Bài thuốc phòng và chữa bệnh sởi tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh...
Bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi mật Sỏi mật là sỏi nằm trong túi mật. Khi sỏi chuyển động thì gây đau. Mức độ đau phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi. Đông y gọi điều trị sỏi mật là "Bài thạch".Sau đây là hai triệu chứng cơ bản và bài thuốc chữa bệnh phù hợp: Triệu chứng 1: Viêm túi mật do sỏi, bệnh nhân có sốt, đau vùng hạ sườn phải, sự tiết mật bị trì trệ, phân bạc màu, rối liệu tiêu hóa, da sạm. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y hữu hiệu: Bài 1: Hạ liên châu 16g, nhân trần 16g, đại hoàng 6g, chỉ xác 8g, đan bì 10g, chi tử 10g, bạch thược 12g, đương quy 12g, trinh nữ 16g, râu ngô 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, tăng tiết dịch mật, bài thạch. Bài 2: Lá và cây cối xay 20g, kim tiền thảo 20g, lá tre 12g, hương nhu trắng 12g, xấu hổ 20g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, đinh lăng 20g, biển súc 16g, đại hoàng 6g, quy 12g, thục 12g, hoàng kì 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, thông mật, bài thạch, giảm đau. Triệu chứng 2: Trường hợp sỏi làm tắc ống dẫn mật, gây ứ mật, đau đớn dữ dội, da vàng, tiểu vàng, bệnh nhân đau tăng, nằm ở tư thế "cò súng". Bài 1: Lá đinh lăng 30g, nhân trần 30g, chỉ xác 20g, trần bì 20g, cát căn 16g, rễ xấu hổ 20g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, cách nhau 20 phút. Bài 2: Kê nội kim (sao vàng) 12g, thài lài tía 20g, đinh lăng 20g, rễ bí đỏ 20g, bạch mao căn 20g, kim tiền thảo 30g, nhân trần 16g, chi tử 10g, chỉ xác 12g, trần bì 12g. Đổ nước 3 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, uống trong ngày. Bài 3 (trà dược): Kim tiền thảo, nhân trần, lá đinh lăng, hương nhu trắng, bạch mao căn, cỏ mần trầu, rau má mỗi vị 200g. Các vị rửa sạch, cắt ngắn phơi khô, trộn đều, bảo quản cho thật tốt, tránh mốc, tránh ẩm. Ngày dùng 30 - 40g hãm với nước sôi vào ấm tích, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày, trà này dùng thường xuyên có tác dụng chống viêm, bài thạch, lợi mật, lợi gan. Bệnh nhân có tiền sử sỏi mật, viêm ống dẫn mật, thiểu năng gan, gan nhiễm mỡ nên dùng. Bài thuốc phòng chữa bệnh sởi Bệnh sởi bệnh truyền nhiễm virus sởi gây Bệnh thường gặp trẻ em tuổi, chủ yếu vào mùa đông xuân Điều trị bệnh sởi cho trẻ em đóng vai trò quan trọng mà bố mẹ chủ quan Nếu không chăm sóc cách, biến chứng sởi dẫn đến tử vong Sau đây, VnDoc chia sẻ số thuốc Đông y giúp phòng chữa bệnh sởi hiệu Bệnh sởi trẻ Y học cổ truyền gọi bệnh sởi ma chẩn hay sa tử trẻ em bị bệnh sởi xuất nốt đỏ, cao, sờ vào thấy vướng tay hạt vừng Nguyên nhân khí độc vào phế, phế chủ bì mao nên có nốt ban đỏ, khoảng 10 ngày nốt ban bay mất; thể suy yếu, nhiệt thịnh bế trong, nhiệt tà mạnh không (các nốt ban không mọc) dễ gây biến chứng: sưng phổi, tiêu chảy Bệnh tiến triển theo giai đoạn, tùy vào giai đoạn để áp dụng thuốc chữa bệnh: Thời kỳ phát sốt (3 - ngày): Người bắt đầu nóng, ho, chảy nước mũi, chảy nước mắt, người mệt mỏi, sốt cao dần, rêu lưỡi trắng vàng, niêm mạc miệng có ban chẩn Xem kỹ vùng tai, gáy, cổ, lưng có vài điểm ban đỏ (thời kỳ giống khởi phát bệnh truyền nhiễm khác, cần ý đến dịch tễ học) Phép chữa tuyên thấu giải độc (giải thấu biểu, tân lương giải biểu) để đưa tà làm mọc nhanh nốt ban sởi Dùng bài: Bài 1: dấp cá 16g, cam thảo đất 12g, rau rệu 16g Sắc uống, ngày uống lần Bài 2: bèo 12g, ngưu bàng tử 10g, thăng ma 8g, xác ve sầu 4g, liên kiều 8g, đậu xị 12g, cát 8g Sắc uống Nếu sốt cao, thêm kim ngân hoa 12g, hoàng cầm 12g Bài 3: thăng ma 4g, cát 12g, xích thược 6g, cam thảo 2g Sắc uống Bài 4: cát 12g, liên kiều 8g, xác ve sầu 6g, xích thược 6g, bối mẫu 4g, kinh giới 6g, đăng tâm 3g, tiền hồ 5g, ngưu bàng tử 6g, mộc thông 6g, tang bạch bì 5g, cam thảo 2g Sắc uống Thời kỳ sởi mọc (3 - ngày): Xuất nốt ban sởi, từ đầu, mặt, thân mình, lòng bàn tay, bàn chân, mọc ngày dày, sốt cao, ho nhiều, đại tiện nhão, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác Phép chữa nhiệt giải độc Dùng bài: Bài 1: tre 20g, sài đất 16g, mạch môn 12g, kim ngân hoa 16g, sa sâm 12g, cát 12g, cam thảo đất 12g Sắc uống Bài 2: tiền hồ 5g, chi tử 5g, tri mẫu 8g, địa cốt bì 8g, cát cánh 6g, mộc thông 6g, hoàng liên 4g, hoàng cầm 6g, cát 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng 8g, huyền sâm 8g, thiên hoa phấn 8g, cam thảo 6g, phòng phong 5g, bạc hà 4g, tang diệp 8g, đăng tâm thảo 3g Sắc uống Dùng nốt sởi mọc kèm sốt cao Bài 3: thăng ma 4g, cát 12g, xích thược 6g, cam thảo 2g, tô diệp 10g, xuyên khung 8g, ngưu bàng tử 6g Sắc uống Bài 4: ma hoàng 4g, hạnh nhân 6g, thạch cao (sắc trước) 20g, cam thảo 3g Sắc uống Dùng sởi mọc có dấu hiệu biến chứng sưng phổi Bài 5: tri mẫu 8g, huyền sâm 12g, sừng trâu (sắc trước) 12g, cam thảo 4g, gạo tẻ 15g Sắc uống Dùng sởi mọc có dấu hiệu sốt cao li bì, mê sảng Bài 6: hoàng liên 2g, hoàng cầm 2g, hậu phác 2g, xác 4g, binh lang 4g, bì 2g, liên kiều 4g, ngưu bàng tử 4g, sơn tra 8g, đương quy 3g, đăng tâm 6g, cam thảo 2g Sắc uống Dùng sởi mọc có kèm tiêu chảy Thời kỳ sởi bay (3 - ngày): Sốt có giảm, triều nhiệt tân dịch giảm, ho, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu Phép chữa dưỡng âm, nhiệt Dùng bài: Bài 1: ngân sài hồ 8g, sa sâm 12g, huyền sâm 8g, long đởm thảo 3g, đảng sâm 8g, mạch đông 6g, cam thảo 4g, đăng tâm thảo 3g Tán bột hay sắc uống Bài 2: hoàng cầm 12g, địa cốt bì 12g, tang bạch bì 8g, mạch môn 8g, sa sâm 8g, lô 8g Sắc uống Bài 3: sa sâm 120g, hoài sơn 60g, cam thảo 80g, đậu đỏ 120g, mạch môn 80g, hoàng tinh 80g, dâu non 12g, hạt sen 120g Tán thành bột Ngày uống lần, lần 30g Theo Lương y Thảo Nguyên - Sức khỏe đời sống Bài thuốc đông y chữa bệnh sởi Bệnh sởi thường xuất hiện vào mùa Ðông, Xuân do một loại siêu vi khuẩn gây nên, bệnh dễ lây và gây thành dịch trên các trẻ nhỏ. Khi sởi xuất hiện, trẻ thường sốt, ho và viêm long đường hô hấp, sau đó phát ban sởi. Ðể chủ động phòng ngừa, xin giới thiệu vài bài thuốc dùng trong thời kỳ đầu nhằm xuất tiết nọc sởi ra ngoài. Bài 1: Lá dấp cá 16g Cam thảo đất 12g Rau rêu 16g Đậu cọc rào 2g Tất cả đổ nước sắc còn 150ml, uống đến hết chia làm nhiều lần, cách 3 giờ uống 1 lần. Bài 2: Lá nọc sởi (còn gọi là lá ban, cỏ cóc) 40g. Sắc đặc ngày uống 2 lần. Bài 3: Sài đất tươi 100g Kim ngân dây 20g Sắc uống ngày 1 thang dùng 3 ngày liền Bài 4: Kim ngân 12g Sắn dây 12g Bạc hà 12g Sắc uống trong ngày Bài 5: Dấp cá tươi 30g Mùi tàu 20g Riềng 6g Sắc uống Nếu dùng thuốc trên không thấy sởi mọc, có thể dùng thêm hạt mùi (hạt ngò) 5g giã nhỏ cho rượu vào trộn và xoa toàn thân để thúc sởi mọc, nhằm xuất tiết nọc độc ra ngoài. Khi sởi bay, lúc này cơ thể thường suy nhược, nên dùng phương thức sau: Sa sâm 12g Củ mài sao vàng 6g Cam thảo dây 8g Củ sả 6g Mạch môn 6g Ðậu đỏ sao vàng 12g Lá đậu non 12g Tất cả được sắc và uống trong ngày. Có dùng vài ba thang cho cơ thể hồi phục thì ngừng. Lưu ý khi dùng thuốc phòng và chữa bệnh ở phụ nữ Phụ nữ thường bị tai biến và các tác dụng không mong muốn của thuốc hơn nam giới đến 70% và những biến chứng này cũng thường nặng hơn. Phụ nữ thường bị tai biến và các tác dụng không mong muốn của thuốc hơn nam giới đến 70% và những biến chứng này cũng thường nặng hơn. Phụ nữ gặp các tác dụng phụ của thuốc nhiều hơn nam giới Kết quả chữa bệnh cũng như tác dụng phụ thường không đồng nhất giữa nam và nữ. Nếu các dược thảo và các chất dinh dưỡng thiên nhiên ưu tiên phụ nữ nhiều hơn so với nam giới thì thuốc hóa dược ngược lại hoàn toàn. Ngoài những thuốc liên quan đến nội tiết sinh dục đã được phân biệt rõ ràng là chỉ dùng cho từng giới cùng những thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú có rất nhiều thuốc làm hại phụ nữ nhiều hơn nam giới mà nhiều người chưa biết tới. Một nghiên cứu ở Mỹ gần đây đã cho thấy: Phụ nữ thường bị các tác dụng phụ của thuốc nhiều hơn nam giới từ 50% - 70% và những biến chứng này cũng thường nặng nề hơn. Các trường hợp phụ nữ phải ngừng thuốc vì tác dụng không mong muốn này cũng nhiều hơn nam giới tới 35%. Chúng ta vẫn tưởng thuốc nào cũng tác dụng giống nhau cho cả hai giới. Tuy nhiên ví dụ sau sẽ chỉ ra quan niệm này không phù hợp với thực tế: Trong số 10 dược phẩm bị thẻ đỏ (cấm sử dụng) trên thị trường Mỹ từ năm 1997 đến 2001 đã có tới 8 loại là do liên quan đến tổn thương, không chấp nhận được cho cơ thể phụ nữ. Các biến chứng và các trường hợp tử vong đã xảy ra nhiều hơn rõ ràng ở phụ nữ. Những khác biệt về nội tiết tố, hệ thần kinh trung ương, lượng mỡ dưới da, quá trình chuyển hóa và phân hủy thuốc được các bác sĩ cho là nguyên nhân của sự bất công liên quan đến giới tính và tai biến của các dược phẩm. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng kể trên là: Các dược phẩm thường được thử nghiệm trên nam giới bởi các hãng bào chế e ngại sự thay đổi nội tiết tố diễn ra đều đặn trong cơ thể phụ nữ làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Và cách khắc phục Để giảm bớt rủi ro cho phụ nữ khi dùng thuốc, cần: - Thận trọng khi dùng thuốc chống viêm, giảm đau: các thuốc phổ biến như aspirin, ibuprofen, acetaminophen thường được chị em ưa chuộng để trị nhức đầu, đau mình, đau cơ bắp, cảm cúm, đau khi có kinh nguyệt Chúng ta cần biết rằng các thuốc này nếu dùng liều cao, lâu ngày hoặc ở những người nhạy cảm có thể gây suy gan cấp. Tai biến này xảy ra cho phụ nữ nhiều hơn nam giới 74%. Các thuốc này cũng còn là thành phần của nhiều biệt dược khác để chữa cảm cúm, mất ngủ, dị ứng, giảm đau Bởi vậy, chị em cần kiểm tra kỹ các thuốc mình đang sử dụng để không bị dùng quá liều do sự chồng chéo các thành phần của từng thuốc. Tác hại của một số thuốc kể trên sẽ tăng nhanh nếu các bà, các cô uống rượu hoặc bia. - Các thuốc chống dị ứng (nhóm kháng histamin) khi dùng với một số kháng sinh có thể gây tai biến nguy hiểm cho tim. Một kháng sinh rất phổ biến có thể gây ra tương tác này là erythromycin. Một nghiên cứu tại đại học Vanderbilt, Mỹ năm 2004 cho thấy phụ nữ có biến chứng về tim mạch do dùng các thuốc kháng sinh nhiều gấp 2 lần và tỷ lệ tử vong do biến chứng, do dùng thuốc chống nấm như ketoconazol cũng cao hơn 5 lần so với nam giới. Với thực tế đó, phụ nữ tốt nhất là nên tránh dùng hai loại thuốc này. Khi dùng thuốc nếu cảm thấy chóng mặt, hoặc tim đập nhanh thì cần phải ngừng thuốc và gặp các bác sĩ để được điều trị kịp thời. - Phụ nữ cũng bị bệnh hen suyễn nhiều hơn nam giới 2 lần. Tần số các cơn suyễn cũng như mức độ nặng nhẹ của chúng cũng liên quan nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhiều bệnh nhân bị các cơn suyễn nặng, kéo dài vài ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. Các bác sĩ và bệnh nhân cần chú ý điểm đặc biệt này để có cách tăng cường điều trị và phòng ngừa cơn suyễn vào những thời điểm đặc biệt đó. Một nghiên cứu được đăng tải tại New England Journal of Phần thứ nhất: Đại cương về phụ khoa - Chương 1: Cấu trúc và sinh lý sinh sản nữ Các cơ quan chính của bộ máy sinh sản nữ bao gồm hai buồng trứng, hai vòi trứng, tử cung và âm đạo. * Buồng trứng: Mỗi người phụ nữ có 2 buồng trứng. Kích thước mỗi buồng trứng trưởng thành là 2,5 - 5 x 2 x 1 cm và nặng từ 4 - 8 g, trọng lượng của chúng thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Ở tuần thứ 30 của thai nhi, cả hai buồng trứng có khoảng 6.000.000 nang trứng nguyên thủy. Sau đó phần lớn chúng bị thoái hóa để chỉ còn lại khoảng 2.000.000 nang vào lúc mới sinh và đến tuổi dậy thì chỉ còn lại khoảng 300.000 - 400.000 nang. Trong suốt thời kỳ sinh sản của phụ nữ (khoảng 30 năm) chỉ có khoảng 400 nang này phát triển tới chín và xuất noãn hàng tháng. Số còn lại bị thoái hóa. * Tử cung: Tử cung là một cơ quan hình quả lê, có kích thước 6 x 4cm ở những phụ nữa chưa sinh đẻ và 7 - 8 x 5 cm ở những phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần. Tử cung gồm 2 phần là thân tử cung và cổ tử cung. Giữa thân tử cung và cổ tử cung có một chỗ thắt được gọi là eo tử cung. Từ ngoài vào trong, thành tử cung được cấu tạo bởi 3 lớp là lớp vỏ ngoài, lớp cơ và lớp niêm mạc tử cung ay còn được gọi là nội mạc tử cung. Cả lớp cơ và lớp niêm mạc của thân tử cung và cổ tử cung đều có những đặc điểm cấu trúc khác nhau. Niêm mạc của thân tử cung là nơi trứng thụ tinh là tổ và phát triển thành bào thai. Cấu trúc nội mạc thân tử cung của các lứa tuổi khác nhau có những đặc điểm khác nhau. Ở lứa tuổi hoạt động sinh dục, về hình thái học niêm mạc thân tử cung của phụ nữ được cấu tạo bởi 2 lớp, đó là lớp biểu mô và lớp đệm. - Lớp biểu mô: Lớp biểu mô phủ nội mạc thân tử cung là một lớp biểu mô đơn. Có những chỗ lớp biểu mô đơn lõm sâu xuống lớp đệm tạo ra các tuyến của niêm mạc thân tử cung. Những tuyến này có sự biến đổi về sinh thái và chức năng của chu kỳ kinh nguyệt. - Lớp đệm: Lớp đệm là lớp giàu tế bào liên kết.Lớp đệm chứa nhiều tuyến của niêm mạc tử cung. Trong lớp đệm còn có nhiều đám tế bào lympho có vai trò quan trọng trong các phản ứng miễn dịch có liên quan đến khả năng sinh đẻ. Trong lớp đệm cũng có rất nhiều mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, bạch mạch). Về phương diện chức năng, ở những người trong độ tuổi sinh đẻ, niêm mạc thân tử cung có 2 lớp biến đổi khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt. - Lớp nền: Lớp này nằm sát cơ tử cung, ít có những biến đổi về cấu tạo trong chu kỳ kinh nguyệt. - Lớp chức năng: là một lớp dày, nằm sát khoang tử cung. Chiều dày và cấu tạo của lớp này biến đổi mạnh theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Trong cơ thể đây là mô duy nhất biến đổi và biến đổi có chu kỳ hàng tháng. Hai hormon chính của buồng trứng là estrogen và progesteron. Ngoài ra hoàng thể còn bài tiết một hormon khác nữa là inhibin. Ở phụ nữ bình thường không có thai, estrogen được bài tiết chủ yếu ở buồng trứng, chỉ một lượng rất nhỏ do tuyến vỏ thượng thận bài tiết. Khi có thai, rau thai bài tiết một lượng lớn estrogen. Ở buồng trứng, estrogen do các tế bào hạt của lớp áo trong các nang trứng bài tiết trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt và nửa sau do hoàng thể bài tiết. Có 3 loại estrogen có mặt với một lượng đáng kể trong huyết tương đó là -estradiol, estron và estriol, trong đó chủ yếu là -estradiol. Buồng trứng cũng bài tiết estron nhưng chỉ với một lượng nhỏ. Hầu hết estron được hình thành ở mô đích từ nguồn androgen do vỏ thượng thân và lớp áo của nang trứng bài tiết. Tác dụng của -estradiol mạnh gấp 12 lần estron và gấp 80 lần estriol, vì vậy -estradiol được cọi là hormon chủ yếu. Cả 2 loại estrogen đều là các hợp chất steroid, được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol và cũng có thể từ acetyl coenzym A. Trong máu, estrogen gắn lỏng lẻo chủ yếu với albumin của huyết tương và globulin gắn đặc hiệu với estrogen. Máu sẽ vận chuyển và giải phóng estrogen cho mô đích trong khoảng thời gian 30 phút. Tại gan, estrogen sẽ kết hợp với glucuronid và sulfat thành những hợp chất bài tiết theo đường mật (khoảng 1/5 tổng hợp) và theo đường nước tiểu (khoảng 4/5). Gan cũng có tác dụng Chương một: Bộ máy tiêu hóa Bộ máy tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và kết thúc là hậu môn. Các tuyến tiêu hóa gồm tuyến nước bọt, tuyến tụy bài tiết dịch tụy, gan bài tiết mật. Bộ máy tiêu hóa cung cấp liên tục cho cơ thể các chất dinh dưỡng, vitamin, nước khoáng thông qua các chức năng sau: - Chức năng cơ học: Vận chuyển và nghiền nát thức ăn, nhào trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa. - Chức năng hóa học: Các tuyến tiêu hóa bài tiết các dịch để tiêu hóa thức ăn thành các dạng đơn giản hơn, dễ hấp thu. - Chức năng hấp thu: Đưa thức ăn từ ống tiêu hóa vào tuần hoàn máu. Tất cả các chức năng trên được điều hòa theo cơ chế thần kinh và hoóc môn. Trong từng giai đoạn của ống tiêu hoá, ba chức năng trên cùng phối hợp hoạt động để vận chuyển, tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trước tiên về bộ máy tiêu hoá theo thứ tự từ trên xuống dưới. I. Miệng và răng Miệng con người là một kiểu hang có chứa lưỡi và răng, nó bị giới hạn bởi đôi môi. Miệng liên kết với các đường dẫn vào đường tiêu hoá và vào đến phổi. Vì mối quan hệ với hai hệ thống cơ thể quan trọng bậc nhất này, miệng chắc chắn có liên quan với cả sự tiêu hoá lẫn quá trình hô hấp. Ngoài ra, nó còn liên quan đến hoạt động phát âm. Đôi môi được tạo nên từ những sợi cơ rải rác có các mô đàn hồi và được cung cấp rất nhiều dây thần kinh nên nó vô cùng nhạy cảm. Da bao phủ đôi môi là một dạng thay đổi, nó là một kiểu cấu trúc trung gian giữa da bình thường bao phủ mặt và màng lót bên trong của miệng. Không giống như da bình thường, da môi không có lông, tuyến mồ hôi hoặc tuyến bã nhờn. Miệng được lót bằng màng nhầy (niêm mạc), chứa đựng các tuyến sản xuất chất dịch trong, hơi dính, được gọi là niêm dịch. Sự tiết ra liên tục của các tuyến này giữ cho bên trong miệng thường xuyên ẩm ướt, được giúp đỡ bởi hoạt động của các tuyến nước bọt. Niêm mạc lót trong hai má nhận lãnh mức độ hao mòn rất lớn và có khả năng tái sinh đặc biệt. Hướng về phía trước miệng, ở phía trên miệng, là vòm miệng cứng, còn vòm miệng mềm hướng về phía sau. Vòm cứng do đáy xương hàm trên tạo thành, cho phép lưỡi ép vào bề mặt vững chắc, vì vậy làm cho thức ăn có thể được pha trộn và làm mềm. Độ mềm của vòm cần thiết vì nó có thể di chuyển về phía trên khi thức ăn đựơc nuốt vào và như vậy ngăn chặn thức ăn khỏi bị ép lên đi vào mũi, mà các đường đi vào mũi ở phía sau miệng. Thòng xuống từ trung tâm của vòm mềm là một miếng mô gọi là lưỡi gà. Chức năng chính xác của nó là một điều bí mật, nhưng một số người cho rằng nó tạo thành một miếng bịt có hiệu quả ở các đường khí khi thức ăn được nuốt vào, vì vậy ngăn chặn sự nghẹt thở. 1. Lưỡi Lưỡi có hình dạng khá giống một hình tam giác - rộng ở đáy, thuôn dài ra và nhọn ở đỉnh, đáy hoặc rễ của nó gắn chặt vào hàm dưới và vào xương móng của xương sọ. Các mép rễ lưỡi được nối vào các thành của hầu, một khoang hình thành phía sau miệng. Phần giữa của lưỡi có bề mặt trên cong, trong khi đó mặt dưới của nó nối liền với sàn miệng bằng một dải mô mỏng - hàm lưỡi. Đầu lưỡi tự do chuyển động, nhưng khi một người không ăn hoặc nói chuyện, thì nó thường nằm gọn trong miệng với đầu lưỡi đặt tựa vào răng phía trước. Các động tác của lưỡi được quyết định bởi các cơ mà nó được hình thành và đối với cơ mà nó nối, theo cách lưỡi được gắn vào trong miệng. Bản thân lưỡi có các sợi cơ vừa chạy theo chiều dọc vừa theo chiều ngang và các cơ này có khả năng tạo ra chuyển động nào đó, nhưng các động tác của lưỡi được coi là rất linh hoạt do sự co bóp của nhiều cơ có vị trí trong cổ và các bên hàm. Thí dụ, cơ trâm thiệt trong cổ, có nhiệm vụ đưa lưỡi lên trên và về phía sau, trong khi cơ móng lưỡi, cũng ở trong cổ, đưa lưỡi hạ xuống vào lại vị trí nghỉ bình thường. Trong khi đang ăn, một trong những công việc chính của lưỡi là đưa thức ăn đến răng để nhai và nặn thức ăn đã mềm thành viên tròn sẵn sàng để nuốt. Các động tác này được thực hiện bằng hàng