3 Phân tích chủ trương xã hội hoá các hoạt động y tế của Nhà nước, định hướng phát triển của tại Bệnh viện Chợ Rẫy và đề ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của B
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
- * -
TÔN VĂN TÀI
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành : 60340102
TP HỒ CHÍ MINH – Tháng 12 năm 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
- * -
TÔN VĂN TÀI
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.Trương Quang Dũng
(Ghi rõ họ, tên, họchàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày 22 tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
1 PGS.TS Nguyễn Phú Tụ - Chủ tịch hội đồng
2 TS Lê Quang Hùng - Cán bộ nhận xét 1
3 TS Mai Thanh Loan - Cán bộ nhận xét 2
4 PGS.TS Bùi Lê Hà - Ủy viên
5 TS Lại Tiến Dĩnh - Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV Khoa quản lý chuyên ngành
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNGQLKH–ĐTSĐH
TP.HCM, ngày tháng năm 2013
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Tôn Văn Tài Giới tính: Nam
Ngày,tháng,năm sinh: 28/11/1973 Nơi sinh: TP.Hồ Chí Minh Chuyên ngành:Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820081
I-TÊN ĐỀ TÀI:
Hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại bệnh viện Chợ Rẫy
II-NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
1) Hệ thống cở sở lý luận về tài chính và quản trị tài chính trong bệnh viện
2) Phân tích thực trạng quản trị tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy
3) Phân tích chủ trương xã hội hoá các hoạt động y tế của Nhà nước, định hướng phát triển của tại Bệnh viện Chợ Rẫy và đề ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của Bệnh viện Chợ Rẫy
III-NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/06/2013
IV-NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 24/12/2013
V-CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS TRƯƠNG QUANG DŨNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
Học viên thực hiện Luận văn
Trang 6LỜI CÁM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học công nghệ Tp.Hồ Chí Minh Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trương Quang Dũng, người đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này ngay từ lúc định hình các nghiên cứu ban đầu cho đến lúc hoàn chỉnh luận văn
Xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Quý thầy cô giáo Trường Đại học công nghệ Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Xin cám ơn Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình quan sát, thu thập dữ liệu, khảo sát cũng như phân tích thực trạng và
đề xuất chiến lược, giải pháp về quản trị tài chính cho bệnh viện
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn đồng hành cùng tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình
Tác giả Luận văn: Tôn Văn Tài
Trang 7TÓM TẮT
1 GIỚI THIỆU
Quản trị tài chính trong một bệnh viện công lập hiện nay là một vấn đề quan trọng trong hoạt động của bệnh viện nên đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại bệnh viện Chợ Rẫy” là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cho Bệnh viện Chợ Rẫy Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy
2 NỘI DUNG
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được tổ chức thành 3 chương và các mục chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị tài chính trong bệnh viện
1.1 Khái quát về bệnh viện
2.1 Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Chợ Rẫy
2.2 Công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy
2.3 Đánh giá công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Trang 83.3 Một số kiến nghị
3.4 Tóm tắt chương 3
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thứ nhất, hệ thống cở sở lý luận về tài chính và quản trị tài chính trong bệnh
viện, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp như: Hoạch định tài chính, kiểm tra tài chính, quản lý vốn luân chuyển và phân tích tài chính
Thứ hai, phân tích thực trạng quản trị tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy qua
việc khái quát về Bệnh viện và phân tích, đánh giá công tác quản lý tài chính Qua phân tích đã rút ra được 4 điểm mạnh và 5 điểm yếu trong công tác quản lý tài chính
Thứ ba, phân tích chủ trương xã hội hoá các hoạt động y tế của Nhà nước,
định hướng phát triển của tại Bệnh viện Chợ Rẫy và đề ra 6 nhóm giải pháp để nâng cao hoạt động quản trị tài chính của Bệnh viện Chợ Rẫy là: 1) Nâng cao điều kiện
và môi trường làm việc trong Hoàn thiện công tác hoạch định tài chính; 2) Đẩy mạnh nguồn vốn xã hội hóa vào công tác đảm bảo khám chữa bệnh của Bệnh viện; 3) Nâng cao hiệu quả đầu tư trang thiết bị và sử dụng các vật tư dịch vụ kỹ thuật y
tế của Bệnh viện; 4) Xây dựng nguồn lực cho công tác quản trị và phân tích tài chính; 5) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính của Bệnh viện; 6) Củng cố mối quan hệ trong nội bộ Bệnh viện
Trang 9ABSTRACT
1 INTRODUCTION
Hospital administrator in a public hospitalist now an important issue in the operation of the hospital should be titled "Improving financial management activities at Cho Ray Hospital "is a matter of real significance farewell to Cho Ray Hospital The goal of this project is to study and propose solutions to improve operations administrator at Cho Ray Hospital charges
2.1 Overview of Cho Ray Hospital
2.2 Financial management at Cho Ray Hospital
2.3 Assessment of financial management at Cho Ray Hospital
Trang 103.2 The solutions improve the financial management activities at Cho Ray Hospital
3.3 Some suggestions
3.4 Summary of Chapter 3
3 FINDINGS AND DISCUSSION
First, the theoretical basis of the system of finance and financial
management in hospitals, especially issues related to the content of corporate financial management including financial planning, financial control, working capital management and financial analysis
Second, analysis of the current status of financial management at Cho Ray
Hospital by Hospital overview and analysis , assessment of financial management Through analysis has drawn 4 and 5 strengths weaknesses in financial management
Third, social policy analysis of the medical activities of the State in the
development orientation of Cho Ray Hospital and 6 proposed solutions to improve the financial management activities of Cho Ray Hospital are: 1) improve conditions and working environment in t the Perfection of financial planning; 2) Promote social capital goods in the assurance of hospital medical care; 3) Advanced investment performance of equipment and materials used medical technical services
of Hospital; 4) Develop resources for governance and financial analysis; 5) Promote the application of information technology in the financial management of hospitals; 6) Strengthen relationships within the Hospital
4 CONCLUSION
Improving financial management activities at Cho Ray Hospital is essential problem By the method of scientific research, essays rationale system of financial management in hospitals, analyze the situation and factors that influence to propose
a complete solution administrator in charge Cho Ray hospital
Trang 11MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN II TÓM TẮT III MỤC LỤC VII DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT X DANH MỤC CÁC BẢNG XI DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ XII
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG BỆNH VIỆN 4
1.1 Khái quát về bệnh viện 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Phân loại 4
1.2 Tổng quan về Tài chính doanh nghiệp 5
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Chức năng của tài chính tổ chức 5
1.3 Cơ chế cơ chế tài chính bệnh viện công lập 6
1.3.1 Cơ chế tài chính đối với chi đầu tư phát triển 6
1.3.2 Cơ chế tài chính đối với kinh phí chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên 8
1.4 Quản trị tài chính 10
1.4.1 Khái niệm quản trị tài chính 10
1.4.2 Mục tiêu quản lý tài chính 12
1.4.3 Vai trò của quản trị tài chính 12
1.4.4 Nguyên tắc quản lý tài chính 14
1.4.5 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quản trị tài chính 16
1.4.6 Nội dung của quản lý tài chính 18
1.5 Tóm tắt chương 1 28
Trang 12CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 30
2.1 Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Chợ Rẫy 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30
2.1.2 Quá trình hoạt động 31
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ 32
2.1.4 Cơ cấu tổ chức 33
2.1.5 Các nguồn lực 34
2.1.6 Tình hình hoạt động 36
2.2 Công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy 38
2.2.1 Công tác hoạch định thu viện phí của bệnh viện 38
2.2.2 Công tác kiểm tra thu viện phí 39
2.2.3 Quản lý thu – chi 41
2.2.4 Phân tích tài chính 43
2.3 Đánh giá công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy 46
3.3.1 Điểm mạnh 47
3.3.2 Điểm yếu 48
2.4 Tóm tắt chương 2 50
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 52
3.1 Chủ trương xã hội hoá các hoạt động y tế của Nhà nước và định hướng phát triển của tại Bệnh viện Chợ Rẫy 52
3.1.1 Phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động y tế của Nhà nước 52
3.1.2 Định hướng phát triển của Bệnh viện Chợ Rẫy 54
3.2 Các giải pháp nâng cao hoạt động quản trị tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy 56
3.2.1 Hoàn thiện công tác hoạch định tài chính 56
Trang 133.2.2 Đẩy mạnh nguồn vốn xã hội hóa vào công tác đảm bảo khám chữa
bệnh của Bệnh viện 58
3.2.3 Nâng cao hiệu quả đầu tư trang thiết bị và sử dụng các vật tư dịch vụ kỹ thuật y tế của Bệnh viện 59
3.2.4 Xây dựng nguồn lực cho công tác quản trị và phân tích tài chính 60
3.2.5 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị tài chính của Bệnh viện 62
3.2.6 Củng cố mối quan hệ trong nội bộ Bệnh viện 63
3.3 Một số kiến nghị 64
3.3.1 Đối với Nhà nước và Bộ y tế 64
3.3.2 Đối với Bộ Tài chính 65
3.4 Tóm tắt chương 3 66
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 69
Trang 14DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
DN Doanh nghiệp
DVYT Dịch vụ y tế
GTGT Giá trị gia tăng
NGO Phi chính phủ nước ngoài
Trang 15DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động 34
Bảng 2.2: Vốn và tài sản 2010-2012 36
Bảng 2.3: Kết quả khám chữa bệnh 3 năm 2010-2012 37
Bảng 2.4: Nguồn thu của bệnh viện Chợ Rẫy 2010-2012 42
Bảng 2.5: Các khoản chi của Bệnh viện Chợ Rẫy 2010-2012 44
Bảng 2.6: Hiệu quả hoạt động và trích lập các quỹ 2010-2012 45
Bảng 2.7: Các tỷ số về hiệu quả hoạt động 2010-2012 45
Bảng 2.8: Các tỷ số về đòn bẩy tài chính 2010-2012 45
Bảng 2.9: Các tỷ số về sinh lợi trên doanh thu 2010-2012 45
Bảng 2.10: Các tỷ số về sinh lợi trên tổng tài sản 2010-2012 457
Trang 16DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ phân tích tài chính bệnh viện 25 Hình 2.1: Cơ cầu tổ chức của bệnh viện Chợ Rẫy 33
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh viện Chợ Rẫy là một bệnh viện lớn, là bệnh viện hạng đặc biệt, và là bệnh viện tuyến cuối phụ trách các tỉnh phía nam từ Đà nẵng đến Cà mau Hàng ngày có hơn 4.000 bệnh nhân khám bệnh ngoại trú, và hơn 2.500 bệnh nhân được điều trị nội trú Với doanh thu hàng năm trên 2.000 tỷ đồng Bệnh viện đã sớm chủ động thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính để tạo nguồn vốn đầu tư Trang thiết
bị y tế, nghiên cứu khoa học nâng cao chất lương điều trị Từ năm 2006 đến 2008: Bệnh viện thực hiện tự chủ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, đến năm
2009 bệnh viện mạnh dạn thực hiện tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, đến nay là bệnh viện duy nhất thực hiện tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên tại miền Nam
Sau hơn 6 năm thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính mới, Bệnh viện Chợ Rẫy đã có một số thành tựu, nâng cao được chất lượng điều trị, tuy nhiên về Quản rị tài chính vẫn còn một số điều bất cập, không đạt được mục tiêu đề ra như vẫn chưa tạo được nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, thực hiện xã hội hóa chưa cao, chưa cải thiện được đời sống cán bộ công chức viên chức ngành y tế
Có hàng loạt Thông tư hướng dẫn ra đời nhằm để điều chỉnh thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính mới đối với ngành y tế, tuy nhiên chưa nói đến vấn đề Quản trị tài chính trong các cơ sở y tế công lập Điều này đòi hỏi cần thiết phải có một mô hình quản trị tài chính hoàn chỉnh để giải quyết các vấn đề về tài chính hiện nay của Bệnh viện
Nền y tế Việt nam ngày nay đang ngày càng phát triển, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, song song đó chất lượng dịch vụ y tế (DVYT) đòi hỏi phải đáp ứng ngày càng cao cho người dân, trong khi đó viện phí thì còn nhiều bất cập, đơn giá dịch vụ kỹ thuật y tế thì chưa được tính đúng tính đủ, quản lý kinh tế y
tế tại các bệnh viện công còn xem nhẹ do trước đây được Nhà nước bao cấp, kinh tế
Trang 18y tế hiện nay phát sinh rất nhiều các mối quan hệ tài chính phức tạp đòi hỏi công việc quản trị tài chính cần được các Bệnh viện đặc biệt chú trọng Từ bệnh viện công lập được Nhà nước cấp kinh phí chuyển sang bệnh viện tự chủ về kinh phí hoạt động, Bệnh viện không thể tránh khỏi những khó khăn, lúng túng trong công tác quản lý điều hành tài chính của mình Nhằm khắc phục tình trạng trên đồng thời giúp Bệnh viện quản trị tài chính một cách hoàn thiện nhất, mang lại hiệu quả hoạt
động cao nhất tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của
Bệnh viện Chợ Rẫy”
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là thông qua phân tích thực trạng quản trị tài chính để đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động quản trị tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn tới Để thực hiện mục tiêu này, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Hệ thống cở sở lý luận về tài chính và quản trị tài chính tại bệnh viện
- Phân tích thực trạng hoạt động quản trị tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy và kiến nghị với cấp trên
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tài chính và quản trị tài chính trong bệnh viện
Phạm vi nghiên cứu: Tại Bệnh viện Chợ Rẫy
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với nguồn số liệu thứ cấp
là chủ yếu, được thu thập từ các nghiên cứu trước đây và các tài liệu về tài chính tổ chức, các báo cáo của tổng cục thống kê, các báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả thu viện phí của Bệnh viện Chợ Rẫy Ngoài
Trang 19ra còn có dữ liệu sơ cấp được thu thập từ quan sát thực tiễn Các dữ liệu sau khi thu thập được phân tích bằng các phương pháp như: thống kê, mô tả, so sánh và tổng hợp, khái quát hóa…
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài giúp cho Bệnh viện Chợ Rẫy có cái nhìn rõ hơn về tình hình quản trị tài chính của mình; từ đó đưa ra những quyết định tài chính hợp lý, phù hợp với tình hình của bệnh viện, đến đảm bảo các quyết định tài chính được thực hiện và phù hợp với mục tiêu của hoạt động tài chính bệnh viện cũng như mục tiêu phát triển chung của kinh tế y tế bệnh viện
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 10 bảng, 2 hình và tổ chức thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị tài chính trong bệnh viện
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Trang 20Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Bệnh viện có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế khám bệnh, chữa bệnh
1.1.2 Phân loại
Các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Bệnh viện công lập, Bệnh viện liên doanh liên kết và bệnh viện ngoài công lập Trong giai đoạn xã hội hóa hiện nay, Nhà nước đang phát triển ngành y tế, cải cách tài chính của các bệnh viện công lập Các bệnh viện công lập chia làm 4 nhóm sau:
- Nhóm 1: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển;
- Nhóm 2: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên;
- Nhóm 3: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên;
Trang 21- Nhóm 4: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ
1.2 Tổng quan về Tài chính Doanh nghiệp
Tài chính tổ chức là hệ thống những mối quan hệ kinh tế diễn ra dưới hình thức giá trị giữa tổ chức và môi trường xung quanh, nó phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của tổ chức Hoạt động tài chính tổ chức là một trong những hoạt động cơ bản nhất đối với mỗi tổ chức Hoạt động tài chính tổ chức nếu được duy trì và phát triển một cách ổn định thì sẽ tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động khác của tổ chức vận động và phát triển Hoạt động tài chính tổ chức giúp cho tổ chức thực hiện các mục tiêu như huy động, khai thác vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cũng như phân bổ và sử dụng các nguồn vốn một cách hợp lý
và hiệu quả
1.2.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1 Chức năng phân phối
Đối với mỗi tổ chức thì vấn đề tài chính là vô cùng quan trọng Để quá trình hoạt động có thể diễn ra thì vốn của tổ chức phải được phân phối cho các mục đích khác nhau và các mục đích này đều hướng tới một mục tiêu chung của tổ chức Quá
Trang 22trình phân phối vốn cho các mục đích đó được thể hiện theo các tiêu chuẩn và định mức được xây dựng dựa trên các mối quan hệ kinh tế của tổ chức với môi trường hoạt động Tiêu chuẩn và định mức phân phối đó không phải cố định trong suốt quá trình phát triển của tổ chức mà nó thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình từng giai đoạn hoạt động của tổ chức
1.2.2.2 Chức năng giám đốc bằng tiền
Bên cạnh chức năng phân phối thì tài chính tổ chức cũng có chức năng giám đốc bằng tiền Chức năng này không thể tách khỏi chức năng phân phối, nó giúp cho chức năng phân phối diễn ra có hiệu quả nhất Kết quả của mọi hoạt động hoạt động của tổ chức đều được thể hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính như thu, chi, lãi, lỗ… Các chỉ tiêu tài chính này tự thân nó đó phản ánh được tình hình hoạt động cũng như tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tổ chức và cũng giúp các nhà quản lý đánh giá được mức độ hợp lý và hiệu quả của quá trình phân phối,
để từ đó có thể tìm ra được phương hướng và biện pháp điều chỉnh để đạt được hiệu quả cao hơn trong kỳ kinh doanh tiếp theo
1.2.2.3 Mối quan hệ giữa hai chức năng của tài chính tổ chức
Chức năng phân phối và chức năng giám đốc bằng tiền của tài chính tổ chức
có mối quan hệ mật thiết với nhau Chức năng phân phối là tiền đề của hoạt động,
nó xảy ra trước và sau một chu trình hoạt động Chức năng giám đốc bằng tiền luôn theo sát chức năng phân phối, ở đâu có sự phân phối thì ở đó có giám đốc bằng tiền
và có tác dụng điều chỉnh quá trình phân phối cho phù hợp với điều kiện hoạt động của tổ chức Hai chức năng này cùng tồn tại và hỗ trợ cho nhau để hoạt động tài chính tổ chức diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất
1.3.Cơ chế tài chính bệnh viện công lập
1.3.1 Cơ chế tài chính đối với chi đầu tư phát triển
- Về xây dựng quy hoạch phát triển và dự án đầu tư, bệnh viện công lập vị căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế đã được Thủ tướng Chính
Trang 23phủ phê duyệt; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế trong phạm vi tỉnh, thành phố (TP.) trực thuộc Trung ương đã được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh phê duyệt; Quy chế tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ được giao để xây dựng quy hoạch phát triển của đơn vị mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Căn
cứ vào quy hoạch phát triểnđược duyệt, tình hình thực tế về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của đơn vị, các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, đơn vị lập và trình cấp có thẩm quyền thẩmđịnh, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp theo quy định của pháp luật
- Về nguồn vốn chi đầu tư phát triển, đối với các đơn vị thuộc nhóm 1 bao gồm: Vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và phi chính phủ nước ngoài (NGO); Vốn huy động từ các
tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị; Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật Đối với các đơn vị thuộc nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4: Nhà nước bảo đảm vốn đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để đơn vị có đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao Nguồn vốn đầu tư từ: Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; vốn trái phiếu Chính phủ; ODA, NGO; nguồn xổ số kiến thiết và các nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương; Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
- Về nguồn vốn chi đầu tư phát triển đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa của đơn vị sự nghiệp y tế công lập đối với cơ sở hạch toán độc lập tự bảo đảm chi phí hoạt động trong khuôn viên hiện có của đơn vị, nguồn vốn đầu tư từ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Huy động của công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị theo phương thức trả lãi suất cố định với lãi suất thỏa thuận tối đa không quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay; Nguồn vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác
Trang 24- Về quản lý, sử dụng tài sản, các đơn vị sự nghiệp y tế công lập được giao tài sản theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Các tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị
sử dụng theo chế độ quy định, từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp), từ nguồn vốn vay, vốn huy động và sử dụng kinh phí từ các nguồn thu, các hoạt động dịch vụ để trả nợ vốn vay, vốn huy động được coi là tài sản nhà nước giao cho đơn vị quản lý,
cơ sở hạch toán độc lập sau khi hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và thu
từ các hoạt động khác theo quy định của pháp luật (nếu có)
- Ngân sách nhà nước bảo đảm chi hoạt động thường xuyên cho các đơn vị làm nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh (trừ các cơ sở làm nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh phong, tâm thần) thuộc nhóm 3, nhóm 4: Năm 2013 Ngân sách nhà nước tiếp tục bảo đảm như năm 2012 và kinh phí để chi trả chế độ phụ cấp đặc thù chưa được tính vào giá DVYT, kinh phí để thực hiện các chế độ, chính sách mới do Nhà nước quy định theo nguyên tắc bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước Giai đoạn 2014 – 2015: Ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí duy tu, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định (TSCĐ) chưa được kết cấu vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Chi phí về tiền lương, các loại
Trang 25phụcấp, các khoản đóng góp theo quy định hiện hành (Ngân sách đảm bảo 100% Quỹ tiền lương cơ bản cho các bệnh viện tuyến quận, huyện, 70% Quỹ tiền lương
cơ bản cho các bệnh viện tuyến tỉnh ở khu vực miền núi, Tây Nguyên và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 50% Quỹ tiền lương cơ bản cho các bệnh viện thuộc Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại) Giai đoạn 2016 - 2017: Ngân sách nhà nước bảo đảm 50% Quỹ tiền lương cơ bản cho các bệnh viện tuyến quận, huyện; các bệnh viện còn lại được kết cấu 100% Quỹ tiền lương cơ bản và chi phí duy tu, sửa chữa thường xuyên TSCĐ vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
- Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị làm nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trên
cơ sở số lượng đối tượng và mức chi cho các loại đối tượng đơn vị đã phục vụ
- Quyền tự chủ về các khoản thu, mức thu:
+ Đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cung cấp cho người bệnh, kể
cả người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT): Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính theo từng dịch vụ, kỹ thuật y tế hoặc tính theo trường hợp bệnh
+ Đối với các khoản thu phí, lệ phí: Thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
+ Đối với những hàng hóa, dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền đặt hàng thì mức thu theo giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên
cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận
+ Đối với những hoạt động dịch vụ ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao, theo hợp đồng thỏa thuận với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoạt động liên doanh, liên kết: Đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích lũy Đơn vị phải mở sổ kế toán theo dõi,
Trang 26hạch toán riêng doanh thu, chi phí và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước theo quy định
- Quyền tự chủ về sử dụng nguồn tài chính chi hoạt động thường xuyên: Các đơn vị được chủ động nguồn tài chính chi hoạt động thường xuyên quy định để chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; chi phục vụ cho việc thu phí, lệ phí; chi thực hiện các hoạt động dịch vụ Phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), được sử dụng như sau:
+ Đối với các đơn vị thuộc nhóm 1, nhóm 2: Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trích lập Quỹ thu nhập tăng thêm và dự phòng
ổn định thu nhập; Trích lập Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi; Trích lập Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh đối với các đơn vị làm nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh
+ Đối với các đơn vị thuộc nhóm 3, nhóm 4: Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trích Quỹ thu nhập tăng thêm để chi trả tiền lương tăng thêm, chi trả cho đối tượng là chuyên gia, thầy thuốc giỏi; Trích Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập của người lao động trong trường hợp thu nhập bị giảm sút; Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi; Trích lập Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh đối với các đơn vị làm nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh
- Quản lý và sử dụng kinh phí không thường xuyên: Các khoản kinh phí không thường xuyên được phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị theo nhiệm vụ được giao hàng năm Đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng, chi tiêu và quyết toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện đối với từng nguồn kinh phí được giao; không được sử dụng để tính chênh lệch thu chi
và trích lập các Quỹ
1.4 Quản trị tài chính
1.4.1 Khái niệm quản trị tài chính
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài
Trang 27chính của tổ chức, đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị tổ chức
và khả năng cạnh tranh của tổ chức trên thị trường
Quản trị tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với quản trị tổ chức và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị tổ chức Hầu hết các quyết định quản lý khác đều được dựa trên kết quả rút ra từ những đánh giá tài chính trong quản trị tài chính
tổ chức
Trong hoạt động của một doanh nghiệp có nhiều vấn đề tài chính nảy sinh, đòi hỏi các nhà quản lý phải nhạy bén và năng động để đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và tổ chức thực hiện các quyết định ấy một cách kịp thời và khoa học, có như vậy doanh nghiệp mới đứng vững và phát triển Để tồn tại và phát triển, hoạt động của doanh nghiệp phải được đặt trên cơ sở công tác hoạch định cả về mặt chiến lược và chiến thuật Về mặt chiến lược phải xác định từ mục tiêu, các hoạt động dài hạn và các chính sách tài chính của doanh nghiệp Về mặt chiến thuật phải xác định những công việc trong thời hạn ngắn, cụ thể để phục vụ cho kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp Các quyết định về mặt chiến lược và chiến thuật của doanh nghiệp được lựa chọn chủ yếu trên cơ sở của sự phân tích, cân nhắc về mặt tài chính
Như vậy có thể thấy rằng quản trị tài chính doanh nghiệp là một quá trình,
từ việc phân tích tình hình của doanh nghiệp cũng như môi trường hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định tài chính hợp lý, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, đến đảm bảo các quyết định tài chính được thực hiện và phù hợp với mục tiêu của hoạt động tài chính doanh nghiệp cũng như mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp Hiểu theo một cách đơn giản thì quản trị tài chính là việc các nhà quản lý làm cách nào để huy động vốn nhanh và ổn định nhất, phân bổ và sử dụng nguồn vốn ấy có hiệu quả nhất, tạo nguồn thu ổn định cho doanh nghiệp và đảm bảo cho hoạt động tài chính và hoạt động của doanh nghiệp phát triển ổn
định
Trang 281.4.2 Mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp
Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau, song tất
cả các mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tạo ra dịch vụ y tế tốt nhất phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân từ đó tối đa hóa giá trị tài sản Bởi lẽ, một tổ chức phải thuộc về các chủ sở hữu nhất định; chính họ phải nhận thấy giá trị đầu tư của họ tăng lên; khi tổ chức đặt ra mục tiêu là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, tổ chức đã tính tới sự biến động của thị trường, các rủi ro trong hoạt động kinh doanh Quản lý tài chính doanh nghiệp chính là nhằm thực hiện được mục tiêu đó
Các quyết định tài chính trong doanh nghiệp: Quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn, quyết định về phân phối, ngân quỹ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Trong quản lý tài chính, nhà quản lý phải cân nhắc các yếu tố bên trong và các yếu
tố bên ngoài để đưa ra các quyết định làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu, phù hợp với lợi ích của chủ sở hữu
1.4.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động Đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Bất kỳ ai liên kết, hợp tác với doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi nếu như quản lý tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả, ngược lại, họ sẽ bị thua thiệt khi quản lý tài chính kém hiệu quả
Quản lý tài chính là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nó được thực hiện thông qua một cơ chế Đó là cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp được hiểu là một tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định
Trang 29Quản lý tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với mọi hoạt động khác của doanh nghiệp Quản lý tài chính tốt có thể khắc phục được những khiếm khuyết trong trong các lĩnh vực khác Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định kỹ lưỡng có thể gây nên tổn thất khôn lường cho doanh nghiệp và cho nhành y tế Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường nhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy ngành y tế phát triển Bởi vậy, quản lý tài chính doanh nghiệp tốt có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của ngành y tế
Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động của doanh nghiệp Trong hoạt động hiện nay, tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau :
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu
vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động của doanh nghiệp trong thời
kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nãy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài
Do vậy, vai trò của tài chính ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả Hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ
sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra
dự án đầu tư tối ưu Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng
Trang 30để doanh nghiệp có thể chớp được các cơ hội để đầu tư Mặt khác, việc huy động tối
đa số vốn hiện có vào hoạt động có thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ viên chức gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần nghiên cứu cải tiến qui trình khám chữa bệnh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn
- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động của doanh nghiệp Thông
qua các hình thức, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chi tiêu tài chính, người lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát
và kiểm sát các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong hoạt động từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế
1.4.4 Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn căn bản là giống nhau nên nguyên tắc quản lý tài chính đều có thể áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp Tuy nhiên, giữa các doanh nghiệp khác nhau cũng có sự khác biệt nhất định nên khi áp dụng nguyên tắc quản lý tài chính phải gắn với những điều kiện cụ thể
- Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận Quản lý tài chính phải được dựa
trên quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận Nhà đầu tư có thể lựa chọn những đầu tư khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro mà họ chấp nhận và lợi nhuận kỳ vọng mà họ mong muốn Khi họ bỏ tiền vào những dự án có mức độ rủi ro cao, họ hy vọng dự
án đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao
- Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền Để đo lường giá tri tài sản của chủ
sở hữu, cần sử dụng khái niệm giá trị thời gian của tiền, tức là phải đưa lợi ích và chi phí của dự án về một thời điểm, thường là thời điểm hiện tại Theo quan điểm
Trang 31của nhà đầu tư, dự án được chấp nhận khi lợi ích lớn hơn chi phí Trong trường hợp này, chi phí cơ hội của vốn được đề cập như là tỷ lệ chiết khấu
- Nguyên tắc chi trả Trong hoạt động khám chữa bệnh, doanh nghiệp cần
bảo đảm mức ngân quỹ tối thiểu để thực hiện chi trả Do vậy, điều đáng quan tâm ở các doanh nghiệp là các dòng tiền chứ không phải lợi nhuận kế toán Dòng tiền ra
và dòng tiền vào được tái đầu tư phản ánh tính chất thời gian của lợi nhuận và chi phí Không những thế, khi đưa ra các quyết định đầu tư, nhà quản lý cần tính đến dòng tiền tăng thêm, đặc biệt cần tính đến các dòng tiền sau thuế
- Nguyên tắc sinh lợi Nguyên tắc quan trọng đối với nhà quản lý tài chính
không chỉ là đánh giá các dòng tiền mà dự án đem lại mà còn là tạo ra các dòng tiền, tức là tìm kiếm các dự án sinh lợi Trong thi trường cạnh tranh, nhà đầu tư khó
có thể kiếm được nhiều lợi nhuận trong một thời gian dài, khó có thể tìm kiếm được nhiều dự án tốt Muốn vậy, cần phải biết các dự án sinh lợi tồn tại như thế nào và ở đâu trong môi trường cạnh tranh Tiếp đến, khi đầu tư, nhà đầu tư phải biết làm giảm tính cạnh tranh của thị trường thông qua việc tạo ra những sản phẩm khác biệt với sản phẩm cạnh tranh và bằng cách đảm bảo mức chi phí thấp hơn mức chi phí cạnh tranh
- Nguyên tắc thị trường có hiệu quả Trong kinh doanh, những quyết định
nhằm tối đa hoá giá trị tài sản của các chủ sở hữu làm thị giá cổ phiếu tăng Như vậy, khi đưa ra các quyết định tài chính hoặc định giá chứng khoán, cần hiểu rõ khái niệm thị trường có hiệu quả Thị trường có hiệu quả là thị trường mà ở đó giá trị của các tài sản tại bất kỳ một thời điểm nào đều phản ánh đầy đủ các thông tin một cách công khai Trong thị trường có hiệu quả, giá cả được xác định chính xác Thị giá cổ phiếu phản ánh tất cả những thông tin sẵn có và công khai về giá trị của một doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của các cổ đông có thể đạt được trong những điều kiện nhất định bằng cách nghiên cứu tác động của các quyết định tới thị giá cổ phiếu
- Gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông Nhà quản lý tài
Trang 32chính chịu trách nhiệm phân tích, kế hoạch hóa tài chính, quản lý ngân quỹ, chi tiêu cho đầu tư và kiểm soát Do đó, nhà quản lý tài chính thường giữ địa vị cao trong cơ cấu doanh nghiệp của doanh nghiệp và thẩm quyền tài chính ít khi được phân quyền hoặc uỷ quyền cho cấp dưới
- Tác động của thuế Trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định tài chính nào,
nhà quản lý tài chính luôn tính tới tác động của thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) Khi xem xét một quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải tính tới lợi ích thu được trên cơ sở dòng tiền sau thuế do dự án tạo ra Hơn nữa, tác động của thuế cần được phân tích kỹ lưỡng khi thiết lập cơ cấu vốn của doanh nghiệp Bởi lẽ, khoản nợ có một lợi thế nhất định về chi phí so với vốn chủ sở hữu Đối với doanh nghiệp, chi phí trả lãi là chi phí giảm thuế Vì thuế là một công cụ quản lý vĩ
mô của Chính phủ nên thông qua thuế, Chính phủ có thể khuyến khích hoặc hạn chế tiêu dùng và đầu tư Các doanh nghiệp cần cân nhắc, tính toán để điều chỉnh các quyết định tài chính cho phù hợp, đảm bảo được lợi ích của các cổ đông
1.4.5 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính ở những doanh nghiệp khác nhau đều có những điểm khác nhau Sự khác nhau đó ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: Sự khác biệt về hình thức pháp lý doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành và môi trường hoạt động của doanh nghiệp
1.4.5.1 Hình thức pháp lý và đặc điểm ngành nghề hoạt động
Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp trên có ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp như việc doanh nghiệp huy động vốn, hoạt động, việc phân phối lợi nhuận
Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ tới quản trị tài chính doanh nghiệp Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật khác nhau Những ảnh hưởng đó thể hiện:
Trang 33- Ảnh hưởng của tính chất lĩnh vực hoạt động Ảnh hưởng này thể hiện
trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quy
mô của vốn hoạt động, cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do
đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định và vốn lưu động) ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán chi trả
- Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ hoạt động Tính thời vụ và chu kỳ
hoạt động có ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu vốn sử dụng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm Những doanh nghiệp hoạt động có chu kỳ ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền; cũng như trong việc doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu hoạt động Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra một lượng vốn lưu động tương đối lớn, doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính chất thời vụ, thì nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường có sự biến động lớn, tiền thu về bán hàng cũng không được đều, tình hình thanh toán, chi trả, cũng thường gặp những khó khăn Cho nên việc doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn cũng như đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền của doanh nghiệp cũng khó khăn hơn
1.4.5.2 Môi trường hoạt động
Bất cứ một tổ chức nào cũng hoạt động trong một môi trường hoạt động nhất định Môi trường hoạt động bao gồm tất những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng mọi hoạt động của tổ chức Môi trường hoạt động có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của tổ chức trong đó có hoạt động tài chính Dưới đây chủ yếu xem xét tác động của môi trường hoạt động đến các hoạt động quản trị tài chính tổ chức
- Sự ổn định của nền kinh tế: Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh
tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn của doanh nghiệp Những biến động của nền kinh tế
có thể gây nên những rủi ro trong hoạt động mà các nhà quản trị tài chính phải
Trang 34lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay nguồn tài trợ cho việc mở rộng hoạt động hay việc tăng tài sản
- Ảnh hưởng về giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế: Giá cả thị trường,
giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu, do đó cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm lợi nhuận Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng được phản ảnh nếu có sự thay đổi về giá cả Sự tăng, giảm lãi suất cũng ảnh hưởng tới sự chi phí tài chính và sự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường khả năng huy đông vốn vay Sự tăng hay giảm thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh, tới khả năng tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư Tất cả các yếu tố trên có thể được các nhà quản trị tài chính sử dụng để phân tích các hình thức tài trợ và xác định thời gian tìm kiếm các nguồn vốn trên thị trường tài chính
- Sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ: Sự tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi
doanh nghiệp phải ra sức cải tiến kỹ thuật, quản lý, xem xét và đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra những chính sách thích hợp cho doanh nghiệp
- Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước: Các chính sách về thuế, về
kế toán, thống kê… ảnh hưởng tới hoạt động cũng như hoạt động tài chính của doanh nghiệp Với tư cách là đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước, trong hoạt động nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, các doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ tuân thủ chính sách, pháp luật Các chính sách này được các nhà phân tích tài chính vận dụng trong quá trình phân tích để đảm bảo tính phù hợp, tính sát thực của công tác phân tích với pháp luật của nhà nước Ngoài ra, các chính sách đó còn
có tính định hướng và là động lực cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
1.4.6 Nội dung của quản lý tài chính doanh nghiệp
Nội dung của quản lý tài chính chính là việc thực hiện các chức năng của quản lý tài chính, được thể hiện ở việc đảm bảo đủ nguồn tài chính cho hoạt động
Trang 35của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng huy động và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả
1.4.6.1 Hoạch định tài chính
Hoạch định tài chính là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu khác trong quá trình quản lý tài chính Khâu này sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn các phương án hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong tương lai và cũng đồng thời là căn cứ để tiến hành kiểm tra, kiểm soát các bộ phận trong doanh nghiệp.Quy trình hoạch định tài chính của doanh nghiệp được thực hiện theo 5 bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường
Để xây dựng kế hoạch tài chính, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của hoạt động tài chính của doanh nghiệp Các nhà quản lý phải nghiên cứu môi trường bên ngoài để có thể xác định được các cơ hội, thách thức hiện có và tiềm ẩn ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp; nghiên cứu môi trường bên trong doanh nghiệp để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để có thể có những giải pháp hữu hiệu khắc phục những điểm yếu và phát huy cao độ những điểm mạnh
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu
Mục tiêu tài chính của doanh nghiệp bao gồm các mục tiêu về đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động, lợi nhuận, mục tiêu doanh số và mục tiêu hiệu quả Các mục tiêu tài chính cần xác định một cách rõ ràng, có thể đo lường được và phải mang tính khả thi Do đó các mục tiêu này phải được đặt ra dựa trên cơ sở là tình hình của doanh nghiệp hay nói cách khác là dựa trên kết quả của quá trình nghiên cứu và dự báo môi trường Đồng thời, cùng với việc đặt ra các mục tiêu thì nhà quản lý cần phải xác định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận trong doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu này
Bước 3: Xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu
Trang 36Căn cứ vào các mục tiêu đó đề ra, dựa trên cơ sở tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản lý xây dựng các phương án để thực hiện các mục tiêu này Các phương án phải được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và chỉ những phương án triển vọng nhất mới được đưa ra phân tích
Bước 4: Đánh giá các phương án
Các nhà quản lý tiến hành phân tích, tính toán các chỉ tiêu tài chính của từng phương án để có thể so sánh, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng phương án cũng như khả năng hiện thực hoá như thế nào, tiềm năng phát triển đến đâu…
Bước 5: Lựa chọn phương án tối ưu
Sau khi đánh giá các phương án, phương án tối ưu sẽ được lựa chọn Phương
án này sẽ được phổ biến tới những cá nhân, bộ phận có thẩm quyền và tiến hành phân bổ nguồn nhân lực và tài lực cho việc thực hiện kế hoạch
1.4.6.2 Kiểm tra tài chính
Kiểm tra là hoạt động theo dõi và giám sát một hoạt động nào đó dựa trên căn cứ là các mục tiêu chiến lược đó đề ra và trên cơ sở đó phát hiện ra những sai sót và có những sửa chữa kịp thời Do đó, kiểm tra là một hoạt động có ý nghĩa vụ cùng quan trọng và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của mọi doanh nghiệp Tài chính là một vấn đề phức tạp có ý nghĩa quan trọng quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp nên hoạt động kiểm tra tài chính lại càng trở nên quan trọng và cần được doanh nghiệp thực hiện đúng quy trình và nghiêm túc Kiểm tra tài chính giúp cho cơ quan quản lý theo dõi thực hiện các quyết định tài chính được ban hành và giúp ngăn chặn, sửa chữa kịp thời những sai sót trong việc thực hiện quyết định của cấp trên Nội dung của kiểm tra tài chính gồm 3 giai đoạn:
- Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính
- Kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện kế hoạch đó được phê duyệt
- Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính
Trang 371.4.6.3 Quản lý vốn luân chuyển
Quản lý vốn luân chuyển bao gồm 3 nội dung quan trọng là: Quản lý vốn cố định, Quản lý vốn lưu động và Quản lý vốn đầu tư tài chính
a Quản lý vốn cố định
Vốn cố định là tổng lượng tiền khi tiến hành định giá TSCĐ TSCĐ là những
tư liệu lao động có giá trị sử dụng trong thời gian dài, tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động, hình thái vật chất không thay đổi từ khi đưa vào hoạt động cho đến khi thanh lý Để quản lý vốn cố định một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá và đánh giá lại TSCĐ theo chu kỳ
và phải đảm bảo chính xác
- Dựa vào đặc điểm của TSCĐ và căn cứ theo khung quy định về tài sản của Bộ Tài chính để lựa chọn phương án tính khấu hao phù hợp, đảm bảo thu hồi vốn nhanh, khấu hao vào giá cả sản phẩm hợp lý
- Thường xuyên đổi mới, nâng cấp để không ngừng nâng cao hiệu suất sản xuất của TSCĐ
- Sau mỗi kỳ hoạt động, doanh nghiệp sử dụng các tiêu chí để tính toán, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Từ đó tìm ra các nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục những hạn chế và tiếp tục tăng cường những điểm mạnh của TSCĐ
- Khai thác hợp lý các nguồn tài trợ vốn lưu đông
- Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tìm hiểu và phát hiện xem vốn lưu động bị ứ đọng ở mặt nào, khâu nào để kịp tìm kiếm những biện pháp xử lý hữu hiệu
Trang 38Trong công tác quản lý vốn lưu động cần quán triệt các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm thoả mãn nhu cầu vốn cho hoạt động đồng thời bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả Trong công tác quản lý vốn lưu động thường xuất hiện những mâu thuẫn giữa khả năng vốn lưu động thì có hạn mà phải đảm bảo cho nhu cầu hoạt động rất lớn Giải quyết mâu thuẫn này, doanh nghiệp phải cải tiến quản
lý, tăng cường hạch toán kinh doanh, đề ra những biện pháp thích hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Sử dụng vốn lưu động phải kết hợp với sự vận động của vật tư, hàng hoá Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của vật tư hàng hóa Luân chuyển vốn lưu động
và vận động của vật tư kết hợp chặt chẽ với nhau Cho nên quản lý tốt vốn lưu động phải đảm bảo sử dụng vốn trong sự kết hợp với sự vận động của vật tư, nghĩa là tiền chi ra phải có một lượng vật tư nhập vào theo một tỷ lệ cân đối, hoặc số lượng sản phẩm được tiêu thụ phải đi kèm số tiền thu được về nhằm bù đắp lại phần vốn đó chi ra
- Tự cấp phát vốn và bảo toàn vốn: Doanh nghiệp tự mình tính toán nhu cầu vốn để thực hiện nhiệm vụ hoạt động và doanh nghiệp thực hiện bằng các nguồn vốn được huy động Nguyên tắc này đề cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động trong khuôn khổ các nhiệm vụ đề ra của mục tiêu
kế hoạch Doanh nghiệp phải thực hiện bảo đảm nguồn vốn mình cần đến trong quá trình hoạt động, do đó những kết quả hoạt động của bản thân doanh nghiệp là tiền
đề để tiến hành mở rộng dịch vụ theo kế hoạch Chính vì thế khả năng phát triển trong tương lai của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào hoạt động trong năm nay kết quả như thế nào Tuy nhiên không thể xuất phát một chiều hoàn toàn từ những khả năng tài chính hiện có để kế hoạch hoá mở rộng hoạt động dịch vụ
c Quản lý vốn đầu tư tài chính
Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các tài sản tài chính như mua trái phiếu hoặc tham gia vào góp vốn liên doanh với các đơn vị khác để góp phần đảm bảo cho nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp cũng như tăng thu nhập cho doanh
Trang 39nghiệp Trong xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại thì đầu tư tài chính ngày càng phát triển và mang lại lợi ích ngày càng lớn cho các doanh nghiệp Chính vì thế hoạt động quản lý vốn đầu tư tài chính ngày càng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp
1.4.6.4 Phân tích tài chính
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công
cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau : với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp)
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả hoạt động cũng như những rủi ro trong tương lai Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công
nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Báo cáo tài chính rất hữu ích đối việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông
Trang 40tin tài chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp Do đó, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản
lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người lao động Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin khác nhau
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Do vậy
sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : cơ quan chủ của doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính là việc cung cấp những thông tin chính xác về moị mặt tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:
- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho hoạt động, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn
- Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình hoạt động và kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán
- Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả để khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động
Phân tích tài chính có mục tiêu đưa ra những dự báo tài chính giúp cho việc
ra quyết định về mặt tài chính và giúp cho việc dự kiến kết quả tương lai của doanh nghiệp nên thông tin sử dụng để phân tích tài chính không chỉ giới hạn trong phạm
vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà phải mở rộng sang các lĩnh vực :
- Các thông tin chung về kinh tế, thuế, tiền tệ