MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 3 TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3 1.1Khái niệm bản đồ địa chính 3 1.1.1 Bản đồ địa chính cơ sở 3 1.1.2Bản đồ địa chính 3 1.1.3Bản đồ trích đo 5 1.1.4Bản đồ địa chính số 6 1.2Mục đích của việc thành lập bản đồ địa chính 7 1.3Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 7 1.3.1 Phép chiếu và hệ tọa độ của bản đồ địa chính 7 1.3.2Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính 8 1.3.3Chia mảnh bản đồ, đánh số hiệu mảnh và phá khung bản đồ địa chính 10 1.3.4ộ chính xác bản đồ địa chính 16 1.4 Nội dung và nguyên tắc biểu thị của bản đồ địa chính 17 1.4.1 Nội dung 17 1.4.2 Nguyên tắc 20 1.5Lưới địa chính 21 1.6Phương pháp thành lập bản đồ địa chính 29 1.6.1Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa 30 1.6.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh chụp từ máy bay 30 1.6.3Phương pháp đo vẽ bản đồ bằng công nghệ GPS 31 1.6.4 Thành lập bản đồ bằng phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. 32 1.7 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin để thành lập bản đồ địa chính 32 1.7.1Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam 33 1.7.2Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin ở Nghệ An 34 CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM MICROSTATION, PHẦN MỀM FAMIS 36 2.1 Phần mềm MicroStation 36 2.1.1 Khái niệm 36 2.1.2 Thao tác với File 36 2.2 Phần mềm Famis 51 2.2.1 Giới thiệu chung về Famis 51 2.2.2 Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo 52 2.2.3 Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ 54 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 57 3.1 Khái quát khu vực đo vẽ 57 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 57 3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 58 3.1.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất đai 58 3.2 Thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 xã Nghi vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 60 3.2.1 Quy trình thành lập bản đồ địa chính 60 3.2.2 Đo lưới khống chế khu vực đo vẽ 62 3.2.3 Xử lý số liệu, hoàn thành sơ đồ lưới 62 3.2.4 Đo chi tiết ngoài thực địa 69 3.2.5 Chuyển dữ liệu vào máy tính 70 3.2.6 Ứng dụng Microstation để thành lập bản đồ địa chính 74 3.2.7 Ứng dụng Famis để biên tập bản đồ 76 3.3 Sản phẩm của đề tài 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths Vương Thị Hòe đã
tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này Em cũng xin chân thànhcảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Trắc địa-Bản đồ trường Đại học TàiNguyên và Môi Trường Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô nghành Kỹ thuật Trắcđịa- Bản đồ đã đào tạo và giúp đỡ tạo em trong những năm tháng học tập vàtrong thời gian làm đề tài tốt nghiệp
Em cũng xin cảm ơn các bạn đồng môn đã đóng góp ý kiến về nhữngthiếu sót của bản thân trong thời gian qua
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày thánh năm 2015Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Hoài
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3
1.1Khái niệm bản đồ địa chính 3
1.1.1 Bản đồ địa chính cơ sở 3
1.1.2Bản đồ địa chính 3
1.1.3Bản đồ trích đo 5
1.1.4Bản đồ địa chính số 6
1.2Mục đích của việc thành lập bản đồ địa chính 7
1.3Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 7
1.3.1 Phép chiếu và hệ tọa độ của bản đồ địa chính 7
1.3.2Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính 8
1.3.3Chia mảnh bản đồ, đánh số hiệu mảnh và phá khung bản đồ địa chính 10
1.3.4ộ chính xác bản đồ địa chính 16
1.4 Nội dung và nguyên tắc biểu thị của bản đồ địa chính 17
1.4.1 Nội dung 17
1.4.2 Nguyên tắc 20
1.5Lưới địa chính 21
1.6Phương pháp thành lập bản đồ địa chính 29
1.6.1Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa 30
1.6.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh chụp từ máy bay 30
1.6.3Phương pháp đo vẽ bản đồ bằng công nghệ GPS 31
1.6.4.Thành lập bản đồ bằng phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ 32
Trang 31.7 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin để thành lập bản đồ địa
chính 32
1.7.1Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam 33
1.7.2Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin ở Nghệ An 34
CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM MICROSTATION, PHẦN MỀM FAMIS .36 2.1 Phần mềm MicroStation 36
2.1.1 Khái niệm 36
2.1.2 Thao tác với File 36
2.2 Phần mềm Famis 51
2.2.1 Giới thiệu chung về Famis 51
2.2.2 Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo 52
2.2.3 Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ 54
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 57
3.1 Khái quát khu vực đo vẽ 57
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 57
3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 58
3.1.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất đai 58
3.2 Thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 xã Nghi vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 60
3.2.1 Quy trình thành lập bản đồ địa chính 60
3.2.2 Đo lưới khống chế khu vực đo vẽ 62
3.2.3 Xử lý số liệu, hoàn thành sơ đồ lưới 62
3.2.4 Đo chi tiết ngoài thực địa 69
3.2.5 Chuyển dữ liệu vào máy tính 70
3.2.6 Ứng dụng Microstation để thành lập bản đồ địa chính 74
3.2.7 Ứng dụng Famis để biên tập bản đồ 76
3.3 Sản phẩm của đề tài 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
Trang 4DANH MỤC BẢNG
(Bảng 1.1: Lựa chọn tỷ lệ bản đồ Địa chính theo đặc điểm khu đo 10
(Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính 24
Bảng 1.3: Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính đo bằng công nghệ GNSS 25
Bảng 1.4: Các yếu tố của lưới đường chuyền 28
Bảng 1.5: Số lần đo quy định của một số loại máy 29
Bảng 3.1: Bảng thống kê diện tích các loại đất của xã Nghi Vạn) 59
3.2 Thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 xã Nghi vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 60
Bảng 3.2: Chỉ tiêu kỹ thuật khi thiết kế lưới đường chuyền kinh vĩ 62
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Giao diện của phần mềm MicroStation 37
Hình 2.2: Cách lấy thanh công cụ Main 38
Hình 2.3: Tạo File mới 40
Hình 2.4: Hộp thoại chọn đơn vị 43
Hình 2.5: Cơ sở dữ liệu trị đo trong Famis 52
Hình 2.6: Cơ sở dữ liệu trị đo 53
Hình 2.7: Cơ sở dữ liệu bản đồ trong Famis 54
Hình 2.8: Cơ sở dữ liệu bản đồ 55
Hình 2.9: Tiện ích của phần mềm Famis 56
Hình 3.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính chính quy 61
Hình 3.2: Thống kê tọa độ các điểm kinh vĩ cấp 1 63
Hình 3.3: Sơ đồ lưới kinh vĩ cấp 1 (Đo bằng công nghệ GPS) 64
Hình 3.4: Kết quả đo đạc lưới kinh vĩ cấp 2 được soạn thảo trên Notepad 65
Hình 3.5: Sơ đồ lưới đường chuyền kinh vĩ cấp 2, tuyến 1 66
Hình 3.6: Sơ đồ tổng hợp lưới kinh vĩ cấp 1 và cấp 2 66
Hình 3.7: Số liệu đo đạc lưới độ cao được soạn trên Notepad 67
Hình 3.8: Cấu trúc file số liệu đo chi tiết ở dạng *.cad 71
Hình 3.9: Chọn chế độ để bắt điểm chuẩn trong Autocad 72
Hình 3.10: Chọn file cần xuất sang Microstation 73
Hình 3.11: Chọn file đầu vào cho Microstation 73
Hình 3.12: Hiển thị điểm đo chi tiết cho toàn xã 74
Hình 3.13: Chọn file chuẩn cho Microstation 75
Hình 3.14: Nối điểm theo số hiệu 76
Hình 3.15: Sơ đồ của các thửa đất sau khi nối 76
Hình 3.16: Menu tự động tìm sửa lỗi 77
Hình 3.17 : Tự động tìm lỗi 77
Trang 6Hình 3.18: Tìm lỗi tự động 78
Hình 3.19: Thông báo lỗi và sửa lỗi 78
Hình 3.20: Tạo vùng 79
Hình 3.21: Tạo tâm thửa đất 80
Hình 3.22: Đánh số thửa 81
Hình 3.23: Tạo phân mảnh bản đồ 81
Hình 3.24: Phân mảnh bản đồ 1:1000 82
Hình 3.25: Gán thông tin từ nhãn 85
Hình 3.26: Chuyển loại đất cũ sang loại đất theo luật hiện hành 85
Hình 3.27: Tạo cơ sở dữ liệu địa chính 86
Hình 3.28: Vẽ nhãn thửa 87
Hình 3.29: Các thửa đất đã được vẽ nhãn thửa 88
Hình 3.30: Tạo khung bản đồ địa chính 89
Trang 7MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, cũng như với các lĩnhvực khác, việc áp dụng tiến bộ khoa học vào lĩnh vực đất đai là không thểthiếu Công tác đo đạc địa chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và rấtquan trọng, nhằm thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã đượcquy định trong luật đất đai hiện hành Đo đạc thành lập bản đồ địa chính khuvực đô thị cũng như khu vực nông thôn là vấn đề cấp bách hiện nay nhằmphục vụ chính sách đất đai và nhà ở Đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai hiệnnay, phù hợp với mục tiêu chiến lược của ngành địa chính về lĩnh vực đo đạc,lập hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Vai trò, ý nghĩa của bản đồ địa chính: Bản đồ địa chính phục vụ côngtác thống kê, kiểm kê đất đai; phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất ở và nhà ở; lập bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất; lập hồ sơ giao đất, thu hồi đất khi cần thiết
Do vậy, ngành địa chính ngày càng quan tâm đến sự phát triển côngnghệ thông tin cho công tác thành lập, khai thác thông tin và lưu trữ bản đồ
Để có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trắc địa bản đồ, mỗiphần mềm ứng dụng tối thiểu phải làm được các công việc như sau:
- Nhập dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính từ các nguồn khác nhau,lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức thông tin một cách hợp lý
- Phân tích, biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết cácbài toán Kinh tế - Kỹ thuật
- Hiển thị thông tin dưới các dạng khác nhau
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm ứng dụng cho ngành quản lý đất đainói chung và thành lập bản đồ địa chính nói riêng đã ra đời và được ứng dụngrộng rãi như: Mapinfo, Autocard, MicroStation, Gis, Lis, Famis… Trong đó,
Trang 8phần mềm MicroStation và phần mềm Famis là phần mềm chuẩn thống nhấttrong ngành địa chính, có tính ưu việt và khả năng ứng dụng rất lớn nênchúng ta có thể áp dụng phần mềm này vào đo vẽ thành lập bản đồ địa chính.
Xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An là một xã vùng venthành phố Vinh có tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội nhưngtrong những năm vừa qua xã vẫn chưa thành lập được bản đồ địa chính, đây
là nguyên nhân chính gây nhiều khó khăn và bất cập trong công tác quản lýnhà nước về đất đai, vì vậy việc thành lập bản đồ địa chính là đang một yêucầu cấp thiết của xã
Từ những nội dung nêu trên em đã thực hiện đồ án với đề tài “Thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
Sau một thời gian với sự giúp đỡ của, hướng dẫn tận tình của cô giáo
Vương Thị Hòe và các thầy cô trong bộ môn, em đã hoàn thành bản đồ án
với nội dung của đồ án được trình bày như sau:
Mở Đầu
Chương 1: Khái quát chung về bản đồ địa chính.
Chương 2: Phần mềm Microstation, Famis.
Chương 3: Thực nghiệm.
Kết luận và kiến nghị
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 1.1 Khái niệm bản đồ địa chính
1.1.1 Bản đồ địa chính cơ sở
Bản đồ địa chính cơ sở là bản đồ được đo vẽ bằng các phương pháp đo vẽtrực tiếp ở thực địa, đo vẽ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh hàng khôngkết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kínranh giới hành chính các cấp, kín khung trong của từng mảnh bản đồ, các thửađất ở vùng biên các tờ bản đồ có thể bị cắt bởi đường khung
Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổsung thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn,được lập phủ kín một hay một số đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh đểthể hiện hiện trạng vị trí, diện tích, hình thể của các ô thửa đất có tính ổn địnhlâu dài dễ xác định ở thực địa của một hay một số thửa đất có loại đất theo chỉtiêu thống kê khác nhau hoặc cùng một chỉ tiêu thống kê
1.1.2 Bản đồ địa chính
- Bản đồ địa chính là tên gọi cho bản đồ được biên tập, biên vẽ từ bản đồđịa chính cơ sỏ theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (cấp xã)được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn thửa đất, xác định loại đất của mỗi thửa theochỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ và được hoànchỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính
- Bản đồ địa chính gồm các thông tin về thửa đất: vị trí, kích thước,hình thể, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng, hệ thống thủy văn (sông,ngòi, kênh, rạch, suối), hệ thống thủy lợi (hệ thống dẫn nước, đê, đập,cống ), đường giao thông (đường bộ, đường sắt, cầu )
- Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mangtính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ
Trang 10sử dụng đất Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ởchỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng khắp mọi nơi trêntoàn quốc Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợppháp của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc xây dựng bản đồ địa chính
đa chức năng, vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất cơ bản của bản đồ cơbản quốc gia
- Bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy vàbản đồ số địa chính
+ Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được
thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú Bản đồ giấy cho tathông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng
+ Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy,song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một
hệ thống ký hiệu đã số hoá Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ
độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá Bản đồ số địa chính được hìnhthành dựa trên hai yếu tố kỹ thuật là phần cứng máy tính và phần mềm điềuhành Các số liệu đo đạc hoặc bản đồ cũ được đưa vào máy tính để xử lý, biêntập, lưu trữ và có thể in ra thành bản đồ giấy
Hai loại bản đồ trên thường có cùng cơ sở toán học, cùng nội dung Tuynhiên bản đồ số đã sử dụng thành quả của công nghệ thông tin hiện đại nên cónhiều ưu điểm hơn so với bản đồ giấy thông thường Về độ chính xác bản đồ
số lưu trữ trực tiếp các số đo nên các thông tin chỉ chịu ảnh hưởng của sai sốban đầu, trong khi đó bản đồ giấy chịu ảnh hưởng từ sai số đồ họa Trong quátrình sử dụng cho phép ta lưu trữ gọn nhẹ dễ dàng, cập nhập thông tin, đặcbiệt nó tạo ra khả năng phân tích tổng hợp thông tin nhanh chóng phục vụ kịpthời nhu cầu sử dụng cho các cơ quan nhà nước, cơ quan kinh tế kỹ thuật
Trang 11- Khi thành lập bản đồ địa chính cần phải quan tâm đầy đủ đến các yêucầu cơ bản sau:
+ Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với từng vùng đất, loại đất
+ Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như vị trí cácđiểm, diện tích các thửa đất
+ Bản đồ địa chính phải có hệ thống toạ độ thống nhất, có phép chiếu phùhợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất
+ Các yếu tố pháp lý phải được kiểm, thể hiện chuẩn xác và chặt chẽ
1.1.3 Bản đồ trích đo
Bản đồ trích đo hay còn gọi là bản trích đo địa chính; mảnh bản đồ tríchđo: Là tên gọi cho bản vẽ có tỷ lệ nhỏ hơn hoặc lớn hơn tỷ lệ bản đồ địa chính
cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong các ô thửa
có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện chi tiết theo yêu cầu của quản lí đất đai.Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện trong hệ tọa độ Quốcgia VN-2000 hoặc hệ tọa độ tự do Đối với khu vực đã xây dựng cơ sở
dữ liệu địa chính hoặc đã đo vẽ thành lập bản đồ địa chính trong hệ tọa
độ Quốc gia VN-2000 thì bắt buộc phải trích đo địa chính thửa đấttrong hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 và thể hiện thửa đất lên bản đồ địachính đã có và cơ sở dữ liệu địa chính
Tỷ lệ trích đo địa chính thửa đất được lựa chọn dựa trên quy mô diệntích thửa đất và yêu cầu quản lý đất đai
Khi trích đo địa chính thửa đất phục vụ cấp Giấy chứng nhận đồng thời lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất và Phiếu xác nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất
Mảnh trích đo địa chính biên tập ở dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật
để thể hiện thửa đất trích đo và được trình bày khung theo mẫu quy định
Trang 12Việc thực hiện trích đo và trình bày thửa đất trong mảnh trích đo được thực hiện như đối với đối tượng là thửa đất trên bản đồ địa chính.
Định dạng tệp tin mảnh trích đo địa chính dạng số hoàn thành phải được chuyển về khuôn dạng file *.dgn và phải có tệp tin thuộc tính kèm theo
Khi trích đo địa chính từ 2 thửa đất trong cùng một thời điểm mà có thể hiện trong phạm vi của cùng 01 mảnh trích đo địa chính thì phải thể hiện trong 01 mảnh trích đo đó
Bản đồ số địa chính có các đặc điểm cơ bản sau:
+ Các đối tượng được thể hiện trong một hệ quy chiếu tọa độ xác định
+ Mức độ đầy đủ thông tin về nội dung và độ chính xác các yếu tố trong bản
đồ số hoàn toàn đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn bản đồ theo thiết kế ban đầu + Bản đồ số không cần định hình bằng đồ họa, không có tỷ lệ
+ Hệ thống ký hiệu bản đồ thực chất là các ký hiệu của bản đồ thôngthường đã được số hóa, có thể thể hiện bản đồ dưới dạng hình ảnh trên mànhình hoặc in ra giấy
+ Bản đồ số có tính linh hoạt hơn hẳn bản đồ truyền thống, có thể dễ dàngthực hiện các công việc như: Cập nhập hiển thị thông tin, chồng xếp hoặc táchlớp thông tin theo ý muốn, dễ dàng biên tập để tạo ra bản đồ khác và in ra bản
đồ mới, có khả năng liên kết sử dụng trong mạng máy tính
Trang 13+ Các yếu tố bản đồ giữ nguyên được độ chính xác của dữ liệu đo đạcban đầu, không chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa.
1.2 Mục đích của việc thành lập bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được thành lập nhằm mục đích sau:
- Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính các cấp
- Xác nhận hiện trạng, thể hiện và chỉnh lý biến động của từng vùng trongphạm vi xã
- Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước
- Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai
- Làm cơ sở để thống kê, kiểm kê đất đai
- Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp
1.3 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
1.3.1 Phép chiếu và hệ tọa độ của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và1:10 000 được thành lập ở múi chiếu 3o trên mặt phẳng chiếu hình, trong hệtoạ độ Quốc gia VN-2000 và độ cao Nhà nước hiện hành Kinh tuyến gốc (00)được quy ước là kinh tuyến đi qua GRINUYT Điểm gốc của hệ toạ độ mặtphẳng (điểm cắt giữa kinh tuyến trục của từng tỉnh và xích đạo) có X = 0 km,
Y = 500 km
Các tham số chính của Hệ toạ độ Quốc gia VN-2000:
- Ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia là ElipxoidWGS-84 toàn cầu với kíchthước:
Trang 14- Hệ toạ độ phẳng: Hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ
sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theoElipxoid WGS-84 toàn cầu
- Điểm gốc hệ toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địachính (nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên và Môitrường, đường Hoàng Quốc Việt-Hà Nội
- Điểm gốc hệ độ cao Quốc gia: Điểm gốc độ cao đặt tại Hòn Dấu-HảiPhòng
Trường hợp có sự chia tách, sát nhập thành tỉnh mới, Bộ Tài nguyên vàMôi trường sẽ quy định kinh tuyến trục cho tỉnh mới trên cơ sở đảm bảo yêucầu của quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh và chuyển đổi dữ liệu quản lý đất đai(nếu có) là ít nhất
1.3.2 Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính
Trang 15Bản đồ địa chính được thành lập theo các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000,1:2000, 1:5000, 1:10 000 Việc chọn tỷ lệ bản đồ địa chính căn cứ vào cácyếu tố cơ bản như:
- Mật độ thửa đất trên một hecta diện tích: Mật độ thửa đất càng lớn thì
đo vẽ ở tỷ lệ lớn
- Loại đất khi đo vẽ bản đồ: Đất nông - lâm nghiệp có diện tích thửa lớnthì đo vẽ tỷ lệ nhỏ, đất ở có giá trị kinh tế cao thì đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn hơn
- Khu vực đo vẽ: Do điều kiện tự nhiên, tính chất quy hoạch của vùng đất
và tập quán sử dụng đất khác nhau nên diện tích thửa đất cùng loại ở các vùngđất khác nhau cũng thay đổi đáng kể Đất nông nghiệp ở đồng bằng Nam bộthường có diện tích thửa lớn hơn vùng đồng bằng Bắc bộ nên đất nông nghiệp
ở Nam bộ sẽ đo vẽ ở bản đồ địa chính tỷ lệ nhỏ hơn ở Bắc bộ
- Yêu cầu độ chính xác của bản đồ: Tuỳ theo yêu cầu độ chính xác củabảnđồ để chọn tỷ lệ bản đồ Yêu cầu về độ chính xác của bản đồ càng cao thì
tỷ lệ bản đồ càng lớn
- Khả năng kinh tế, kỹ thuật của đơn vị cần đo vẽ bản đồ là yếu tố cầntính đến vì đo vẽ bản đồ tỷ lệ càng lớn thì chi phí sẽ càng lớn
Như vậy: Để bảo đảm chức năng mô tả, bản đồ địa chính được thành lập
ở tỷ lệ lớn và khi mật độ các yếu tố nội dung bản đồ cần thể hiện càng dày,quy mô diện tích thửa đất càng nhỏ, giá trị đất và yêu cầu độ chính xác càngcao thì tỷ lệ bản đồ địa chính càng phải lớn hơn
(Bảng 1.1: Lựa chọn tỷ lệ bản đồ Địa chính theo đặc điểm khu đo)
Trang 16Loại đất Khu vực đo vẽ Tỷ lệ bản đồ
Đất ở
Đô thị lớnThị xã, thị trấnNông thôn
1:5001:5001:1000
1:200
Đất nông nghiệp Đồng bằng bắc bộ
Đồng bằng Nam Bộ
1:20001:5000
1:10001:2000
Đất chuyên dùng nằm trong đất nào thì đo cùng tỷ lệ với loại đất đó
1.3.3 Chia mảnh bản đồ, đánh số hiệu mảnh và phá khung bản
đồ địa chính
1 Chia mảnh bản đồ, đánh số hiệu mảnh bản đồ
Tên gọi của mảnh bản đồ: Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gốc là têncủa đơn vị hành chính (tỉnh - huyện - xã) đo vẽ bản đồ
Chia mảnh, đánh số phiên hiệu mảnh và ghi tên gọi của mảnh bản đồ địa
chính theo đơn vị hành chính cấp xã (gọi là bản đồ địa chính)
Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính là tên của đơn vị hành chính (tỉnh huyện - xã) lập bản đồ Số hiệu mảnh bản đồ địa chính bao gồm số hiệu củamảnh bản đồ địa chính gốc đánh số thứ tự của tờ bản đồ địa chính đánh theođơn vị hành chính xã bằng số Ả Rập từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ tráisang phải, từ trên xuống dưới cho tất cả các tỷ lệ đo vẽ và không trùng nhautrong một đơn vị hành chính xã
Đối với các địa phương có tập quán quản lý địa chính ở cấp xã theo làng,thôn, ấp, bản được phép phân mảnh bản đồ địa chính phù hợp với tình hìnhquản lý của địa phương theo nguyên tắc tương tự như quy định trên, đảm bảomỗi làng, thôn, ấp, bản có một số tờ bản đồ địa chính cho phần diện tích được
Trang 17giao quản lý Trong trường hợp này tên gọi của mảnh bản đồ địa chínhphải thêm tên làng, thôn, ấp, bản và nếu có yêu cầu này phải có quyđịnh cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình thành lập bản đồđịa chính, hồ sơ địa chính của khu vực.
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10 000
Dựa vào lưới kilômet (km) của hệ toạ độ mặt phẳng theo kinh tuyếntrục cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông Mỗi ô vuông có kíchthước thực tế là (6 x 6) km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10 000.Kích thước hữu ích của bản đồ là (60 x 60) cm tương ứng với diện tích là
3600 ha
Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10,tiếp sau là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của toạ độ X, 3chữ số sau là 3 số chẵn kilômet (km) của toạ độ Y của điểm góc trái trên củamảnh bản đồ Trục toạ độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục toạ độ
Y có giá trị Y = 500km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ 1:10 000 thành 4 ô vuông Mỗi ô vuông có kíchthước thực tế là (3 x 3) km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000.Kích thước hữu ích của bản đồ là (60 x 60) cm tương ứng với diện tích
900 ha
Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệumảnh bản đồ tỷ lệ 1:10 000 nhưng không ghi số 10
Mảnh bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:10 000; bản
đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:5000 có số hiệu tương ứng là 10-728 494, 725 497
Trang 18- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thướcthực tế (1 x 1) km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 Kích thướchữu ích của bản đồ là (50 x 50) cm tương ứng với diện tích 100 ha
Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theonguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:2000 có số hiệu là 725 500-6
Trang 19- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông Mỗi ô vuông có kíchthước thực tế (500 x 500) m tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000.Kích thước hữu ích của bản đồ là (50 x 50) cm tương ứng với diện tích 25 ha Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc
từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 baogồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông
Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:1000 có số hiệu là 725 500-6-d
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông Mỗi ô vuông cókích thước thực tế (250 x 250) m tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ1:500 Kích thước hữu ích của bản đồ là (50 x 50) cm tương ứng với
Trang 20diện tích 6,25 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sangphải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệumảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:500 có số hiệu là 725 500-6-(11)
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thướcthực tế (100 x 100) m tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 Kích thướchữu ích của bản đồ là (50 x 50) cm tương ứng với diện tích 1,00 ha
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ tráisang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm sốhiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông
Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:200 có số hiệu là 725 500-6-25
Trang 212 Phá khung bản đồ
Khi lập bản đồ địa chính gốc, trong trường hợp khu vực đo vẽ có biển,phần lãnh thổ của nước láng giềng hoặc đơn vị hành chính bên cạnh khôngcùng một khu đo (đã có hoặc chưa có bản đồ địa chính) chiếm phần lớn diệntích của mảnh bản đồ mà phần đất liền (hoặc phần lãnh thổ Việt Nam) hayphần diện tích của đơn vị hành chính cần đo vẽ bản đồ chỉ chiếm khoảng 1/5diện tích hoặc nhỏ hơn thì cho phép ghép vào mảnh bản đồ kề sát Mảnh bản
đồ kề sát được phép mở rộng kích thước khung (gọi là phá khung) nhưngđường khung mở rộng này vẫn phải lấy chẵn 10 hoặc 20 cm trên bản đồ Kích thước của mảnh bản đồ vẽ phá khung quy định trên cơ sở khả năngcho phép, thuận tiện cho quản lý, sử dụng
Tọa độ của các điểm góc khung bản đồ, của giao điểm lưới kilômet, củacác điểm khống chế toạ độ Nhà nước, các điểm địa chính, các điểm khống chế
đo vẽ, điểm trạm đo và các điểm mia chi tiết phải được tính tọa độ ở múi 3otheo kinh tuyến trục cho từng tỉnh, thành phố
Trang 22- Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồkhông vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảngcách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lướikm) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.
- Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồđịa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất khôngđược vượt quá:
5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;
7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;
15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;
30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;
150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;
300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10 000
+ Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thìsai số vị trí điểm được phép tăng 1,5 lần
- Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đấtbiểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được
đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm
Trang 23theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối vớicác cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m.
+ Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000thì sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần
- Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xáccủa điểm khống chế đo vẽ
- Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so vớiđiểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm Trị tuyệt đối sai sốlớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép Sốlượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trịtuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợpkiểm tra Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệthống
1.4 Nội dung và nguyên tắc biểu thị của bản đồ địa chính
1.4.1 Nội dung
Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính Vìvậy bản đồ cần thể biểu thị đầy đủ các yếu tố nội dung đáp ứng nhu cầuquản lý đất đai
1) Cơ sở toán học của bản đồ
- Cần đáp ứng những yêu cầu về:
+ Phép chiếu và hệ tọa độ của bản đồ địa chính
+ Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính
+ Chia mảnh bản đồ, đánh số hiệu mảnh và phá khung bản đồ
2) Điểm khống chế tọa độ và độ cao
Tất cả các điểm khống chế tọa độ Nhà nước các cấp hạng, các điểm địachính cấp I, II, các điểm tọa độ của các Bộ, ngành đã được Tổng cục Địa
Trang 24chính trước đây nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá tương đươngvới các cấp, hạng của Nhà nước, các điểm địa chính theo quy định của Quyphạm, các điểm trong lưới khống chế đo vẽ, các điểm khống chế ảnh, điểmtrạm đo, các điểm mia chi tiết đều phải đưa lên bản đồ bằng các số liệu đotrực tiếp ngoài thực địa
Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ caocác cấp, lưới tọa độ địa chính và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để sửdụng lâu dài Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0.1mm trênbản đồ
3) Địa giới hành chính các cấp
Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợpvới hồ sơ địa giới hành chính, các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điềuchỉnh địa giới hành chính các cấp Riêng ranh giới sử dụng đất của các đơn vịhành chính tiếp giáp với biển, các đảo tính đến đường thủy triều trung bìnhthấp nhất trong năm
Các mốc địa giới hành chính phải xác định tọa độ với độ chính xác nhưđiểm trên ranh giới thửa đất và thể hiện trên bản đồ
Đối với các đơn vị hành chính giáp biển, các đảo nếu trong hồ sơ địagiới hành chính không khép kín ranh giới hành chính thì trên bản đồ địa chínhthể hiện ranh giới sử dụng đất đến đường mép nước triều kiệt Đường mépnước triều kiệt (đường thủy triều trung bình thấp nhất trong năm) thể hiệntheo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường Trường hợp chưa xác địnhđược đường mép nước triều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể hiện ranh giới
sử dụng đất đến tiếp giáp với biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ địa chính
4) Ranh giới thửa đất
Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Ranh giới thửa đất đượcthể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc
Trang 25đường cong Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặctrưng trên đường ranh giới thửa đất Đối với mỗi thửa trên bản đồ còn phảithể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số thứ tự thửa, diện tích và phân loại đất theo mụcđích sử dụng.
Ranh giới sử dụng đất của thửa đất trước khi đo vẽ chi tiết thửa đất phảiyêu cầu người sử dụng đất cung cấp bản sao các giấy tờ liên quan đến thửađất và cùng người sử dụng đất xác định ranh giới sử dụng đất và lập bản mô
tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất giữa chủ sử dụng đất của thửa đất với cácchủ sử dụng liền kề, có liên quan
Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất phải được trao cho các chủ sửdụng đất có liên quan và phải có ký xác nhận đã giao, nhận bản mô tả này Trường hợp ranh giới sử dụng đất của thửa đất sản xuất nông nghiệp,đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy hải sản là bờ thửa dùngchung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới sử dụng đấtcủa thửa đất là tâm bờ (diện tích bờ chia đều cho các bên), nếu từ 0,5m trởlên thì ranh giới sử dụng đất của thửa đất là mép bờ
5) Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch
Trên bản đồ địa chính còn phải thể hiện đầy đủ mốc quy hoạch, chỉ giớiquy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện caothế, bảo vệ đê điều
Trong phạm vi đã quy hoạch vẫn phải thể hiện hiện trạng các thửa đất vàcác yếu tố nội dung khác của bản đồ
6) Dáng đất
Dáng đất được biểu thị trên bản đồ địa chính bằng điểm ghi chú độ cao ởvùng đồng bằng, đường bình độ đối với vùng đồi, núi hoặc bằng ký hiệu kếthợp với ghi chú độ cao
Khi biểu thị dáng đất phải đảm bảo:
Trang 26- Phải ghi chú độ cao tại các điểm đặc trưng như đỉnh núi, trên đườngphân thủy, tụ thủy, ở yên ngựa, chỗ thay đổi độ dốc
- Phải thể hiện được dáng chung của địa hình trong toàn khu vực và cácnét đặc trưng của địa hình
- Dáng đất thể hiện phải phù hợp với các yếu tố khác
- Bãi cát, bãi đá, khe đá, núi đá, bãi bùn, đầm lầy dùng ký hiệu hoặc ghichú để biểu thị
Về nguyên tắc, yếu tố địa hình chỉ thể hiện trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10 000,
trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 không thể hiện yếu
tố địa hình Trong trường hợp có yêu cầu thể hiện địa hình thì trên mỗi mảnhbản đồ chỉ thể hiện khái quát địa hình bằng một khoảng cao đều cơ bản hoặcdùng hình thức ghi chú độ cao đối với vùng bằng phẳng Khoảng cao đềuđường bình độ cơ bản có thể là 1m, 2m, 5m hoặc 10m tuỳ khu vực thành lậpbản đồ Nếu dùng hình thức ghi chú độ cao thì trên 1 dm2 bản đồ phải có không
ít hơn 5 điểm
7) Các ghi chú, thông tin pháp lý của thửa đất
Trên bản đồ địa chính phải dùng hình thức ghi chú thuyết minh để thựchiện định tính, định lượng của các yếu tố địa danh, độ rộng, độ dài, độ cao,diện tích, số thửa đất, loại đất và các thông tin khác của thửa đất (nếu có)
Tất cả các ghi chú đều phải dùng chữ Việt phổ thông hoặc phiên âmsang tiếng Việt
1.4.2 Nguyên tắc
Về nguyên tắc, trên bản đồ địa chính không được vẽ gộp các thửa đất.Tất cả các thửa đất nhỏ khó thể hiện trên bản đồ địa chính hoặc thể hiện cóthể gây nhầm lẫn đều phải có bản trích đo hoặc vẽ cụ thể, chi tiết cho từngthửa ở ngoài khung bản đồ Trường hợp bắt buộc phải vẽ gộp thửa phải cóbản trích đo kèm theo Các bản trích đo này phải đính kèm bản đồ địa chính
Trang 27và là một phần của bản đồ địa chính.
Không được xê dịch ranh giới sử dụng đất, chỉ giới quy hoạch, mốc quyhoạch, địa giới hành chính các cấp để biểu thị các yếu tố khác khi vẽ trên bản
đồ Trường hợp ranh giới sử dụng đất trùng với địa giới hành chính thì phải
ưu tiên thể hiện ranh giới sử dụng đất
Các yếu tố nội dung không phải là ranh giới sử dụng đất, địa giới hànhchính các cấp, chỉ giới quy hoạch, mốc quy hoạch được phép tổng hợp lấy, bỏphù hợp với quy định nội dung bản đồ
1.5 Lưới địa chính
- Lưới địa chính được xây dựng trên cơ sở lưới tọa độ và độ cao Quốcgia để tăng dày mật độ điểm khống chế, làm cơ sở phát triển lưới khống chế
đo vẽ và đo vẽ chi tiết
Lưới địa chính được thiết kế trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hoặc bản đồđịa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất Khi thiết kế lưới phải đảm bảo cácđiểm được phân bố đều trên khu đo, trong đó ưu tiên tăng dày cho khu vực bịche khuất nhiều, địa hình phức tạp; các điểm khống chế tọa độ từ địa chínhcấp II (trước đây) trở lên, điểm độ cao Quốc gia từ hạng IV trở lên đã có trongkhu đo phải được đưa vào lưới mới thiết kế
Lưới địa chính phải được đo nối tọa độ với ít nhất 03 điểm khống chếtọa độ có độ chính xác tương đương điểm tọa độ Quốc gia hạng III trở lên.Trường hợp thành lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải đo nối độcao với ít nhất 02 điểm khống chế độ cao có độ chính xác tương đương điểm
độ cao Quốc gia hạng IV trở lên
Khi tính toán kết quả thành lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSSphải xác định đồng thời tọa độ và độ cao
- Điểm tọa độ địa chính phải được chọn ở các vị trí có nền đất vữngchắc, ổn định, quang đăng, nằm ngoài chỉ giới quy hoạch công trình; đảm bảo
Trang 28khả năng tồn tại lâu dài trên thực địa; thuận lợi cho việc đo ngắm và phát triểnlưới cấp thấp.
Khi thành lập lưới bằng công nghệ GNSS thì các điểm phải đảm bảo cógóc mở lên bầu trời lớn hơn 120o; ở xa các trạm thu phát sóng tối thiểu 500mét; xa các trạm biến thế, đường dây điện cao thế, trạm điện cao áp tối thiểu
Trường hợp sử dụng lại các mốc địa chính cấp I, II phải ghi số hiệu củađiểm cũ trên mặt tường vây, số hiệu mới của điểm đó trong lưới mới được ghitrong hồ sơ kỹ thuật của lưới mới kèm với ghi chú về số hiệu cũ
Ở những khu vực không ổn định, khu vực có nền đất yếu không thể chônmốc bê tông được phép cắm mốc địa chính bằng cọc gỗ nhưng phải quy định
cụ thể trong thiết kế kỹ thuật-dự toán công trình
- Số hiệu mốc được đánh liên tục theo tên khu đo từ 01 đến hết theonguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới theo đường lưới tọa độ ôvuông trên bản đồ thiết kế lưới khu đo Số hiệu điểm địa chính không đượctrùng tên nhau trong phạm vi một khu đo, các khu đo không được trùng tênnhau trong phạm vi một tỉnh
- Trước khi chôn, gắn mốc đơn vị thi công phải lập Biên bản thỏa thuận
sử dụng đất với người sử dụng đất theo mẫu quy định Trường hợp chôn, gắnmốc ở khu vực không có người sử dụng đất cụ thể phải thông báo bằng vănbản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chôn mốc theo mẫu quy định Khi hoàn
Trang 29thành việc chôn mốc tại thực địa phải lập ghi chú điểm tọa độ địa chính theomẫu quy định Sau khi hoàn thành công trình phải lập biên bản bàn giao mốccho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chôn mốc theo mẫu quy định để quản lý vàbảo vệ.
- Tất cả các thiết bị trước khi sử dụng để đo đạc lưới địa chính phải đượckiểm tra theo quy định cho từng loại thiết bị Tài liệu kiểm tra phải lưu kèmtheo kết quả đo đạc lưới địa chính
- Khi tính toán và trong kết quả cuối cùng giá trị góc lấy chẵn đến giây,giá trị tọa độ và độ cao lấy chẵn đến milimet
- Lưới địa chính được xây dựng bằng công nghệ GNSS hoặc bằngphương pháp đường chuyền, phương pháp lưới đa giác, song phương phápchủ yếu xây dựng lưới địa chính là bằng công nghệ GNSS và phương phápđường chuyền
- Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính
+ Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới địa chính được quyđịnh như sau:
Trang 30(Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính)
STT Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính Chỉ tiêu kỹ
thuật
1 Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau
bình sai
≤ 5 cm
2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤ 1:50.000
3 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới
400m sau bình sai
≤ 1,2 cm
4 Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau
bình sai:
- Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 mét
- Đối với cạnh nhỏ hơn 400 mét
Trang 31(Bảng 1.3: Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính đo bằng công nghệ
GNSS) ST
T
Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính đo
bằng công nghệ GNSS
Chỉ tiêu kỹ thuật
2 Sử dụng máy thu có trị tuyệt đối của sai số đo cạnh ≤ 10 mm + 2.D
mm (D: tínhbằng km)
5 Góc ngưỡng cao (elevation mask) cài đặt trong máy
thu
≥ 15o
7 - Trị tuyệt đối sai số khép hình giới hạn tương đối khi
Trang 32Trước khi sử dụng phải kiểm tra hoạt động của máy thu và cácthiết bị kèm theo, khi hoạt động bình thường mới được đưa vào sửdụng Đối với máy thu đang sử dụng cần kiểm tra sự hoạt động của cácphím chức năng, kiểm tra sự ổn định của quá trình thu tín hiệu thôngqua việc đo thử, kiểm tra việc truyền dữ liệu từ máy thu sang máy tính.Đối với các máy mới, trước khi sử dụng phải tiến hành đo thử nghiệmtrên bãi chuẩn (đối với loại máy thu 1 tần số) hoặc trên các điểm cấp 0(đối với loại máy thu 2 tần số) và so sánh kết quả đo với số liệu đã có Trước khi đo phải tiến hành lập lịch đo Khi lập lịch đo được sử dụng lịch
vệ tinh quảng bá không có nhiễu SA (broadcast ephemeris) không cũ quá 01tháng để lập Các tham số cần khai báo vào phần mềm lập lịch đo gồm ngàylập lịch đo; vị trí địa lý khu đo (tọa độ địa lý xác định trên bản đồ, lấy theotrung tâm khu đo, giá trị B, L xác định đến phút); số vệ tinh tối thiểu cần quansát 4; PDOP lớn nhất cho phép quan sát 4; khoảng thời gian tối thiểu của ca
đo 60 phút; góc ngưỡng 15o
Trong quá trình đo lưới tọa độ ở thực địa điểm đánh dấu trên ăngten phảiđược đặt quay về hướng Bắc với sai lệch không quá 10o; chiều cao ăngtenđược tính trung bình từ 03 lần đo độc lập vào các thời điểm bắt đầu đo, giữakhi đo và trước khi tắt máy thu, đọc số đến milimet, giữa các lần đo khônglệch quá 2 mm
Khi sử dụng các máy thu tín hiệu vệ tinh nhiều chủng loại, nhiều hãngsản xuất khác nhau để thành lập cùng một lưới phải chuyển file dữ liệu đo ởtừng máy sang dạng RINEX (Receiver Independent Exchange)
Sử dụng các phần mềm (modul) phù hợp với loại máy thu tín hiệu vệ tinh
để giải tự động véc tơ cạnh, khi tính khái lược véc tơ cạnh phải đảm bảo cácchỉ tiêu đề ra
Trang 33Khi tính khái lược cạnh nếu có chỉ tiêu kỹ thuật không đạt yêu cầu thìđược phép tính lại bằng cách thay thế điểm gốc xuất phát, lập các vòng khépkhác hoặc không sử dụng điểm khống chế cấp cao để phát triển lưới địa chínhnếu số điểm khống chế cấp cao còn lại trong lưới vẫn đảm bảo theo quy định.Trong trường hợp không sử dụng điểm khống chế cấp cao đó làm điểm gốcphát triển lưới thì vẫn đưa vào bình sai như một điểm trong lưới và phải nêu
rõ trong Báo cáo Tổng kết kỹ thuật Số liệu chỉ được đưa vào bình sai chínhthức bằng phương pháp bình sai chặt chẽ khi đã giải quyết các tồn tại pháthiện trong quá trình tính khái lược
Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi thành lập lưới địa chính bằngcông nghệ GNSS gồm: Bảng trị đo và số cải chính sau bình sai; bảng sai sốkhép hình; bảng chiều dài cạnh, phương vị, chênh cao và các sai số sau bìnhsai (sai số trung phương vị trí điểm tọa độ, sai số trung phương tương đốicạnh, sai số trung phương phương vị cạnh và sai số trung phương độ cao);bảng tọa độ vuông góc không gian X, Y, Z; bảng tọa độ và độ cao trắc địa B,
L, H; bảng tọa độ vuông góc phẳng và độ cao thủy chuẩn sau bình sai; sơ đồlưới địa chính sau thi công
(Bảng 1.4: Các yếu tố của lưới đường chuyền)
ST Các yếu tố của lưới đường chuyền Chỉ tiêu kỹ
Trang 34T thuật
3 Chiều dài đường chuyền:
- Nối 2 điểm cấp cao
- Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai
5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5”
6 Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường
chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường
chuyền hoặc vòng khép)
≤ 5" √n
7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/[s] ≤ 1:25.000 Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trungphương đo dài danh định (ms) không vượt quá 10 mm + D mm (D là chiều dàicạnh đo tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi lần đo phải ngắm chuẩnlại mục tiêu, số chênh giữa các lần đo không vượt quá 10 mm
Góc ngang trong đường chuyền được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đốisai số trung phương đo góc danh định không vượt quá 5 giây, đo theo phươngpháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trở lên hoặc theo hướng đơn (khôngkhép về hướng mở đầu) Số lần đo quy định như sau:
(Bảng 1.5: Số lần đo quy định của một số loại máy)
Trang 351 Máy có độ chính xác đo góc 1 - 2 giây ≥ 4
2 Máy có độ chính xác đo góc 3 - 5 giây ≥ 6
Khi đo góc, vị trí bàn độ ngang trong các lần đo phải thay đổi một góctính theo công thức:
0
= 180 0
n
Trong đó: n là số lần đo
Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ chính xác
đo góc từ 1-5 giây) không lớn hơn giá trị quy định
Kết quả đo đường chuyền được tính chuyển lên mặt Geoid, được tínhtoán khái lược bằng phương pháp bình sai gần đúng, khi các sai số khép góchoặc sai số khép vòng, sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền nằmtrong giới hạn cho phép thì kết quả đo mới được sử dụng để bình sai bằngphương pháp bình sai chặt chẽ; kết quả cuối cùng góc lấy chẵn đến giây, tọa
độ và độ cao lấy chẵn đến milimet (0,001m)
Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi thành lập lưới địa chính bằngphương pháp đường chuyền gồm: Số đo góc bằng, đo cạnh đường chuyền;bảng chiều dài cạnh, phương vị cạnh và các sai số sau bình sai; bảng tọa độvuông góc phẳng sau bình sai; sơ đồ lưới địa chính sau thi công
1.6 Phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam có thể lựa chọn theo các phươngpháp như sau:
1.6.1 Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa
Thường được gọi đơn giản là phương pháp toàn đạc, đây là phương pháp
cơ bản để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn Sử dụng các loại máy toàn đạcđiện tử để đo chi tiết
Tùy thuộc vào loại máy sử dụng, trong thiết kế kỹ thuật dự toán công
Trang 36trình phải quy định rõ các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới khống chế đo vẽ, các chỉtiêu kỹ thuật đo chi tiết để đảm bảo độ chính xác của điểm mia chi tiết ứngvới từng tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ, thành lập Phương pháp toàn đạc được ápdụng để đo vẽ bản đồ, trích đo địa chính ở các tỷ lệ.
Phương pháp đo vẽ trực tiếp là phương pháp cơ bản để thành lập bản đồđịa chính ở các vùng dân cư, đặc biệt là khu đô thị có mật độ nhà cửa, công trìnhdày đặc Phần đo đạc ngoài trời có thể dùng máy toàn đạc điện kết hợp với thướcdây và sử dụng các phần mềm đồ hoạ chuyên dùng để biên tập bản đồ số địachính
Ưu điểm của phương pháp: Độ chính xác cao đáp ứng được các yêu cầu
kỹ thuật thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ các loại Đo đạc trực tiếp đến từngđiểm chi tiết trên đường biên thửa đất, đo đạc khá nhanh ở thực địa
1.6.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh chụp từ máy bay
Đo vẽ bản đồ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh chụp từ máy bayhoặc chụp từ các thiết bị bay khác (gọi tắt là đo vẽ bản đồ bằng ảnh máy bay)được sử dụng kết hợp với phương pháp điều tra, đo vẽ bổ sung ở thực địa đểthành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và 1:10 000 theo cácphương pháp chính sau:
- Phương pháp đo vẽ lập thể ảnh trên các trạm xử lý ảnh số (phươngpháp ảnh số):
Đo vẽ các ô, thửa, các địa vật khác, dáng đất trên cơ sở đã điều tra, điều
vẽ ảnh trước đó hoặc đo vẽ theo hình ảnh, xét đoán theo kinh nghiệm rồi sau
đó mới điều tra, xác minh bổ sung ở thực địa
Trong phương pháp này kết quả đo vẽ là bản đồ số (kết quả ở dạng sốkèm theo bản vẽ có hình ảnh, đường nét)
- Phương pháp tổng hợp (hoặc phối hợp) bình đồ ảnh: đo vẽ ô, thửa, các
Trang 37địa vật khác trên cơ sở hình ảnh của bình đồ ảnh (thường gọi là điều vẽ bình
đồ ảnh), địa hình có thể đo vẽ trên máy toàn năng, trên trạm ảnh số hoặc đo
vẽ trực tiếp kết hợp với quá trình đo vẽ bù, xác minh theo hình ảnh ở thực địa.Trường hợp ở khu vực đo vẽ có chênh cao lớn phải nắn trực ảnh để thành lậpbình đồ trực ảnh làm cơ sở đo vẽ bản đồ
Trong phương pháp này phải thành lập bình đồ ảnh, ảnh đơn (đã nắn theo
tỷ lệ bản đồ) ở dạng bản đồ giấy kèm theo bình đồ ảnh, ảnh đơn, bình đồ trựcảnh dạng số Kết quả đo vẽ theo hình ảnh và kết quả xác minh, đo vẽ bổ sung
ở thực địa phải được thể hiện ở dạng số
1.6.3 Phương pháp đo vẽ bản đồ bằng công nghệ GPS
Nếu khu vực cần đo vẽ bản đồ địa chính không bị che thì có thể áp dụngcông nghệ GPS động để thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ 1:2000, 1:5000,1:10 000 Công nghệ GPS động có thể áp dụng theo một trong các phươngpháp sau đây:
- Phương pháp phân sai GPS (DGPS - Differential GPS) dựa trên cơ sở 1hay nhiều trạm đặt máy thu tĩnh (tại điểm tọa độ Nhà nước các cấp, hạng) vàmột số trạm máy động (đặt liên tiếp tại các điểm đo vẽ chi tiết), số liệu tạitrạm tĩnh và trạm động được xử lý chung để cải chính phân sai cho gia số toạ
độ giữa trạm tĩnh và trạm động Tuỳ theo thể loại thiết bị GPS và khoảng cáchgiữa trạm tĩnh và trạm động để quy định thời gian đo đảm bảo độ chính xác
đo vẽ các yếu tố nội dung bản đồ ứng với tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ, thành lập
- Phương pháp GPS động xử lý sau GPS - PPK (Post ProcessingKinematic - GPS) cũng dựa trên cơ sở 1 hay nhiều trạm đặt máy thutĩnh (tại điểm tọa độ Nhà nước các cấp, hạng) và một số trạm máy động(đặt liên tiếp tại các điểm đo vẽ chi tiết), số liệu tại trạm tĩnh và trạmđộng được xử lý sau Kết quả cho gia số toạ độ giữa trạm tĩnh và trạmđộng Tuỳ theo thể loại thiết bị GPS để quy định thời gian đo đảm bảo
Trang 38độ chính xác đo vẽ các yếu tố nội dung bản đồ ứng với tỷ lệ bản đồ cần
đo vẽ, thành lập
- Phương pháp GPS động thời gian thực RTK (Real Time Kinematic)cũng dựa trên cơ sở 1 trạm đặt máy thu tĩnh (tại điểm tọa độ Nhà nước cáccấp, hạng) và một số trạm thu động (đặt liên tiếp tại các điểm đo vẽ chi tiết),
số liệu tại trạm tĩnh được gửi tức thời tới trạm động bằng thiết bị thu phátsóng vô tuyến (Radio Link) để xử lý tính toán toạ độ trạm động theo toạ độ trạmtĩnh Tuỳ theo thể loại thiết bị GPS để quy định thời gian đo đảm bảo độ chính xác
đo vẽ các yếu tố nội dung bản đồ ứng với tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ, thành lập
Tuỳ theo độ chính xác điểm đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính cần lựa chọnphương pháp công nghệ, thể loại GPS phù hợp để đạt được độ chính xáctương ứng Việc lựa chọn này phải được trình bày rõ trong thiết kế kĩ thuật dựtoán công trình Trong thiết kế kĩ thuật dự toán công trình phải quy định cụthể cách thành lập so đồ các điểm đo chi tiết Sơ đồ này là tài liệu để vẽ bản
đồ gốc và được lưu kèm theo bản đồ địa chính gốc
1.6.4 Thành lập bản đồ bằng phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ
bổ sung chi tiết trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ.
Phương pháp này chỉ được áp dụng để bổ sung các yếu tố ở khu vực đấtlâm nghiệp, khu vực trồng cây công nghiệp, đất chưa sử dụng ở khu vực đồinúi, duyên hải ở tỷ lệ 1:5000, 1:10 000
1.7 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin để thành lập bản đồ địa chính
1.7.1 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam
Từ năm 1990, quá trình đổi mới công nghệ và định hướng xây dựng mộtnền công nghệ đo đạc bản đồ hiện đại đã được đẩy mạnh và đến nay đã đạtđược sự phát triển vượt bậc, đã đổi thay cơ bản nền sản xuất đo đạc bản đồcủa ngành, nâng mặt bằng công nghệ của nước ta lên tầm các nước tiên tiến
Trang 39Các hệ thống thiết bị công nghệ đã được trang bị khá hoàn chỉnh cho một sốkhâu chủ yếu như: đo đạc cơ bản, bay chụp ảnh, đo vẽ bản đồ địa hình, địachính bằng phương pháp ảnh, công nghệ thông tin Trên cơ sở đó, đã nghiêncứu ứng dụng và triển khai công nghệ hiện đại trên hầu hết các lĩnh vực đođạc bản đồ.
Công nghệ đo đạc mặt đất đã đạt được trình độ hiện đại so với trình độcác nước khác, thể hiện ở chỗ thành lập lưới toạ độ, độ cao, bằng các thiết bịcông nghệ thu tín hiệu vệ tinh GPS, đo đạc thành lập các loại tỷ lệ lớn, bản đồđịa chính khu vực đô thị và dân cư nông thôn, đất chuyên dùng, áp dụng côngnghệ đo đạc bằng các máy toàn đạc điện tử tự động và các phần mềm lập bản
đồ như Microstation, Pronet, Autocad, Mapinfo… đo đạc thành lập bản đồ địachính khu vực đất nông, lâm nghiệp bằng phương pháp đo mặt đất và sử dụngmáy bay Công nghệ bay chụp ảnh máy bay được hiện đại hoá với hệ thốngthiết bị mới nhất hiện nay Toàn bộ các khâu từ khâu dẫn đường bay, chụpảnh, tính toán tới khâu tráng rửa phim ảnh đều thực hiện tự động hoàn toàn,công nghệ bay chụp ảnh màu đã được áp dụng Công nghệ xử lý ảnh và đo vẽbản đồ đã chuyển từ thế hệ tương tự sang thế hệ giải tích kết hợp với thế hệ
đo vẽ ảnh số Công nghệ này đã thực hiện thành công trong thành lập bản đồđịa hình, bản đồ địa chính Thành tựu phát triển công nghệ thành lập bản đồảnh, bản đồ địa chính cơ sở bằng máy bay với thiết bị đo vẽ ảnh số đã manglại hiệu quả vô cùng to lớn Công nghệ xử lý số liệu, thành lập, biên tập bản
đồ và chế bản điện tử trong khâu in bản đồ đã được đầu tư khá hoàn chỉnh Công nghệ đo đạc biển đã đạt được sơ đồ công nghệ hiện đại với thiết bịcông nghệ dẫn đường bằng GPS, đo sâu bằng tia đơn và tia kép Công nghệviễn thám đã đạt được một số thành tựu trong ứng dụng thành lập bản đồ hiệntrạng sử dụng đất và cung cấp tư liệu ảnh vệ tinh, hiệu chỉnh bản đồ tỷ lệ nhỏ
và trung bình với việc sử dụng ảnh SPOT của Pháp với độ phân giải 10m và
Trang 40một số loại ảnh độ phân giải cao hơn của Nga Công nghệ thành lập cơ sở dữliệu địa lý, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống thông tin đất đai (LIS)được áp dụng trên cơ sở kết hợp các phần mềm nước ngoài phù hợp và phầnmềm xây dựng trong nước.
1.7.2 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin ở Nghệ An
Trong những năm qua việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệvào công tác kỹ thuật địa chính nhà đất được Sở Tài nguyên và Môi trườnggiao cho Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Nghệ An triển khaithực hiện Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã ứng dụng côngnghệ thông tin, các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đầu tư trang bị cácphần mềm, trang thiết bị tin học vào hoạt động quản lý nhà đất
Đến nay Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã ứng dụngthành công các phần mềm phổ biến trên thế giới (MicroStation, Mapinfo,AutoCad…) và các phần mềm do Bộ Tài nguyên Môi trường chuyển giao(Famis và Caddb…) để thành lập bản đồ địa chính, nhưng dù làm ở phầnmềm nào sản phẩm cuối cùng vẫn phải xuất qua Microstaion cho nên hiệnnay họ chỉ ứng dụng một phần nhỏ thế mạnh của các phần mềm khác như:chế độ phun điểm, bắt điểm thông minh của Autocad để nối các thửa đất lạisau đó xuất qua Microstation và ứng dụng Famis để biên tập tiếp bản đồ địachính
Trong những năm gần đây trung tâm có ứng dụng phần mềm Emap làphần mềm dùng để làm bản đồ địa chính, cơ bản những chức năng giốngFamis, nhưng nó có nhiều tính năng linh động hơn như: vẽ nhãn thửa thì sẽquay đúng hướng theo quy định, nhãn của các thửa không bị chồng lên nhaunên hạn chế được nhầm lẫn, xuất hồ sơ kỹ thuật ít bị chỉnh sửa… Nhưng hiệnnay mới chỉ có một bộ phận nhỏ cán bộ trong trung tâm sử dụng được phần