Tài liệu là dàn ý phân tích chi tiết đặc sắc nghệ thuật trào phúng được thể hiện bởi Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" nói riêng và tiểu thuyết "Số đỏ" nói chung, giúp học sinh nắm rõ phương pháp phân tích và cảm nhận để đạt kết quả ôn tập cao.
Trang 1Đề 2: Phân tích nghệ thuật trào phúng của trích đoạn “Hạnh phúc của một tang gia”:
Dàn ý
A Mở bài:
- Hạnh phúc của một tang gia là tựa đề chương XV của tiểu thuyết Số đỏ Ở chương này, Vũ Trọng Phụng miêu tả đám tang của cụ cố tổ, qua đó dựng lên một màn hài kịch với mâu thuẫn trào phúng, chân dung biếm hoạ có giá trị tố cáo sâu sắc Làm nên giá trị của chương XV chính là nghệ thuật trào phúng độc đáo của Vũ Trọng Phụng
B Thân bài:
1 Thuật ngữ nghệ thuật trào phúng:
- Trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn và tổ chức truyện làm nổi bật mâu thuẫn
( Nghệ thuật trào phúng” là nghệ thuật tạo tiếng cười mang ý nghĩa đả kích, lên án, vạch trần bản chất xấu xa của đối tượng Tiếng cười chỉ xuất hiện khi phát hiện ra những mâu thuẫn trái với tự nhiên rồi phóng đại lên để gây cười.)
- Trong đoạn trích, nghệ thuật trào phúng được thể hiện qua cách xây dựng mâu thuẫn trào phúng, tình huống trào phúng, mô tả chân dung trào phúng, cảnh trào phúng và giọng điệu, ngôn từ
2 Mâu thuẫn trào phúng trong đoạn trích:
Trang 2- Cuối chương XIV, theo lời nhờ vả của ông Phán, cháu rể cụ cố tổ, Xuân tóc đỏ đã chào ông Phán mọc sừng Lời chào đó đã khiến cụ cố tổ tức uất ức vì có cô cháu gái hư hỏng và lên cơn bệnh đến nỗi sắp chết
- Xuân sợ hãi bỏ chạy như một thằng ăn cắp Nhưng mọi người lại tưởng hắn là thầy thuốc chính hiệu vì giận nên đã quên hết lương tâm nghề nghiệp
-Trong khi Xuân sợ hãi trốn tránh cả gia đình cụ cố tổ lại mang ơn Xuân vì làm cho cụ cố tổ chết Cái chết của cụ đáp ứng sự chờ mong của mọi thành viên trong gia đình, vì từ đây họ có thể chia nhau cái gia tài kếch xù Như vậy, một kẻ có tội như Xuân ngờ đâu lại trở thành có đại công với gia đình Xuân càng trốn chạy sợ tội thì danh dự lại càng to thêm
Thật là đáng nực cười, đúng như tác giả viết, đó là một bài học cho những kẻ nào dám bảo một người như Xuân là con nhà hạ lưu, ma cà bông, vô học, vô lại, nhặt ban quần, v.v…
- Mâu thuẫn trào phúng còn thể hiện ngay trong tựa đề của chương này Hạnh phúc của một tang gia Tang gia gắn với đau khổ, mất mát nhưng ở đây lại diễn ra nghịch cảnh, mọi người trong đều hạnh phúc, mà niềm hạnh phúc ấy lại diễn ra muôn màu muôn vẻ :
+ Cụ cố Hồng vốn hiếu danh, thích được già để mọi người gọi là cố, sung sướng tưởng tượng ra cảnh được mặc áo xô gai, chống gậy lụ khụ, vừa ho khạc, vừa khóc
mếu, để được khen : “Úi kìa, con giai nhớn đã già thế kia à !”.
+ Vợ chồng Văn Minh và ông Typn vui mừng vì đây là dịp tốt để lăng xê các mốt quần áo tang và tờ chúc thư đã đi vào thực hành
Trang 3+ Ông Phán nhận thấy cái sừng có giá trị vì ông sẽ được thêm vài nghìn đồng trong phần chia gia tài
+ Cô Tuyết sung sướng có dịp mặc bộ váy ngây thơ, để chứng tỏ mình còn trong trắng và thể hiện khuôn mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt
+ Cậu Tú tân, nhân dịp này chứng minh hiệu quả của máy ảnh
- Cái chết của cụ cố tổ không chỉ làm cho người trong gia đình cụ cố Hồng vui sướng mà còn mang hạnh phúc đến cho những người ngoài gia đình:
+ Cảnh sát bỗng có việc làm và có tiền
+ Bạn bè của cụ cố có dịp khoe các huy chương và đủ kiểu râu ria
+ Gia đình, phố phường tưng bừng huyên náo như ngày hội
+ Bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thoả thích…
+ Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma…
Với những mâu thuẫn trên, đặc biệt là việc miêu tả tỉ mỉ niềm hạnh phúc của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ, Vũ Trọng Phụng đã lột bộ mặt thật của xã hội lố lăng, chuộng hình thức, không chút tình người, vạch chân tướng của những hạng người mang danh thượng lưu trí thức, văn minh nhưng thực chất là cặn bã đạo đức giả, chưa kể đến việc lợi dụng đám tang
để giải quyết việc hôn nhân cho cô Tuyết hòng xoa đi tiếng xấu hư hỏng một nửa của cô
3 Chi tiết trào phúng
- Để tô đậm ý nghĩa trào phúng, nhà văn đã xây dựng và chọn lọc được nhiều chi tiết ấn tượng :
Trang 4+ Đó là cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to nhưng tất cả mọi người đi đưa
ma không hề có ai quan tâm đến người chết mà trò chuyện về vợ con, nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới mua; chọc ghẹo, cười tình hoặc bình phẩm, chê bai nhau
Miêu tả hình thức đám tang với mọi nghi thức long trọng, tác giả làm nổi bật lên cái cần có mà lại không có của đám tang này là tình người
+ Đám người trẻ la ó, cậu Tú tân điên người, bà Văn Minh sốt ruột, ông Typn bực mình… Mọi người điên lên
Hoá ra người ta sốt ruột không vì người chết mà vì cái xác chết ấy sao không mau chóng được chôn để họ được hưởng Hạnh phúc của một tang gia
+ Mỉa mai thay là cảnh cậu Tú tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình : người phải chống gậy, gục đầu, người phải lau nước mắt…
Nếu coi đoạn trích là một tấn bi hài kịch thì mỗi người là một vai hề có trình độ
+ Cuối cùng phải nói đến cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân Mỉa mai thay, đúng lúc xót thương lên đến cao đọ cũng là lúc ông Phán tranh thủ thanh toán sòng phẳng số tiền thuê Xuân bằng cách dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư…
4 Ngôn ngữ trào phúng, bút pháp phóng đại :
- Kết hợp những ngôn từ trái ngược nhau trong một câu văn để làm bật lên sự vô nghĩa lý của cuộc đời:
+ Gọi nhà đám là “bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ”.
Trang 5+ Miêu tả : “Thật là một đám to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…!”
III Kết luận
- Đám tang cụ cố tổ đã được miêu tả bằng một nghệ thuật trào phúng điêu luyện khiến cho người ta phải mỉ m cười nhưng là nụ cười xót xa cho sự lừa dôi Đoạn trích đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của giới thượng lưu đương thời