1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Hướng dẫn trình bày luận án Tiến sĩ HUST

19 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 559,52 KB

Nội dung

Tài liệu được biên soạn bằng một file mẫu template phù hợp với các quy định về trình bầy một luận án Tiến sĩ, vì vậy các nghiên cứu sinh NCS có thể sử dụng trực tiếp file này làm templat

Trang 1

HƯỚNG DẪN TRÌNH BẦY LUẬN ÁN, TÓM TẮT LUẬN ÁN

VÀ TUYỂN TẬP CÔNG TRÌNH

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Viện Đào tạo sau đại học

(Người biên soạn: GS TSKH Nguyễn Phùng Quang)

Hà Nội – 2011

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

1.1.2 Chương đầu tiên „TỔNG QUAN“ 4

1.1.4 Chương cuối cùng „KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN“ 5 1.1.5 Phần „KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ“ 5

1.1.7 Phần „DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN“ 6

1.2.3 Bảng biểu, hình ảnh và công thức 8 1.2.4 Các ký hiệu và chữ viết tắt 9 1.2.5 Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn 10

1.2.5.2 Khi NCS là tác giả/đồng tác giả 11

2 HƯỚNG DẪN TRÌNH BẦY QUYỂN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ 13

3 HƯỚNG DẪN TRÌNH BẦY QUYỂN TUYỂN TẬP CÁC CÔNG

TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

14

PHỤ LỤC

Trang 3

1.1 Về bố cục của luận án 3

1 HƯỚNG DẪN TRÌNH BẦY QUYỂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tài liệu này hướng dẫn tạm thời việc trình bầy một luận án Tiến sĩ hợp với các quy định hiện hành Tài liệu được biên soạn bằng một file mẫu (template) phù hợp với các quy định về trình bầy một luận án Tiến sĩ, vì vậy các nghiên cứu sinh (NCS) có thể sử dụng trực tiếp file này làm template khi viết quyển luận án của mình

Về nguyên tắc, nếu không có quy định gì khác, các học viên cao học cũng

có thể sử dụng template này để trình bầy quyển luận văn tốt nghiệp của mình

1.1 Về bố cục của luận án

Đối với các chuyên ngành và đề tài cụ thể khác nhau, quyển luận án sẽ có

số chương khác nhau Tuy nhiên, mọi quyển luận án sẽ được trình bầy theo trình tự dưới đây:

• Trang phụ bìa (trang bìa 2)

• Lời cam đoan

• Mục lục

• Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

• Danh mục các bảng

• Danh mục các hình vẽ, đồ thị

• NỘI DUNG LUẬN ÁN: Gồm có các chương nội dung của luận án

• Kết luận và kiến nghị

• Tài liệu tham khảo

• Danh mục các công trình đã công bố của luận án

• Phụ lục

Trình tự nói trên sẽ dẫn đến bố cục của luận án được minh họa như trong mẫu về „MỤC LỤC“ dưới đây (hình 1.1)

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

MỞ ĐẦU

1 TỔNG QUAN

1.1

1.2

2 MÔ HÌNH TOÁN CỦA ĐỘNG CƠ

2.1 Hệ phương trình mô tả động cơ

2.1.1 Phương trình trên hệ tọa độ αβ

2.1.2 Phương trình trên hệ tọa độ dq

2.2 Mô hình trạng thái liên tục của động cơ

5 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Phụ lục 2

H×nh 1.1 Cách trình bầy „MỤC LỤC“ đồng thời phản ánh bố cục của nội dung

luận án Tiến sĩ

1.1.1 Phần „MỞ ĐẦU“

Trình bầy lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý

nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, các kết quả mới (dự kiến)

sẽ đạt được

1.1.2 Chương đầu tiên „TỔNG QUAN“

Phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong

và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án Từ đó nêu những vấn

Trang 5

1.1 Về bố cục của luận án 5

đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết

Về cơ bản có thể nói: Chương „TỔNG QUAN“ chứa đựng các kết quả của bản „TIỂU LUẬN TỔNG QUAN“ mà NCS đã hoàn thành trong vòng năm đầu tiên (sau khi nhập học tại ĐHBKHN)

1.1.3 Các chương của luận án

Là các phần chứa nội dung chính của luận án, phản ánh các nghiên cứu thực nghiệm và/hoặc lý thuyết của NCS Trình bầy các cơ sở lý luận, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong luận án, cũng như các kết quả thu được

1.1.4 Chương cuối cùng „KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN“

Mô tả cô đọng các kết quả thu được, các số liệu nghiên cứu khoa học hoặc

số liệu thực nghiệm Phần bàn luận phải căn cứ vào các số liệu/dẫn liệu thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài luận án, hoặc đối chiếu/so sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua trích dẫn các tài liệu tham khảo

1.1.5 Phần „KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ“

Trình bầy tóm tắt nhưng cô đọng các kết quả mới của luận án về lý thuyết và/hoặc thực nghiệm Không trình bầy dưới dạng liệt kê các việc đã làm,

không có lời bàn hay bình luận gì thêm Cần chú ý „Các đóng góp khoa học

mới là điều kiện tiên quyết để có thể bảo vệ học vị Tiến sĩ“ Vì vậy, NCS cần

đặc biệt chú ý khẳng định các đóng góp mới của mình

Cuối phần này NCS cần có „KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO“ như là lời gợi mở về những nghiên cứu cần được thực hiện hoặc để hoàn thiện đề tài của NCS, hoặc tiếp tục hướng nghiên cứu mà NCS đã đi

1.1.6 Phần „TÀI LIỆU THAM KHẢO“

Chỉ nêu những tài liệu thực sự được sử dụng, được trích dẫn trong luận

án Cách trình bầy sẽ được hướng dẫn cụ thể tại mục 1.2 „Về trình bầy luận

án“ tiếp theo

Hiện tại đang tồn tại mấy xu hướng tiêu cực trong việc xây dựng danh mục

„Tài liệu tham khảo“ của NCS:

• Đưa quá nhiều tài liệu không được trích dẫn vào danh mục chỉ để „phô trương sự đọc nhiều, sự uyên bác ảo“

Trang 6

• Có NCS không trực tiếp đọc, mà thuần túy chép lại danh mục „Tài liệu tham khảo“ của một công trình khác

• Làm dầy quyển luận án

Tất cả 3 xu hướng trên đều không lành mạnh và do đó cần phải tránh

1.1.7 Phần „DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN“

Phần này chứa danh mục các công trình đã công bố của luận án với đầy

đủ thông tin như „tác giả/đồng tác giả - năm công bố - tên công trình - diễn đàn khoa học công bố công trình - trang của quyển công bố“ Cách trình bầy danh mục giống như các trình bầy danh mục „Tài liệu tham khảo“, hướng dẫn tại mục 1.2.5.1

1.1.8 Phần „PHỤ LỤC“

Để tránh làm quyển luận án dầy quá mức quy định (thông thường 100-150 trang là vừa phải), NCS có thể sử dụng phần này để đưa thêm các số liệu hay tài liệu cần thiết vào quyển luận án Phần này có thể có, cũng có thể không

1.2 Về trình bầy luận án

Luận án phải được trình bầy ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ và đồ thị Tác giả

luận án phải có „Lời cam đoan“ danh dự về công trình khoa học này của

mình Luận án đóng bìa cứng, in chữ nhũ đủ dấu tiếng Việt (xem phụ lục 1) Trang phụ bìa (trang bìa trong, trang bìa 2) được quy định tại phụ lục 2

1.2.1 Soạn thảo văn bản

Luận án được viết bằng font unicode kiểu Times New Roman1 cỡ 12 với mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ NCS có thể sử dụng chính văn bản này như một file mẫu (template) để trình bầy luận án của mình Lề trên - dưới - phải là 2,5cm Riêng lề trái là 3cm Nếu có bảng biểu hay hình vẽ trình bầy theo chiều ngang khổ giấy thì phía trên đầu của bảng là lề trái 3cm của trang Tuy nhiên, NCS nên cố gắng hạn chế trình bầy theo cách này

1 File mẫu này sử dụng font unicode tương đương với Times New Roman là UVN Sach Vo (gần giống LATEX), đã được cất kèm theo template NCS có thể viết bằng UVN Sach Vo

Trang 7

1.2 Về trình bầy luận án 7

Luận án được in trên một mặt giấy khổ A4 (210mm×297mm), dầy khoảng 100-150 trang không kể phụ lục Đối với lĩnh vực khoa học kinh tế - quản lý

có thể tới 200 trang

1.2.2 Chương, mục và tiểu mục

Luận án có cấu trúc gồm nhiều chương, dưới chương là mục và các tiểu mục Các chương, mục và tiểu mục của luận án được trình bầy và đánh số thành nhóm chữ số Nhiều nhất là nhóm 4 chữ số, tuyệt đối không sử dụng nhóm tới 5 chữ số Trường hợp cần thiết phải tách ý sâu hơn, NCS trình bầy bằng cách gạch/chấm đầu dòng, hay a), b), c) vv

H×nh 1.2 Cách vào cửa sổ „template“ để chọn định dạng: a) Vị trí cửa sổ

„template“ trên menu; b) Nháy chuột trái vào cửa sổ „template“, menu con đổ xuống để ta chọn định dạng cần sử dụng

Trang 8

Chú ý:

• Không miễn cưỡng viết cụ thể chữ „CHƯƠNG “, chỉ đánh số thứ tự Không sử dụng chữ số La Mã, ví dụ „CHƯƠNG I, II, III hay IV “, chỉ sử dụng chữ số thường (xem hình 1.1)

• Tên chương, mục và các tiểu mục:

+ Chương (Heading 1) được viết bằng font Arial cỡ 16 nét đậm

+ Mục (Heading 2) viết bằng font Arial cỡ 14 nét đậm

+ Tiểu mục 3 chữ số (Heading 3) viết bằng font Arial cỡ 12 nét đậm + Tiểu mục 4 chữ số (Heading 4) viết bằng font Arial cỡ 12 chữ thường viết nghiêng (cursive)

+ Nếu sử dụng file mẫu (template) này, việc đánh số thứ tự sẽ được tự động thực hiện khi ta vào cửa sổ „Template“ (hình 1.2a) chọn định dạng mong muốn (hình 1.2b) Đồng thời các kích cỡ chữ thích hợp cũng đã được đặt sẵn

1.2.3 Bảng biểu, hình ảnh, công thức

Việc trình bầy phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

• Việc đánh số bảng biểu, hình ảnh và công thức phải gắn với số chương

Ví dụ:

+ Hình 1.1 hay 1.2 là hình thứ 1, thứ 2 của chương 1 Kiểu và cỡ chữ của đầu đề bảng biểu, hình ảnh là Times New Roman cỡ 11, viết nghiêng

+ Công thức (2.15) là công thức thứ 15 của chương 2 Số thứ tự của công thức được trình bầy dóng thẳng theo lề bên phải của trang

• Mọi đồ thị, bảng biểu và hình ảnh lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ trong đầu đề, nguồn trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục „Tài liệu tham khảo“ Ví dụ:

+ Hình 1.2 Cách vào cửa sổ „template“ để chọn định dạng (nguồn: [23]) + Bảng 3.5 Số liệu thống kê dân số năm 2000 (nguồn: [65])

• Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng biểu, đầu đề của hình ảnh ghi phía dưới hình ảnh

• Thông thường, vị trí của bảng biểu hay hình ảnh có kích thước nhỏ phải được đặt gắn liền với nội dung đề cập tới bảng biểu hay hình ảnh

đó lần đầu tiên Các bảng biểu hay hình ảnh có kích thước lớn có thể

để ở trang riêng tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng biểu hay hình ảnh đó lần đầu tiên

Trang 9

1.2 Về trình bầy luận án 9

• Các bảng biểu hay hình ảnh có kích thước lớn vẫn nên được trình bầy theo chiều đứng 297mm của trang A4

+ Chiều rộng của trang bảng biểu hay hình ảnh đó có thể lớn hơn 210mm, sau đó được gấp lại theo hướng dẫn ở hình 1.3

+ Cách gấp và vị trí viết đầu đề sao cho người đọc có thể dề dàng nhìn thấy ngay mà không cần mở rộng toàn bộ trang Đối với hình ảnh đó

là vị trí „dưới cùng bên phải“ Đối với bảng biểu đó là vị trí „trên

cùng bên phải“

+ Tuy nhiên, nên rất hạn chế sử dụng các bảng biểu hay hình ảnh rộng quá cỡ này

H×nh 1.3 Cách gấp trang giấy khổ rộng hơn 210mm

• Các chữ trong bảng biểu hay hình ảnh phải được viết với kiểu font và cỡ tiêu chuẩn (Times New Roman hay UVN Sach Vo cỡ 12) quy định cho văn bản luận án tại mục 1.2.1

1.2.4 Các ký hiệu và chữ viết tắt

Một quyển luận án Tiến sĩ có thể sử dụng rất nhiều ký hiệu (trong các công thức) và các chữ viết tắt

Trang 10

Đối với các ký hiệu, NCS buộc phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

• Tại vị trí ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên, phải giải thích ý nghĩa và thứ nguyên (đơn vị) ngay tại vị trí đó

• Để thuận tiện cho người đọc (tránh phải truy lùng nghĩa khi gặp ký hiệu tại một vị trí khác trong quyển luận án), phải đưa ký hiệu vào

„DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT“ có kèm theo giải thích

ý nghĩa

Không lạm dụng chữ viết tắt Tuy nhiên, khi viết tắt NCS buộc phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

• Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng lặp lại nhiều lần trong luận án Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề, những cụm từ ít xuất hiện trong luận án

• Nếu cần viết tắt, chỉ viết tắt kể từ lần thứ 2, sau khi sử dụng những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ lần thứ nhất và đã có chữ viết tắt kèm theo để trong ngoặc đơn

• Mọi chữ viết tắt đều phải được đưa vào „DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT“ có kèm theo giải thích ý nghĩa

1.2.5 Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn

Luận án Tiến sĩ là công trình khoa học, trình bầy các kết quả nghiên cứu khoa học mới của NCS Các kết quả đó thu được trên cơ sở kế thừa kết quả của các nhà khoa học đi trước Tính kế thừa được thể hiện qua danh mục

„Tài liệu tham khảo“ và „Cách trích dẫn“ của NCS trong luận án Khi trình

bầy cần lưu ý thêm các nhắc nhở tại mục 1.1.6 Để tiện sử dụng cho NCS, file

mẫu này đã chuẩn bị sẵn định dạng „References“ Cách mở template để sử

dụng có thể tham khảo hình 1.2

1.2.5.1 Cách trình bầy danh mục

Danh mục cần được trình bầy như các ví dụ sau đây:

[1] Nguyễn Phùng Quang (2005) MATLAB & Simulink dành cho kỹ sư điều

khiển tự động NXB Khoa học & Kỹ thuật

[2] N.P Quang, J.-A Dittrich (2008) Vector Control of Three-Phase AC

Machines – System Development in the Practice Springer-Verlag

Berlin Heidelberg

[3] N.P Quang, J.-A Dittrich, A Thieme (1997) Doubly-fed induction

machine as generator – Control algorithm with decoupling of torque and power factor Electrical Engineering, 10.1997, pp 325-335

Trang 11

1.2 Về trình bầy luận án 11

Qua các ví dụ trên, có thể tóm tắt lại thành các nguyên tắc trình bầy như sau:

• Danh mục được viết bởi font Times New Roman hoặc UVN Sach Vo cỡ

12 giống như lời văn của quyển luận án

• Năm xuất bản viết trong ngoặc đơn, đứng ngay sau tên các tác giả

• Để người đọc có thể tra cứu dễ dàng, tên các tác giả và tên sách phải được viết đúng nguyên gốc ngôn ngữ của sách:

+ Tài liệu tiếng Việt, xuất bản tại Việt Nam: Giữ nguyên tiếng Việt, không dịch sang tiếng Anh

+ Tài liệu tiếng nước ngoài, xuất bản tại nước ngoài: Giữ nguyên tiếng nước ngoài, không dịch sang tiếng Việt Nếu tác giả/đồng tác giả là người Việt Nam, không tùy tiện chuyển sang cách viết tên (có dấu) tiếng Việt, phải viết đúng nguyên gốc

Duy nhất tên của tài liệu được viết bằng chữ nghiêng

• Nếu tài liệu là bài viết được đăng trên tạp chí, hay tuyển tập hội nghị - hội thảo, cần phải ghi rõ trang (xem ví dụ [3])

• Chú ý cách đặt dấu chấm, dấu phẩy phải chuẩn theo 3 ví dụ trên

1.2.5.2 Khi NCS là tác giả/đồng tác giả

Đối với các tài liệu mà NCS là tác giả/đồng tác giả, cần phân biệt rõ hai trường hợp sau:

Tài liệu là công trình xuất hiện trong thời hạn học tập và nghiên cứu

theo quyết định công nhận NCS, có chứa nội dung của luận án Tài liệu

đó không được đưa vào danh mục tài liệu tham khảo Tài liệu đó là

„một bộ phận của luận án“ và do đó phải được đưa vào quyển „TUYỂN

TẬP CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN“

Tài liệu không phải là công trình xuất hiện trong thời hạn học tập và

nghiên cứu theo quyết định công nhận NCS, không chứa trực tiếp nội dung của luận án, nhưng NCS cần trích dẫn (kế thừa các kết quả trước

đó của bản thân) Tài liệu đó có thể đưa vào danh mục tài liệu tham khảo, không cần xóa tên các tác giả/đồng tác giả (kể cả NCS)

1.2.5.3 Cách trích dẫn

Để làm rõ tính kế thừa, đồng thời làm nổi bật các đóng góp mới của bản

thân tác giả luận án Hơn thế nữa, nhằm tránh vi phạm các nguyên tắc đạo

đức khoa học (bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, đạo ý tưởng - đạo kết quả -

đạo văn) có thể dẫn đến các hình thức kỷ luật và hủy bỏ các kết quả NC đã đạt được NCS phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc sau:

Trang 12

Phải nghiêm túc trích dẫn tại mọi vị trí có sử dụng „ý tưởng - đoạn văn

- công thức - bảng biểu - đồ thị - hình ảnh“ của các tác giả khác

• Có thể thực hiện việc trích dẫn bằng nhiều phương pháp:

+ Có thể viết: Ví dụ „ theo tài liệu [1] “ hoặc „ theo các tài liệu [1,

3, 15, 26] “

+ Có thể viết: Ví dụ „ (nguồn [15]) (đặc biệt khi sử dụng bảng biểu -

đồ thị - hình ảnh của các tác giả khác, xem thêm mục 1.2.3)

+ Đối với các luận án thuộc lĩnh vực khoa học kinh tế - quản lý, đôi khi xuất hiện nhu cầu thừa kế một đoạn văn dài của các tài liệu khác Khi ấy, hoặc có thể đặt trọn vẹn đoạn văn trích dẫn trong

ngoặc kép, sau đó sử dụng chức năng „Footnote“ tại menu „Insert -

Reference“ để ghi trích dẫn tại cuối trang Hoặc ngược lại, chỉ ghi „

theo tài liệu [1] “ sau đó dùng „Footnote“ để viết trọn vẹn đoạn văn

trích dẫn xuống cuối trang

1.2.6 Phụ lục của luận án

Phụ lục được viết bằng kiểu font chữ với kích cỡ giống như quy định cho lời văn của luận án Một luận án có thể có nhiều phụ lục, tuy nhiên không nên quá lạm dụng hình thức trình bầy này

Các nội dung có thể đưa vào phụ lục:

Là những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ sung cho nội

dung luận án như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh

Hạn chế (thậm chí không) đưa mã nguồn của các phần mềm vào phụ

lục Thông thường mã nguồn không có tác dụng minh họa hoặc bổ sung cho nội dung luận án, mà chỉ làm dầy quyển luận án một cách không cần thiết

• Phụ lục không được phép dầy hơn phần chính của luận án

Ngày đăng: 27/07/2016, 08:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w