Tỏ chức và đào tạo nhân lức
Assigment Tổ chức & đào tạo nhân lực Họ tên: Trần Tùng Sơn MSV: PH01493 Lớp PB08105 Môn học : Tổ chức & Đào tạo nhân lực Cao đẳng thực hành FPT polytechnic I. Lịch sử phát triển và hình thành . Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Trong lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc Ninh Bình là một vùng đất địa linh nhân kiệt, trong công cuộc chống giặc ngoại xâm nơi đây đã sinh ra rất nhiều anh hùng hào kiệt, nổi bật trong số những vì sao tinh tú ấy chính là Đại thắng minh Hoàng Đế - Đinh Tiên Hoàng, người đã dẹp tan loạn 12 sứ quân lên ngôi Hoàng Đế, lập ra nước Đại Cồ Việt Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Về Địa lý Ninh Bình là một Tỉnh nằm ở cực nam miền Bắc thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ - Việt Nam. Theo quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế thì Ninh Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng ngõ miền bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía bắc là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa giữa lưu vực sông hồng với sông Mã , giữa đồng bằng bắc bộ với vùng núi rừng núi Tây Bắc Công ty TNHH một thành viên xi măng Vicem Tam Điệp là thành viên của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), Nhà máy sản xuất của Công ty được xây dựng trên địa bàn Xã Quang Sơn, Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía nam và cách quốc lộ 1A 1,5 km về phía tây. Công nghệ sản xuất của Nhà máy theo phương pháp khô, với dây chuyền lò quay mới, tháp trao đổi nhiệt 2 nhánh 5 tầng kiểu SLC - D do hãng FLSmidth (Vương quốc Đan Mạch) thiết kế, cung cấp thiết bị, giám sát xây dựng và giám sát lắp đặt. Đây là dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, với công nghệ nghiền riêng biệt Clinker và phụ gia, giúp chủ động hoàn toàn trong việc kiểm soát mác xi măng. Công nghệ sản xuất hiện đại, tự động từ khâu phối liệu Clinker đến công đoạn nghiền xi măng và hệ thống đóng bao hoàn toàn tự động. Công nghệ sản xuất của Nhà máy theo phương pháp khô, với dây chuyền lò quay mới, tháp trao đổi nhiệt 2 nhánh 5 tầng kiểu SLC - D do hãng FLSmidth (Vương quốc Đan Mạch) thiết kế, cung cấp thiết bị, giám sát xây dựng và giám sát lắp đặt. Đây là dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, với công nghệ nghiền riêng biệt Clinker và phụ gia, giúp chủ động hoàn toàn trong việc kiểm soát mác xi măng. Công nghệ sản xuất hiện đại, tự động từ khâu phối liệu Clinker đến công đoạn nghiền xi măng và hệ thống đóng bao hoàn toàn tự động. Sản phẩm Xi măng và Clinker của công ty với ưu thế mác cao và chất lượng ổn định theo tiêu chuẩn quốc tế chính vì vậy đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Nhà máy xi măng Vicem Tam điệp có công xuất 1,4 triệu tấn Cliker/năm. sản phẩm của Công ty bao gồm: - Ckinker CPC40; CPC50 theo tiêu chuẩn TCVN 7024:2002 - Xi măng PCB30; PCB40 theo tiêu chuẩn TCVN 6260:2009 - Xi măng PC40; PC50 theo tiêu chuẩn TCVN 2682:2009 - Xi măng chuyên dụng xây trát cao cấp MC25 theo TCCS -5.22-2009, TCXDVN 324:2004 - Xi măng Poóc lăng bền sunfat PCRS40 TCVN 6067:2004 hoặc tiêu chuẩn Mỹ ASTM C150/C150M-09. * Nét đặc thù vượt trội của sản phẩm xi măng Tam Điệp đó là dư mác rất cao so với tiêu chuẩn quy định. Với cùng một chi phí sản xuất nhưng so với một số Công ty xi măng khác, hoạt tính cường độ của Clinker và cường độ 28 ngày của xi măng Vicem Tam Điệp luôn vượt mác quy định khoảng 10N/mm 2 . * Hoạt tính cường độ của Clinker ra lò đạt trung bình 58,4N/mm 2 , clinker xuất xưởng đạt 58,4N/mm 2 . Để có được ưu thế vượt trội trên, ngoài đặc tính nguồn nguyên liệu tốt và ổn định tại địa phương, phải kể đến hệ thống thiết bị công nghệ đồng bộ, hiện đại, khả năng điều khiển và kiểm soát quá trình mà tiêu biểu là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản của Công ty. Độ dư mác cao luôn được Công ty duy trì lâu dài nhằm tạo nên nét đặc thù của sản phẩm xi măng Vicem Tam Điệp trong lòng khách hàng. 1. Những đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn lực Đặc điểm về lao động Đặc thù chung của nghành sản xuất xi măng đó chính là sự đa dạng hóa về nghành nghề trong mỗi công ty sản xuất xi măng , kéo theo đó là trình độ lao đông vì vậy nó cũng là một trở ngại cực lớn cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bởi nó đòi hỏi ban lãnh đạo cần phải thiết kế các khóa đào tạo khác nhau để phù hợp với nghành nghề và trình độ chuyên môn của mỗi người - Đối với lao động trực tiêp Nhìn chung ở bộ phận lao động trực tiếp có sự đa dạng hóa rất lớn về nghành nghề , toàn công ty có khoảng 350 công nhân thì có đến gần 60 bộ phận khác nhau , đây là một thách thức đối với những người làm công tác đào tạo , bởi họ cần thiết kế một chương trình đào tạo phù hợp với mỗi nghành nghề , mỗi bộ phận mà phải đảm bảo được sự tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được kết quả tốt . - Đối với lao động gián tiếp Là một công ty lớn với tôn chỉ tạo dựng một bộ máy làm việc linh hoạt với những con người ưu tú đối với những lao động gián tiếp ngoài việc được đào tạo bài bản đối với nghành nghề tương ứng tại các trường học thì đòi hỏi mọi người cần phải cứ sự thích ứng cao trong công việc họ phải biết tự làm mới mình , gắn mục tiêu của mình vào tổ chức , không ngừng học hỏi phấn đấu nỗ lực hết mình vì công việc - Trình độ lao động Với gần 60 bộ phận khác nhau với yêu cầu về trình độ khác nhau nên có sự phân hóa rất lớn về trình độ lao động vậy thách thức đối với những người làm công tác đào tạo là cần phải thiết kế các chương trình đào tạo khác nhau phù hợp với trình độ lao động của mỗi bộ phận khác nhau. - Đặc điểm về sản phẩm Trong một xã hội không ngừng đổi mới và thị trường xi măng Việt nam đang gặp rất nhiều khó khăn tác động VD: sự xâm lấn của một số nhãn hiệu xi măng nước ngoài tiêu biểu là từ trung quốc , nghành xi măng chúng ta cũng đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu ra các nước khác đặc biệt là châu âu . Ngoài ra chiếm lĩnh thị trường xi măng trong nước cũng là một vấn đề nan giải bởi iện ở Việt Nam có rất nhiều nhà máy xi măng mọc lên Chính vì lẽ đó hai yếu tố công nghệ và chất lượng sản phẩm chính là vấn đề cốt lõi cho sự phát triển chung của doanh nghiệp để có được một sản phẩm tốt đáp ứng được mọi tiêu chuẩn mà thị trường các nước đưa ra công ty phải có sự đầu tư mạnh về công nghệ , cơ sở hạ tầng đào tạo nhân viên để các nhân viên phù hợp với quy trình làm việc mới , công nghệ mới II. Xác định nhu cầu đào tạo Kể từ bảng dữ liệu, ta xác định được nhu cầu đào tạo lao động tại doanh nghiệp X như sau: Số lao động cần đào tạo bằng số lao động cần tuyển thêm + số lao động tăng do chuyển đổi công việc. - Số lao động cần tuyển thêm được xác định như sau: ((7) = (2) – ((3) - (4) + (5) – (6)) Nếu (7) > 0: điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần tuyển thêm lao động cho vị trí tương ứng Nếu (7) < 0: điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần giảm bớt lao động tại vị trí tương ứng. - Số lao động cần đào tạo được tính toán như sau: (8) = (7) + (5). Nếu (8) > 0: doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo nhân viên ở vị trí tương ứng. Nếu (8) < 0: bên cạnh việc từ chối nhận thêm số lao động dự tính chuyển đổi công việc vào vị trí tương ứng, doanh nghiệp còn cần cắt giảm một lượng lao động đúng bằng giá trị đã tính toán được ở ô thuộc cột (8) đó. Cụ thể: Trong bài toán này, đối với trường hợp của công nhân đóng bao: Số lao động cần cắt giảm là 7 người. Như thế, thay vì nhận toàn bộ số lao động dự tính (10 người) chuyển đổi công việc sang bộ phận đóng bao, bộ phận này chỉ còn có thể nhận được 3 người. Và, chính 3 người mới nhận vào này là 3 người phải tiến hành đào tạo. Tổng kết lại, ta thu được bảng như sau: Công việc Số LD kế hoạch Số LD hiện tại Số LD có thể nghỉ việc Số LD dự định chuyển đổi công việc Số LD cần tuyển / cắt giảm Số LD cần đào tạo Tăng Giả m 1 2 3 4 5 6 7 8 Công nhân vận hành 110 100 10 11 30 39 50 Công nhân đóng bao 15 20 7 10 1 -7 3 Công nhân điện 250 200 40 0 20 110 110 Công nhân cơ khí 25 15 3 10 0 3 13 Tổng 400 335 60 31 51 145 176 Tóm lại, tổng nhu cầu đào tạo của công ty X là: 176 người, trong đó: có 50 công nhân vận hành, 3 công nhân đóng bao, 110 công nhân điện và 13 công nhân cơ khí. III. Thiết kế chương trình đào tạo 1. Xác định mục tiêu, nội dung của mỗi khóa học Cũng giống như bất cứ hoạt động xã hội nào hoạt động đào tạo cần hướng đến mục tiêu đào tạo nhất định phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và nguyện vọng của mỗi cá nhân Đối tượng đào tạo là con người và do đó mục đích đào tạo chung là hướng tới sự hình thành nhân cách , phát triển nghề nghiệp phát triển nhân cách con người thích hợp với từng giai đoạn thay đổi của tổ chức Trên cơ sở xác định mục tiêu đào tạo chung từ đó sẽ hình thành nên các mục tiêu đào tạo cụ thể cho từng giai đoạn từng khóa học khác nhau Mục tiêu phát triển kiến thức và kỹ năng trong quá trình đào tạo được thể hiện : Kiến thưc Kỹ năng 1. Biết: nhận biết các tri thức thông qua quá trình tri giác từ đó hình thành các khái niệm ban đầu VD: Các công nhân vận hành sau 1 thời gian ngắn đào tạo đã hiểu được vai trò của bộ phận Clinke với nhà máy 1. Bắt chước: Có thể thực hiện các thao tác , động tác các hoạt động theo mẫu chỉ dẫn máy móc nhưng vẫn chỉ có thể làm việc một cách thụ động 2. Hiểu: nắm rõ được bản chất và các vấn đề cốt lõi của công việc mà họ học , hiểu được nguyên lý làm việc của máy nghiền Clinke 2. Hình thành kỹ năng cơ bản : Các kỹ năng của người được đào tạo đã bắt đầu hình thành trên cơ sở chỉ dẫn và những kiến thức mà họ đã học đó là những kỹ năng cơ bản 3. Vận dụng : Đây chính là mục tiêu chung của những người thiết kế trương trình đào tạo . Họ đã có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một nhiệm vụ thực tế , họ đã có thể vận hành trơn tru moi thiết bị trong bộ phận của mình mà không cần đến nhiều sự trợ giúp khác , họ biết phối hợp công việc ở bộ phận mình với các bộ phận khác để đảm bảo dây chuyền hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn nhất 3. Hình thành khả năng : Họ biết phối hợp kỹ năng trong quy trình thực hiện một công việc hoặc một sản phẩm nhất định VD : Phối hợp với các kỹ sư và công nhân cơ khí nhằm sửa chữa khi thiết bị gặp phải sự cố Nội dung đào tạo Nội dung đào tạo là tập hợp hệ thống các kiến thức , các kỹ năng nghề nghiệp và chuyên biệt cần thiết để hình thành nên những năng lực nghề nghiệp phù hợp với một loại hình lao động nghề nghiệp cụ thể . Nội dung đào tạo của công ty dành cho các học viên được thiết kế theo khung - Khối các môn học chung : Bao gồm các môn học về Phòng cháy chữa cháy , An toàn lao động . - Khối các khóa học dành cho công nhân vận hành: Nó được chia ra thành nhiều lớp theo từng bộ phận khác nhau với nội dung đào tạo cũng khác nhau hoàn toàn giúp cho các học viên hiểu được bản chất của công việc vận hành , hiểu được nguyên lý làm việc của máy móc công nghệ , khắc phục các sự cố mà máy móc gặp phải - Khóa học dành cho công nhân điện: do nhu cầu phát triển ( nhà máy chuẩn bị khánh thành trạm biến áp 110KV) nên nội dung học tập được công ty xây dựng sát với chương trình mà sở điện lực xây dựng và ban hành nội dung học tập nhằm mang đến cho các công nhân kiến thức và sự hiểu biết hơn nữa về các thiết bị điện: nguyên lý và hoạt động của Máy biến áp , dao cách ly, dao tiếp địa , máy cắt , quy trình sử lý sự cố các thiết bị trên , quy trình điều độ điện . 2. Xác định đối tượng đào tạo Việc lực chọn đào tạo không đúng đối tượng sẽ dẫn đến việc hao phí nguồn lực cho việc đào tạo , lãng phí thời gian cho người lao động vì vậy khâu xác định đào tạo cần được công ty xem xét một cách kỹ càng, cần phải đảm bảo các tiêu chí sau: - Người lao động cần phải phù hợp về tuổi tác ( vì đa phần công nhân làm việc trong nhà máy xi măng đòi hỏi một lượng lớn các công nhân có sức khỏe tốt thì mới đảm bảo được khối lượng công việc) , phẩm chất , trình độ với lĩnh vực được đào tạo tương ứng với công việc mà họ sẽ làm - Phải phù hợp với tình hình thực tế của công ty VD: công ty đang xtaapj trung xây dựng dây chuyền 2 nên đòi hỏi một lượng công nhân nhất định, hay việc hoàn thành trạm biến áp 110kv đòi hỏi các công nhân vận hành phải có sự chuẩn bị tốt về mặt chuyên môn để có thể đảm nhận tốt công viêc - Đào tạo phải theo nguyện vọng của người lao động và phải phù hợp với yêu cầu của họ . Assigment Tổ chức & đào tạo nhân lực Họ tên: Trần Tùng Sơn MSV: PH01493