Cụ thể như, Điều 36 Hiến pháp năm 1980, quy định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Hiến pháp là văn bản pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và đời sống chính trị của mỗi quốc gia; đồng thời có thể coi là tuyên ngôn chính trị của mỗi chính thể nhà nước Hiến pháp được gọi là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, các quy định của Hiến pháp là cơ sở pháp
lý để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất; đồng thời
là cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước Trải qua mấy nghìn
năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng
để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết,nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủtịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranhlâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc củaNhân dân Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủtịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủcộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bằng ý chí và sức mạnhcủa toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đãgiành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhấtđất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu tolớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa
xã hội
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến phápnăm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành vàbảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh
Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản ViệtNam, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổimới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm
Trang 21992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhànước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa vàđảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Ngày 06/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, đã thông qua
Nghị quyết số 06/2011/QH13 thành lập
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992 gồm 30 thành viên, do đồng chíNguyễn Sinh Hùng- Chủ tịch Quốc hộilàm Chủ tịch Ủy ban Sau thời gian 9tháng (từ 01 đến 9/2013) triển khai lấy ýkiến góp ý của nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài, ngày28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức thông qua Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp năm 2013 Ngày08/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp Hiến pháp năm
2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 Đây là bản Hiến pháp của thời
kỳ tiếp tục đổi mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hộinhập quốc tế
Câu 1: Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
Chủ tịch nước ký quyết định công bố Hiến pháp năm 2013
Trang 3Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 3-2-1930), Nguyễn áiQuốc vẫn theo đuổi tư tưởng lập hiến của mình Trong các nhiệm vụ mà Hộinghị Trung ương tháng 11-1940 do Nguyễn ái Quốc chủ trì đề ra có nhiệm vụthứ ba là: ban bố Hiến pháp dân chủ, ban bố những quyền tự do dân chủ chonhân dân, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp Sau hơn 27 năm nung nấu tư tưởng của mình sau khi giành được độc lập chodân tộc, Nguyễn ái Quốc trở thành Chủ tịch nước, Người mới thể hiện được tưtưởng của mình thành sự thật Tư tưởng của Người được thể hiện trong Hiếnpháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước nhà
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay lànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiếnpháp
- Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946
- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
thông qua vào ngày 31/12/1959
- Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày
18-12-1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 1980
- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
việt nam thông qua ngày 15/4/1992, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam sửa đổi, bỏ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 vàongày 25/12/2001
- Hiến pháp pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày
28 tháng 11 năm 2013
Câu 2: Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?
Trả lời:
Trang 4Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày 01tháng 01 năm 2014.
So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có 07điều được giữ nguyên, sửa đổi 101 điều, bổ sung 12 điều
Nếu có ai đó hỏi, trong số những điều mới lần đầu tiên được ghi nhậntrong Hiến pháp 2013, điều nào bạn tâm đắc nhất? Tôi nghĩ rằng câu trả lời sẽtùy thuộc vào cách tiếp cận cũng như nhận thức riêng của mỗi người đối vớitừng nội dung, từng điều cụ thể của Hiến pháp Không ai giống ai Riêng tôi,điều tâm đắc nhất là “Mọi người có quyền được sống trong môi trường tronglành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” (Điều 43- Chương II)
Theo tôi, khái niệm “môi trường” đượcquy định tại Điều 43 của Hiến pháp chínhmôi trường sống của con người, được địnhnghĩa bởi Luật Bảo vệ môi trường năm2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tốvật chất tự nhiên và nhân tạo có tác độngđối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” (Khoản 1, Điều 43)
Môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi người, nếu không
có môi trường sống, không có sinh vật nào sống được, và như vậy không có conngười tồn tại Môi trường càng trong lành thì con người càng được sống tronglành và khỏe mạnh, ngược lại môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến tất cảcon người cả hôm nay và những thế hệ mai sau
Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước,
đã nảy sinh hàng loạt những hệ lụy khác nhau ảnh hưởng nghiêm trọng đến môitrường tự nhiên, như ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước Các nguồn ô nhiễm này chủ yếu có nguồn gốc từ các cơ sở chế biến, gia công,sản xuất công nghiệp, nhưng không thực hiện đúng quy định về xử lý chất thải,đang từng ngày, từng giờ góp phần hủy hoại môi trường sống của chúng ta
Trang 5Điều đó đã trực tiếp xâm phạm đến quyền được hưởng thụ môi trường sốngtrong lành của mọi người.
Chắc hẳn trong chúng ta không ai không biết đến vụ công ty VEDAN
Việt Nam (đóng tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) xả
nước thải chưa qua xử lý xuống dòng sông Thị Vải bị phát hiện năm 2008 gâythiệt hại và tác hại đến sức khỏe và tài sản của người dân địa phương khó có thể
đánh giá hết được; hay vụ Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái (đóng trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) chôn lấp thuốc trừ sâu độc
hại xuống lòng đất bị phát hiện tháng 8/2013 làm ô nhiễm đất, nguồn nước lànguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều người dân xung quanh mắc các bệnh ungthư, thần kinh, sinh con bị dị dạng gây bức xúc trong nhân dân Đó chỉ là haitrong số hàng trăm vụ gây ô nhiễm môi trường bị phát hiện trên phạm vi cảnước trong thời gian qua Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là chúng ta phải nhậnthức đầy đủ, có biện pháp kịp thời và hành động không chậm trễ để bảo vệ môitrường sống trong giai đoạn hiện nay và cho cả mai sau con cháu chúng ta Đâyquả là một bài toán khó đòi hỏi sự chung tay giải quyết của cả hệ thống chínhtrị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân
Là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đãsớm nhận thức được vai trò quan trọng của việc bảo vệ môi trường và đã gianhập nhiều Công ước Quốc tế về bảo vệ môi trường như: Công ước Viên vềbảo vệ tầng ô-zôn 1985 (gia nhập ngày 26/4/1994); Công ước khung của LiênHợp Quốc về biến đổi khí hậu 1992 (gia nhập ngày 16/11/1994); Công ước về
đa dạng sinh học 1992 (gia nhập ngày 16/11/1994) Đây là những minhchứng thể hiện rõ nhất cam kết và hành động mạnh mẽ của Việt Nam cùng vớicác nước trên thế giới chung tay trong cuộc chiến bảo vệ môi trường Bên cạnh
đó, vấn đề bảo vệ môi trường cũng đã được ghi nhận trong các bản Hiến phápnăm 1980 và Hiến pháp năm 1992 Cụ thể như, Điều 36 Hiến pháp năm 1980,
quy định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống”.
Trang 6Và Điều 29 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng đã tiếp tục
quy định về bảo vệ môi trường: “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”.
Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, trong những năm qua Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và không ngừng hoàn thiện hệ thống chínhsách, pháp luật nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môitrường, mà trước hết phải kể đến Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (sửa đổi bổsung năm 2005), Luật bảo vệ môi trường năm 2014 Bên cạnh các văn bản phápluật của Nhà nước, Bộ Chính trị cũng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyếtnhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Gầnđây nhất là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2014 của Bộ Chính trị về bảo
vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Những văn bản này thể hiện rõ quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng, Nhànước phù hợp với ý nguyện của nhân dân về đổi mới toàn diện, hội nhập quốc
tế sâu rộng và phát triển bền vững, trong đó xem môi trường là một trong 3 trụcột chính (kinh tế - xã hội - môi trường) để phát triển đất nước và bảo vệ quyềncon người
Như vậy, có thể nói trước Hiến pháp năm 2013, vấn đề bảo vệ môitrường đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.Tuy nhiên, việc ghi nhận này còn ở dạng nguyên tắc chung về trách nhiệm từphía các cơ quan, tổ chức của Nhà nước mà chưa đề ra vấn đề quy định quyềnđược sống trong môi trường trong lành là một quyền cơ bản của công dân nhưtrong Hiến pháp năm 2013 Phải chăng quyền được sống trong môi trườngtrong lành chưa được hiến định cụ thể mà trong thời gian qua nhận thức và hànhđộng về bảo vệ môi trường vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn? Môitrường sống vẫn bị ô nhiễm, hủy hoại từng ngày đã tác động không nhỏ đến đờisống của người dân ở nhiều nơi, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình phát triểnkinh tế xã hội lâu dài của đất nước
Trang 7Nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, Hiến pháp năm 2013 rađời đã có sự tiếp thu, chọn lọc những quy định phù hợp của pháp luật quốc tế,đồng thời thể chế hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, coi con người
là chủ thể, là động lực quan trọng của sự phát triển đất nước Với quy định:
“Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụbảo vệ môi trường” là một bước tiến lớn thể hiện việc mở rộng và phát triểnquyền con người, phản ảnh kết quả của quá trình đổi mới gần 30 năm qua ởnước ta đồng thời thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Nhà nước trong việcbảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, thừa nhận vấn đề bảo vệmôi trường chính là bảo vệ quyền con người, nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa con người Để mọi người thực hiện quyền của mình, Hiến pháp năm 2013cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước là phải ban hành văn bản pháp luật để
có cơ sở pháp lý cho mọi người và công dân thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa
vụ của mình
Thể chế hóa quy định của Hiến pháp,
để quyền được sống trong môi trườngtrong lành được phát huy trong thực
tế, tại Kỳ họp thứ VII Quốc hội KhóaXIII đã thông qua Luật Bảo vệ môitrường 2014 với rất nhiều những quyđịnh mới nhằm đảm bảo sự phát triểnbền vững, đảm bảo mọi người dân được sống trong môi trường trong lành làmột sự khẳng định rõ nhất của nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền con người
Xin mọi người hãy cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường! Vì bảo vệ môitrường chính là bảo vệ cuộc sống trong môi trường trong lành của chúng ta!
Câu 3: Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…” Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
Trang 8Trả lời:
Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thựchiện quyền lực nhà nước như sau:
- Khoản 2 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định:" Đảng Cộng sản Việt
Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát củaNhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình",đây là điểm bổ sung mới quan trọng, vì vai trò làm chủ của Nhân dân đối vớinước, Nhân dân giao phó trách nhiệm cho Đảng để lãnh đạo Nhà nước và xãhội, vì vậy, Đảng phải chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dântrong việc lãnh đạo của mình
Tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhân dân thực hiện quyềnlực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội,Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước", quy định đadạng hơn về thực hiện quyền lực của Nhân dân so với Hiến pháp năm 1992, đặcbiệt thể hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp đã làm rõ hơn, sâu sắchơn vai trò làm chủ của Nhân dân
Lần đầu tiên trong Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền con người,quyền cơ bản của công dân tại chương II Hiến pháp năm 2013 đã có nhữngnhận thức mới về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lựcchủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển Điều 14 Hiến pháp năm 2013 khẳngđịnh: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người,quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.“Quyền con người,quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, trong trường hợpcần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe cộng đồng”
Trang 9Điều 53 Hiến pháp năm 2013 thể hiện: "Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiênkhác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữutoàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" đã khẳngđịnh quyền sở hữu của Nhân dân và Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước đại diệnNhân dân để sở hữu và thống nhất quản lý, chịu trách nhiệm trước Nhân dân vềviệc quản lý tài sản do Nhân dân ủy quyền
Điều 65 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Lực lượng vũ trang nhân dân
tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm
vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, anninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước vàchế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa
vụ quốc tế" thể hiện trách nhiệm của lực lượng vũ trang là tuyệt đối trung thànhvới Nhân dân và trước hết là phải bảo vệ Nhân dân là một chủ thể làm chủ đấtnước, sau đó là bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa
Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu
cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã nhấn mạnh vai trò của Nhân dân là chủ thểtối cao của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhândân Nhân dân ủy thác thực hiện quyền lực cao nhất cho Quốc hội để thực hiệnquyền lập hiến như đề xuất sửa đổi Hiến pháp,
Câu 4: Những quy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc?
Trả lời:
Thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản Di chúc củaNgười, trong đó, có phần về đại đoàn kết các dân tộc thiểu số, những năm qua,nhất là thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn dành nhiều sự quan tâm đặcbiệt đối với vùng miền núi, dân tộc
Trang 10Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011), Đảng ta đã tiếp tục khẳngđịnh: "Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát huysức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới Lấy mục tiêu xây dựngmột nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá bỏ mặccảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khácnhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyềnthống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trậnchung, tăng cường đồng thuận xã hội".
Ngày 14 tháng 1 năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc nhằm bảo đảm và thúc đẩy sự bình đẳng,đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc vănhóa của các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam Nghị định này cũng nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, phân biệtđối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc; lợi dụng các vấn đề về dân tộc đểtuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước
Trong bản Hiến pháp năm 2013, đã dành hẳn Điều 5 để nói về vấn đề dântộc: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của cácdân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Các dân tộc bình đẳng, đoànkết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị,chia rẽ dân tộc Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt Các dân tộc có quyền dùngtiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán,truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình Nhà nước thực hiện chính sách pháttriển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùngphát triển với đất nước"
Tại Điều 5, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: "1 Nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đấtnước Việt Nam 2 Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau
Trang 11cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc 3 Ngôn ngữquốc gia là tiếng Việt Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìnbản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹpcủa mình 4 Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điềukiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước"
Tại Điều 42, Chương II Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân: "Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ
mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp"; hay Điều 61, Chương III: Kinh tế, xã hội,văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: "Nhà nước ưu tiên pháttriển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn "
Tại khoản 1 Điều 58 quy định: “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sựnghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàndân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số,đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn”
Tại khoản 1 Điều 60 quy định: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinhhoa văn hóa nhân loại”
Tại khoản 2 Điều 75 quy định: “Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiếnnghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hànhchính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi
và vùng đồng bào dân tộc thiểu số”
Những nội dung quy định trong Hiến pháp về tư tưởng đại đoàn kết toàndân tộc là thể chế các nguyên tắc cơ bản: các dân tộc sinh sống trên đất nướcViệt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng nhau, giúp nhau cùng phát triển, cácnội dung này không tách rời mà có quan hệ khăng khít với nhau, tác động lẫnnhau, thúc đẩy nhau trong quá trình phát triển Có thực sự bình đẳng thì mới
Trang 12càng phát huy được tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em Đoàn kết, tương trợkhông phải chỉ bằng lời nói mà là đoàn kết, tương trợ thực sự vì đoàn kết đã trởthành truyền thống quý báu, được hun đúc qua mấy nghìn năm lịch sử trong đấutranh dựng nước và giữ nước, các dân tộc sống chết có nhau, no đói giúp nhau,chia sẻ cho nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, cùng giúp nhau vốnliếng, kinh nghiệm sản xuất để tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của đồng bào, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành như BácHồ hằng mong muốn để các dân tộc cùng phát triển
Câu 5: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?
Trả lời:
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992(sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân
“Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”: gồm 36
điều, từ Điều 14 đến Điều 49 Trong 11 chương của Hiến pháp năm 2013, đây làchương có số điều quy định nhiều nhất (36/120 điều), có nhiều đổi mới nhất cả
về nội dung quy định, cả về cách thức thể hiện Cụ thể như sau:
Trước hết, khác với tất cả các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiên Hiến
pháp năm 2013 xác định rõ và quy định ngay tại Điều 3 về Nhà nước có trách
nhiệm "công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân" Vì vậy, khi quy định quyền con người, quyền công dân, hầu hết các điều của Hiến pháp năm 2013 quy định trực tiếp "mọi người có quyền ", "công dân
có quyền " để khẳng định rõ đây là những quyền đương nhiên của con người, của công dân được Hiến pháp ghi nhận và Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ các quyền này, chứ không phải Nhà nước “ban phát”, “ban ơn” các quyền này cho con người, cho công dân "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do