30 DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT HOÁ VÔ CƠ (DẠNG 26 30)

21 611 1
30 DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT HOÁ VÔ CƠ (DẠNG 26 30)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

30 DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT HOÁ VÔ CƠ D¹NG 26: ®iÒu chÕ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Điều chế kim loại. Chia 2 loại.  Kim loại mạnh: K, Ba,Ca, Na, Mg, Al. điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua: trừ AlCl3 bị thăng hoa ở nhiệt độ cao. bazơ: trừ Be(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3 không bền khi đun nóng oxit: chỉ dùng điều chế Al.  Kim loại TB_Y. Mg trở đi. Muối tác dụng với kim loại mạnh hơn ( thủy luyện ) điện phân dung dịch Oxit: dùng CO, H2, Al, C ở to cao để khử ( nhiệt luyện ) 2. Điều chế các phi kim và hợp chất của chúng. Xem kĩ và phân rõ cách điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp o0o Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách A. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng. B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. C. điện phân nóng chảy NaCl. D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl. Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là A. N2O. B. NO. C. NO2. D. N2. Câu 3. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là: A. Fe, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Na, Ca, Al. Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ A. NaNO2 và H2SO4 đặc. B. NaNO3 và H2SO4 đặc. C. NH3 và O2. D. NaNO3 và HCl đặc. Câu 5. Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp A. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. B. điện phân NaCl nóng chảy. C. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. D. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. Câu 6. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách A. điện phân nước. B. nhiệt phân Cu(NO3)2. C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Câu 7. Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn. Câu 8. Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: A. Mg, Zn, Cu. B. Al, Fe, Cr. C. Fe, Cu, Ag. D. Ba, Ag, Au. Câu 9. Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là A. CaOCl2. B. KMnO4. C. K2Cr2O7. D. MnO2. Câu 10. Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là A. KClO3. B. KMnO4. C. KNO3. D. AgNO3. Câu 11. Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH. (II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2. (III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn. (IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3. (V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3. (VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là: A. II, III và VI. B. I, II và III. C. I, IV và V. D. II, V và VI. Câu 12. Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là: A. Ni, Cu, Ag. B. Ca, Zn, Cu. C. Li, Ag, Sn. D. Al, Fe, Cr Câu 13. Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng: (a) bông khô. (b) bông có tẩm nước. (c) bông có tẩm nước vôi. (d) bông có tẩm giấm ăn. Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là A. (d). B. (a). C. (c). D. (b). 30 DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT HOÁ VÔ CƠ D¹NG 27: s¬ ®å ph¶n øng KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Lưu ý: + Mỗi mũi tên: một phản ứng + Mỗi kí hiệu chưa biết: một chất hóa học Cần nắm được mỗi liên hệ giữa tính chất, cách điều chế các chất. o0o Câu 1. Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là A. NaOH và NaClO. B. NaOH và Na2CO3. C. NaClO3 và Na2CO3. D. Na2CO3 và NaClO. Câu 2. Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau: X X1 + H2O X1 + H2O → X2 X2 + Y → X + Y1 + H2O X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O Hai muối X, Y tương ứng là A. BaCO3, Na2CO3. B. CaCO3, NaHSO4. C. MgCO3, NaHCO3. D. CaCO3, NaHCO3. Câu 3. Cho sơ đồ chuyển hoá quặng đồng thành đồng: CuFeS2 X Y Cu Hai chất X, Y lần lượt là: A. Cu2O, CuO. B. CuS, CuO. C. Cu2S, Cu2O. D. Cu2S, CuO. Câu 4. Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): NaOH Fe(OH)2 Fe2(SO4)3 BaSO4 Các dd (dung dịch) X, Y, Z lần lượt là: A. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2. B. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2. C. FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2. D. FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2. Câu 5. Cho sơ đồ chuyển hoá giữa các hợp chất của crom: Cr(OH)3 X Y Z T Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự là: A. K2CrO4; KCrO2; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3. B. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; Cr2(SO4)3. C. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; CrSO4. D. KCrO2; K2CrO4; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3. Câu 6. Cho sơ đồ chuyển hoá: P2O5 X Y Z Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4. B. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4. C. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4. D. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4. Câu 7. Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe3O4 + dung dịch HI (dư) → X + Y + H2O. Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá. Các chất X và Y là A. FeI3 và I2 B. Fe và I2 C. FeI2 và I2 D. FeI3 và I2 Câu 8. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: CaO CaCl2 Ca(NO3)2 CaCO3 Công thức của X, Y, Z lần lượt là: A. HCl, HNO3, Na2CO3. B. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3. C. Cl2, AgNO3, MgCO3. D. Cl2, HNO3, CO2. Câu 9. Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe(NO3)3 X Y Z Fe(NO3)3 Các chất X và T lần lượt là A. FeO và NaNO3. B. FeO và AgNO3. C. Fe2O3 và Cu(NO3)2. D. Fe2O3 và AgNO3. Câu 10.C Cho sơ đồ phản ứng: Cr X Y Biết Y là hợp chất của crom. Hai chất X và Y lần lượt là A. CrCl2 và Cr(OH)3. B. CrCl3 và K2Cr2O7. C. CrCl3 và K2CrO4. D. CrCl2 và K2CrO4. Câu 11. Cho sơ đồ phản ứng Cr X Y Chất Y trong sơ đồ trên là A. NaCr(OH)4. B. Na2Cr2O7. C. Cr(OH)2. D. Cr(OH)3. Câu 12. Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y→ Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây? A. NaAlO2 và Al(OH)3. B. Al(OH)3 và NaAlO2. C. Al2O3 và Al(OH)3. D. Al(OH)3 và Al2O3. 30 DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT HOÁ VÔ CƠ D¹NG 28: t×m c¸c mÖnh ®Ò ®óng sai KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Các phát biểu trong hóa vô cơ thường tập chung vào các phát biểu về vai trò của các chất trong phản ứng oxi hóa khử, các ứng dụng, trạng thái tính chất của các chất hoặc tính chất của hợp chất phức tạp như sắt, crom, đồng. o0o Câu 1. Mệnh đề không đúng là: A. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch. B. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+. C. Fe2+ oxi hoá được Cu. D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+. Câu 2. Phát biểu không đúng là: A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh. B. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH. C. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính. D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat. Câu 3. Cho biết các phản ứng xảy ra sau: 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 Phát biểu đúng là: A. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+. B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2. C. Tính khử của Br mạnh hơn của Fe2+. D. Tính khử của Cl mạnh hơn của Br . Câu 4. Nguyên tắc luyện thép từ gang là: A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép. B. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép. C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép. D. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao. Câu 5. Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau: X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2; Y + XCl2 → YCl2 + X. Phát biểu đúng là: A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. B. Kim loại X khử được ion Y2+. C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3. B. Phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3) và ion amoni (NH4+). C. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3. D. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK. Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Photpho trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử. B. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể phân tử. C. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử. D. Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử. Câu 8. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. B. Chữa sâu răng. C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. D. Sát trùng nước sinh hoạt. Câu 9. Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá. B. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại. C. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại. D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử. Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện. C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần. D. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện. Câu 11. Phát biểu không đúng là: A. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 1200oC trong lò điện. B. Hiđro sunfua bị oxi hoá bởi nước clo ở nhiệt độ thường. C. Tất cả các nguyên tố halogen đều có các số oxi hoá: 1, +1, +3, +5 và +7 trong các hợp chất. D. Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon. Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: , , A. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học. B. X và Y có cùng số nơtron. C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học. D. X và Z có cùng số khối. Câu 13. Có các phát biểu sau: 1> Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. 2> Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là Ar3d5. 3> Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo. 5> Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Các phát biểu đúng là: A. 1, 3, 4. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3. Câu 14. Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là A. NO2. B. SO2. C. CO2. D. N2O. Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô. B. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng. C. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hoà. D. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon. Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong các dung dịch: HCl, H2SO4, H2S có cùng nồng độ 0,01M, dung dịch H2S có pH lớn nhất. B. Dung dịch Na2CO3 làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng. C. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch CuSO4, thu được kết tủa xanh. D. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa trắng. Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom? A. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom. B. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước. C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội. D. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol. Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Do Pb2+Pb đứng trước 2H+H2 trong dãy điện hoá nên Pb dễ dàng phản ứng với dung dịch HCl loãng nguội, giải phóng khí H2. B. Trong môi trường kiềm, muối Cr(III) có tính khử và bị các chất oxi hoá mạnh chuyển thành muối Cr(VI). C. Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. D. CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 hoặc CO, đều thu được Cu. Câu 19. Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Li, Na, K. B. Be, Mg, Ca. C. Li, Na, Ca. D. Na, K, Mg. Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa. B. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl. C. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom. D. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo. Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. B. Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hoá thành ion Cr2+. C. Crom(VI) oxit là oxit bazơ. D. Crom(III) oxit và crom(III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính. Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá 1, flo và clo còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7. B. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước. C. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo. D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2. Câu 23. Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Na, K, Ca, Ba. B. Na, K, Ca, Be. C. Li, Na, K, Mg. D. Li, Na, K, Rb. Câu 24. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot. B. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo. C. Tính khử của ion Br lớn hơn tính khử của ion Cl D. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl. Câu 25. Khi so sánh NH3 với NH , phát biểu không đúng là: A. Trong NH3 và NH , nitơ đều có cộng hóa trị 3. B. NH3 có tính bazơ, NH có tính axit. C. Trong NH3 và NH , nitơ đều có số oxi hóa −3. D. Phân tử NH3 và ion NH đều chứa liên kết cộng hóa trị. Câu 26. Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Na, K, Ba. B. Li, Na, Mg. C. Na, K, Ca. D. Mg, Ca, Ba. Câu 27. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ. B. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần. C. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước. D. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh. Câu 28. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị. B. Tinh thể nước đá, tinh thể iot đều thuộc loại tinh thể phân tử. C. Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất. D. Tất cả các tinh thể phân tử đều khó nóng chảy và khó bay hơi. Câu 29. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ. B. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng. C. Trong y học, ZnO được dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa. D. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ. Câu 30. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ. B. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại. C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội. D. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ số mol. Câu 31. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. BaSO4 và BaCrO4 hầu như không tan trong nước. B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hiđroxit lưỡng tính và có tính khử. C. SO3 và CrO3 đều là oxit axit. D. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và có tính khử. Câu 32. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các phản ứng của lưu huỳnh với kim loại đều cần đun nóng. B. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng đolomit. C. Ca(OH)2 được dùng làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước. D. CrO3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit. Câu 33. Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai? A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần. D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Câu 34. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng. B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p. C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim. D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được. Câu 35. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hỗn hợp FeS và CuS tan được hết trong dung dịch HCl dư. B. Thổi không khí qua than nung đỏ, thu được khí than ướt. C. Photpho đỏ dễ bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường. D. Dung dịch hỗn hợp HCl và KNO3 hoà tan được bột đồng. Câu 36. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch. B. Amoniac được dùng để điều chế nhiên liệu cho tên lửa. C. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống nấm mốc. D. Ozon trong không khí là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu. Câu 37. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH. B. Trong môi trường axit, Zn khử Cr3+ thành Cr. C. Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2 thành CrO42 Câu 38. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1. B. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối. C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước. D. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs. Câu 39. Cho các phát biểu sau: (a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB. (b) Các oxit của crom đều là oxit bazơ. (c) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6. (d) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom(III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa. (e) Khi phản ứng với khí Cl2 dư, crom tạo ra hợp chất crom(III). Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là: A. (b), (c) và (e). B. (a), (c) và (e). C. (b), (d) và (e). D. (a), (b) và (e). Câu 40. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4. B. Urê có công thức là (NH2)2CO. C. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2. D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng. Câu 41. Cho các phát biểu sau: (a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa. (b) Axit flohiđric là axit yếu. (c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng. (d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: 1, +1, +3, +5 và +7. (e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 42. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt(II). B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe. C. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử. D. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Câu 43. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. SiO2 là oxit axit. B. Đốt cháy hoàn toàn CH4 bằng oxi, thu được CO2 và H2O. C. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch bị vẩn đục. D. SiO2 tan tốt trong dung dịch HCl. Câu 44. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. B. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH. C. Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy. D. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử. Câu 45. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại. B. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện. C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. D. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa khử. Câu 46. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch hỗn hợp KNO3 và HCl. B. Cr(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính. C. Cu(OH)2 tan được trong dung dịch NH3. D. Khí NH3 khử được CuO nung nóng. 30 DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT HOÁ VÔ CƠ D¹NG 29: ho¸ häc víi kinh tÕ, x· héi vµ m«i tr­êng KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. HÓA HỌC VÀ KINH TẾ 1. Năng lượng và nhiên liệu a. Năng lượng và nhiên liệu có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế? Các nguồn năng lượng chính là: Mặt Trời, thực phẩm, gỗ gió, nước, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, các chất có phản ứng hạt nhân,... Có nhiều dạng năng lượng khác nhau: Động năng, nhiệt năng, hóa năng, điện năng, quang năng, thế năng,... Từ dạng năng lượng này có thể biến đổi sang dạng năng lượng khác Nhiên liệu khi bị đốt cháy sinh ra năng lượng (nhiệt năng). Hiện nay nguồn cung cấp nhiên liệu chủ yếu là than, dầu mỏ và khí tự nhiên. Các dạng nhiên liệu này được gọi là nhiên liệu hóa thạch, có trong vỏ Trái Đất. Mọi quá trình hoạt động của con người đều cần năng lượng và nhiên liệu. Năng lượng và nhiên liệu cần cho sự phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, ngư nghiệp,... Nhân loại không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu năng lượng. b. Vấn đề về năng lượng và nhiên liệu đang đặt ra cho nhân loại hiện nay là gì? Cùng với sự phát triển các ngành kinh tế, nhu cầu về năng lượng và nhiên liệu ngày càng tăng. Trong khi đó các nguồn năng lượng, nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên... không phải là vô tận mà có giới hạn và ngày càng cạn kiệt do bị khai thác quá nhiều. Người ta dự đoán rằng, một vài trăm năm nữa các nguồn nhiên liệu hóa thạch trên Trái Đất sẽ cạn kiệt do con người khai thác ngày càng nhiều để sử dụng cũng như làm vật phẩm, hàng hóa xuất khẩu. Khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch còn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm môi trường và làm thay đổi khí hậu toàn cầu. c. Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề năng lượng và nhiên liệu như thế nào trong hiện tại và tương lai? Nhân loại đang giải quyết vấn đề thiếu năng lượng và khan hiếm nhiên liệu do tiêu thụ quá nhiều theo hướng nâng cao tính hiệu quả trong việc sản xuất và sử dụng năng lượng, đảm bảo sự phát triển bền vững. Hóa học đã nghiên cứu góp phần sản xuất và sử dụng nguồn nhiên liệu thiên nhiên như than, dầu mỏ. Sản xuất etanol từ ngô, sắn để thay thế xăng, chế biến dầu thực vật (dừa, cọ,...) thay cho dầu điezen trong các trong các động cơ đốt trong. Sản xuất ra chất thay cho xăng từ nguồn nguyên liệu vô tận là không khí và nước. Năng lượng được sản sinh trong các lò phản ứng hạt nhân đã được sử dụng cho mục đích hòa bình. Hóa học đã giúp xác định cơ sở khoa học của quy trình kĩ thuật tạo ra vật liệu đặc biệt xây lò phản ứng hạt nhân, giúp quá trình làm sạch nguyên liệu urani,... để sử dụng trong các nhà máy điện nguyên tử. Hóa học cũng góp phần tạo ra vật liệu chuyên dụng để chế tạo pin Mặt Trời, chế tạo thiết bị, máy móc thích hợp để khai thác, sử dụng hiệu quả những nguồn năng lượng sạch có tiềm năng to lớn khác từ thiên nhiên: Năng lượng thủy điện; năng lượng gió; năng lượng Mặt Trời; năng lượng địa nhiệt; năng lượng thủy triều,... Trong công nghiệp hóa học, người ta đã sử dụng các nguồn nhiên liệu, năng lượng mới một cách khoa học và tiết kiệm. Hóa học đã giúp tạo ra và sử dụng nguồn năng lượng điện hóa trong pin điện hóa hoặc acquy. Acquy khô và acquy chì axit là loại được dùng phổ biến nhất hiện nay. 2 – Vật liệu a. Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Sự phát triển của các vật liêu mới đã góp phần tạo ra sự phát triển cho những ngành kinh tế mũi nhọn của nhân loại. b. Vấn đề về vật liệu đang đặt ra cho nhân loại là gì? Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế và khoa học kĩ thuật, nhu cầu của nhân loại về vật liệu mới với những tính năng vật lí và hóa học, sinh học mới ngày càng cao. Ngoài những vật liệu tự nhiên, nhu cầu về vật liệu nhân tạo ngày càng đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vật liệu của các ngành kinh tế quốc dân. c. Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề về vật liệu như thế nào? Hóa học đã và đang góp phần tạo nên các loại vật liệu mới cho nhân loại. Các nhà hóa học đã nghiên cứu được các chất hóa học làm nguyên liệu ban đầu, những điều kiện đặc biệt, những chất xúc tác vô cơ và hữu cơ để tạo ra những vật liệu có tính năng riêng, đặc biệt phục vụ cho các ngành kinh tế, y học, công nghệ sinh học, khoa học vũ trụ,... Vô liệu vô cơ: Ngành sản xuất hóa học vô cơ tạo ra nhiều loại vật liệu được sử dụng trong công nghiệp và đời sống. Thí dụ: Luyện kim đen và luyện kim màu sản xuất ra các kim loại: vàng, nhôm, sắt, thép, đồng, titan và hợp kim như đuyra,... Công nghiệp silicat sản xuất ra ngạch, ngói, xi măng, thủy tinh, gốm, sứ,... Công nghiệp hóa chất sản xuất ra các hóa chất cơ bản như HCl,H2SO4,HNO3,NH3,NaOH,... làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu. Vật liệu hữu cơ: Nhiều loại vật liệu hữu cơ được sản xuất bằng con đường hóa học. Thí dụ: Sơn tổng hợp, nhựa, chất dẻo, PVC, cao su tổng hợp, tơ, sợi tổng hợp. Vật liệu mới: Ngày nay, hóa học cùng với ngành khoa học vật liệu nghiên cứu tạo nên một số loại vật liệu mới có tính năng đặc biệt: Trọng lượng siêu nhẹ, siêu dẫn điện, siêu bền, siêu nhỏ,... giúp phát triển các ngành công nghiệp điện tử, năng lượng hạt nhân, y tế,... Thí dụ: Vật liệu nano (còn gọi là vật liệu nanomet) là loại vật liệu được tạo nên từ những hạt có kích thước cỡ nanomet. Vật liệu nano có độ rắn siêu cao, siêu dẻo và nhiều tính năng đặc biệt mà vật liệu thường không có được. Vật liệu quang điện tử có độ siêu dẫn ở nhiệt độ cao được dùng trong sinh học, y học, điện tử,... Vật liệu compozit có tính năng bền, chắc không bị axit hoặc kiềm và một số hóa chất phá hủy. II. HÓA HỌC VÀ Xà HỘI 1 HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM a.Vai trò của lương thực, thực phẩm đối với đời sống của con người Lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho con người sống và hoạt động. Để đảm bảo duy trì sự sống thì lương thực, thực phẩm trong khẩu phần ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ theo một tỉ lệ thích hợp các chất bột (cacbohiđrat), chất đạm (protein), chất béo (lipit), vitamin, chất khoáng và các chất vi lượng. Ăn không đủ năng lượng hoặc thiếu chất dinh dưỡng sẽ làm cho cơ thể hoạt động không hiệu quả, sức khỏe yếu, chậm phát triển trí tuệ,... đặc biệt là đối với các phụ nữ đang mang thai và trẻ em. Thí dụ: Nếu thiếu iot sẽ gây kém trí nhớ , thiếu vitamin A sẽ gây bệnh khô mắt dẫn đến mù lòa, thiếu sắt dẫn đến bệnh thiếu máu b. Vấn đề về lương thực, thực phẩm đang đặt ra cho nhân loại hiện nay Nhân loại đang đứng trước thách thức lớn về lương thực, thực phẩm. Dân số thế giới ngày càng tăng nhất là ở những nước đang phát triển dẫn đến nhu cầu về lương thực và thực phẩm ngày càng tăng lên. Trong khi đó, nhu cầu về lượng thực, thực phẩm có chất lượng cao đảm bảo ăn ngon, chống bệnh béo phì ở một số nước phát triển lại đang được đặt ra. Ước tính có khoảng 15% dân số các nước mắc bệnh béo phì. Ngoài ra, diện tích trồng trọt ngày càng bị thu hẹp do bị đô thị hóa, do khí hậu trái đất nóng lên và thiên tai (mưa, bão, lũ lụt,...) ngày càng khắc nghiệt dẫn đến giảm sản lượng lương thực. c. Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân loại như thế nào? Để giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân loại, hóa học đã góp phần nghiên cứu và sản xuất các chất hóa học có tác dụng bảo vệ, phát triển thực vật, động vật giúp tăng sản lượng, chất lượng và bảo quản tốt hơn. Thí dụ: Sản xuất các loại phân bón hóa học có tác dụng tăng năng suất cây trồng như: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng,... Tổng hợp hóa chất có tác dụng diệt trừ cỏ dại tạo điều kiện cho cây lương thực phát triển. Tổng hợp hóa chất diệt nấm bệnh,... để bảo vệ cây lương thực tránh được dịch bệnh như: Etirimol, benoxyl, đồng sunfat,... Sản xuất những hóa chất bảo quản lương thực và thực phẩm, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho lương thực, thực phẩm. Nghiên cứu chế biến thức ăn tổng hợp để tăng sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Chế biến thực phẩm nhân tạo hoặc chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa học. Hóa học giúp thay thế nguồn nguyên liệu làm lương thực, thực phẩm dùng trong công nghiệp hóa học bằng nguyên liệu phi lương thực, phi thực phẩm. Thí dụ: Thay thế tinh bột bằng hợp chất hiđrocacbon để sản xuất ancol etylic; thay thế việc sản xuất xà phòng giặt từ chất béo bằng sản xuất bột giặt tổng hợp. Sản xuất glucozơ từ những chất thải như vỏ bào, mùn cưa, rơm rạ,... Tổng hợp chất béo nhân tạo (bơ magarin) từ axit stearic và glixerol, sự chuyển hóa dầu (chất béo lỏng) thành bơ, mỡ (chất béo rắn),.... Chế biến protein từ protein tự nhiên. Cùng với ngành công nghệ sinh học, hóa học đã góp phần tạo nên những chất hóa học giúp tạo nên những giống mới có năng suất cao hơn. Hóa học đã góp phần tạo nên những thực phẩm riêng dành cho những người mắc bệnh khác nhau. Thí dụ: Thực phẩm dành ho những người ăn kiêng như bánh, sữa, đường,... Ngành hóa thực phẩm cũng đã chế biến được nhiều loại sản phẩm làm tăng tính thẩm mĩ và hấp dẫn của thực phẩm. Thí dụ: Chế biến đồ hộp để tạo nên vị ngon và bảo quản tốt những thực phẩm cho con người; Một số loại hương liệu, phụ gia thực phẩm làm cho thực phẩm thêm hấp dẫn bởi màu sắc, mùi thơm nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay đã sản xuất được 200 chất phụ gia cho thực phẩm. 2 HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MAY MẶC a. Vai trò của may mặc đối với đời sống con người Cùng với nhu cầu ăn, ở thì may mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người giúp nhân loại tồn tại và phát triển. b. Vấn đề may mặc đang đặt ra cho nhân loại hiện nay Dân số thế giới gia tăng không ngừng, vì vậy tơ sợi tự nhiên như bông, gai,... không thể đáp ứng đủ nhu cầu may mặc về số lượng cũng như chất lượng. c. Hóa học góp phần giải quyết vấn đề may mặc của nhân loại như thế nào? Hóa học góp phần sản xuất ra tơ, sợi hóa học để thỏa mãn nhu cầu may mặc cho nhân loại. Tơ hóa học (gồm tơ nhân tạo và tơ tổng hợp) so với tơ tự nhiên (sợi bông, sợi gai, sợi tằm) có nhiều ưu điểm nổi bật: dai, đàn hồi, ít thấm nước, mềm mại, nhẹ, xốp, đẹp và rẻ tiền,... Nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo là những polime có sẵn trong tự nhiên như xenlulozơ (có trong bông, gai, gỗ, tre, nứa,...). Từ xenlulozơ, chế biến bằng con đường hóa học thu được tơ visco, tơ axetat. Nguyên liệu để sản xuất tơ tổng hợp là những polime không có sẵn trong tự nhiên mà do con người tổng hợp bằng phương pháp hóa học như tơ nilon, tơ capron, tơ poliaxrylat,... Các loại tơ sợi hóa học được tổng hợp hoàn toàn trong nhà máy (từ nguyên liệu ban đầu đến sản phẩm cuối cùng) nên đã dành ra được nhiều đất đai cho trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Hóa học góp phần sản xuất ra nhiều loại phẩm nhuộm tạo nên màu sắc khác nhau phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của con người. Ngoài ra, công nghệ hóa học đã tạo ra các vật liệu cơ bản để chế tạo các thiết bị chuyên dụng trong các nhà máy dệt và trong ngành dệt may giúp tạo ra những loại vải đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu may mặc ngày càng cao. 3 HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI Để bảo vệ sức khỏe con người, phòng chống bệnh tật và các tệ nạn xã hội, hóa học góp phần quan trọng trong lĩnh vực dược phẩm và vấn đề về chất gây nghiện ma túy. a. Dược phẩm Đế sinh tồn và phát triển, từ xưa, con người đã biết dùng cỏ, cây, con,... để trực tiếp hoặc gián tiếp chế biến làm thuôc chữa bệnh. Tuy nhiên, nguồn dược phẩm tự nhiên không thể đáp ứng để chữa trị những bệnh hiểm nghèo, bệnh do virut,... Hóa học cũng góp phần tạo ra những loại thuốc đặc trị có tác dụng trị bệnh nhanh, mạnh, hiệu quả,... những loại thuốc bổ tăng cường sức khỏe cho con người. Về thuốc chữa bệnh: Hóa học đã góp phần nghiên cứu thành phần hóa học của một số dược liệu tự nhiên như cây, con giúp phát hiện được nhiều loại dược liệu có nguồn gốc tự nhiên. Từ các dược liệu ban đầu đã chiết suất được những chất có khối lượng và nồng độ cao để làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra ngành Hóa Dược đã nghiên cứu và sản xuất ra nhiều loại thuốc để chữa bệnh cho con người từ các chất hóa học. Về thuốc bổ dưỡng cơ thể Các loại vitamin riêng lẻ như A, B, C, D,... các loại thuốc bổ tổng hợp,... có thành phần chính là các chất hóa học đã được tổng hợp bằng con đường hóa học hoặc được chiết suất từ dược liệu tự nhiên đã giúp tăng cường các vitamin và một số chất vi lượng cho cơ thể để phòng và chống bệnh tật cho cơ thể. b. Chất gây nghiện, chất ma túy và cách phòng chống ma túy Ma túy gồm những chất bị cấm dùng như thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain, một số thuốc được dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc như moocphin, seduxen,... Ma túy còn được chế biến tinh vi dưới dạng những viên thuốc tân dược không dễ gì phát hiện được. Ma túy có thể ở dưới dạng bột trắng dùng để hít, viên nén để uống và đặc biệt dưới dạng dung dịch dùng để tiêm chích trực tiếp vào mạch máu. Ma túy dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể con người đều có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lí. Ma túy có tác dụng ức chế, giảm đau, kích thích mạnh mẽ gây ảo giác cho người dùng. Nhiều tụ điểm sàn nhảy dùng loại ma túy tổng hợp còn gọi là thuốc lắc làm người dùng bị kích thích dẫn đến không làm chủ được bản thân. Nghiện ma túy sẽ dẫn đến rối loạn tâm, sinh lí, như rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Tiêm chích ma túy có thể gây trụy tim mạch dễ dẫn đến tử vong. Hiện nay, nạn nghiện ma túy ngày càng gia tăng đặc biệt trong giới trẻ. Hóa học đã nghiên cứu làm rõ thành phần hóa học của những chất ma túy tự nhiên, ma túy nhân tạo và các tác dụng sinh lí của chúng. Từ đó sử dụng chúng như một loại thuốc chữa bệnh hoặc ngăn chặn tác hại của các chất gây nghiện,... Do đó, để phòng ngừa chất gây nghiên ma túy, không được dùng thuốc chữa bệnh quá liều chỉ định của bác sĩ, không sử dụng thuốc khi không biết rõ tính năng tác dụng của nó và luôn nói KHÔNG với ma túy. III. HÓA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 1 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG a. Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tường làm cho không khí sạch thay đổi thành phần, có nguy cơ gây tác hại đến thực vật, động vật, sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Không khí sạch thường gồm 78% khí nitơ, 21% khí oxi và một lượng nhỏ khí cacbonic và hơi nước,... Không khí bị ô nhiễm thường có chứa quá mức cho phép nồng độ các khí CO2,CH4 và một số khí độc khác, thí dụ CO,NH3,SO2,HCl,... một số vi khuẩn gây bệnh,... b. Ô nhiễm nước Ô nhiễm nước là hiện tượng làm thay đổi thành phần tính chất của nước gây bất lợi cho môi trường nước, phần lớn do các hoạt động khác nhau của con người gây nên. Nước sạch không chứa các chất nhiễm bẩn, vi khuẩn gây bệnh và các chất hóa học làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nước sạch nhất là nước cất trong đó thành phần chỉ là H2O. Ngoài ra, nước sạch còn được quy định về thành phần giới hạn của một số ion, một số ion kim loại nặng, một số chất thải ở nồng độ dưới mức cho phép của Tổ chức Y tế thế giới. Nước ô nhiễm thường có chứa các chất thải hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh, các chất dinh dưỡng thực vật, các hóa chất hữu cơ tổng hợp, các hóa chất vô cơ, các chất phóng xạ, chất độc hóa học,... c. Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm đất là tất cả các hiện tượng, các quá trình làm nhiễm bẩn đất, thay đổi tính chất lí, hóa tự nhiên của đất do các tác nhân gây ô nhiễm, dẫn đến làm giảm độ phì của đất. Đất sạch không chứa các chất nhiễm bẩn, một số chất hóa học, nếu có chỉ đạt nồng độ dưới mức quy định. Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng độ đã được quy định. Sản xuất hóa học là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường do khí thải, chất thải rắn, nước thải có chức những chất độc hại cho con người và sinh vật. Tác hại của môi trường bị ô nhiễm (không khí, đất, nước) gây suy giảm sức khỏe của con người, gây thay đổi khí hậu toàn cầu, làm diệt vong một số loại sinh vật,... Thí dụ như hiện tượng thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, mưa axit,... là hậu quả của ô nhiễm môi trường. 2 HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG ĐỜI SỐNG SẢN XUẤT VÀ HỌC TẬP HÓA HỌC Ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên quy mô toàn cầu, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống trên Trái Đất. Hiện tượng trái đất bị nóng lên do hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nhiều chất độc hại có trong không khí, nước sông, biển, trong đất,... đã làm cho môi trường của hầu hết các nước bị ô nhiễm. Do đó vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề chung của toàn nhân loại. Hóa học đã có những đóng góp gì trong vấn đề bảo vệ môi trường sống ? a. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm bằng phương pháp hóa học Có thể nhận thấy được môi trường bị ô nhiễm bằng cách nào ? Quan sát Ta có thể nhận thấy môi trường bị ô nhiễm qua mùi, màu sắc,... Căn cứ vào mùi và tác dụng sinh lí đặc trưng của một số khí ta dễ dàng nhận ra không khí bị ô nhiễm. Xác định chất ô nhiễm bằng các thuốc khử Thí dụ: Để xác định trong nước có các chất và ion (gốc axit hoặc các ion kim loại) ta cần có những thuốc thử hoặc đến những nơi có thể xác định được thành phần của nước, để xác định: Các ion kim loại nặng (hàm lượng là bao nhiêu?) ; Nồng độ của một số ion Ca2+,Mg2+ gây nên độ cứng của nước; Độ pH của nước. Xác định bằng các dung cụ đo Thí dụ: Dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ của nước; dùng sắc kí để xác định các ion kim loại hoặc các ion khác; dùng máy đo pH để xác định độ pH của đất, nước,... b. Vai trò của Hóa học trong việc xử lí chất ô nhiễm Xử lí chất ô nhiễm trong đời sống, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp như thế nào? Nguyên tắc chung của việc xử lí chất ô nhiễm bằng phương pháp hóa học là: Có nhiều biện pháp xử lí khác nhau căn cứ vào thực trạng ô nhiễm, đó là xử lí ô nhiễm đất, nước, không khí dựa trên cơ sở khoa học có kết hợp với khoa học vật lí và sinh học. Phương pháp chung nhất là loại bỏ chất thải độc hại bằng cách sử dụng chất hóa học khác có phản ứng với chất độc hại, tạo thành chất ít độc hại hơn ở dạng rắn, khí hoặc dung dịch. Hoặc có thể cô lập chất độc hại trong những dụng cụ đặc biệt, ngăn chặn không cho chất độc hại thâm nhập vào môi trường đất, nước, không khí gâu ô nhiễm môi trường. Sau đây là một số trường hợp cụ thể : + Xử lí nước thải Khi phát hiện ô nhiễm ở những nơi có chất thải của nhà máy, xí nghiệp, cần có những đề xuất cơ quan có trách nhiệm xử lí. + Xử lí khí thải + Xử lí chất thải trong quá trình học tập hóa học Với một số chất thải sau thí nghiệm ở trên lớp hoặc sau bài thực hành, ta có thể thực hiện theo các bước sau: Phân loại hóa chất thải xem chúng thuộc loại nào trong số các chất đã học. Căn cứ vào tính chất hóa học của mỗi chất để xử lí cho phù hợp. Thí dụ: Nếu là các chất có tính axit thì thường dùng nước vôi dư để trung hòa. Nếu là khí độc có thể dùng chất hấp thụ là than hoạt tính hoặc chất rắn, hoặc dung dịch để hấp thụ chúng, tạo nên chất không độc hoặc ít độc hại hơn. Nếu là các ion kim loại, ion SO42 ..., có thể dùng nước vôi dư để kết tủa chúng và thu gom lại ở dạng rắn và tiếp tục xử lí. Nếu là ion các kim loại quý thì cần xử lí thu gom để tái sử dụng. o0o Câu 1. Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là A. moocphin. B. cafein. C. aspirin. D. nicotin. Câu 2. Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là A. SO2 và NO2. B. CH4 và NH3. C. CO và CH4. D. CO và CO2. Câu 3. Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là A. vôi sống. B. muối ăn. C. lưu huỳnh. D. cát. Câu 4. Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là A. ampixilin, erythromixin, cafein. B. penixilin, paradol, cocain. C. cocain, seduxen, cafein. D. heroin, seduxen, erythromixin. Câu 5. Trong số các nguồn năng lượng: 1 thủy điện, 2 gió, 3 mặt trời, 4 hoá thạch; những nguồn năng lượng sạch là: A. 2, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 6. Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau: 1> Do hoạt động của núi lửa. 2> Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt. 3> Do khí thải từ các phương tiện giao thông 4> Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh. 5> Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước. Những nhận định đúng là: A. 2, 3, 5. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 2, 4. Câu 7. Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion A. Cd2+. B. Fe2+. C. Cu2+. D. Pb2+. Câu 8. Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây? A. NH3. B. CO2. C. SO2. D. H2S. Câu 9. Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép? A. CO2 và O2. B. CO2 và CH4. C. CH4 và H2O. D. N2 và CO. Câu 10. Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch NH3. C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch H2SO4 loãng. Câu 11. Cho các phát biểu sau: (a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. (b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit. (c) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon. (d) Moocphin và cocain là các chất ma túy. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 12. Cho các phát biểu sau: (a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh. (b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon. (c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính. (d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. 30 DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT HOÁ VÔ CƠ D¹NG 30: t¸ch – tinh chÕ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Dùng 1 hóa chất để tách A ra khỏi hỗn hợp. => tìm chất mà A không phản ứng, còn chất đó phản ứng với tất cả các chất còn lại. Dùng nhiều hóa chất để tách A ra khỏi hỗn hợp. => Tìm chất phản ứng với A mà không ( ít ) phản ứng với chất còn lại, các chất tiếp theo sẽ là chất phục hồi lại A. o0o Câu 1. Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt: A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư). B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư). C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng. D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng. Câu 2. Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch A. AgNO3. B. NaOH. C. NaHS. D. Pb(NO3)2. Câu 3. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện? A. Mg. B. Ca. C. Cu. D. K. Câu 4. Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Fe(NO3)3. C. Dung dịch HNO3. D. Dung dịch HCl. Câu 5: Một dung dịch có chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch thì có thể cho tác dụng với dung dịch A. K2CO3. B. Na2SO4. C. NaOH. D. Na2CO3. Câu 6: Có hỗn hợp 3 kim loại Ag, Fe, Cu. Chỉ dùng một dung dịch có thể thu được Ag riêng rẽ mà không làm khối lượng thay đổi. Dung dịch đó là A. AgNO3. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)3. D. Hg(NO3)2. Câu 7: Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, benzen và anilin ta có thể làm theo cách nào sau đây? A. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó chiết lấy phần tan rồi cho phản ứng với dung dịch NaOH dư, sau đó lại chiết để tách lấy phần phenol không tan. B. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó chiết lấy phần tan rồi cho phản ứng với dung dịch CO2 dư, sau đó lại chiết để tách lấy phần phenol không tan C. Hoà hỗn hợp vào nước dư, sau đó chiết lấy phần phenol không tan D. Hoà hỗn hợp vào xăng, sau đó chiết lấy phần phenol không tan. Câu 8: Cho hỗn hợp benzen, phenol và anilin. Sau đây là các bước để tách riêng từng chất: (1). Cho hỗn hợp phản ứng với dung dịch NaOH. (2). Phần còn lại cho phản ứng với dung dịch NaOH rồi chiết để tách riêng anilin. (3). Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl rồi chiết để tách riêng benzen. (4). Chiết tách riêng natri phenolat rồi tái tạo phenol bằng dung dịch HCl. Thứ tự các thao tác tiến hành thí nghiệm để tách riêng từng chất là A. (1)→(2) →(3) →(4). B. (1)→(4) →(3) →(2). C. (4)→(3) →(2) →(1). D. (1)→(4) →(2) →(3). Câu 9: Etilen có lẫn tạp chất là CO2, SO2, H2O. Để thu được etilen tinh khiết, người ta A. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch Br2 dư và bình đựng CaCl2 khan. B. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư và bình đựng H2SO4 đặc. C. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch NaOH dư và bình đựng CaCl2 khan. D. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch NaOH dư và bình đựng H2SO4 loãng. Câu 10: Trong công nghiệp, để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp N2, H2 và NH3 người ta đã sử dụng phương pháp nào dưới đây? A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong . B. Cho hỗn hợp qua CuO nung nóng. C. Cho hỗn hợp qua H2SO4 đặc rồi lấy dung dịch tác dụng với NaOH. D. Nén và làm lạnh hỗn hợp để NH3 hoá lỏng. Câu 11: Để tách riêng NaCl và CaCl2 cần sử dụng 2 chất thuộc dãy nào dưới đây? A. Na2SO4, HCl. B. K2CO3, HCl. C. Ba(OH)2 và HCl. D. Na2CO3 và HCl. Câu 12: Trong nước biển có chứa các muối sau đây: NaCl; MgCl2; Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2; Na2SO4; MgSO4. Để thu được NaCl tinh khiết, người ta có thể sử dụng các hoá chất thuộc dãy nào dưới đây? A. H2SO4, Ba(OH)2, Na2CO3. B. Na2CO3, BaCl2, HCl. C. HCl, Ba(OH)2, K2CO3. D. K2CO3, BaCl2, H2SO4. Câu 13: Cho hỗn hợp Al, Cu, Fe. Số thí nghiệm tối thiểu cần làm để thu được Al riêng rẽ là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 14: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt: A. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl dư. B. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH dư. C. dùng dung dịch NaOH dư, dung dịch HCl dư, rồi nung nóng. D. dùng dung dịch NaOH dư, khí CO2 dư, rồi nung nóng. Câu 15: Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả sử hiệu suất các phản ứng đều là 100%) A. 2c mol bột Al vào Y. B. c mol bột Cu vào Y. C. c mol bột Al vào Y. D. 2c mol bột Cu vào Y. Câu 16: Có thể thu được NH4Cl riêng rẽ từ hỗn hợp rắn NaCl, NH4Cl, MgCl2 với số lượng thuốc thử tối thiểu là A. 1. B. 0. C. 2. D. 3. Câu 17: Để tách benzen ra khỏi nước, người ta sử dụng phương pháp A. chiết. B. chưng cất. C. lọc. D. thăng hoa. Câu 18: Hỗn hợp nào dưới đây có thể dùng dung dịch NaOH và HCl để tách chúng ra khỏi nhau? A. C6H5OH và C6H5CH2OH. B. C6H5OH và C6H5COOH. C. C6H5COOH và C6H5CH2COOH. D. C6H5OH và C6H5CH2COOH. Câu 19: Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc thì khí sinh ra có lẫn CO2 và SO2. Để loại CO2 và SO2, người ta có thể sử dụng dung dịch A. Br2. B. KOH. C. KMnO4. D. KHCO3. Câu 20: Vàng bị lẫn tạp chất là Fe. Để thu được vàng tinh khiết, người ta có thể cho dùng lượng dư dung dịch A. CuSO4. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. ZnSO4. Câu 21: Hỗn hợp khí không thể tách ra khỏi nhau bằng phương pháp hoá học là A. CO2 và O2. B. CH4 và C2H6. C. N2 và O2. D. CO2 và SO2. Câu 22: Để thu được nitơ tinh khiết từ hỗn hợp khí nitơ, oxi , nước, amoniac, metylamin; người ta có thể dẫn khí lần lượt qua bình đựng lượng dư các chất A. H2SO4 loãng, P trắng, CaCl2 khan. B. P trắng, HCl đặc, CaCl2 khan. C. P trắng, CaCl2 khan, H2SO4 loãng. D. NaOH loãng, P2O5, H2SO4 đặc. Câu 23: Để thu được CO2 tinh khiết từ hỗn hợp khí CO2, HCl, H2O, SO2, CO; người ta có thể dẫn khí lần lượt qua bình đựng lượng dư các chất A. CuO (nung nóng), dung dịch Na2CO3, dung dịch KMnO4, CaCl2 khan. B. CuO (nung nóng), dung dịch NaHCO3, dung dịch KMnO4, CaCl2 khan. C. CuO (nung nóng), dung dịch NaHCO3, dung dịch KMnO4, CaO. D. Ca(OH)2, dung dịch KMnO4, dung dịch Na2CO3, CaCl2 khan. Câu 24: Để thu được metan từ hỗn hợp khí metan, etylen, axetylen, đimetylamin; người ta chi cần dùng lượng dư dung dịch. A. AgNO3 trong NH3. B. Br2. C. KMnO4 trong H2SO4. D. CuSO4 trong NH3. Câu 25: Để thu được Ag từ dung dịch gồm từ hỗn hợp rắn gồm AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3; người ta có thể tiến hành các thao tác A. hoà tan vào nước rồi điện phân dung dịch đến khi catôt bắt đầu thoát khí. B. nung chất rắn đến khối lượng không đổi rồi cho tác dụng với dung dịch HCl dư. C. nung chất rắn đến khối lượng không đổi rồi cho tác dụng với CO dư D. cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, sau đó nung kết tủa đến khối lượng không đổi. Câu 26: Cho hỗn hợp gồm MgCO3, K2CO3, BaCO3. Người ta tiến hành các thí nghiệm theo thứ tự sau: cho hỗn hợp vào nước dư, lấy chất rắn thu được nung đến khối lượng không đổi rồi lấy chất rắn sau khi nung cho vào nước. Sau đó cho dung dịch thu được tác dụng với CO2 dư. Chất thu được là A. BaCO3. B. Mg(HCO3)2. C. MgCO3. D. Ba(HCO3)2. Câu 27: Cho hỗn hợp gồm C2H5Br, CH3COOC2H5, CH3CHO, HCHO. Người ta tiến hành các thí nghiệm theo thứ tự sau: cho hỗn hợp tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac. Lấy phần chất lỏng cho tác dụng với dung dịch NaOH dư và đun nóng nhẹ để đuổi hết amoniac. Phần dung dịch còn lại đem cô cạn thu được phần hơi gồm nước và A. C2H5Br. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. CH3CHO. Câu 28: Cho hỗn hợp gồm Al2O3, CuO, Fe2O3, SiO2. Người ta tiến hành các thí nghiệm theo thứ tự sau: cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi sục CO2 dư vào dung dịch thu được (đun nóng). Sau đó lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là A. SiO2. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. Al2O3. Câu 29: Cho hỗn hợp gồm Al2O3, CuO, Fe2O3, SiO2. Người ta tiến hành các thí nghiệm theo thứ tự sau: nung nóng chất rắn rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua. Chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư rồi lấy chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư. Chất rắn còn lại là A. SiO2. B. Cu C. CuO. D. Fe2O3 . Câu 30: Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (với tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với dung dịch HCl dư. Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với NH3 dư thu được kết tủa là A. Cu(OH)2. B. Fe(OH)2. C. Fe(OH)3. D. Cu(OH)2 và Fe(OH)3 Câu 31: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp gồm Al2O3 và ZnO, người ta cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ rồi lấy dung dịch thu được cho tác dụng với X dư, sau đó lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi. X là A. Na2CO3. B. NH3. C. CO2. D. KOH. Câu 32: Cho hỗn hợp gồm Al2O3, SiO2, MgCO3. Người ta tiến hành các thí nghiệm theo thứ tự sau: cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi lấy dung dịch thu được cho tác dụng với HCl dư thu được kết tủa là. A. Al(OH)3. B. SiO2. C. H2SiO3. D. Al2O3. Câu 33: Có thể thu được C6H5COOH riêng rẽ từ hỗn hợp rắn gồm C6H5COOH, C6H5COONa, NaCl, CH3COONa với số lượng thuốc thử tối thiểu là A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 34: Để tách lấy axit axetic từ dung dịch hỗn hợp gồm axit axetic, natri axetat, natri phenolat mà không dùng thuốc thử thì người ta sử dụng phương pháp A. chiết. B. chưng cất. C. kết tinh. D. thăng hoa. Câu 35: Khí NH3 có lẫn hơi nước. Để thu được NH3 khô, người ta có thể sử dụng A. H2SO4 đặc. B. P2O5. C. CuSO4 khan. D. CaO. Câu 36: Khí CO2 có lẫn khí HCl. Để thu được CO2 tinh khiết, người ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch X dư, sau đó làm khô khí. X là A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. Ca(OH)2. D. H2SO4 đặc. Câu 37: Hỗn hợp gồm ancol (rượu) etylic và anđehit axetic. Để thu được ancol etylic tinh khiết, người ta có thể sử dụng A. Na. B. dung dịch AgNO3 trong NH3. C. H2 (Ni, to). D. H2SO4 đặc ở 140oC. HẾT

30 DNG CU HI Lí THUYT HO Vễ C DạNG 26: điều chế KIN THC TRNG TM iu ch kim loi Chia loi Kim loi mnh: K, Ba,Ca, Na, Mg, Al iu ch bng phng phỏp in phõn núng chy * mui clorua: tr AlCl3 b thng hoa nhit cao * baz: tr Be(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3 khụng bn un núng * oxit: ch dựng iu ch Al Kim loi TB_Y Mg tr i * Mui - tỏc dng vi kim loi mnh hn ( thy luyn ) - in phõn dung dch * Oxit: dựng CO, H2, Al, C to cao kh ( nhit luyn ) iu ch cỏc phi kim v hp cht ca chỳng - Xem k v phõn rừ cỏch iu ch phũng thớ nghim v cụng nghip o0o -Cõu Trong phũng thớ nghim, ngi ta thng iu ch clo bng cỏch A cho dung dch HCl c tỏc dng vi MnO2, un núng B in phõn dung dch NaCl cú mng ngn C in phõn núng chy NaCl D cho F2 y Cl2 dung dch NaCl Cõu Trong phũng thớ nghim, iu ch mt lng nh khớ X tinh khit, ngi ta un núng dung dch amoni nitrit bóo ho Khớ X l A N2O B NO C NO2 D N2 Cõu Dóy gm cỏc kim loi c iu ch cụng nghip bng phng phỏp in phõn hp cht núng chy ca chỳng, l: A Fe, Ca, Al B Na, Ca, Zn C Na, Cu, Al D Na, Ca, Al Cõu Trong phũng thớ nghim, ngi ta thng iu ch HNO3 t A NaNO v H SO c 2 B NaNO v H SO c C NH v O D NaNO v HCl c Cõu Trong cụng nghip, natri hiroxit c sn xut bng phng phỏp A in phõn dung dch NaNO3, khụng cú mng ngn in cc B in phõn NaCl núng chy C in phõn dung dch NaCl, khụng cú mng ngn in cc D in phõn dung dch NaCl, cú mng ngn in cc Cõu Trong phũng thớ nghim, ngi ta iu ch oxi bng cỏch A in phõn nc B nhit phõn Cu(NO3)2 C nhit phõn KClO cú xỳc tỏc MnO D chng ct phõn on khụng khớ lng Cõu Hai kim loi cú th c iu ch bng phng phỏp in phõn dung dch l A Al v Mg B Na v Fe C Cu v Ag D Mg v Zn Cõu Dóy cỏc kim loi u cú th c iu ch bng phng phỏp in phõn dung dch mui ca chỳng l: A Mg, Zn, Cu B Al, Fe, Cr C Fe, Cu, Ag D Ba, Ag, Au dung Cõu Nu cho mol mi cht: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 ln lt phn ng vi lng d dch HCl c, cht to lng khớ Cl nhiu nht l A CaOCl B KMnO C K Cr O 2 D MnO Cõu 10 Khi nhit phõn hon ton 100 gam mi cht sau: KClO3 (xỳc tỏc MnO2), KMnO4, KNO3 v AgNO Cht to lng O ln nht l A KClO B KMnO C KNO D AgNO 3 Cõu 11 Thc hin cỏc thớ nghim sau: (I) Cho dung dch NaCl vo dung dch KOH (II) Cho dung dch Na2CO3 vo dung dch Ca(OH)2 (III) in phõn dung dch NaCl vi in cc tr, cú mng ngn (IV) Cho Cu(OH)2 vo dung dch NaNO3 (V) Sc khớ NH3 vo dung dch Na2CO3 (VI) Cho dung dch Na SO vo dung dch Ba(OH) Cỏc thớ nghim u iu ch c NaOH l: A II, III v VI B I, II v III C I, IV v V D II, V v VI Cõu 12 Dóy cỏc kim loi u cú th c iu ch bng phng phỏp in phõn dung dch mui (vi in cc tr) l: A Ni, Cu, Ag B Ca, Zn, Cu C Li, Ag, Sn D Al, Fe, Cr Cõu 13 Thớ nghim vi dung dch HNO3 thng sinh khớ c NO2 hn ch khớ NO2 thoỏt t ng nghim, ngi ta nỳt ng nghim bng: (a) bụng khụ (b) bụng cú tm nc (c) bụng cú tm nc vụi (d) bụng cú tm gim n Trong bin phỏp trờn, bin phỏp cú hiu qu nht l A (d) B (a) C (c) D (b) 30 DNG CU HI Lí THUYT HO Vễ C DạNG 27: sơ đồ phản ứng KIN THC TRNG TM + Mi mi tờn: mt phn ng + Mi kớ hiu cha bit: mt cht húa hc - Cn nm c mi liờn h gia tớnh cht, cỏch iu ch cỏc cht o0o -Cõu Cho s phn ng: NaCl (X) NaHCO3 (Y) NaNO3 X v Y cú th l - Lu ý: A NaOH v NaClO B NaOH v Na CO C NaClO v Na CO D Na CO v NaClO 3 3 Cõu T hai mui X v Y thc hin cỏc phn ng sau: to X X1 + H2O X1 + H2O X2 X2 + Y X + Y1 + H2O X2 + 2Y X + Y2 + 2H2O Hai mui X, Y tng ng l A BaCO3, Na2CO3 B CaCO3, NaHSO4 C MgCO3, NaHCO3 D CaCO3, NaHCO3 Cõu Cho s chuyn hoỏ qung ng thnh ng: O2 ,t o O2 ,t o X ,t o CuFeS X Y Cu Hai cht X, Y ln lt l: A Cu2O, CuO B CuS, CuO C Cu2S, Cu2O D Cu2S, CuO Cõu Cho s chuyn hoỏ (mi mi tờn l mt phng trỡnh phn ng): + ddX + ddY + ddZ NaOH Fe(OH)2 Fe2(SO4)3 BaSO4 Cỏc dd (dung dch) X, Y, Z ln lt l: A FeCl3, H2SO4 (c, núng), Ba(NO3)2 B FeCl3, H2SO4 (c, núng), BaCl2 C FeCl , H SO (c, núng), BaCl Cõu D FeCl , H SO (loóng), Ba(NO ) 2 Cho s chuyn hoỏ gia cỏc hp cht ca crom: + ( Cl2 + KOH ) + KOH + H SO4 + ( FeSO4 + H SO4 ) Cr(OH)3 X Y Z T Cỏc cht X, Y, Z, T theo th t l: A K2CrO4; KCrO2; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3 B KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; Cr2(SO4)3 C KCrO ; K Cr O ; K CrO ; CrSO D KCrO ; K CrO ; K Cr O ; Cr (SO ) 2 4 Cõu Cho s chuyn hoỏ: H PO4 KOH KOH P2O5 X Y Z Cỏc cht X, Y, Z ln lt l: A KH2PO4, K2HPO4, K3PO4 C K PO , KH PO , K HPO 4 2 2 B KH2PO4, K3PO4, K2HPO4 D K PO , K HPO , KH PO 4 4 Cõu Cho s chuyn hoỏ: Fe3O4 + dung dch HI (d) X + Y + H2O Bit X v Y l sn phm cui cựng ca quỏ trỡnh chuyn hoỏ Cỏc cht X v Y l A FeI3 v I2 B Fe v I2 C FeI2 v I2 D FeI3 v I2 Cõu Cho s chuyn hoỏ sau: X Y Z CaO CaCl2 Ca(NO3)2 CaCO3 Cụng thc ca X, Y, Z ln lt l: A HCl, HNO3, Na2CO3 B HCl, AgNO3, (NH4)2CO3 C Cl , AgNO , MgCO D Cl , HNO , CO 3 Cõu Cho s chuyn hoỏ: to + COdu ,t o FeCl3 +T Fe(NO3)3 X Y Z Fe(NO3)3 Cỏc cht X v T ln lt l A FeO v NaNO B FeO v AgNO 3 C Fe O v Cu(NO ) D Fe O v AgNO 2 3 Cõu 10 C Cho s phn ng: KOHdac +Cl2 Cl2 du Cr X Y Bit Y l hp cht ca crom Hai cht X v Y ln lt l A CrCl v Cr(OH) B CrCl v K Cr O 3 C CrCl v K CrO 2 D CrCl v K CrO 2 Cl2 du dungdichNaOHdu X Y Cõu 11 Cho s phn ng C r Cht Y s trờn l A Na[Cr(OH) ] Cõu 12 B Na Cr O 2 C Cr(OH) D Cr(OH) Cho s phn ng: Al2(SO4)3 X Y Al Trong s trờn, mi mi tờn l mt phn ng, cỏc cht X, Y ln lt l nhng cht no sau õy? A NaAlO2 v Al(OH)3 B Al(OH)3 v NaAlO2 C Al O v Al(OH) 3 D Al(OH) v Al O 3 30 DNG CU HI Lí THUYT HO Vễ C DạNG 28: tìm mệnh đề - sai KIN THC TRNG TM Cỏc phỏt biu húa vụ c thng chung vo cỏc phỏt biu v vai trũ ca cỏc cht phn ng oxi húa kh, cỏc ng dng, trng thỏi tớnh cht ca cỏc cht hoc tớnh cht ca hp cht phc nh st, crom, ng o0o -Cõu Mnh khụng ỳng l: A Fe kh c Cu2+ dung dch B Fe3+ cú tớnh oxi húa mnh hn Cu2+ C Fe2+ oxi hoỏ c Cu D Tớnh oxi húa ca cỏc ion tng theo th t: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+ Cõu Phỏt biu khụng ỳng l: A Hp cht Cr(II) cú tớnh kh c trng cũn hp cht Cr(VI) cú tớnh oxi hoỏ mnh B Cỏc hp cht CrO, Cr(OH)2 tỏc dng c vi dung dch HCl cũn CrO3 tỏc dng c vi dung dch NaOH C Cỏc hp cht Cr O , Cr(OH) , CrO, Cr(OH) u cú tớnh cht lng tớnh 3 D Thờm dung dch kim vo mui icromat, mui ny chuyn thnh mui cromat Cõu Cho bit cỏc phn ng xy sau: 2NaBr + Cl 2NaCl + Br 2FeBr2 + Br2 2FeBr3 2 Phỏt biu ỳng l: 3+ A Tớnh oxi húa ca Cl mnh hn ca Fe 2 B Tớnh oxi húa ca Br mnh hn ca Cl C Tớnh kh ca Br mnh hn ca Fe2+ D Tớnh kh ca Cl mnh hn ca Br Cõu Nguyờn tc luyn thộp t gang l: A Dựng O2 oxi hoỏ cỏc cht Si, P, S, Mn, gang thu c thộp B Tng thờm hm lng cacbon gang thu c thộp C Dựng CaO hoc CaCO3 kh cht Si, P, S, Mn, gang thu c thộp D Dựng cht kh CO kh oxit st thnh st nhit cao Cõu Hai kim loi X, Y v cỏc dung dch mui clorua ca chỳng cú cỏc phn ng húa hc sau: X + 2YCl3 XCl2 + 2YCl2; Y + XCl2 YCl2 + X Phỏt biu ỳng l: 2+ 2+ A Ion Y cú tớnh oxi húa mnh hn ion X B Kim loi X kh c ion Y2+ C Kim loi X cú tớnh kh mnh hn kim loi Y D Ion Y3+ cú tớnh oxi húa mnh hn ion X2+ Cõu Phỏt biu no sau õy l ỳng? A Phõn urờ cú cụng thc l (NH4)2CO3 B Phõn lõn cung cp nit hoỏ hp cho cõy di dng ion nitrat (NO -) v ion amoni (NH +) C Amophot l hn hp cỏc mui (NH ) HPO v KNO 4 D Phõn hn hp cha nit, photpho, kali c gi chung l phõn NPK Cõu Phỏt biu no sau õy l ỳng? A Photpho trng cú cu trỳc tinh th nguyờn t B th rn, NaCl tn ti di dng tinh th phõn t C Nc ỏ thuc loi tinh th phõn t D Kim cng cú cu trỳc tinh th phõn t Cõu ng dng no sau õy khụng phi ca ozon? A Ty trng tinh bt, du n B Cha sõu rng C iu ch oxi phũng thớ nghim D Sỏt trựng nc sinh hot Cõu Nguyờn tc chung c dựng iu ch kim loi l A cho hp cht cha ion kim loi tỏc dng vi cht oxi hoỏ B kh ion kim loi hp cht thnh nguyờn t kim loi C oxi hoỏ ion kim loi hp cht thnh nguyờn t kim loi D cho hp cht cha ion kim loi tỏc dng vi cht kh Cõu 10 Phỏt biu no sau õy ỳng? A Cỏc kim loi: natri, bari, beri u tỏc dng vi nc nhit thng B Kim loi xesi c dựng ch to t bo quang in C Theo chiu tng dn ca in tớch ht nhõn, cỏc kim loi kim th (t beri n bari) cú nhit núng chy gim dn D Kim loi magie cú kiu mng tinh th lp phng tõm din Cõu 11 Phỏt biu khụng ỳng l: A Trong cụng nghip, photpho c sn xut bng cỏch nung hn hp qung photphorit, cỏt v than cc 1200oC lũ in B Hiro sunfua b oxi hoỏ bi nc clo nhit thng C Tt c cỏc nguyờn t halogen u cú cỏc s oxi hoỏ: -1, +1, +3, +5 v +7 cỏc hp cht D Kim cng, than chỡ, fuleren l cỏc dng thự hỡnh ca cacbon 26 55 26 13 X 26Y 12 Z Cõu 12 Nhn nh no sau õy ỳng núi v nguyờn t: , , A X, Z l ng v ca cựng mt nguyờn t hoỏ hc B X v Y cú cựng s ntron C X, Y thuc cựng mt nguyờn t hoỏ hc D X v Z cú cựng s Cõu 13 Cú cỏc phỏt biu sau: 1> Lu hunh, photpho u bc chỏy tip xỳc vi CrO3 2> Ion Fe3+ cú cu hỡnh electron vit gn l [Ar]3d5 3> Bt nhụm t bc chỏy tip xỳc vi khớ clo 5> Phốn chua cú cụng thc l Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O Cỏc phỏt biu ỳng l: A 1, 3, B 2, 3, C 1, 2, D 1, 2, Cõu 14 Cht c dựng ty trng giy v bt giy cụng nghip l A NO2 B SO2 C CO2 D N2O Cõu 15 Phỏt biu no sau õy khụng ỳng? A ỏm chỏy magie cú th c dp tt bng cỏt khụ B Dung dch m c ca Na SiO v K SiO c gi l thy tinh lng 3 C Trong phũng thớ nghim, N c iu ch bng cỏch un núng dung dch NH NO bóo ho D CF Cl b cm s dng thi khớ quyn thỡ phỏ hy tng ozon 2 Cõu 16 Phỏt biu no sau õy khụng ỳng? A Trong cỏc dung dch: HCl, H2SO4, H2S cú cựng nng 0,01M, dung dch H2S cú pH ln nht B Dung dch Na CO lm phenolphtalein khụng mu chuyn sang mu hng C Nh dung dch NH t t ti d vo dung dch CuSO , thu c kt ta xanh D Nh dung dch NH t t ti d vo dung dch AlCl , thu c kt ta trng 3 Cõu 17 Phỏt biu no sau õy khụng ỳng so sỏnh tớnh cht húa hc ca nhụm v crom? A Nhụm cú tớnh kh mnh hn crom B Nhụm v crom u bn khụng khớ v nc C Nhụm v crom u b th ng húa dung dch H2SO4 c ngui D Nhụm v crom u phn ng vi dung dch HCl theo cựng t l v s mol Cõu 18 Phỏt biu no sau õy khụng ỳng? A Do Pb2+/Pb ng trc 2H+/H2 dóy in hoỏ nờn Pb d dng phn ng vi dung dch HCl loóng ngui, gii phúng khớ H2 B Trong mụi trng kim, mui Cr(III) cú tớnh kh v b cỏc cht oxi hoỏ mnh chuyn thnh mui Cr(VI) C Ag khụng phn ng vi dung dch H2SO4 loóng nhng phn ng vi dung dch H2SO4 c núng D CuO nung núng tỏc dng vi NH hoc CO, u thu c Cu Cõu 19 Dóy gm cỏc kim loi cú cu to mng tinh th lp phng tõm l: A Li, Na, K B Be, Mg, Ca C Li, Na, Ca D Na, K, Mg Cõu 20 Phỏt biu no sau õy ỳng? A Dung dch NaF phn ng vi dung dch AgNO3 sinh AgF kt ta B Axit HBr cú tớnh axit yu hn axit HCl C Iot cú bỏn kớnh nguyờn t ln hn brom D Flo cú tớnh oxi hoỏ yu hn clo Cõu 21 Phỏt biu no sau õy khụng ỳng? A Ancol etylic bc chỏy tip xỳc vi CrO3 B Khi phn ng vi dung dch HCl, kim loi Cr b oxi hoỏ thnh ion Cr2+ C Crom(VI) oxit l oxit baz D Crom(III) oxit v crom(III) hiroxit u l cht cú tớnh lng tớnh Cõu 22 Phỏt biu no sau õy khụng ỳng? A Trong cỏc hp cht, ngoi s oxi hoỏ -1, flo v clo cũn cú cỏc s oxi hoỏ +1, +3, +5, +7 B Mui AgI khụng tan nc, mui AgF tan nc C Flo cú tớnh oxi húa mnh hn clo D Dung dch HF hũa tan c SiO2 Cõu 23 Dóy gm cỏc kim loi u cú cu to mng tinh th lp phng tõm l: A Na, K, Ca, Ba B Na, K, Ca, Be C Li, Na, K, Mg D Li, Na, K, Rb Cõu 24 Phỏt biu no sau õy l sai? A õm in ca brom ln hn õm in ca iot B Bỏn kớnh nguyờn t ca clo ln hn bỏn kớnh nguyờn t ca flo Tớnh kh ca ion Br- ln hn tớnh kh ca ion ClC D Tớnh axit ca HF mnh hn tớnh axit ca HCl Cõu 25 Khi so sỏnh NH3 vi NH + , phỏt biu khụng ỳng l: + A Trong NH3 v NH , nit u cú cng húa tr B NH3 cú tớnh baz, NH + cú tớnh axit + C Trong NH3 v NH , nit u cú s oxi húa + D Phõn t NH v ion NH u cha liờn kt cng húa tr Cõu 26 Dóy gm cỏc kim loi cú cựng kiu mng tinh th lp phng tõm l: A Na, K, Ba B Li, Na, Mg C Na, K, Ca D Mg, Ca, Ba Cõu 27 Phỏt biu no sau õy l sai? A Nhụm bn mụi trng khụng khớ v nc l cú mng oxit Al2O3 bn vng bo v B Theo chiu tng dn ca in tớch ht nhõn, nhit núng chy ca kim loi kim gim dn C nhit thng, tt c cỏc kim loi kim th u tỏc dng c vi nc D Na CO l nguyờn liu quan trng cụng nghip sn xut thu tinh Cõu 28 Phỏt biu no sau õy l sai? A Trong tinh th nguyờn t, cỏc nguyờn t liờn kt vi bng liờn kt cng hoỏ tr B Tinh th nc ỏ, tinh th iot u thuc loi tinh th phõn t C Trong tinh th NaCl, xung quanh mi ion u cú ion ngc du gn nht D Tt c cỏc tinh th phõn t u khú núng chy v khú bay hi Cõu 29 Phỏt biu no sau õy l sai? A Chỡ (Pb) cú ng dng ch to thit b ngn cn tia phúng x B Nhụm l kim loi dn in tt hn vng C Trong y hc, ZnO c dựng lm thuc gim au dõy thn kinh, cha bnh eczema, bnh nga D Thic cú th dựng ph lờn b mt ca st chng g Cõu 30 Nhn xột no sau õy khụng ỳng? A Vt dng lm bng nhụm v crom u bn khụng khớ v nc vỡ cú mng oxit bo v B Crom l kim loi cng nht tt c cỏc kim loi C Nhụm v crom u b th ng húa bi HNO3 c, ngui D Nhụm v crom u phn ng vi dung dch HCl theo cựng t l s mol Cõu 31 Nhn xột no sau õy khụng ỳng? A BaSO4 v BaCrO4 hu nh khụng tan nc B Al(OH) v Cr(OH) u l hiroxit lng tớnh v cú tớnh kh 3 C SO v CrO u l oxit axit 3 D Fe(OH) v Cr(OH) u l baz v cú tớnh kh 2 Cõu 32 Phỏt biu no sau õy l ỳng? A Tt c cỏc phn ng ca lu hunh vi kim loi u cn un núng B Trong cụng nghip, nhụm c sn xut t qung olomit C Ca(OH) c dựng lm mt tớnh cng vnh cu ca nc D CrO tỏc dng vi nc to hn hp axit Cõu 33 Khi núi v kim loi kim, phỏt biu no sau õy l sai? A Cỏc kim loi kim cú mu trng bc v cú ỏnh kim B Trong t nhiờn, cỏc kim loi kim ch tn ti dng hp cht C T Li n Cs kh nng phn ng vi nc gim dn D Kim loi kim cú nhit núng chy v nhit sụi thp Cõu 34 Phỏt biu no sau õy l sai? A Nguyờn t kim loi thng cú 1, hoc electron lp ngoi cựng B Cỏc nhúm A bao gm cỏc nguyờn t s v nguyờn t p C Trong mt chu kỡ, bỏn kớnh nguyờn t kim loi nh hn bỏn kớnh nguyờn t phi kim D Cỏc kim loi thng cú ỏnh kim cỏc electron t phn x ỏnh sỏng nhỡn thy c Cõu 35 Phỏt biu no sau õy l ỳng? A Hn hp FeS v CuS tan c ht dung dch HCl d B Thi khụng khớ qua than nung , thu c khớ than t C Photpho d bc chỏy khụng khớ iu kin thng D Dung dch hn hp HCl v KNO ho tan c bt ng Cõu 36 Phỏt biu no sau õy l sai? A Clo c dựng dit trựng nc h thng cung cp nc sch B Amoniac c dựng iu ch nhiờn liu cho tờn la C Lu hunh ioxit c dựng lm cht chng nm mc D Ozon khụng khớ l nguyờn nhõn chớnh gõy s bin i khớ hu Cõu 37 Phỏt biu no sau õy l sai? A Cr(OH) tan dung dch NaOH B Trong mụi trng axit, Zn kh Cr3+ thnh Cr C Photpho bc chỏy tip xỳc vi CrO D Trong mụi trng kim, Br2 oxi húa CrO2- thnh CrO42Cõu 38 Phỏt biu no sau õy l ỳng? A Trong hp cht, tt c cỏc kim loi kim u cú s oxi húa +1 B Tt c cỏc kim loi nhúm IIA u cú mng tinh th lp phng tõm C Tt c cỏc hiroxit ca kim loi nhúm IIA u d tan nc D Trong nhúm IA, tớnh kh ca cỏc kim loi gim dn t Li n Cs Cõu 39 Cho cỏc phỏt biu sau: (a) Trong bng tun hon cỏc nguyờn t húa hc, crom thuc chu kỡ 4, nhúm VIB (b) Cỏc oxit ca crom u l oxit baz (c) Trong cỏc hp cht, s oxi húa cao nht ca crom l +6 (d) Trong cỏc phn ng húa hc, hp cht crom(III) ch úng vai trũ cht oxi húa (e) Khi phn ng vi khớ Cl2 d, crom to hp cht crom(III) Trong cỏc phỏt biu trờn, nhng phỏt biu ỳng l: A (b), (c) v (e) B (a), (c) v (e) C (b), (d) v (e) D (a), (b) v (e) Cõu 40 Phỏt biu no sau õy l ỳng? A Thnh phn chớnh ca supephotphat kộp gm hai mui Ca(H2PO4)2 v CaSO4 B Urờ cú cụng thc l (NH2)2CO C Supephotphat n ch cú Ca(H2PO4)2 D Phõn lõn cung cp nit cho cõy trng Cõu 41 Cho cỏc phỏt biu sau: (a) Trong cỏc phn ng húa hc, flo ch th hin tớnh oxi húa (b) Axit flohiric l axit yu (c) Dung dch NaF loóng c dựng lm thuc chng sõu rng (d) Trong hp cht, cỏc halogen (F, Cl, Br, I) u cú s oxi húa: -1, +1, +3, +5 v +7 (e) Tớnh kh ca cỏc ion halogenua tng dn theo th t: F , Cl , Br , I Trong cỏc phỏt biu trờn, s phỏt biu ỳng l A B C D 10 Cõu 42 Phỏt biu no sau õy khụng ỳng? A Kim loi Fe phn ng vi dung dch HCl to mui st(II) B Dung dch FeCl3 phn ng c vi kim loi Fe C Trong cỏc phn ng húa hc, ion Fe2+ ch th hin tớnh kh D Kim loi Fe khụng tan dung dch H2SO4 c, ngui Cõu 43 Phỏt biu no di õy khụng ỳng? A SiO2 l oxit axit B t chỏy hon ton CH bng oxi, thu c CO v H O 2 C Sc khớ CO2 vo dung dch Ca(OH)2 d, dung dch b c D SiO tan tt dung dch HCl Cõu 44 Phỏt biu no sau õy khụng ỳng? A Kim loi Al tan c dung dch HNO3 c, ngui B Al(OH) phn ng c vi dung dch HCl v dung dch KOH C Trong cụng nghip, kim loi Al c iu ch bng phng phỏp in phõn Al O núng chy D Trong cỏc phn ng húa hc, kim loi Al ch úng vai trũ cht kh Cõu 45 Phỏt biu no di õy khụng ỳng? A Nguyờn tc chung iu ch kim loi l kh ion kim loi thnh nguyờn t kim loi B n mũn húa hc phỏt sinh dũng in C Tớnh cht húa hc c trng ca kim loi l tớnh kh D Bn cht ca n mũn kim loi l quỏ trỡnh oxi húa - kh Cõu 46 Phỏt biu no sau õy khụng ỳng? A Kim loi Cu phn ng c vi dung dch hn hp KNO3 v HCl B Cr(OH) l hiroxit lng tớnh C Cu(OH) tan c dung dch NH D Khớ NH kh c CuO nung núng 30 DNG CU HI Lí THUYT HO Vễ C DạNG 29: hoá học với kinh tế, xã hội môi trờng KIN THC TRNG TM I HểA HC V KINH T Nng lng v nhiờn liu a Nng lng v nhiờn liu cú vai trũ quan trng nh th no i vi s phỏt trin kinh t? - Cỏc ngun nng lng chớnh l: Mt Tri, thc phm, g giú, nc, du m, khớ t nhiờn, than ỏ, cỏc cht cú phn ng ht nhõn, - Cú nhiu dng nng lng khỏc nhau: ng nng, nhit nng, húa nng, in nng, quang nng, th nng, T dng nng lng ny cú th bin i sang dng nng lng khỏc 11 - Nhiờn liu b t chỏy sinh nng lng (nhit nng) Hin ngun cung cp nhiờn liu ch yu l than, du m v khớ t nhiờn Cỏc dng nhiờn liu ny c gi l nhiờn liu húa thch, cú v Trỏi t * Mi quỏ trỡnh hot ng ca ngi u cn nng lng v nhiờn liu Nng lng v nhiờn liu cn cho s phỏt trin cỏc ngnh kinh t: nụng nghip, cụng nghip, xõy dng, giao thụng ti, ng nghip, Nhõn loi khụng th tn ti v phỏt trin nu thiu nng lng b Vn v nng lng v nhiờn liu ang t cho nhõn loi hin l gỡ? - Cựng vi s phỏt trin cỏc ngnh kinh t, nhu cu v nng lng v nhiờn liu ngy cng tng Trong ú cỏc ngun nng lng, nhiờn liu húa thch nh du m, than ỏ, khớ t nhiờn khụng phi l vụ tn m cú gii hn v ngy cng cn kit b khai thỏc quỏ nhiu - Ngi ta d oỏn rng, mt vi trm nm na cỏc ngun nhiờn liu húa thch trờn Trỏi t s cn kit ngi khai thỏc ngy cng nhiu s dng cng nh lm vt phm, hng húa xut khu - Khai thỏc v s dng nng lng húa thch cũn l mt nhng nguyờn nhõn ch yu gõy nờn ụ nhim mụi trng v lm thay i khớ hu ton cu c Húa hc ó gúp phn gii quyt nng lng v nhiờn liu nh th no hin ti v tng lai? - Nhõn loi ang gii quyt thiu nng lng v khan him nhiờn liu tiờu th quỏ nhiu theo hng nõng cao tớnh hiu qu vic sn xut v s dng nng lng, m bo s phỏt trin bn vng Húa hc ó nghiờn cu gúp phn sn xut v s dng ngun nhiờn liu thiờn nhiờn nh than, du m - Sn xut etanol t ngụ, sn thay th xng, ch bin du thc vt (da, c, ) thay cho du iezen cỏc cỏc ng c t - Sn xut cht thay cho xng t ngun nguyờn liu vụ tn l khụng khớ v nc - Nng lng c sn sinh cỏc lũ phn ng ht nhõn ó c s dng cho mc ớch hũa bỡnh Húa hc ó giỳp xỏc nh c s khoa hc ca quy trỡnh k thut to vt liu c bit xõy lũ phn ng ht nhõn, giỳp quỏ trỡnh lm sch nguyờn liu urani, s dng cỏc nh mỏy in nguyờn t - Húa hc cng gúp phn to vt liu chuyờn dng ch to pin Mt Tri, ch to thit b, mỏy múc thớch hp khai thỏc, s dng hiu qu nhng ngun nng lng sch cú tim nng to ln khỏc t thiờn nhiờn: Nng lng thy in; nng lng giú; nng lng Mt Tri; nng lng a nhit; nng lng thy triu, - Trong cụng nghip húa hc, ngi ta ó s dng cỏc ngun nhiờn liu, nng lng mi mt cỏch khoa hc v tit kim - Húa hc ó giỳp to v s dng ngun nng lng in húa pin in húa hoc acquy Acquy khụ v acquy chỡ axit l loi c dựng ph bin nht hin Vt liu a Vai trũ ca vt liu i vi s phỏt trin kinh t - Trong lch s phỏt trin ca nhõn loi ó s dng nhiu loi vt liu khỏc - S phỏt trin ca cỏc vt liờu mi ó gúp phn to s phỏt trin cho nhng ngnh kinh t mi nhn ca nhõn loi b Vn v vt liu ang t cho nhõn loi l gỡ? - Cựng vi s phỏt trin ca cỏc ngnh kinh t v khoa hc k thut, nhu cu ca nhõn loi v vt liu mi vi nhng tớnh nng vt lớ v húa hc, sinh hc mi ngy cng cao - Ngoi nhng vt liu t nhiờn, nhu cu v vt liu nhõn to ngy cng a dng, phong phỳ ỏp ng nhu cu ngy cng cao v vt liu ca cỏc ngnh kinh t quc dõn c Húa hc ó gúp phn gii quyt v vt liu nh th no? - Húa hc ó v ang gúp phn to nờn cỏc loi vt liu mi cho nhõn loi Cỏc nh húa hc ó nghiờn cu c cỏc cht húa hc lm nguyờn liu ban u, nhng iu kin c bit, nhng cht xỳc tỏc vụ c v hu c to nhng vt liu cú tớnh nng riờng, c bit phc v cho cỏc ngnh kinh t, y hc, cụng ngh sinh hc, khoa hc v tr, * Vụ liu vụ c: Ngnh sn xut húa hc vụ c to nhiu loi vt liu c s dng cụng nghip v i sng Thớ d: Luyn kim en v luyn kim mu sn xut cỏc kim loi: vng, nhụm, st, thộp, ng, titan v hp 12 kim nh uyra, Cụng nghip silicat sn xut ngch, ngúi, xi mng, thy tinh, gm, s, Cụng nghip húa cht sn xut cỏc húa cht c bn nh HCl,H2SO4,HNO3,NH3,NaOH, lm nguyờn liu sn xut phõn bún, thuc tr sõu * Vt liu hu c: Nhiu loi vt liu hu c c sn xut bng ng húa hc Thớ d: Sn tng hp, nha, cht do, PVC, cao su tng hp, t, si tng hp * Vt liu mi: Ngy nay, húa hc cựng vi ngnh khoa hc vt liu nghiờn cu to nờn mt s loi vt liu mi cú tớnh nng c bit: Trng lng siờu nh, siờu dn in, siờu bn, siờu nh, giỳp phỏt trin cỏc ngnh cụng nghip in t, nng lng ht nhõn, y t, Thớ d: - Vt liu nano (cũn gi l vt liu nanomet) l loi vt liu c to nờn t nhng ht cú kớch thc c nanomet Vt liu nano cú rn siờu cao, siờu v nhiu tớnh nng c bit m vt liu thng khụng cú c - Vt liu quang in t cú siờu dn nhit cao c dựng sinh hc, y hc, in t, - Vt liu compozit cú tớnh nng bn, chc khụng b axit hoc kim v mt s húa cht phỏ hy II HểA HC V X HI - HểA HC V VN LNG THC, THC PHM a.Vai trũ ca lng thc, thc phm i vi i sng ca ngi - Lng thc, thc phm ỏp ng nhu cu dinh dng, cung cp nng lng cho ngi sng v hot ng - m bo trỡ s sng thỡ lng thc, thc phm khu phn n hng ngy cn m bo y theo mt t l thớch hp cỏc cht bt (cacbohirat), cht m (protein), cht bộo (lipit), vitamin, cht khoỏng v cỏc cht vi lng - n khụng nng lng hoc thiu cht dinh dng s lm cho c th hot ng khụng hiu qu, sc khe yu, chm phỏt trin trớ tu, c bit l i vi cỏc ph n ang mang thai v tr em Thớ d: Nu thiu iot s gõy kộm trớ nh , thiu vitamin A s gõy bnh khụ mt dn n mự lũa, thiu st dn n bnh thiu mỏu b Vn v lng thc, thc phm ang t cho nhõn loi hin - Nhõn loi ang ng trc thỏch thc ln v lng thc, thc phm Dõn s th gii ngy cng tng nht l nhng nc ang phỏt trin dn n nhu cu v lng thc v thc phm ngy cng tng lờn Trong ú, nhu cu v lng thc, thc phm cú cht lng cao m bo n ngon, chng bnh bộo phỡ mt s nc phỏt trin li ang c t c tớnh cú khong 15% dõn s cỏc nc mc bnh bộo phỡ - Ngoi ra, din tớch trng trt ngy cng b thu hp b ụ th húa, khớ hu trỏi t núng lờn v thiờn tai (ma, bóo, l lt, ) ngy cng khc nghit dn n gim sn lng lng thc c Húa hc ó gúp phn gii quyt lng thc, thc phm cho nhõn loi nh th no? - gii quyt lng thc, thc phm cho nhõn loi, húa hc ó gúp phn nghiờn cu v sn xut cỏc cht húa hc cú tỏc dng bo v, phỏt trin thc vt, ng vt giỳp tng sn lng, cht lng v bo qun tt hn Thớ d: - Sn xut cỏc loi phõn bún húa hc cú tỏc dng tng nng sut cõy trng nh: Phõn m, phõn lõn, phõn kali, phõn hn hp, phõn phc hp, phõn vi lng, - Tng hp húa cht cú tỏc dng dit tr c di to iu kin cho cõy lng thc phỏt trin - Tng hp húa cht dit nm bnh, bo v cõy lng thc trỏnh c dch bnh nh: Etirimol, benoxyl, ng sunfat, - Sn xut nhng húa cht bo qun lng thc v thc phm, lm chm s phỏt trin ca vi khun gõy hi cho lng thc, thc phm - Nghiờn cu ch bin thc n tng hp tng sn lng chn nuụi gia sỳc, gia cm, thy sn Ch bin thc phm nhõn to hoc ch bin thc phm theo cụng ngh húa hc Húa hc giỳp thay th ngun nguyờn liu lm lng thc, thc phm dựng cụng nghip húa hc bng nguyờn liu phi lng thc, phi thc phm Thớ d: - Thay th tinh bt bng hp cht hirocacbon sn xut ancol etylic; thay th vic sn xut x phũng git t cht bộo bng sn xut bt git tng hp - Sn xut glucoz t nhng cht thi nh v bo, mựn ca, rm r, 13 - Tng hp cht bộo nhõn to (b magarin) t axit stearic v glixerol, s chuyn húa du (cht bộo lng) thnh b, m (cht bộo rn), - Ch bin protein t protein t nhiờn Cựng vi ngnh cụng ngh sinh hc, húa hc ó gúp phn to nờn nhng cht húa hc giỳp to nờn nhng ging mi cú nng sut cao hn Húa hc ó gúp phn to nờn nhng thc phm riờng dnh cho nhng ngi mc bnh khỏc Thớ d: Thc phm dnh ho nhng ngi n kiờng nh bỏnh, sa, ng, Ngnh húa thc phm cng ó ch bin c nhiu loi sn phm lm tng tớnh thm m v hp dn ca thc phm Thớ d: Ch bin hp to nờn v ngon v bo qun tt nhng thc phm cho ngi; Mt s loi hng liu, ph gia thc phm lm cho thc phm thờm hp dn bi mu sc, mựi thm nhng m bo v sinh an ton thc phm Hin ó sn xut c 200 cht ph gia cho thc phm - HểA HC V VN MAY MC a Vai trũ ca may mc i vi i sng ngi - Cựng vi nhu cu n, thỡ may mc l mt nhng nhu cu thit yu ca ngi giỳp nhõn loi tn ti v phỏt trin b Vn may mc ang t cho nhõn loi hin - Dõn s th gii gia tng khụng ngng, vỡ vy t si t nhiờn nh bụng, gai, khụng th ỏp ng nhu cu may mc v s lng cng nh cht lng c Húa hc gúp phn gii quyt may mc ca nhõn loi nh th no? - Húa hc gúp phn sn xut t, si húa hc tha nhu cu may mc cho nhõn loi T húa hc (gm t nhõn to v t tng hp) so vi t t nhiờn (si bụng, si gai, si tm) cú nhiu u im ni bt: dai, n hi, ớt thm nc, mm mi, nh, xp, p v r tin, Nguyờn liu sn xut t nhõn to l nhng polime cú sn t nhiờn nh xenluloz (cú bụng, gai, g, tre, na, ) T xenluloz, ch bin bng ng húa hc thu c t visco, t axetat - Nguyờn liu sn xut t tng hp l nhng polime khụng cú sn t nhiờn m ngi tng hp bng phng phỏp húa hc nh t nilon, t capron, t poliaxrylat, - Cỏc loi t si húa hc c tng hp hon ton nh mỏy (t nguyờn liu ban u n sn phm cui cựng) nờn ó dnh c nhiu t cho trng trt v chn nuụi gia sỳc - Húa hc gúp phn sn xut nhiu loi phm nhum to nờn mu sc khỏc phự hp vi nhu cu thm m ca ngi - Ngoi ra, cụng ngh húa hc ó to cỏc vt liu c bn ch to cỏc thit b chuyờn dng cỏc nh mỏy dt v ngnh dt may giỳp to nhng loi vi a dng, phong phỳ ỏp ng nhu cu may mc ngy cng cao 3- HểA HC V VN SC KHE CON NGI bo v sc khe ngi, phũng chng bnh tt v cỏc t nn xó hi, húa hc gúp phn quan trng lnh vc dc phm v v cht gõy nghin ma tỳy a Dc phm - sinh tn v phỏt trin, t xa, ngi ó bit dựng c, cõy, con, trc tip hoc giỏn tip ch bin lm thuục cha bnh - Tuy nhiờn, ngun dc phm t nhiờn khụng th ỏp ng cha tr nhng bnh him nghốo, bnh virut, - Húa hc cng gúp phn to nhng loi thuc c tr cú tỏc dng tr bnh nhanh, mnh, hiu qu, nhng loi thuc b tng cng sc khe cho ngi V thuc cha bnh: - Húa hc ó gúp phn nghiờn cu thnh phn húa hc ca mt s dc liu t nhiờn nh cõy, giỳp phỏt hin c nhiu loi dc liu cú ngun gc t nhiờn T cỏc dc liu ban u ó chit sut c nhng cht cú lng v nng cao lm thuc cha bnh Ngoi ngnh Húa Dc ó nghiờn cu v sn xut nhiu loi thuc cha bnh cho ngi t cỏc cht húa hc V thuc b dng c th Cỏc loi vitamin riờng l nh A, B, C, D, cỏc loi thuc b tng hp, cú thnh phn chớnh l cỏc cht húa hc ó c tng hp bng ng húa hc hoc c chit sut t dc liu t nhiờn ó giỳp tng 14 cng cỏc vitamin v mt s cht vi lng cho c th phũng v chng bnh tt cho c th b Cht gõy nghin, cht ma tỳy v cỏch phũng chng ma tỳy - Ma tỳy gm nhng cht b cm dựng nh thuc phin, cn sa, heroin, cocain, mt s thuc c dựng theo ch dn ca thy thuc nh moocphin, seduxen, - Ma tỳy cũn c ch bin tinh vi di dng nhng viờn thuc tõn dc khụng d gỡ phỏt hin c - Ma tỳy cú th di dng bt trng dựng hớt, viờn nộn ung v c bit di dng dung dch dựng tiờm chớch trc tip vo mch mỏu Ma tỳy dự dng no a vo c th ngi u cú th lm thay i mt hay nhiu chc nng sinh lớ - Ma tỳy cú tỏc dng c ch, gim au, kớch thớch mnh m gõy o giỏc cho ngi dựng Nhiu t im sn nhy dựng loi ma tỳy tng hp cũn gi l thuc lc lm ngi dựng b kớch thớch dn n khụng lm ch c bn thõn - Nghin ma tỳy s dn n ri lon tõm, sinh lớ, nh ri lon tiờu húa, ri lon chc nng thn kinh, ri lon tun hon, hụ hp Tiờm chớch ma tỳy cú th gõy try tim mch d dn n t vong Hin nay, nn nghin ma tỳy ngy cng gia tng c bit gii tr - Húa hc ó nghiờn cu lm rừ thnh phn húa hc ca nhng cht ma tỳy t nhiờn, ma tỳy nhõn to v cỏc tỏc dng sinh lớ ca chỳng T ú s dng chỳng nh mt loi thuc cha bnh hoc ngn chn tỏc hi ca cỏc cht gõy nghin, - Do ú, phũng nga cht gõy nghiờn ma tỳy, khụng c dựng thuc cha bnh quỏ liu ch nh ca bỏc s, khụng s dng thuc khụng bit rừ tớnh nng tỏc dng ca nú v luụn núi KHễNG vi ma tỳy III HểA HC V MễI TRNG - ễ NHIM MễI TRNG a ễ nhim mụi trng - ễ nhim mụi trng khụng khớ l hin tng lm cho khụng khớ sch thay i thnh phn, cú nguy c gõy tỏc hi n thc vt, ng vt, sc khe ngi v mụi trng xung quanh - Khụng khớ sch thng gm 78% khớ nit, 21% khớ oxi v mt lng nh khớ cacbonic v hi nc, Khụng khớ b ụ nhim thng cú cha quỏ mc cho phộp nng cỏc khớ CO2,CH4 v mt s khớ c khỏc, thớ d CO,NH3,SO2,HCl, mt s vi khun gõy bnh, b ễ nhim nc - ễ nhim nc l hin tng lm thay i thnh phn tớnh cht ca nc gõy bt li cho mụi trng nc, phn ln cỏc hot ng khỏc ca ngi gõy nờn - Nc sch khụng cha cỏc cht nhim bn, vi khun gõy bnh v cỏc cht húa hc lm nh hng n sc khe ca ngi Nc sch nht l nc ct ú thnh phn ch l H2O Ngoi ra, nc sch cũn c quy nh v thnh phn gii hn ca mt s ion, mt s ion kim loi nng, mt s cht thi nng di mc cho phộp ca T chc Y t th gii - Nc ụ nhim thng cú cha cỏc cht thi hu c, cỏc vi sinh vt gõy bnh, cỏc cht dinh dng thc vt, cỏc húa cht hu c tng hp, cỏc húa cht vụ c, cỏc cht phúng x, cht c húa hc, c ễ nhim mụi trng t - ễ nhim t l tt c cỏc hin tng, cỏc quỏ trỡnh lm nhim bn t, thay i tớnh cht lớ, húa t nhiờn ca t cỏc tỏc nhõn gõy ụ nhim, dn n lm gim phỡ ca t - t sch khụng cha cỏc cht nhim bn, mt s cht húa hc, nu cú ch t nng di mc quy nh - t b ụ nhim cú cha mt s c t, cht cú hi cho cõy trng vt quỏ nng ó c quy nh * Sn xut húa hc l mt nhng ngun gõy ụ nhim mụi trng khớ thi, cht thi rn, nc thi cú chc nhng cht c hi cho ngi v sinh vt Tỏc hi ca mụi trng b ụ nhim (khụng khớ, t, nc) gõy suy gim sc khe ca ngi, gõy thay i khớ hu ton cu, lm dit vong mt s loi sinh vt, Thớ d nh hin tng thng tng ozon, hiu ng nh kớnh, ma axit, l hu qu ca ụ nhim mụi trng - HểA HC V VN BO V MễI TRNG TRONG I SNG SN XUT V HC TP HểA HC ễ nhim mụi trng ang xy trờn quy mụ ton cu, gõy nh hng ln n cuc sng trờn Trỏi t Hin tng trỏi t b núng lờn hiu ng nh kớnh, hin tng nhiu cht c hi cú khụng khớ, 15 nc sụng, bin, t, ó lm cho mụi trng ca hu ht cỏc nc b ụ nhim Do ú bo v mụi trng l chung ca ton nhõn loi Húa hc ó cú nhng úng gúp gỡ bo v mụi trng sng ? a Nhn bit mụi trng b ụ nhim bng phng phỏp húa hc Cú th nhn thy c mụi trng b ụ nhim bng cỏch no ? * Quan sỏt - Ta cú th nhn thy mụi trng b ụ nhim qua mựi, mu sc, - Cn c vo mựi v tỏc dng sinh lớ c trng ca mt s khớ ta d dng nhn khụng khớ b ụ nhim * Xỏc nh cht ụ nhim bng cỏc thuc kh Thớ d: xỏc nh nc cú cỏc cht v ion (gc axit hoc cỏc ion kim loi) ta cn cú nhng thuc th hoc n nhng ni cú th xỏc nh c thnh phn ca nc, xỏc nh: Cỏc ion kim loi nng (hm lng l bao nhiờu?) ; Nng ca mt s ion Ca2+,Mg2+ gõy nờn cng ca nc; pH ca nc * Xỏc nh bng cỏc dung c o Thớ d: Dựng nhit k xỏc nh nhit ca nc; dựng sc kớ xỏc nh cỏc ion kim loi hoc cỏc ion khỏc; dựng mỏy o pH xỏc nh pH ca t, nc, b Vai trũ ca Húa hc vic x lớ cht ụ nhim - X lớ cht ụ nhim i sng, sn xut nụng nghip v cụng nghip nh th no? - Nguyờn tc chung ca vic x lớ cht ụ nhim bng phng phỏp húa hc l: Cú nhiu bin phỏp x lớ khỏc cn c vo thc trng ụ nhim, ú l x lớ ụ nhim t, nc, khụng khớ da trờn c s khoa hc cú kt hp vi khoa hc vt lớ v sinh hc - Phng phỏp chung nht l loi b cht thi c hi bng cỏch s dng cht húa hc khỏc cú phn ng vi cht c hi, to thnh cht ớt c hi hn dng rn, khớ hoc dung dch Hoc cú th cụ lp cht c hi nhng dng c c bit, ngn chn khụng cho cht c hi thõm nhp vo mụi trng t, nc, khụng khớ gõu ụ nhim mụi trng Sau õy l mt s trng hp c th : + X lớ nc thi Khi phỏt hin ụ nhim nhng ni cú cht thi ca nh mỏy, xớ nghip, cn cú nhng xut c quan cú trỏch nhim x lớ + X lớ khớ thi + X lớ cht thi quỏ trỡnh hc húa hc Vi mt s cht thi sau thớ nghim trờn lp hoc sau bi thc hnh, ta cú th thc hin theo cỏc bc sau: - Phõn loi húa cht thi xem chỳng thuc loi no s cỏc cht ó hc - Cn c vo tớnh cht húa hc ca mi cht x lớ cho phự hp Thớ d: - Nu l cỏc cht cú tớnh axit thỡ thng dựng nc vụi d trung hũa - Nu l khớ c cú th dựng cht hp th l than hot tớnh hoc cht rn, hoc dung dch hp th chỳng, to nờn cht khụng c hoc ớt c hi hn - Nu l cỏc ion kim loi, ion SO42- , cú th dựng nc vụi d kt ta chỳng v thu gom li dng rn v tip tc x lớ - Nu l ion cỏc kim loi quý thỡ cn x lớ thu gom tỏi s dng o0o -Cõu T l s ngi cht v bnh phi hỳt thuc lỏ gp hng chc ln s ngi khụng hỳt thuc lỏ Cht gõy nghin v gõy ung th cú thuc lỏ l A moocphin B cafein C aspirin D nicotin Cõu Tỏc nhõn ch yu gõy ma axit l A SO2 v NO2 B CH4 v NH3 C CO v CH4 D CO v CO2 Cõu Hi thu ngõn rt c, bi vy lm v nhit k thu ngõn thỡ cht bt c dựng rc lờn thu ngõn ri gom li l A vụi sng B mui n C lu hunh D cỏt Cõu Dóy gm cỏc cht v thuc u cú th gõy nghin cho ngi l A ampixilin, erythromixin, cafein B penixilin, paradol, cocain 16 C cocain, seduxen, cafein D heroin, seduxen, erythromixin Cõu Trong s cỏc ngun nng lng: thy in, giú, mt tri, hoỏ thch; nhng ngun nng lng sch l: A 2, 3, B 1, 2, C 1, 3, D 1, 2, Cõu Cho mt s nhn nh v nguyờn nhõn gõy ụ nhim mụi trng khụng khớ nh sau: 1> Do hot ng ca nỳi la 2> Do khớ thi cụng nghip, khớ thi sinh hot 3> Do khớ thi t cỏc phng tin giao thụng 4> Do khớ sinh t quỏ trỡnh quang hp ca cõy xanh 5> Do nng cao ca cỏc ion kim loi: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ cỏc ngun nc Nhng nhn nh ỳng l: A 2, 3, B 2, 3, C 1, 2, D 1, 2, Cõu ỏnh giỏ s ụ nhim kim loi nng nc thi ca mt nh mỏy, ngi ta ly mt ớt nc, cụ c ri thờm dung dch Na2S vo thy xut hin kt ta mu vng Hin tng trờn chng t nc thi b ụ nhim bi ion A Cd2+ B Fe2+ C Cu2+ D Pb2+ Cõu Dn mu khớ thi ca mt nh mỏy qua dung dch Pb(NO3)2 d thỡ thy xut hin kt ta mu en Hin tng ú chng t khớ thi nh mỏy cú khớ no sau õy? A NH B CO C SO 2 D H S Cõu Nhúm nhng cht khớ (hoc hi) no di õy u gõy hiu ng nh kớnh nng ca chỳng khớ quyn vt quỏ tiờu chun cho phộp? A CO2 v O2 B CO2 v CH4 C CH4 v H2O D N2 v CO Cõu 10 Khụng khớ phũng thớ nghim b ụ nhim bi khớ clo kh c, cú th xt vo khụng khớ dung dch no sau õy? C Dung dch NaCl D Dung dch H SO loóng A Dung dch NaOH B Dung dch NH3 Cõu 11 Cho cỏc phỏt biu sau: (a) Khớ CO2 gõy hin tng hiu ng nh kớnh (b) Khớ SO2 gõy hin tng ma axit (c) Khi c thi khớ quyn, freon (ch yu l CFCl3 v CF2Cl2) phỏ hy tng ozon (d) Moocphin v cocain l cỏc cht ma tỳy S phỏt biu ỳng l A B C D Cõu 12 Cho cỏc phỏt biu sau: (a) x lớ thy ngõn ri vói, ngi ta cú th dựng bt lu hunh (b) Khi thoỏt vo khớ quyn, freon phỏ hy tng ozon (c) Trong khớ quyn, nng CO vt quỏ tiờu chun cho phộp gõy hiu ng nh kớnh (d) Trong khớ quyn, nng NO v SO vt quỏ tiờu chun cho phộp gõy hin tng ma axit 2 Trong cỏc phỏt biu trờn, s phỏt biu ỳng l A B C D 30 DNG CU HI Lí THUYT HO Vễ C DạNG 30: tách tinh chế KIN THC TRNG TM - Dựng húa cht tỏch A hn hp => tỡm cht m A khụng phn ng, cũn cht ú phn ng vi tt c cỏc cht cũn li 17 - Dựng nhiu húa cht tỏch A hn hp => Tỡm cht phn ng vi A m khụng ( ớt ) phn ng vi cht cũn li, cỏc cht tip theo s l cht phc hi li A -o0o Cõu thu c Al2O3 t hn hp Al2O3 v Fe2O3, ngi ta ln lt: A dựng khớ H nhit cao, dung dch NaOH (d) B dựng khớ CO nhit cao, dung dch HCl (d) C dựng dung dch NaOH (d), dung dch HCl (d), ri nung núng D dựng dung dch NaOH (d), khớ CO2 (d), ri nung núng Cõu Phng phỏp loi b cht HCl cú ln khớ H2S l: Cho hn hp khớ li t t qua mt lng d dung dch A AgNO B NaOH C NaHS D Pb(NO ) 3 Cõu Kim loi no sau õy iu ch c bng phng phỏp thy luyn? A Mg B Ca C Cu D K Cõu loi b Al, Fe, CuO hn hp gm Ag, Al, Fe v CuO, cú th dựng lng d dung dch no sau õy? A Dung dch NaOH B Dung dch Fe(NO ) 3 C Dung dch HNO D Dung dch HCl Cõu 5: Mt dung dch cú cha cỏc ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl- Mun tỏch c nhiu cation dung dch thỡ cú th cho tỏc dng vi dung dch A K2CO3 B Na2SO4 C NaOH D Na2CO3 Cõu 6: Cú hn hp kim loi Ag, Fe, Cu Ch dựng mt dung dch cú th thu c Ag riờng r m khụng lm lng thay i Dung dch ú l A AgNO3 B Cu(NO3)2 C Fe(NO3)3 D Hg(NO3)2 Cõu 7: tỏch phenol hn hp phenol, benzen v anilin ta cú th lm theo cỏch no sau õy? A Cho hn hp tỏc dng vi dung dch HCl d, sau ú chit ly phn tan ri cho phn ng vi dung dch NaOH d, sau ú li chit tỏch ly phn phenol khụng tan B Cho hn hp tỏc dng vi dung dch NaOH d, sau ú chit ly phn tan ri cho phn ng vi dung dch CO2 d, sau ú li chit tỏch ly phn phenol khụng tan C Ho hn hp vo nc d, sau ú chit ly phn phenol khụng tan D Ho hn hp vo xng, sau ú chit ly phn phenol khụng tan Cõu 8: Cho hn hp benzen, phenol v anilin Sau õy l cỏc bc tỏch riờng tng cht: (1) Cho hn hp phn ng vi dung dch NaOH (2) Phn cũn li cho phn ng vi dung dch NaOH ri chit tỏch riờng anilin (3) Cho hn hp tỏc dng vi dung dch HCl ri chit tỏch riờng benzen (4) Chit tỏch riờng natri phenolat ri tỏi to phenol bng dung dch HCl Th t cỏc thao tỏc tin hnh thớ nghim tỏch riờng tng cht l A (1)(2) (3) (4) B (1)(4) (3) (2) C (4)(3) (2) (1) D (1)(4) (2) (3) Cõu 9: Etilen cú ln cht l CO2, SO2, H2O thu c etilen tinh khit, ngi ta A Dn hn hp ln lt qua bỡnh ng dung dch Br2 d v bỡnh ng CaCl2 khan B Dn hn hp ln lt qua bỡnh ng dung dch KMnO4 d v bỡnh ng H2SO4 c C Dn hn hp ln lt qua bỡnh ng dung dch NaOH d v bỡnh ng CaCl2 khan D Dn hn hp ln lt qua bỡnh ng dung dch NaOH d v bỡnh ng H2SO4 loóng Cõu 10: Trong cụng nghip, tỏch riờng NH hn hp N2, H2 v NH3 ngi ta ó s dng phng phỏp no di õy? A Cho hn hp qua nc vụi 18 B Cho hn hp qua CuO nung núng C Cho hn hp qua H2SO4 c ri ly dung dch tỏc dng vi NaOH D Nộn v lm lnh hn hp NH3 hoỏ lng Cõu 11: tỏch riờng NaCl v CaCl2 cn s dng cht thuc dóy no di õy? A Na2SO4, HCl B K2CO3, HCl C Ba(OH)2 v HCl D Na2CO3 v HCl Cõu 12: Trong nc bin cú cha cỏc mui sau õy: NaCl; MgCl2; Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2; Na2SO4; MgSO4 thu c NaCl tinh khit, ngi ta cú th s dng cỏc hoỏ cht thuc dóy no di õy? A H2SO4, Ba(OH)2, Na2CO3 B Na2CO3, BaCl2, HCl C HCl, Ba(OH)2, K2CO3 D K2CO3, BaCl2, H2SO4 Cõu 13: Cho hn hp Al, Cu, Fe S thớ nghim ti thiu cn lm thu c Al riờng r l A B C D Cõu 14: thu c Al2O3 t hn hp Al2O3 v Fe2O3, ngi ta ln lt: A dựng khớ CO nhit cao, dung dch HCl d B dựng khớ H2 nhit cao, dung dch NaOH d C dựng dung dch NaOH d, dung dch HCl d, ri nung núng D dựng dung dch NaOH d, khớ CO2 d, ri nung núng Cõu 15: thu ly Ag tinh khit t hn hp X (gm a mol Al 2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), ngi ta ho tan X bi dung dch cha (6a + 2b + 2c) mol HNO c dung dch Y, sau ú thờm (gi s hiu sut cỏc phn ng u l 100%) A 2c mol bt Al vo Y B c mol bt Cu vo Y C c mol bt Al vo Y D 2c mol bt Cu vo Y Cõu 16: Cú th thu c NH4Cl riờng r t hn hp rn NaCl, NH4Cl, MgCl2 vi s lng thuc th ti thiu l A B C D Cõu 17: tỏch benzen nc, ngi ta s dng phng phỏp A chit B chng ct C lc D thng hoa Cõu 18: Hn hp no di õy cú th dựng dung dch NaOH v HCl tỏch chỳng nhau? A C6H5OH v C6H5CH2OH B C6H5OH v C6H5COOH C C6H5COOH v C6H5CH2COOH D C6H5OH v C6H5CH2COOH Cõu 19: Khi iu ch C2H4 t C2H5OH v H2SO4 c thỡ khớ sinh cú ln CO v SO2 loi CO2 v SO2, ngi ta cú th s dng dung dch A Br2 B KOH C KMnO4 D KHCO3 Cõu 20: Vng b ln cht l Fe thu c vng tinh khit, ngi ta cú th cho dựng lng d dung dch A CuSO4 B FeSO4 C Fe2(SO4)3 D ZnSO4 Cõu 21: Hn hp khớ khụng th tỏch bng phng phỏp hoỏ hc l A CO2 v O2 B CH4 v C2H6 C N2 v O2 D CO2 v SO2 Cõu 22: thu c nit tinh khit t hn hp khớ nit, oxi , nc, amoniac, metylamin; ngi ta cú th dn khớ ln lt qua bỡnh ng lng d cỏc cht A H2SO4 loóng, P trng, CaCl2 khan B P trng, HCl c, CaCl2 khan C P trng, CaCl2 khan, H2SO4 loóng D NaOH loóng, P2O5, H2SO4 c Cõu 23: thu c CO2 tinh khit t hn hp khớ CO2, HCl, H2O, SO2, CO; ngi ta cú th dn khớ ln lt qua bỡnh ng lng d cỏc cht A CuO (nung núng), dung dch Na2CO3, dung dch KMnO4, CaCl2 khan B CuO (nung núng), dung dch NaHCO3, dung dch KMnO4, CaCl2 khan C CuO (nung núng), dung dch NaHCO3, dung dch KMnO4, CaO D Ca(OH)2, dung dch KMnO4, dung dch Na2CO3, CaCl2 khan Cõu 24: thu c metan t hn hp khớ metan, etylen, axetylen, imetylamin; ngi ta chi cn dựng lng d dung dch A AgNO3 NH3 B Br2 C KMnO4 H2SO4 D CuSO4 NH3 19 Cõu 25: thu c Ag t dung dch gm t hn hp rn gm AgNO 3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3; ngi ta cú th tin hnh cỏc thao tỏc A ho tan vo nc ri in phõn dung dch n catụt bt u thoỏt khớ B nung cht rn n lng khụng i ri cho tỏc dng vi dung dch HCl d C nung cht rn n lng khụng i ri cho tỏc dng vi CO d D cho tỏc dng vi dung dch NH3 d, sau ú nung kt ta n lng khụng i Cõu 26: Cho hn hp gm MgCO3, K2CO3, BaCO3 Ngi ta tin hnh cỏc thớ nghim theo th t sau: cho hn hp vo nc d, ly cht rn thu c nung n lng khụng i ri ly cht rn sau nung cho vo nc Sau ú cho dung dch thu c tỏc dng vi CO2 d Cht thu c l A BaCO3 B Mg(HCO3)2 C MgCO3 D Ba(HCO3)2 Cõu 27: Cho hn hp gm C2H5Br, CH3COOC2H5, CH3CHO, HCHO Ngi ta tin hnh cỏc thớ nghim theo th t sau: cho hn hp tỏc dng vi lng d dung dch AgNO amoniac Ly phn cht lng cho tỏc dng vi dung dch NaOH d v un núng nh ui ht amoniac Phn dung dch cũn li em cụ cn thu c phn hi gm nc v A C2H5Br B CH3COOH C C2H5OH D CH3CHO Cõu 28: Cho hn hp gm Al2O3, CuO, Fe2O3, SiO2 Ngi ta tin hnh cỏc thớ nghim theo th t sau: cho hn hp tỏc dng vi dung dch NaOH d ri sc CO d vo dung dch thu c (un núng) Sau ú ly kt ta nung n lng khụng i thu c cht rn l A SiO2 B Na2CO3 C NaHCO3 D Al2O3 Cõu 29: Cho hn hp gm Al2O3, CuO, Fe2O3, SiO2 Ngi ta tin hnh cỏc thớ nghim theo th t sau: nung núng cht rn ri dn lung khớ CO d i qua Cht rn thu c cho tỏc dng vi dung dch HCl d ri ly cht rn thu c cho tỏc dng vi dung dch NaOH d Cht rn cũn li l A SiO2 B Cu C CuO D Fe2O3 Cõu 30: Cho hn hp gm Cu v Fe2O3 (vi t l mol 1:1) tỏc dng vi dung dch HCl d Ly dung dch thu c cho tỏc dng vi NH3 d thu c kt ta l A Cu(OH)2 B Fe(OH)2 C Fe(OH)3 D Cu(OH)2 v Fe(OH)3 Cõu 31: thu c Al2O3 t hn hp gm Al2O3 v ZnO, ngi ta cho hn hp tỏc dng vi dung dch HCl va ri ly dung dch thu c cho tỏc dng vi X d, sau ú ly kt ta nung n lng khụng i X l A Na2CO3 B NH3 C CO2 D KOH Cõu 32: Cho hn hp gm Al2O3, SiO2, MgCO3 Ngi ta tin hnh cỏc thớ nghim theo th t sau: cho hn hp tỏc dng vi dung dch NaOH d ri ly dung dch thu c cho tỏc dng vi HCl d thu c kt ta l A Al(OH)3 B SiO2 C H2SiO3 D Al2O3 Cõu 33: Cú th thu c C6H5COOH riờng r t hn hp rn gm C 6H5COOH, C6H5COONa, NaCl, CH3COONa vi s lng thuc th ti thiu l A B C D Cõu 34: tỏch ly axit axetic t dung dch hn hp gm axit axetic, natri axetat, natri phenolat m khụng dựng thuc th thỡ ngi ta s dng phng phỏp A chit B chng ct C kt tinh D thng hoa Cõu 35: Khớ NH3 cú ln hi nc thu c NH3 khụ, ngi ta cú th s dng A H2SO4 c B P2O5 C CuSO4 khan D CaO Cõu 36: Khớ CO2 cú ln khớ HCl thu c CO tinh khit, ngi ta dn hn hp qua dung dch X d, sau ú lm khụ khớ X l A NaHCO3 B Na2CO3 C Ca(OH)2 D H2SO4 c Cõu 37: Hn hp gm ancol (ru) etylic v anehit axetic thu c ancol etylic tinh khit, ngi ta cú th s dng A Na B dung dch AgNO3 NH3 o C H2 (Ni, t ) D H2SO4 c 140oC -HT 20 21 [...]... 46 Phỏt biu no sau õy khụng ỳng? A Kim loi Cu phn ng c vi dung dch hn hp KNO3 v HCl B Cr(OH) l hiroxit lng tớnh 2 C Cu(OH) tan c trong dung dch NH 2 3 D Khớ NH kh c CuO nung núng 3 30 DNG CU HI Lí THUYT HO Vễ C DạNG 29: hoá học với kinh tế, xã hội và môi trờng KIN THC TRNG TM I HểA HC V KINH T 1 Nng lng v nhiờn liu a Nng lng v nhiờn liu cú vai trũ quan trng nh th no i vi s phỏt trin kinh t? - Cỏc ngun... tiờu chun cho phộp gõy ra hiu ng nh kớnh 2 (d) Trong khớ quyn, nng NO v SO vt quỏ tiờu chun cho phộp gõy ra hin tng ma axit 2 2 Trong cỏc phỏt biu trờn, s phỏt biu ỳng l A 2 B 1 C 4 D 3 30 DNG CU HI Lí THUYT HO Vễ C DạNG 30: tách tinh chế KIN THC TRNG TM - Dựng 1 húa cht tỏch A ra khi hn hp => tỡm cht m A khụng phn ng, cũn cht ú phn ng vi tt c cỏc cht cũn li 17 - Dựng nhiu húa cht tỏch A ra khi hn... thoỏt khớ B nung cht rn n khi lng khụng i ri cho tỏc dng vi dung dch HCl d C nung cht rn n khi lng khụng i ri cho tỏc dng vi CO d D cho tỏc dng vi dung dch NH3 d, sau ú nung kt ta n khi lng khụng i Cõu 26: Cho hn hp gm MgCO3, K2CO3, BaCO3 Ngi ta tin hnh cỏc thớ nghim theo th t sau: cho hn hp vo nc d, ly cht rn thu c nung n khi lng khụng i ri ly cht rn sau khi nung cho vo nc Sau ú cho dung dch thu c tỏc... nghim theo th t sau: nung núng cht rn ri dn lung khớ CO d i qua Cht rn thu c cho tỏc dng vi dung dch HCl d ri ly cht rn thu c cho tỏc dng vi dung dch NaOH d Cht rn cũn li l A SiO2 B Cu C CuO D Fe2O3 Cõu 30: Cho hn hp gm Cu v Fe2O3 (vi t l mol 1:1) tỏc dng vi dung dch HCl d Ly dung dch thu c cho tỏc dng vi NH3 d thu c kt ta l A Cu(OH)2 B Fe(OH)2 C Fe(OH)3 D Cu(OH)2 v Fe(OH)3 Cõu 31: thu c Al2O3 t hn hp

Ngày đăng: 25/07/2016, 21:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan