Bí kíp tránh khô da khi ngồi điều hòa cho dân công sở tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập l...
Bí kíp tránh xao nhãng khi ôn thi Làm sao để tận dụng thời gian thật sự hiệu quả để không quá mất thời gian khi ôn thi? Sau đây là những bí kíp cho bạn. Những kì thi liên tục đến gần trong khi ngồi vào bàn học được nửa tiếng là bạn mất tập trung. Vậy làm sao để tận dụng thời gian thật sự hiệu quả để không quá mất thời gian khi ôn luyện? Sau đây là những bí kíp cho bạn. Giải quyết mọi rắc rối trước khi vào góc học tập Bạn đang cần tám chuyện với cô bạn thân để nói về một anh chàng lớp bên cạnh. Bạn và cậu bạn thân cần một cuộc gặp gỡ trực tiếp để giải quyết những hiểu lầm. Tối nay có một bộ phim rất hay chiếu trên tivi và bạn đã trông đợi từ rất lâu. Hôm nay bạn đã hứa đưa nhóc em đi nhà sách… Tất cả những điều đó nên được giải quyết ổn thỏa trước khi ngồi vào bàn học. Thường thì bạn sẽ nghĩ: “Học xong đi chơi sẽ cảm thấy thoải mái hơn”. Thực chất, nó tạo cho bạn một gánh nặng và bạn chỉ muốn hoàn thành bài tập càng nhanh càng tốt. Việc này không hiệu quả và dễ khiến bạn chán nản, lo ra. Biến “trách nhiệm” thành “sự tự nguyện” Tìm một lí do nào đó để bạn ham thích môn học này và chủ động học chứ không phải vì trách nhiệm. Chẳng hạn như bạn tin chắc ngày mai bạn sẽ là người xung phong trả bài, và bạn phải làm tốt mọi bài tập nếu muốn có điểm 10. Người mà bạn đang “để ý” rất giỏi môn Lý và bạn phải cố gắng học tốt môn này để tạo ấn tượng với người ta. Bạn đã lỡ cá cược với nhỏ bạn cùng bàn rằng bạn sẽ hoàn thành nhiều bài tập hơn nó, làm tốt hơn nó, nếu thắng bạn sẽ được đãi một chầu kem cực ngon. Rõ ràng bài tập rất dễ! Bạn càng cho rằng nó phức tạp và khó hoàn thành, thì bạn càng mất thời gian nghĩ về nó và bạn càng nản, càng thiếu tập trung. Chính vì bạn nghĩ nó khó, nên tư tưởng của bạn sẽ “bẻ lái” theo hướng khác. Bạn không thể cố gắng được nữa vì bạn nghĩ mãi vẫn không ra cách giải. Thế là bạn lại liên tưởng đến việc “tối nay ăn gì”, “làm sao để lấy được cảm tình của lớp trường”, “ngày lễ hội sắp tới ở trường mình nên mặc đồ gì”… Vì vậy, hãy xem rằng bài tập rất dễ và bạn sẽ hoàn thành nó nhanh gọn. Điều đó sẽ tạo động lực khiến bạn tập trung hơn, thời gian làm bài được rút ngắn đáng kể. Xua tan áp lực thời gian và cảm giác hồi hộp Tại sao bạn lại lo lắng khi giải hoài không ra một bài toán? Áp lực thời gian khiến bạn lo lắng? Tại sao bạn lại lo sợ khi bạn làm bài tập khá chậm? Hãy thư giãn và để tâm trí thật sự nhẹ nhàng. Bạn không phải đang làm bài kiểm tra, càng không phải đang thi cử. Nếu cảm thấy mệt, hãy rời bàn học và đi dạo một vòng trong nhà, nghe một bản nhạc. Khi biết bản thân đang xao nhãng, đừng tiếp tục cố gắng. Khi nào lấy lại được tinh thần thì hãy tiếp tục học. Như thế mới tạo được hiệu quả. “Góc chiến lược” nên gọn gàng Bàn học bừa bộn, sách vở để lung tung, chậu hoa đã héo và giấy gói bánh kẹo để mọi chỗ, làm sao bạn có thể tập trung học tại một vị trí như thế? Dọn dẹp nó, trang trí và phá cách theo ý bạn muốn, cốt để bạn thật sự cảm thấy vui khi ngồi vào bàn học, chứ không phải khiến bạn thêm stress và mệt mỏi. Không gian xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến sự tập trung, và bạn cần phải chăm chút cẩn thận. Chúc bạn có một mùa thi thành công. "Giải cứu" da khô ráp hay ngồi điều hòa Mùa hè đến rồi, để đối phó với nóng ngồi điều hòa lý tưởng Tuy vậy, ngồi lâu điều hòa làm da bị khô, bong tróc vảy Hãy tham khảo bí kíp để da không khóc thét ngồi điều hòa nhé! Nguyên nhân biện pháp da bị khô ngồi điều hòa: Do không khí lạnh máy điều hòa phả tiếp xúc với da hút hết độ ẩm da khiến da bị khô ráp, gây ảnh hưởng lớn đến nhan sắc chị em phụ nữ làm việc văn phòng Bí kíp giúp da không bị khô ngồi điều hòa Tăng độ ẩm phòng Nguyên nhân việc khô da ngồi điều hòa điều hòa "hút" hết lượng ẩm không khí làm da thô ráp, không bóng mượt Khi sờ tay lên mặt có cảm giác rin rít mà không mềm mượt trước, khiến lớp phấn trang điểm dễ bị lộ, mốc VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Để khắc phục điều bạn tăng độ ẩm phòng cách đặt chậu xanh, bể cá nhỏ, chậu nước thả vài cánh hoa hồng,… Ngoài công dụng trang trí góc làm việc lại giúp da đỡ khô, ngắm nhìn cá nhỏ tung tăng hay chậu hoa nở có tác dụng thư giãn tinh thần đấy! Chăm sóc da từ bên Làn da khỏe mạnh không dễ bị hư hại cho dù có ngồi điều hòa Chính thế, chế độ ăn thường ngày bạn gái cần bổ sung rau quả, thịt nạc, hải sản, loại nước ép hoa bổ sung vitamin cam, chanh, uống nhiều nước,… để giúp da có độ đàn hồi tốt cung cấp đủ độ ẩm Nếu chán uống nước thay trà thảo mộc, trà xanh,… vừa giúp lọc thể lại có da khỏe đẹp Dùng kem dưỡng ẩm Chăm sóc da từ bên chưa đủ, lý bạn cần phải chăm sóc từ bên Do phải làm việc tiếp xúc nhiều với máy tính lại ngồi phòng kín có điều hòa, da bị ảnh hưởng nhiều từ sóng điện tử bị khô da Vì vậy, bạn nhớ rửa mặt sạch, sau dùng kem dưỡng ẩm, nước hoa hồng hay xịt khoáng VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí để bổ sung độ ẩm cho da Xịt khoáng có tác dụng giúp lớp trang điểm không bị trôi Không tắm nước nóng Không nên tắm nước nóng, không, bạn gián tiếp làm hư da mình! Nên rửa mặt nước mát sau nhà, sau dùng sữa rửa mặt rửa lại nước Bụi đường nhanh chóng bị xoá bỏ Làn da thoáng mát Bữa tối trước ngủ, bạn nên dành phút massage da cách dùng ngón trỏ ngón đeo nhẫn miết da từ trán hai bên, từ cánh mũi lên mang tai từ mang tai xuống cằm Đây cách chăm sóc da, chống nhăn, giúp tuyến bã da lưu thông tốt Chọn sữa tắm Các loại xà phòng, sữa tắm…có chứa nhiều hương liệu khiến cho da bị VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí nước Xà phòng có độ kiềm cao làm chất nhờn, lớp bảo vệ giữ ẩm cho da Vì thế, bạn nên chọn loại sữa tắm có chứa hàm lượng kem khoảng 25%, sữa tắm có độ pH khoảng 5,5 để phù hợp với sinh lý da Những việc không nên làm ngồi điều hòa - Không để mặt thể ướt vào phòng điều hòa, nước dễ bị bốc dẫn tới da bị nước đột ngột khiến da khô dễ tróc vảy đó! - Không nên ăn uống phòng có máy lạnh vi khuẩn từ thức ăn dễ xâm nhập vào bề mặt da, gây mụn - Không nên nắng bước vào phòng điều hòa mồ hôi chưa khô bốc nhanh, gây khô da nhiệt độ thể hạ nhanh dẫn tới sốc nhiệt VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí 6 bí quyết tránh khô da hiệu quả Nước nóng và vòi hoa sen sẽ lấy đi tất cả các loại dầu giữ ẩm tự nhiên trên da bạn. Bởi vậy bạn không nên tắm quá một lần một ngày. Khi thời tiết lạnh, độ ẩm trong không khí thấp, hoặc khi bạn phải làm việc trong môi trường thường xuyên bật điều hòa, làn da của bạn rất dễ trở nên hanh khô, căng thẳng. Ngoài ra, bác sĩ da liễu, tiến sĩ Jessica krant, cho biết: “Không chỉ do tiếp xúc với điều kiện môi trường có độ ẩm không khí thấp, mà việc tắm dưới vòi hoa sen cũng lấy đi các loại dầu giữ ẩm tự nhiên trên da, khiến bạn có cảm giác khô da nhiều hơn.” 1. Tránh kem dưỡng đậm hương Tiến sĩ Krant khuyên bạn không nên sử dụng các loại kem dưỡng da có mùi hương và độ đậm đặc cao. Hãy sử dụng kem dưỡng da dạng lỏng, có mùi hương dịu nhẹ ngay sau khi tắm để duy trì và củng cố độ ẩm cho da. Những loại kem dưỡng da có thành phần từ thiên nhiên được các chuyên gia da liễu khuyến khích sử dụng. 2. Bỏ qua nước hoa Nước hoa có thể gây kích ứng da nếu bạn sở hữu làn da mẫn cảm. Nồng độ cồn trong nước hoa cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì độ ẩm của làn da. Bạn nên tránh xịt nước hoa trực tiếp lên da. Cách tốt nhất là xịt một lớp hương vào không khí và đi qua chúng. 3. Giảm thời gian tắm dưới vòi hoa sen Tắm nhanh hơn và hạ nhiệt độ của nước có thể khiến bạn đôi chút không thoải mái nhưng làn da sẽ cảm ơn bạn vì sự thay đổi thói quen này. Nước nóng và tắm dưới vòi hoa sen sẽ lấy đi tất cả loại dầu giữ ẩm tự nhiên trên da bạn. Tiến sĩ Buka khuyến cáo bạn không nên tắm quá một lần một ngày. 4. Uống nhiều nước hơn nhu cầu Hãy uống nhiều nước mỗi ngày hơn nhu cầu của bạn vì nó giúp bổ sung lượng nước bạn mất đi trong ngày. 5. Bổ sung dầu thực vật hàng ngày “Dầu dừa, dầu bơ, dầu ôliu có tác dụng rất hiệu quả với làn da của bạn” – Tiến sĩ Patricia Fitzgerald, biên tập viên Healthy Living’s Wellness HuffPost chia sẻ. Sử dụng các loại tinh dầu thực vật có tác dụng đáng kể trong việc nuôi dưỡng làn da. 6. Cung cấp thêm omega – 3 Hãy bổ sung dầu cá hoặc omega – 3 từ nhiều nguồn khác nhau. Thành phần của omega – 3, axit eicosapentaenoic – EPA – giúp điều hòa việc sản xuất dầu bảo vệ trên da, duy trì làn da khỏe mạnh. Bí kíp tránh đau tay khi sử dụng chuột máy tính Với các nhân viên công sở thì gần như 8 tiếng một ngày là họ phải sử dụng máy tính với hàng trăm cú “di” chuột. Do đó nhiều người thường than phiền họ luôn bị mỏi cổ tay sau mỗi ngày làm việc. Di chuyển chuột và bấm, một động tác dễ dàng như thế nhưng lập đi lập lại hằng ngày cũng có thể dẫn đến đau và chấn thương tay. bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn một vài thủ thuật đơn giản sau để sử dụng chuột lâu dài mà không không bị đau tay, đồng thời kéo dài được tuổi thọ con chuột của mình: Lưu ý khi chọn mua chuột Đây là một trong những yếu tố quan trọng để “giảm tải” cho cổ tay của người dùng. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại chuột máy tính cùng những kích thước và kiểu dáng khác nhau. Do vậy, khi mua con chuột bạn đọc hãy thử cầm chuột và di chuyển nó để kiểm tra xem mình có cầm vừa vặn hay không. Tất nhiên, một con chuột đáng mua phải giúp tay bạn di chuyển trơn tru, các nút bấm nhẹ và nhạy và có con lăn để thuận tiện cho các thao tác cuộn. Chọn điểm đặt chuột phù hợp Muốn đặt con chuột ở vị trí thích hợp nhất thì người dùng phải ngồi thật thoải mái và để cánh tay của mình thật thư giãn. Hãy đặt khuỷu tay của mình lên cạnh bàn phím, khi đó điểm chạm của cổ tay lên trên chỗ nằm cạnh bàn phím là chỗ đặt con chuột tốt nhất. Cũng cần lưu ý bạn đọc là nơi đặt bàn phím và nơi đặt con chuột phải ở cùng một mặt phẳng, không nên đặt nó ở hai vị trí có cao độ khác nhau. Thường thì vị trí đặt con chuột phải nằm cách bàn phím từ khoảng 3-5 cm và nằm chếch về phía trên của các phím số. Không nhấc chuột khi sử dụng máy tính Nhiều người khi sử dụng chuột thì thường hay có thói quen là cầm chuột lên, sau đó thả nó xuống chỗ khác để di chuyển con trỏ chuột. Điều này vừa mất thời gian lại vừa khiến tay phải chịu sức nặng khi phải nâng chuột nhiều lần. Để khắc phục thói quen này người sử dụng chỉ cần cầm và giữ chắc con chuột sau đó nhẹ nhàng di chuyển nó trên tấm lót (Mouse Pad) để có thể thay đổi được vị trí của con trỏ chuột. Không dùng cổ tay để làm điểm tựa cho chuột Một lưu ý nhỏ là bạn không nên để cổ tay của mình di chuyển theo con chuột. Bạn chỉ cần dùng cổ tay của mình để làm điểm tựa giống như điểm tựa của cái compa, sau đó di chuyển con chuột theo chiều ngang, dọc để điều khiển con trỏ trên màn hình. Tránh để cổ tay bị đè nén lâu Sau một thời gian sử dụng chuột chắc hẳn nhiều người sẽ nhận thấy vị trí điểm tựa của cổ tay sẽ có một vệt màu đỏ do máu tích tụ tại đó. Để tránh điều này bạn đọc cần thường xuyên thư giản cho cổ tay để tránh bị tích tụ máu lâu ngày có thể gây biến chứng không tốt. Không di chuyển cánh tay nhiều Khi dùng chuột với các thao tác “kéo và thả”, bạn đọc chú ý là không nên di chuyển cánh tay nhiều. Bởi vì khi di chuyển cánh tay bạn sẽ làm cho điểm tựa của cổ tay tiếp xúc với bàn máy tính nhiều hơn và nó có thể làm bạn mau mỏi và đau tay hơn. Nên thường xuyên thay đổi tay cầm chuột Không phải bao giờ con chuột cũng được đặt bên tay phải Phòng tránh hiệu quả viêm họng mãn tính cho dân công sở Viêm họng mãn tính là 1 trong những loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Chỉ cần lưu ý một chút trong cuộc sống và công việc hàng ngày, bạn có thể giảm được phần lớn nguy cơ mắc bệnh. Thường xuyên mở cửa sở giúp thoáng khí Giữ cho không khí lưu thông sẽ giúp tránh mắc các bệnh đường hô hấp. Đây cũng là cách hiệu quả để phòng tránh bệnh viêm họng mãn tính. Chú ý vệ sinh khoang miệng Chú ý vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay. Sáng tối đều súc miệng nước muối, sau đó uống 1 ly nước muối nhạt để làm sạch và bôi trơn cho cổ họng, phòng tránh các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Chú ý giữ ấm, phòng bệnh mũi họng Viêm họng mãn tính có quan hệ với việc giữ ấm mũi họng và toàn thân. Do đó, không nên để nhiệt độ trong phòng quá lạnh khi ngủ, sau khi tắm gội cần lập tức sấy hoặc lau khô. Ngày lạnh sáng sớm khi ra ngoài cần mang khẩu trang, để tránh mũi họng không phải chịu kích thích của không khí khô lạnh. Điều chỉnh chế độ ăn uống Chủ yếu ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt. Nên ăn nhiều các loại rau quả có chứa vitamin C, và các thực phẩm giàu collagen và elastin như móng lợn, các, sữa, các loại đậu, gan động vật, thịt nạc… Uống nhiều nước, không nên uống các thức uống quá đặc. Kỵ hút thuốc, uống rượu, tránh ăn các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt… Dùng nước muối xông cổ họng Lấy 1 bát hoặc 1 chậu to đựng nước muối đun sôi, mở to miệng hít thở làn khói đang bốc lên. Mỗi lần 10-15 phút, ngày 2-3 lần. Trị liệu bằng “tĩnh toạ” Hai tay thả lỏng, để trên đùi, mắt nhắm. Tĩnh tâm, hít thở tự nhiên, ý niệm tập trung vào phần cổ họng. Ngậm nước bọt trong miệng, từ từ nuốt nước miếng. Cứ như vậy 15-20 phút. Sau đó từ từ mở mắt, dùng ngón cái và bốn ngón còn lại nhẹ nhàng mát xa phần cổ họng. Vẫn hít thở tự nhiên, ý niệm tập trung vào tay, từ từ nuốt nước miếng. Cứ như vậy xoa nhẹ nhàng trong 5-7 phút. Mỗi ngày 2-3 lần. mối lần 25-30 phút Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. (Ảnh minh họa) 'Bí kíp' tránh mắc bệnh khi giao mùa - Có những yếu tố giúp cho một số người có khả năng miễn dịch tốt hơn người khác và nếu thực hiện theo, bạn cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch cho chính bản thân của mình. Thông qua những thói quen lành mạnh có thể giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa được bệnh cảm lạnh phổ biến trong mùa này. Hàng năm có trên dưới một tỉ trường hợp cảm lạnh thông thường ở Việt Nam, tuy nhiên một số người dường như có loại kháng thể siêu phàm ít khi bị bệnh này. Nhưng cũng không cần phải quá lo lắng khi bị mắc bệnh, bởi đây là những chứng bệnh rất bình thường trong mùa đông. Có những yếu tố giúp cho một số người có khả năng miễn dịch tốt hơn người khác và nếu thực hiện theo, bạn cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch cho chính bản thân của mình. 1. Có một giấc ngủ đêm tốt hơn Jacob Teitelbaum, giám đốc Trung tâm F&F, tác giả của Pain Free 1,2,3 – một chương trình có thể loại bỏ được những cơn đau mãn tính, cho rằng giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch để ngăn ngừa cảm cúm. Theo ông: “Trung bình ngủ tám tiếng mỗi tối là hoàn hảo”. 2. Rửa tay thường xuyên hơn Nghe có vẻ đơn giản nhưng rửa tay là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh cảm cúm trong mùa lạnh. Trên thực tế, trong một nghiên cứu năm 2009 cho thấy xà bông và các chất rửa có cồn rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các virus H1N1 trên bàn tay của các nhân viên y tế. Để phòng chống được cảm lạnh, hãy rửa tay bạn ít nhất trong 15 giây. Rửa tay thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. (Ảnh minh họa) 3. Mục tiêu cho dinh dưỡng tốt hơn Bác sĩ Teitelbaum cho rằng một chế độ ăn uống lành mạnh và có sự cân bằng giữa các chất dinh dưỡng có thể đóng vai trò rất lớn cho toàn bộ hệ thống chức năng miễn dịch của bạn và dẫn đến ngăn ngừa được cảm lạnh. Ông đề nghị nên ăn nhiều các loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein nạc. Ngoài ra vitamin tổng hợp cũng giúp bạn đạt được sự cân bằng dinh dưỡng hàng ngày cho bạn. 4. Tập thể dục thường xuyên hơn Tập thể dục có thể giúp tăng cường miễn dịch. Một nghiên cứu gần đây trong 160 người lớn tuổi cho thấy những người tập luyện thường xuyên có khả năng chống lại bệnh cúm cao hơn những người còn lại. Tập thể dục giúp tăng cường sản xuất kháng thể. Bổ sung một lợi ích nữa của việc tập thể dục, đó là nó còn là một liều thuốc chống lại căn bệnh trầm cảm. Ông Teitelbaum còn cho biết thêm: “Nếu bạn tập ngoài trời, nó còn làm tăng nồng độ vitamin D trong cơ thể, nhờ đó mà hấp thụ canxi cũng tốt hơn”. Lời khuyên dành cho bạn: ít nhất tập thể dục ngoài trời 20 phút mỗi ngày. 5. Đối phó tốt với căng thẳng Nhiều người có xu hướng bỏ qua vai trò của căng thẳng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sheldon Cohen, giám đốc phòng thí nghiệm nghiên cứu về miễn dịch, stress và dịch bệnh trường Đại học Carnegie Mellon, Pittsburgh đã có nhiều cuộc nghiên cứu về mối liên hệ này. Nghiên cứu của ông trong những năm qua đã chỉ ra được căng thẳng càng cao thì khả năng miễn dịch càng kém và dễ nhiễm bệnh hơn. Ông khuyên rằng: “Hãy hạn chế và cố gắng ngăn chặn căng thẳng để ngăn ngừa được cảm cúm”. 6. Duy trì các mối quan hệ xã hội Một nghiên cứu khác của Cohen cho thấy sự kết nối với những người khác có thể có chức năng miễn dịch, ngăn ngừa được nguy cơ bị cảm lạnh. Ông nói: “Chúng ta thấy những người hướng ngoại và có quan hệ xã hội đa dạng khó bị cảm lạnh hơn những người khác”.