Các mặt cắt đường với muôn hình vạn dạng rất khó để chúng ta có thể tính toán kể cả quy đổi về các hình đơn giản 2.. Khối lượng công việc rất nhiều nhất là đối với các mặt cắt đắp cao và
Trang 1HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM TÍNH PHÂN LỚP ĐẮP
I. SƠ LƯỢC VỀ PHẦN MỀM
Chào các bạn!
Việc tính toán và in ấn phân lớp đắp K95(K98) khi làm hoàn công là một công việc tốn rất nhiều “mồ hôi và nước mắt” của kỹ sư thi công đường vì rất nhiều lý do:
1. Các mặt cắt đường với muôn hình vạn dạng rất khó để chúng ta có thể tính toán kể
cả quy đổi về các hình đơn giản
2. Các yêu cầu đối với các công trình khác nhau là rất khác nhau (TVGS có thể yêu cầu chúng ta đắp 15, 20 hay 30cm…)
3. Do yêu cầu thoát nước đặc thù của công trình mà độ dốc khi đắp cũng có thể thay đổi theo quan điểm của từng kỹ sư TVGS
4. Khối lượng công việc rất nhiều (nhất là đối với các mặt cắt đắp cao và mặt bằng rộng) hay đôi khi là lắt nhắt với các mặt cắt có địa hình phức tạp
Mình gửi các bạn phần mềm “Tính toán phân lớp đắp trên Autocad - xuất kết quả sang excel” với một số tính năng như sau:
1. Tính toán các thông số của các lớp đắp trên autocad
2. Vẽ các đường phân lớp và ghi tên lớp, cao độ và khoảng cách các điểm của lớp trên bản vẽ
3. Xuất các thông số đã tính toán trên autocad (tên lớp, diện tích, bề rộng, cao độ, khoảng cách tới tim) của các cọc sang excel (có thể tính toán nhiều mặt cắt và xuất
ra 1 file excel duy nhất để tiện quản lý)
4. Phần mềm có rất nhiều tùy biến như: Chiều dày phân lớp, độ dốc ngang của 2 phía mặt đường có thể thay đổi, có thể lựa chọn in ra cao độ , khoảng cách tới tim của các mặt cắt hoặc không…
Sau đây là hướng dẫn sử dụng chi tiết:
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHI TIẾT PHẦN MỀM
1. Hướng dẫn cài đặt:
Các bạn download phần mềm về sau đó rải nén theo đường dẫn: C:\Phan lop dap Khởi động Autocad, gõ lệnh AP sau đó tìm đường dẫn đến C:\Phan lop dap, chọn
2 file PLD.dvb và PLD.lsp
Trước khi khởi động phần mềm các bạn phải tạo ra đường bao cho các phân lớp (đường bao thiết kế)
Gõ lệnh PLD ↵, phần mềm sẽ hiện lên giao diện như sau:
Người phát triển: nttrung111191@gmail.com
Trang 2Giới thiệu giao diện cho phần mềm:
Người phát triển: nttrung111191@gmail.com
Trang 32. Diễn giải các thông số:
2.1.Chọn trắc ngang, điểm tim thiết kế và cao độ tim thiết kế ở đây có 1 lưu ý các đối tượng như tên trắc ngang, cao độ tim thiết kế phải là đối tượng Text (Không phải Mtext) nếu các đối tượng này là Mtext bạn phải phá khối chuyển thành Text
2.2.Bề dày phân lớp tính theo đơn vị m
2.3.Chọn độ dốc cho phân lớp với lưu ý: độ dốc ra ngoài mang dấu dương (đối với cả bên trái và bên phải) dấu âm dốc vào trong tim đường
2.4.Lựa chọn các thông số in ra trên bản vẽ: Tên của phân lớp là mặc định bạn có thể lựa chọn in ra cao độ, khoảng cách tới tim của các điểm trên phân lớp hoặc cả 2 2.5.Sau khi xác định các thông số cho mặt cắt xong các bạn tiến hành tính toán bằng cách lần lượt bấm vào các nút bấm “chọn thông số cho…” như hướng dẫn Lưu ý đối tượng Pline đường bao phải là đối tượng “LWPOLYLINE” với một số phiên bản cũ có đối tượng “2DPOLYLINE” nếu chọn vào sẽ phát sinh lỗi Giải pháp ở đây bạn sử dụng lệnh CONVERTPOLY để chuyển từ “2DPOLYLINE” sang
“LWPOLYLINE” (lưu ý hoạt động tạo PLINE đường bao phải thực hiện trước khi
gõ lệnh PLD)
2.6.Các kết quả in ra sẽ bao gồm thông số cho mặt cắt hiện tại và các mặt cắt đã được tính toán (để tiện kiểm tra xem đã làm đến mặt cắt nào rồi)
2.7.Bây giờ các bạn có thể xuất kết quả ra excel và thực hiện 1 số thao tác khác như tính toán lại từ đầu hay thoát phần mềm
Kết quả trên excel phân ra từng phía của mặt cắt (mặt cắt A bên trái, mặt cắt A bên phải, mặt cắt B bên trái… ) rất tiện cho các bạn sử dụng excel để lọc dữ liệu
Chi tiết các bạn có thể tham khảo 2 video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=mZZJ_u65C8Y
https://www.youtube.com/watch?v=mrQfQ39N63Y
Chúc các bạn làm việc hiệu quả Cảm ơn các bạn đã theo dõi
Người phát triển: nttrung111191@gmail.com