1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cách xử lý khi giẫm phải đinh

3 308 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 295,2 KB

Nội dung

Cách xử lý khi giẫm phải đinh tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vự...

Trang 1

Sơ cứu khi giẫm phải đinh nhọn

Không may bạn giẫm phải một chiếc đinh nhọn, đừng bao giờ tìm cách rút vật này ra nếu nó đã găm sâu vào bàn chân mà hãy thực hiện cách sơ cứu khi giẫm phải đinh sau:

Sau đây một số cách sơ cứu khi giẫm phải đinh găm sâu vào chân bạn

- Dùng một miếng gạc hoàn toàn vô trùng bọc xung quanh vật nhọn

- Đặt các tấm lót chèn xung quanh vật nhọn để nó khỏi di động

- Băng ép để cố định các tấm lót Sau đó đi khám bác sĩ để lấy đinh ra khỏi chân, bạn cũng nên nói rõ với bác sĩ bị giẫm phải đinh trong hoàn cảnh nào, thời gian bị giẫm lâu chưa để bác sĩ biết cách xử lý

Nếu đinh đâm nông và không còn găm vào chân bạn cần thực hiện cách sơ cứu sau:

- Cần phải xem những vết thương đó to hay nhỏ, nong hay sâu, chảy máu nhiều

Trang 2

hay ít, có dính đất cát hoặc vật gì trong vết thương không.

- Sau đó rửa sạch vết thương bằng xà phòng

- Cầm máu cho vết thương: Bóp hay ấn lên vết thương một lát, máu sẽ ngưng chảy rồi bôi thuốc đỏ (thuốc sát trùng) và băng lại Băng vết thương nhẹ tay, không được quá chặt vì vết thương cần được "thở" và máu dưới vết thương cần được lưu thông trong mạch

Tốt nhất sau những bước sơ cứu khi giẫm phải đinh trên bạn đi tiêm phòng bệnh uốn ván vì vết thương nào cũng có thể dẫn tới bệnh uốn ván, và phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hỏi: Tôi năm nay 44 tuổi, là nam giới 2 ngày trước khi đang đi trên đường thì

tôi đạp phải cây đinh théo không rỉ, vết thương nhỏ chỉ chảy ít máu, tôi có mua thuốc uống Vậy Bác sĩ cho tôi hỏi chỉ cần mua thuốc uống mà không cần chích ngừa được không?

Trả lời

Về mối băn khoăn của anh xin được tư vẫn như sau: các vết thương dù nhỏ, nếu

Trang 3

dính với đất, cát đều có thể có nguy cơ chứa nha bào uốn ván (vì nha bào uốn ván tồn tại chủ yếu trong đất cát bẩn và trong phân người và súc vật, nha bào uốn ván

đề kháng mạnh với nhiệt và hóa chất sát trùng)

Sau khi nha bào vào trong vết thương, thoát vỏ và trở thành vi khuẩn uốn ván, vào máu và gây tổn thương chủ yếu tới hệ thống thần kinh Biểu hiện lâm sàng của người mắc bệnh uốn ván là sốt cao, co cứng cơ liên tục và có những cơn giật cứng

Co cứng cơ nhai là triệu chứng đầu tiên (dẫn tới cứng hàm), sau đó lan ra các cơ ở mặt, thân mình và tứ chi

Sau khi giẫm phải đinh khi đang đi trên đường, anh cần rửa sạch vết thương, lấy sạch đát cát, dị vật, không được băng kín vết thương mà nên để hở để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho nha bào uốn ván phát triển Ngoài việc sử dụng kháng sinh phòng nhiễm khuẩn, anh nên đến Trung tâm y tế dự phòng tại địa phương mình hoặc Khoa cấp cứu của bệnh viện nơi mình sinh sống để được tiêm phòng uốn ván (nếu trong thời gian 10 năm trở lại đây anh chưa được tiêm phòng) và đồng thời tiêm huyết thanh kháng uốn ván, thường gọi là tiêm SAT (Serum Anti Tatanus) Tiêm SAT tức là gây miễn dịch thụ động, trong huyết thanh đã có sẵn kháng thể để chống lại trực khuẩn uốn ván, còn tiêm vắc xin phòng bệnh là tạo miễn dịch chủ động

Ngày đăng: 24/06/2016, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w