1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

50 bài tin học nâng cao về pascal

10 3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 156 KB

Nội dung

trên gồm nhiều đề thi mà tôi đã từng làm trong quá trình ôn thi HSG cấp tỉnh môn tin học được tôi tổng hợp lại, rất hữu ích cho các bạn đang ôn luyện chuẩn bị cho các kì thi tin học. tôi chắc chắn chỉ cần tự làm hết được các bài trên chắc chắn các bạn sẽ có được giải cao trong các cuộc thi tin học và có được lượng kiến thức vững chắc về lập trinh pascal.

Trang 1

50 bài tập tin học về lập trình pascal

Bài 1: Thay thế từ

Hai file INPUT1.TXT và INPUT2.TXT được cho như sau: File INPUT1.TXT chứa một đoạn văn bản bất kì File INPUT2.TXT chứa không quá 50 dòng, mỗi dòng gồm hai từ: từ đầu là từ đích và

từ sau là từ nguồn Hãy tìm trong file INPUT1.TXT tất cả các từ là từ đích và thay thế chúng bằng các từ nguồn tương ứng Kết quả ghi vào file KQ.OUT (sẽ là một đoạn văn bản tương tự như trong file INPUT1.TXT nhưng đã được thay thế từ đích bởi từ nguồn)

Sample INPUT

 File INPUT1.TXT chứa đoạn văn bản sau:

Nam moi sap den roi, ban co zui khong?

Chuc cac ban don mot cai Tet that vui ve va hanh phuc

Chuc ban luon hoc gioi!

 File INPUT2.TXT chứa các dòng sau:

ban em

zui vui

 File KQ.OUT sẽ chứa đoạn văn bản sau:

Nam moi sap den roi, em co vui khong?

Chuc cac em don mot cai Tet that vui ve va hanh phuc

Chuc em luon hoc gioi!

Bài 2: Trên mặt phẳng cho trước n đường thẳng Hãy tính số miền mặt phẳng được chia bởi các

đường thẳng này Yêu cầu tính càng chính xác càng tốt

Các đường thẳng trên mặt phẳng được cho bởi 3 số thực A, B, C với phương trình Ax + By + C =

0, ở đây các số A, B không đồng thời bằng 0

Dữ liệu vào của bài toán cho trong tệp B7.INP có dạng sau:

- Dòng đầu tiên ghi số n

- n dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi 3 số thực A, B, C cách nhau bởi dấu cách

Kết quả của bài toán thể hiện trên màn hình

Bài 3: Như các bạn đã biết dãy số Fibonaci là dãy 1, 1, 2, 3, 5, 8, Dãy này cho bởi công thức đệ

qui sau:

F1 = 1, F2 =1, Fn = Fn-1 + Fn-2 với n > 2

1 Chứng minh khẳng định sau:

Mọi số tự nhiên N đều có thể biểu diễn duy nhất dưới dạng tổng của một số số trong dãy số Fibonaci

N = akFk + ak-1Fk-1 + a1F1

Với biểu diễn như trên ta nói N có biểu diễn Fibonaci là akak-1 a2a1

2 Cho trước số tự nhiên N, hãy tìm biểu diễn Fibonaci của số N

Input:

Trang 2

Tệp văn bản P11.INP bao gồm nhiều dòng Mỗi dòng ghi một số tự nhiên.

Output:

Tệp P11.OUT ghi kết quả của chương trình: trên mỗi dòng ghi lại biểu diễn Fibonaci của các số tự nhiên tương ứng trong tệp P11.INP

B i 4: à N-mino là hình thu được từ N hình vuông 1×1 ghép lại (cạnh kề cạnh) Hai n-mino được gọi

là đồng nhất nếu chúng có thể đặt chồng khít lên nhau

Bạn hãy lập chương trình tính và vẽ ra tất cả các N-mino trên màn hình Số n nhập từ bàn phím

Ví dụ: Với N=3 chỉ có hai loại N-mino sau đây:

3-mino thẳng 3-mino hình thước thợ

Chú ý: Gọi Mn là số các n-mino khác nhau thì ta có M1=1, M2=1, M3=2, M4=5, M5=12, M6=35, Yêu cầu bài giải đúng và trình bày đẹp

Bài 5: Hai chuỗi gọi là gần đúng khi các ký tự của chuỗi gốc xuất hiện trong chuỗi kia theo đúng

thứ tự như chuỗi gốc Số kí tự sai khác được tính thành tỉ lệ phần trăm so với chuỗi có độ dài lớn hơn Nếu tỉ lệ % sai khác không lớn hơn m% thì ta gọi đây là 2 chuỗi gần đúng

Ví dụ: Độ sai lệch giữa mispeld và misspelled là 3 kí tự; tỉ lệ là 3/10 tức 30%

* Yêu cầu: Viết chương trình tìm các chuỗi gần đúng so với chuỗi gốc

Fie dữ liệu vào cho trong File BAI2.INP

Hàng đầu tiên là m (số nguyên giá trị từ 1 đến 50)

Hàng kế tiếp là chuỗi gốc; các hàng còn lại là các chuỗi cần xác định có gần đúng với chuỗi gốc

đã cho hay không

(Chuỗi chỉ gồm các kí tự chuẩn trong bảng mã ASCII và không có khoảng trắng trong chuỗi; chiều dài chuỗi không quá 254 kí tự.)

Kết quả ghi trong File dữ liệu ra BAI2.OUT;

Gồm chuỗi gốc và các chuỗi gần đúng với chuỗi gốc (không phân biệt chữ hoa/thường) Mỗi chuỗi được ghi trên 1 hàng

Ví dụ:

BAI2.INP BAI2.OUT

30 mispeld

mispeld misspelled

misplace

misspelled

mislead

Bài 6: Vào dịp nghỉ hè hằng năm, Lan được ba mẹ cho về thăm ngoại và thư giãn sau một năm học

tập khá vất vả Cuối chuyến nghỉ hè, Lan thường xin ngoại một số trái cây có sẵn trong vườn mang

về, trước làm quà cho bố mẹ, sau đó bán lại lấy chi phí mua sách tham khảo hỗ trợ việc học Biết rằng có n trái cây ( n <= 50), mỗi trái cây có trọng lượng là Wi (Wi <= 20) và trị giá Vi(Vi <= 50)

Do sức khỏe giới hạn nên Lan chỉ được mang một giỏ chứa đựng tối đa P (P <=100) Bạn hãy giúp Lan chọn các loại trái cây mang về sao cho trọng lượng tương ứng với giỏ và được tổng giá trị là lớn nhất

Input : Tập tin văn bản GIO.INP

Dòng 1: Chứa hai số n, P cách nhau ít nhất một dấu cách;

N dòng tiếp theo, dòng I chứa hai số nguyên dương Wi , Vi cách nhau ít nhất một dấu cách Output: File văn bản GIO.OUT

Dòng 1: Ghi giá trị lớn nhất Lan có thể lấy;

Dòng 2: Ghi chỉ số các trái cây Lan chọn lấy

VD:

GIO.INP GIO.OUT

Trang 3

5 12 18

3 4 5 4 2

2 5

9 10

6 7

3 6

VD 2:

GIO.INP GIO.OUT

7 50 100

13 12 7 6 5 4

15 14

18 15

19 20

21 17

3 26

7 37

Bài 7: Cho một bàn cờ kích thước m x n ô, các dòng được đánh số từ 1 đến m từ trên xuống dưới,

các cột được đánh số từ 1 đến n từ trái qua phải Ô nằm ở vị trí dòng i và cột j của lưới được gọi là

ô (i,j) và khi đó, i được gọi là chỉ số còn j được gọi là chỉ số cột của ô này Được phép đặt một quân vua vào một ô của bàn cờ (mỗi ô đặt không quá một quân), khi đó nó có thể khống chế 8 ô lân cận xung quanh (8 ô được đánh số từ 1 đến 8, xem hình vẽ dưới đây)

1 2 3

8 x 4 (x là quân hậu)

7 6 5

Trên bàn cờ đã đặt trước một số quân vua (không có 2 quân nào khống chế nhau), người ta muốn đặt thêm nhiều nhất các quân vua lên bàn cờ mà vẫn đảm bảo không có 2 quân vua nào khống chế nhau

Yêu cầu: Cho biết các ô đã đặt quân vua, hãy đặt thêm nhiều nhất quân vua lên bàn cờ sao cho trên bàn cờ không có 2 quân nào khống chế nhau

Dữ liệu: Vào từ file văn bản Bai3.INP có dạng

- Dòng đầu tiên chứa 3 số nguyên m,n,k (0<m , n < 30; 0 <=k<=m mx n) Trong đó m,n là kích thước bàn cờ, k là số quân vua đã được đặt trên bàn cờ

- Dòng thứ i trong k dòng tiếp theo gồm 2 số ai ,bi là chỉ số dòng và chỉ số cột của ô thứ i đã có quân vua

Kết quả: Ghi ra file văn bản Bai3.OUT có dạng:

- Dòng đầu tiên ghi số nguyên s là số lượng nhiều nhất quân vua được đặt thêm lên bàn cờ

- Dòng thứ i trong s dòng tiếp theo gồm 2 số xi, yi là chỉ số dòng và chỉ số cột của quân vua thứ i được đặt thêm lên bàn cờ (nếu có nhiều phương án đưa ra một phương án bất kỳ)

Ví dụ 1:

Bai3.INP Bai3.OUT

2 3 0 2

1 1

2 3

Ví dụ 2:

Bai3.INP Bai3.OUT + chr$(13) + chr$(10) + _

3 3 1 0

2 2

Bài 8: Trong dịp đại lễ 1000 năm thăng long hà nội, An quan sát thấy nhiều đèn nhấp nháy được

trang trí trên các đường phố Vốn là một học sinh yêu thích môn tin học và vật lý An quyết định tự tạo một dây đèn nhấp nháy đặc biệt Dây đèn của An gồm n bóng nối tiếp nhau, đánh số thứ tự từ 1 đến n và được điềukhiển theo nguyên tắc: Bắt đầu từ thời điểm 0 tất cả các bóng đèn đều ở trạng thái tắt, bóng thứ i sẽ lóe sáng và các thời điểm ti, 2 ti, 3 ti (i=1,2, ,n) An chờ đợi và muốn biết thời điểm nào mà cả n bóng đều cùng lóe sáng.Ví dụ t1 = 4 thì tại các thời điểm 4, 8 , 12 , 16, 20 bóng đèn 1 lóe sáng, t2=6 thì tại các thời điểm 6, 12, 18, 24, 30 bóng đèn 2 sẽ lóe sáng Như vậy, thời điểm 12 sẽ là thời điểm sớm nhất mà cả 2 bóng đèn đềucùng lóe sáng

Yêu cầu: Cho t1, t2, tn, hãygiúp An tính thời điểm sớm nhất mà tất cả n bóng đều lóe sáng

Trang 4

Dữ liệu: Vào từ file văn bản Bai1.INP có dạng:

- Dòng đầu tiên chứa số nguyên dương n (2 <= n <= 30)

- Dòng thứ hai chứa n số nguyên dương t1, t2, tn (ti <= 10^6)

Kết quả: Ghi ra file văn bản Bai1.Out thời điểm sớm nhất mà tất cả n bóng đèn đều lóe sáng

Ví dụ

Bai1.INP:

2

4

6

Bai1.OUT

12

Bài 9: Chắc hẳn bạn đã từng chơi trò chơi Minesweeper? Đó là một trò chơi có sẵn trong hệ điều

hành Windows Mục đích của trò chơi này là tìm tất cả các quả mìn nằm trong m x n ô vuông của lưới

Trò chơi hiển thị trong mỗi ô vuông một số nguyên, cho biết có bao nhiêu ô vuông láng giềng chứa mìn Mỗi ô vuông có nhiều nhất là 8 ô láng giềng, gồm các ô vuông chung cạnh và chung đỉnh với

nó Lưới 4#4 ở bên trái hình vẽ dưới đây có 2 ô chứa mìn được biểu thị bởi ký tự “*” Bây giờ chúng ta mô tả một lưới giống như vậy, nhưng trong mỗi ô vuông an toàn (tức là ô vuông không chứa mìn) ta ghi một số nguyên như mô tả ở trên thì chúng ta có lưới như bên phải:

* *100

2210

* 1*10

1110

Dữ liệu: Dòng đầu tiên của file vào chứa hai số m, n (0 < m, n # 100) là số hàng, số cột của lưới Mỗi dòng trong số m dòng tiếp theo chứa đúng m ký tự biểu diễn lưới Các ô vuông an toàn được biểu diễn bởi ký tự “.” và các ô vuông chứa mìn bởi biểu diễn bởi ký tự “*” Không có dấu cách giữa các ký tự

Kết quả: File ra gồm m dòng với các ký tự “.” được sửa bởi số các ô vuông láng giềng chứa mìn

Ví dụ:

mines.In mines.out mines.In mines.out

4 4 3 5

* *100 ** **100

2210 33200

* 1*10 * 1*100

1110

Bài 10: Cho trước 2 số nguyên m và n Hãy đếm số lượng số 0 có trong dãy số nguyên bắt đầu từ m

cho đến n

Dữ liệu vào: Cho trong file SONGUYEN.INP gồm 1 dòng chứa 2 số nguyên m và n, m <= n Các

số m và n cách nhau bởi 1 dấu cách

Dữ liệu ra: Cho trong file SONGUYEN.OUT gồm 1 dòng chứa số lượng số 0 tìm được

Ví dụ:

SONGUYEN.INP SONGUYEN.OUT

100 200 22

Test:

TT SONGUYEN.INP SONGUYEN.OUT

1 100 200 22

2 10 11 1

3 0 500 92

4 1234567890 2345678901 987654304

5 0 4294967295 3825876150

Bài 11: Đầu xuân mới các nam thanh nữ tú nô nức kéo nhau đi trẩy hội Vẫn như hàng năm Ban tổ

chức lễ hội có tổ chức một trò chơi cho các cặp đôi nam nữ Đặc biệt hơn là phần trao thưởng, năm nay Ban tổ chức sẽ trao một phần thưởng nữa (Ngoài các phần thưởng chính thưc của các cặp đôi đạt giải), đó là khi các cặp đôi vào tham dự phần thi của mình thì mỗi người nhận được một mã số (một số nguyên không quá 10 chữ số ghi trên tờ giấy), các cặp đó sẽ được trao thưởng nếu hai người có nhiều chữ số giống nhau nhất

Trang 5

Yêu câu: Cho danh sách các cặp đôi với các mã số của mình, hay tìm ra cặp đôi nhận được phần thưởng

Dữ liệu vào: File văn bản THUONG.INP có cấu trúc như sau:

- Dòng 1 ghi số nguyên dương N (2 <= N <=1000);

- Dòng thứ i trong N dòng tiếp theo ghi thông tin về các cặp đôi nam nữ: Tên người nam, mã số người nam, tên người nữ, mã số người nữ

(Các phần cách nhau một dấu cách)

Kết quả: Ghi ra file văn bản THUONG.OUT là chỉ số của các cặp đôi nhận được phần thưởng (tăng dần theo chỉ số, mỗi số cách nhâu 1 dấu cách)

Ví dụ:

THUONG.INP THUONG.OUT

5 1 3

An 10231 Binh 1230

Nam 2222 Nu 12200

Hoang 12998 Lan 199872222

Tuan 1234 Huong 5678

Hoi 0603 Xuan 2015

Bài 12: Cho dãy N số tự nhiên a1, a2, , an Độ cao của một số tự nhiên là tổng các chữ số của số

đó Ví dụ số 2014 có độ cao là 7 (vì 2+0+1+4=7)

Yêu cầu: Tìm số có độ cao lớn nhất trong dãy A

Dữ liệu vào: Từ tệp văn bản DOCAO.INP gồm:

Dòng 1 ghi số nguyên N (1<= N <=1000);

Dòng thứ hai ghi các số nguyên ai (i lần lượt từ 1 đến N, 0<= ai <= 10^6), các số cách nhau ít nhất một dấu cách

Kết quả: Ghi ra tệp văn bản DOCAO.OUT gồm:

Dòng 1 ghi một số là số lượng số có độ cao lớn nhất

Dòng 2 ghi một số là độ cao lớn nhất tìm được

Ví dụ:

DOCAO.INP DOCAO.OUT

4 1

1019 12 99 20000 18

Bài 13: Cho dãy N số nguyên dương a1, a2, , an (dãy A) Một cách chia dãy với chỉ số k thành

hai phần là a1, a2, a(k-1) và ak, a(k+1), , an

Yêu cầu: Có thể chia dãy A thành hai phần sao cho tổng các phần tử của chúng bằng nhau được hay không?

Dữ liệu vào: Từ tệp văn bản CHIADAY.INP gồm:

Dòng 1 ghi số nguyên N (1<= N <=10^6);

Dòng thứ hai ghi các số nguyên ai (i lần lượt từ 1 đến N, 1<= ai <= 10^6), các số cách nhau ít nhất một dấu cách

Kết quả: Ghi ra tệp văn bản CHIADAY.OUT gồm một số nguyên duy nhất là chỉ số k nếu tìm được cách chia, ghi số -1 nếu không tìm được cách chia

Ví dụ:

CHIADAY.INP CHIADAY.OUT

5 4

1 2 3 7 1

6 -1

1 1 2 3 7 9

Bài 14: Cho xâu ký tự S với chiều dài từ 1 đến 1000 kí tự trong bảng mã ASCII Hãy lập trình tìm

các đoạn con dài nhất của xâu S mà chứa toàn các kí tự giống nhau

Yêu cầu:

Dữ liệu vào là file văn bản Doancon.inp gồm một xâu là xâu gốc cần tìm các đoạn con dài nhất

Dữ liệu ra là file văn bản Doancon.out có cấu trúc như sau:

Trang 6

Dòng đầu tiên là hai số M, N tương ứng với chiều dài của đoạn con dài nhất và số đoạn con dài nhất tìm được

Dòng tiếp theo là N số nguyên, số thứ i tương ứng là vị trí của kí tự đầu tiên của đoạn con thứ i tìm được Quy ước kí tự đầu tiên có vị trí là 1

Ví dụ:

Doancon.inp Doancon.out

12aaacbccc334aaa456yyyzzc 3 4

3 8 14 20

Bài 15: Cho một dãy gồm n ( n<1000) số nguyên dương A1, A2, , An và số nguyên dương k

(k<50) Hãy tìm dãy con gồm nhiều phần tử nhất của dãy đã cho sao cho tổng các phần tử của dãy con này chia hết cho k

Dữ liệu vào: file văn bản DAY.INP

Dòng đầu tiên chứa hai số n, k ghi cách nhau bởi ít nhất 1 dấu trống

Các dòng tiếp theo chứa các số A1, A2, , An được ghi theo đúng thứ tự cách nhau ít nhất một dấu trống hoặc xuống dòng

Kết quả: ghi ra file văn bản DAY.OUT

Dòng đầu tiên ghi m là số phần tử của dãy con tìm được

Các dòng tiếp theo ghi dãy m chỉ số các phần tử của dãy đã cho có mặt trong dãy con tìm được Các chỉ số ghi cách nhau ít nhất một dấu trắng hoặc một dấu xuống dòng

Ví dụ:

Day.INP Day.OUT

10 3 9

2 3 5 7 1 3 2 4 5

9 6 12 7 6 7 10 8

11 15

Bài 16: Viết chương trình in ra màn hình tam giác Pascal

Ví dụ, với n=4 sẽ in ra hình sau:

1

1 1

1 2 1

1 3 3 1

1 4 6 4 1

Bài 17: Lập trình để:

- Nhập một dãy số thực từ bàn phím

- Chọn ra trong dãy đó một dãy mới gồm toàn các số không trùng nhau

Bài 18: Lập trình để đổi một số tự nhiên ra dạng nhị phân (Binary).

Bài 19: Viết chương trình nhập vào 1 xâu và xoá hết các ký tự liên tiếp giống nhau trong xâu chỉ

chừa lại một?

Ví dụ:

Input Output

cccccaaannnnooo cano

yeseeeyysss yeseys

Bài 20: Dãy Fibonaci là dãy gồm các số: 1, 1, 2, 3, 5, 8, được xác định bởi công thức sau:

F1=1, F2=1, Fi=Fi-1+Fi-2 với i>2

Em hãy biểu diễn một số tự nhiên N thành tổng của ít nhất các số Fibonaci khác nhau

Dữ liệu vào: cho file FIBO.INP chứa số N (N <= 2000000000)

Dữ liệu ra: ghi ra file FIBO.OUT biểu diễn số N thành tổng của ít nhất các số Fibonaci khác nhau

Ví dụ:

FIBO.INP FIBO.OUT

129 129 = 89 + 34 + 5 + 1

Hoặc

FIBO.INP FIBO.OUT

8 8 = 8

Trang 7

Bài 21: Cho trước tập tin văn bản INPUT.INP gồm nhiều dòng (không quá 1000 dòng), mỗi dòng

chứa một chuỗi ký tự (gồm các chữ cái từ A đến Z viết dính liền với nhau), mỗi chuỗi dài không quá 255 ký tự Trong tập tin này có duy nhất một chuỗi xuất hiện đúng một lần, các chuỗi còn lại đều xuất hiện đúng k lần (Số k không cho trước, nhưng biết rằng k là một số chẵn và k<>0)

Yêu cầu: Viết chương trình đọc tập tin INPUT.INP xử lý và tìm chuỗi duy nhất đó, ghi kết quả tìm được vào tập tin văn bản OUTPUT.OUT

Kết quả: Tập tin OUTPUT.OUT có một dòng là chuỗi ký tự tìm được theo yêu cầu

Ví dụ:

INPUT.INP OUTPUT.OUT

ABCD TINHOCTRE

EFGHIJK

TINHOCTRE

ABCD

EFGHIJK

Bài 22: Số chính phương là một số nguyên có căn bậc 2 là một số nguyên (ví dụ 9 là số chính

phương vì 9=3.3)

Viết chương trình tìm, đếm và tính tổng các số chính phương có trong dãy nguyên dương gồm N phần tử A1, A2, , AN

Dữ liệu vào: Lấy từ tệp databai2.inp gồm 2 dòng:

Dòng đầu ghi số nguyên dương N (N<=10000),

Dòng tiếp theo ghi n số nguyên dương (mỗi số cách nhau 1 dấu cách)

Dữ liệu ra: Ghi vào tệp văn bản kqbai2.out gồm 3 dòng

Dòng 1 ghi các số chính phương của dãy giữa nguyên thứ tự xuất hiện (mỗi số cách nhau một dấu cách)

Dòng 2 ghi số lượng số chính phương trong dãy

Dòng 3 ghi tổng của các số chính phương trong dãy

Bài 23: Viết chương trình cộng, trừ, nhân, chia hai số lớn (Không quá 255 chữ số).

Bài 24: Cho dãy số nguyên A = {a1, a2, a3, , an} và một số K (được nhập vào từ phím) Hãy viết

chương trình in ra tất cả các phần tử mà tổng các phần tử đó bằng K Mỗi phần tử được sử dụng một lần

Ví dụ: A= {2 3 6 7 1 4 5}; K=5

Ta có các dãy số là: {2 3}; {1 4}

Bài 25: Các số nguyên dương 3748, 58, 859, 32435465768 được gọi là các số đơn điệu do nếu

quan sát các chữ số của số này , ta thấy chúng luân phiên tăng giảm hoặc giảm tăng Chẳng hạn:

3 < 7 > 4 < 8 và 3 > 2 < 4 > 3 < 5 > 4 < 6 > 5 < 7 > 6 < 8

Số chỉ có một chữ số là số đơn điệu chiều dài 1

Hãy viết chương trình xác định số chữ số đầu tiên lớn nhất tạo thành số đơn điệu của một số cho trước

Nhập vào một số nguyên dương không quá 75 chữ số

Xuất ra số chữ số đầu tiên lớn nhất tạo thành số đơn điệu

Ví dụ:

Input Output

37486398 5

859672534163 12

Bài 26: Đội hình thi đấu của một đội bóng được thể hiện bởi ba số X, Y, Z trong đó X là số cầu thủ

hậu vệ, Y là số cầu thủ tiền vệ, Z là số cầu thủ tiền đạo Khi đã biết chính xác tên các cầu thủ cũng như chức năng của mỗi cầu thủ thì ta có thể biết được chính xác đội hình thi đấu của đội bóng đó Viết chương trình thực hiện yêu cầu:

- Dữ liệu: file văn bản có tên BDA.INP có 11 dòng, mỗi dòng ghi tên một cầu thủ tiếp theo là dấu cách và chức năng của cầu thủ đó, chức năng là một trong các cặp kí tự: TD-Tiền đạo, TV- Tiền vệ, HV-Hậu vệ, TM-Thủ môn

- Kết quả: ghi vào file văn bản có tên BDA.OUT theo cấu trúc:

Dòng đầu ghi 3 số X, Y, Z mỗi số cách nhau một dấu cách

Dòng thứ hai ghi tên các cầu thủ tiền đạo

Dòng thứ ba ghi tên các cầu thủ tiền vệ

Dòng thứ tư ghi tên các cầu thủ hậu vệ

Trang 8

Dòng thứ năm ghi tên thủ môn.

VD

BDA.INP BDA.OUT

Vinh -TD 4 4 2

Em -TV Vinh – Tien

Hoang -HV Em -Phuong - Tai - Phong

Phuong -TV Hoang -Thanh - Thinh - Duc

Tai -TV Son

Thanh -HV

Son -TM

Thinh -HV

Phong -TV

Duc -HV

Tien -TD

Bài 27: TOÅNG 2 SOÁ NGUYEÂN TOÁ

Trong một bức thư mà Christian Goldbach gửi cho Euler, ông đã đề cập đến

phỏng đoán của mình: Mọi số tự nhiên chẵn lớn hơn 2 đều là tổng của 2 số nguyên tố Hãy lập chương trình để kiểm chứng phỏng đoán của Goldbach

Yêu cầu:

- Dữ liệu vào từ file GB.INP gồm nhiều dòng, dòng đầu là số test (<10), các dòng tiếp theo mỗi dòng ghi 1 số tự nhiên chẵn lớn hơn 2 (<32000)

- Dữ liệu ra là file GB.OUT gồm các dòng (mỗi dòng ứng với 1 test) - mỗi dòng

gồm 2 số nguyên tố cách nhau ít nhất 1 dấu cách có tổng bằng số đã cho (hoặc không tìm

được – ghi là “khong”)

Input Output

3 8 12 5

3 5

5 7

2 3

Bài 28: Cu Tí thường xuyên tham gia thi lập trình trên mạng Vì đạt được thành tích cao nên Tí

được gửi tặng một phần mềm diệt virus Nhà sản xuất phần mềm cung cấp cho Tí một mã số là một

số nguyên dương N có không quá 255 chữ số Để cài đặt được phần mềm, Tí phải nhập vào mật khẩu của phần mềm Mật khẩu là một số nguyên dương M được tạo ra bằng cách tính tổng giá trị các chữ số của N

Yêu cầu: Hãy tìm số nguyên dương M

Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản MK.INP có cấu trúc như sau:

- Dòng 1: Ghi số nguyên dương N

Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản MK.OUT theo cấu trúc như sau:

- Dòng 1: Ghi số nguyên dương M tìm được

Ví dụ:

MK.INP

Trang 9

84915388247

MK.OUT

59

Bài 29: Một nhóm gồm n bạn học sinh của một lớp tham gia một câu lạc bộ tin học vào dịp nghỉ

hè Biết rằng khoảng thời gian mà bạn thứ i có mặt tại câu lạc bộ là [ai, bi] (ai<bi tương ứng là các thời điểm đến và rời khỏi câu lạc bộ) Cô giáo chủ nhiệm lớp muốn tới thăm các bạn trong nhóm này Hãy giúp cô giáo chủ nhiệm xác định thời điểm đến câu lạc bộ sao cho tại thời điểm đó cô giáo có thể gặp được nhiều bạn trong nhóm nhất

Dữ liệu: Vào từ file văn bản MEETING.INP:

Dòng đầu tiên ghi số nguyên dương n (n 1000);

Dòng thứ i trong số n dòng tiếp theo ghi 2 số nguyên không âm ai, bi , i = 1, 2, , n

Kết qủa: Ghi ra file văn bản MEETING.OUT:

Dòng đầu tiên ghi số nguyên dương k là số lượng bạn đang có mặt ở câu lạc bộ tại thời điểm cô giáo đến;

Trong k dòng tiếp theo ghi chỉ số của k bạn có mặt ở câu lạc bộ tại thời điểm cô giáo đến, mỗi dòng ghi một chỉ số của một bạn

Ví dụ:

MEETING.INP MEETING.OUT MEETING.INP MEETING.OUT

6 3 5 1

1 2 1 1 2 1

2 3 2 3 5

2 5 3 7 9

5 7 11 15

6 7 17 21

9 11

Bài 30: Viết chương trình nhập từ bàn phím mảng 2 chiều gồm n hàng va m cột In ra màn hình

thông tin sau:

a In mảng vừa nhập

b Tính tổng các phần tử của mảng đó

c Tìm phần tử max,min cua mảng đó

d Tính tổng các phần tử trên đường chéo chính

e Tính tổng các phần tử trên đường chéo phụ

Bài 31: Viết chương trình nhập vào số tự nhiên n (n lẻ), sau đó điền các số từ 1 đến n*n vào trong

một bảng vuông sao cho tổng các hàng ngang, hàng dọc và 2 đường chéo đều bằng nhau (bảng này được gọi là Ma phương)

Ví dụ: Với n=3 hoặc n=5 ta có bảng:

2 7 6 3 16 9 22 15

9 5 1 20 8 21 14 2

4 3 8 7 25 13 1 19

24 12 5 18 6

11 4 17 10 23

Bài 32: Một số được gọi là số đối xứng khi các chữ số của nó đối xứng qua tâm Ví dụ : 44, 212,

73237 là số đối xứng

Lập chương trình nhập vào một số nguyên dương n (n có không quá 100 chữ số), hãy tìm số đối xứng lớn hơn và gần n nhất

Trang 10

Ví dụ: n = 571, số đối xứng lớn hơn và gần 571 nhất là số 575 n = 4231, số đối xứng lớn hơn và gần 4231 nhất là số 4334

Bài 33: iết chương trình nhập vào một xâu ký tự từ bàn phím Tìm và in ra màn hình một từ có độ

dài lớn nhất trong xâu

Bài 34: Nhập từ bàn phím Cho một xâu kí ý tự S và một kýí tự tự K Hãy in ra màn hình số lượng

kí tự K có trong xâu kí tự Sho biết trong xâu ký tự S có bao nhiêu ký tự K và các vị trí xuất hiện của kí tự K trong xâu Schúng Nếu không có kí tự K trong xâu S thì in ra màn hình dòng thông báo: Khong co

Bài 35: Tập hợp các chữ cái tiếng Anh bao gồm 26 chữ cái được đánh số thứ tự tương ứng như sau:

0-a; 1-b; 2-c;3-d; 4e-; 5-f; 6-g; 7-h; 8-i; 9-j; 10-k;11-l; 12-m; 13-n; 14-o;15-p; 16-q; 17-r; 18-s; 19-t; 20-u; 21-v; 22-w; 23-x; 24-y; 25-z Quy tắc mã hóa một ký tự như sau( Lấy ví dụ ký tự X): Tìm số

ký tự tương ứng ta được số 23 Tăng giá trị số này lên 5 ta được 28 Tìm số dư trong phép chia số này cho 26 ta được 2 Tra ngược bảng chữ cái ta được C Sử dụng quy tắc trên, hãy viết chương trình cho phép nhập một xâu ký tự (Không phân biệt chữ hoa, chữ thường) và in ra xâu ký tự được

mã hóa

Ví dụ: Nhập xâu ký tự: PEACE thì xâu ký tự được mã hóa là: UJFHJ

Bài 36: Lập trình để đếm xem xâu S1 xuất hiện trên xâu S bao nhiêu lần?

Bài 37: Nhập vào một xâu kí tự, đếm xem có bao nhiêu kí tự hoa, có bao nhiêu kí tự thường

Bài 38 : Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự từ bàn phím Thông báo lên màn hình các chữ

cái có trong xâu và số lượng của chúng ( Không phân biệt chữ hoa hay chữ thường)

Bài 39: Cho xâu kí tự S bao gồm toàn các ký tự a và b, không quá 255 ký tự Dãy con đúng của dãy

S là một dãy con liên tục bất kì của S bao gồm các ký tự giống nhau Dãy con đúng bậc 1 của dãy

S là một dãy con liên tục bất kỳ của dãy S bao gồm các ký tự giống nhau nhưng được thêm 1 ký tự khác (ví dụ aaaabaaa, baaaa, aaaab) Trường hợp đặc biệt, dãy S chỉ có 1 loại ký tự thì dãy con đúng cũng chính là dãy con đúng bậc 1

Yêu cầu: a/ Hãy tính độ dài lớn nhất dãy con đúng của dãy S

b/ Hãy tính độ dài lớn nhất dãy con đúng bậc 1 của dãy S

Ví dụ: aaabaaabbaaaaa

Độ dài lớn nhất của dãy con đúng: 5 (aaabaaabbaaaaa)

Độ dài lớn nhất của dãy con đúng bậc 1: 7 (aaabaaabbaaaaa)

Bài 40: Viết chương trình lập vào 1 số n nguyên dương và in ra màn hình các số chẵn từ 0 đến n Bài 41:Nhập vào 2 số nguyên dương a và b sau đó in ra màn hình tổng, hiệu, tích, thương của 2 số

đó tính tổng các ước số dương của a và b

Bài 42:lập chương trình nhập vào màn hình các cạnh của 1 tam giac sau đó thực hiện tính chu vi,

độ dài 3 đường cao của tam giác đó kiểm tra xem đó có phải là tam giác vuông hay cân không?

Bài 43: lập trình giải phương trình bậc 2: a.x+b.x+c=0.

Bài 44: Nhập vào 2 cạnh của một hình chữ nhật In ra màn hình diện tích và chu vi của nó

Bài 45:Nhập vào bán kính của hình tròn In ra màn hình diện tích và chu vi của nó

Bài 46: Viết chương trình giải phương trình bậc 1 (ax + b = 0)

Bài 47:Tìm giá trị lớn nhất trong 4 số a, b, c, d (a, b, c, được nhập từ bàn phím)

Bài 48:Nhập vào thời gian 1 công việc nào đó là x giây Hãy chuyển đổi và viết ra màn hình số

thời gian trên dưới dạng bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút, bao nhiêu giây

Bài 49:Nhập vào một số nguyên không âm, kiểm tra xem nó có phải là số nguyên tố hay

không?

Bài 50:In ra các số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng N (N là số nguyên không âm được nhập từ bàn

phím)

Ngày đăng: 09/07/2016, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w