vụ xây dựng báo cáo hiệntrạng môi trường, cảnh báo các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suythoái môi trường và xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việclưu trữ, cung cấp, trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế

Vào khoảng năm 1973, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Khí tượngThế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã cùng hợptác nhằm thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường toàn cầu (GEMS- GlobalEnvironmental Monitoring System) để thu thập các thông tin về môi trường nền củaThế giới Ở khu vực Châu Á, mạng lưới giám sát môi trường của các nước trongkhu vực ASEAN đã hoạt động Ở quy mô quốc gia, thì hầu hết các nước côngnghiệp phát triển và đang phát triển như: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, CHLB Đức,Canada, Hà Lan, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippine, Trung Quốc, Nga,Mianma đều đã thiết lập mạng lưới giám sát chất lượng môi trường

Ở nước ngoài, ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề cực kì quan trọng vàluôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia Vì thế trong lĩnh vực nghiêm cứu

về chất lượng nước mặt đã được triển khai từ rất lâu và rất được chú trọng Trong

đó có các tài liệu nghiên cứu như:

+ “River water quality and pollution” của tác giả John Wright đã viết rất kỹ về

chất lượng nước sông, kênh rạch và hiện trạng ô nhiễm hiện nay, tác giả cũng đãtrình bày rất rõ về nguyên nhân và các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước

Trang 19

hiện nay (các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp), những tác hại của các hoạtđộng này đến chất lượng nguồn nước, nồng độ hóa học của một số chất trong nướcsông, kênh rạch để đánh giá một cách chính xác nhất về chất lượng nước sông, suốihiện nay.

+ “Monitoring and Assessing Water Quality” của Government of Western

Australia đã trình bày chi tiết về công tác giám sát và đánh giá chất lượng nước baogồm các công tác như: lấy mẫu nước mặt và nước ngầm, phân tích các mẫu nướctrong phòng thí nghiệm hoặc ở ngoài hiện trường trên toàn khu vực phía tây nước

Úc, xử lý số liệu phân tích được để đánh hiện trạng chất lượng nước hiện tại theothời gian và không gian, từ đó có thể quản lý tài nguyên nước một cách tốt nhất cóthể

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 1993 ra đời, Việt Nam đã từng bước hìnhthành và xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát môi trường trên quy mô toàn quốcdựa vào những điều kiện thuận lợi về tài chính - kỹ thuật - nguồn nhân lực và hợptác quốc tế, thông qua việc tiếp thu các kinh nghiệm về xây dựng mạng lưới quantrắc môi trường quốc gia một cách chính quy và hiện đại

Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch là một vấn đề rất lớn và rất khó giải quyết củacác ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung Theo thống kê cho thấy,chỉ năm tuyến kênh chính của khu vực vực nội thành đã có hơn 20 nghiền hộ dânđóng cọc Các hộ này mỗi ngày thải vào hệ thống kênh, rạch của thành phố hàngtrăm tấn rác thải và 70000 m3 nước thải các loại chưa qua xử lý Do đó, công tácgiám sát và đánh giá chất lượng nước kênh rạch luôn được các ban ngành chức năng

ưu tiên hàng đầu và các báo cáo giám sát chất lượng môi trường đều được thực hiệnđúng định kì của các cơ quan chức năng chức năng như: “Báo cáo hiện trạng chấtlượng môi trường TP.HCM” của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM thực hiệntrong mỗi quí của năm, “Báo cáo giám sát và đánh giá hiện trạng chất lượng môitrường địa bàn Quận 8” của Trung tâm tư vấn và dịch vụ tài nguyên và môi trườngthực hiện Ngoài ra, còn có các nghiên cứu của T.S Hoàng Thị Thanh Thủy, ThS

Từ Thị Cẩm Loan về đề tài “Nghiên cứu địa hóa môi trường một số kim loại nặng

Trang 20

trong trầm tích sông rạch TP Hồ Chí Minh” đã trình bày rất rõ về sự tích lũy củacác kim loại nặng trong trầm tích kênh rạch TP.HCM và hiện trạng ô nhiễm nghiêm

trọng hiện nay, “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước TP Hồ Chí Minh” của

Phân viện công nghệ mới và Bảo vệ môi trường đã nêu ra chất lượng nước các sôngkhu vực TP Hồ Chí Minh bị tác động rõ rệt do các nguồn gây ô nhiễm do hoạt độngsinh hoạt, công nghiệp, nông, ngư nghiệp, thủy lợi, tạo ra sự biến đổi rất mạnh vềmức độ ô nhiễm theo không gian và thời gian

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tổng quan khu vực nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cư

khu vực kênh Đôi – kênh Tẻ

- Xây dựng sơ đồ vị trí lấy mẫu nước của hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ

- Đánh giá diễn biến chất lượng nước theo thời gian (năm 2013, 2014, 2015)

của hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ

2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.1 Phương pháp thu thập tài liệu.

- Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến khu vực kênh Đôi – kênh Tẻ (đặc điểm

tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cư ) và kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạchcác năm của các cơ quan chức năng (các số liệu quan trắc, vị trí quan trắc, tần suấtlấy mẫu, các thông số quan trắc )

- Thu thập tài liệu về các nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu (trong

và ngoài nước) và các thông tin liên quan về đánh giá chất lượng nước để phục vụcho công tác tham khảo qua các bài luận văn, bài giám sát môi trường, qua internet

- Các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu, phương pháp xác định cácthông số quan trắc và qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - QCVN08:MT-2015/BTNMT (cột B2) để dựa trên đó đánh giá chất lượng nước

2.5.2 Phương pháp khảo sát thực địa và lấy mẫu

Ngày đăng: 07/08/2016, 20:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Báo cáo giám sát và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường địa bàn Quận 8 năm 2014, Trung tâm tư vấn và dịch vụ tài nguyên và môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo giám sát và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường địa bàn Quận 8năm 2014
[3] Hoàng Thị Thanh Thủy, Từ Thị Cẩm Loan, Nguyễn Như Hà Vy , Nghiên cứu địa hóa môi trường một số kim loại nặng trong trầm tích sông rạch TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 10, số 01-2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứuđịa hóa môi trường một số kim loại nặng trong trầm tích sông rạch TP. Hồ ChíMinh
[4] John Wright, River water quality and pollution, Environmental Chemistry, p.285 Sách, tạp chí
Tiêu đề: River water quality and pollution
[5] Lê Trình, Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng TP Hồ Chí Minh, ngày 21.05.2008, Phân viện công nghệ mới và Bảo vệ môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượngnước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùngTP Hồ Chí Minh
[7] Wesite: http://hepa.gov.vn/content/home.php, Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM Link
[1] Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường TP.HCM năm 2015. Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Khác
[5] Thông tư quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường – Số: 21/2012/TT-BTNMT Khác
[6] Tiêu chuẩn chất lượng nước – lấy mẫu – Phần 6: hướng dẫn lấy mẫu ở song và suối - TCVN 6663-6 : 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w