1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu các vi mạch vào ra của 8088 các bộ vi xử lý tiên tiến hiện nay

50 964 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Mã lệnh đọc vào từ bộ nhớ được đưa đến đầu vào của bộ giải mã nằm trong khối điều khiển CU, các thông tin thu được từ đầu ra của bộ giải mã sẽ được đưa đến mạch tạo xung điều khiển để tạ

Trang 1

Đề Tài: Tìm hiểu các vi mạch vào ra của 8088.Tìm hiểu

các bộ vi xử lý tiên tiến hiện nay

 Hệ thống các Bus đảm bảo cho sự liên lạc được thông suốt giữa CPU,các bộ nhớ

và bộ giao tiếp ngoại vi

2 Giới thiệu về bộ vi xử lý 8088

Intel 8088 là một vi xử lý của Intel dựa trên 8086, với thanh ghi 16-bit 8-bit bus dữ liệu ngoại tiếp Nó có thể chứa tới 1 MB RAM 8088 ra mắt vào ngày 1 tháng 7năm 1979 , vàđược sử dụng trong máy IBM PC gốc

Đích đến của 8088 là hướng tới các hệ thống tiết kiệm tiền sử dụng thiết kế 8-bit Bus lớnvới chiều rộng chu vi của bảng mạch vẫn còn đắt khi nó ra mắt Bộ đệm chờ của 8088 là

4 byte, trái ngược với của 8086 6 byte

Trang 2

Biến thể của 8088 với tốc độ đồng hồ tối đa hơn 5MHz, bao gồm 8088-1 trong HMOS và80C88-2 trong CMOS, cả 2 có tốc độ đồng hồ tối đa là 10MHz.

Kế thừa 8088 bao gồm 80188, 80186, 80286, 80386, và 80486 vẫn còn cho đến ngày nay

2.1 Sơ đồ khối của 8088

2.2 Nguyên lý hoạt động

BIU có nhiệm vụ đưa ra địa chỉ, đọc mã lệnh từ bộ nhớ, đọc/ghi dữ liệu từ/vào cổng hoặc bộ nhớ Bên trong BIU còn có bộ nhớ đệm lệnh (còn gọi là hàng đợi lệnh) với dung lượng 4 byte dùng để chứa các lệnh đã đọc được nằm sẵn chờ EU xử lý Đây là một cấu trúc mới được cấy vào bộ vi xử lý 8086/88 để thực hiện cơ chế xử lý liên tục dòng mã lệnh (instruction pipelining) Pipeline là một cơ chế đã được ứng dụng từ những năm 60 trong các máy tính lớn

Trang 3

EU có nhiệm vụ cung cấp địa chỉ cho BIU để khối này đọc lệnh và dữ liệu, còn bản thân

nó thì giải mã lệnh và thực hiện lệnh Mã lệnh đọc vào từ bộ nhớ được đưa đến đầu vào của bộ giải mã (nằm trong khối điều khiển CU), các thông tin thu được từ đầu ra của bộ giải mã sẽ được đưa đến mạch tạo xung điều khiển để tạo ra các dãy xung khác nhau (tùy từng lệnh) điều khiển hoạt động của các bộ phận bên trong và bên ngoài CPU Trong EU còn có khối tính toán số học và logic ALU dùng để thực hiện các thao tác khác nhau với các toán hạng của lệnh

2.3 Sơ đồ khối và các chân chức năng 8088

Trong máy vi tính ,đóng vai trò trung tâm điều khiển mọi hoạt động của toàn bộ hệ thống

là bộ vi xử lý trung tâm CPU ( Central Processing Unit ) Bộ vi xử lý 8088 trong máy vi tính IBM PC/XT là bộ vi xử lý 16 bit có nhiệm vụ điều khiển các hoạt động cơ bản của máy bằng cách gửi đi hoặc thu nhận các tín hiệu điều khiển , các địa chỉ bộ nhớ và các dữliệu từ phần này sang phần khác của máy tínhthông qua các mạng lưới các đường liên lạcđiện từ gọi là bus Ðể nối bộ nhớ và các chip hỗ trợ khác nhau vào bus có các cổng vào ra(I/O port ) đặt dọc theo bus Dữ liệu đi qua các cổng vào /ra để đến hoặc rời CPU tới các phần khác của máy vi tính

Bộ vi xử lý 8088 có hai chế độ hoạt động là chế độ MIN và chế độ MAX nên một số chân sẽ có các chức năng khác nhau đối với từng chế độ hoạt động khác nhau của bộ vi

xử lý

Trang 4

Sơ đồ khối và các chân chức năng của 8088

S4 ,S3 xác định đoạn nhớ đang được thâm nhập

- RD : Tín hiệu điều khiển đọc dữ liệu từ bộ nhớ ,cổng I/O

- READY :tín hiệu vào thông báo bộ nhớ hoặc cổng I/O sẵn sàng làm việc

- INTR : (interupt request ) tín hiệu vào yêu cầu ngắt che được bằng phần mềm

- TEST : tín hiệu vào để kiểm tra bộ VXL bằng lệnh WAIT

- NMI : đầu vào tín hiệu ngắt không che được

- RESET : tín hiệu vào để khởi động bộ VXL ,địa chỉ khởi động FFFF0h

Trang 5

- CLK : Tín hiệu nhịp đưa vào cho bộ VXL lấy từ bộ phát xung nhịp 8284

- M/IO : Chỉ ra rằng CPU đang thâm nhập bộ nhớ hay cổng I/O

- WR : Tín hiệu ra 3 trạng thái báo ghi dữ liệu bộ nhớ ,I/O

INTA (Interupt acknowledge ) : Tín hiệu ra chấp nhận ngắt

- ALE ( Address latch enable ) : Tín hiệu thông báo rằng bus địa chỉ dữ liệu có chứa địa chỉ

DT/R ( Data trasmit / Receiver ) : Tín hiệu ra 3 trạng thái chỉ chiều chuyển động của dữ liệu , DT/ R = 0 dữ liệu đi ra từ CPU , DT/ R = 1 dữ liệu đi vào CPU

- DEN (Data enable ) : Tín hiệu ra ba trạng thái để mở các bộ đệm dữ liệu ,khi DEN =0 -

có dữ liệu

- HOLD : Tín hiệu vào yêu cầu treo (thả nổi ) CPU

- HLDA (Hold acknowledge ) : báo ra bộ vi xử lý chấp nhận thả nổi

- SS0 : Tín hiệu trạng thái ,hoạt động theo bảng sau :

IO/M

Trang 7

1 1 0 Ghi bộ nhớ

- RQ/ GT0 ,RQ/ GT1 (Request /Grant ) :Tín hiệu hai chiều RQ -yêu cầu treo bus ,GT - tín hiệu báo ra rằng CPU chấp nhận treo

- LOCK : Tín hiệu ra cấm các mạch điều khiển khác sử dụng bus

- QS1 ,QS0 (Queu status): Cho biết trạng thái của hàng đợi lệnh

Trang 8

Trong chế độ này bộ vi xử lý 8088 trực tiếp gửi tín hiệu điều khiển cho hệ thống Ðây là chế độ hoạt động đơn giản nhất của 8088 ,tín hiệu điều khiển được thực hiện ngay trong

bộ vi xử lý Cấu hình này cho phép các thiết bị ngoại vi của 8085A hoạt động một cách tương thích với 8088 mà không cầncác mạch phụ bên ngoài Hình vẽ trên minh hoạ hệ thống 8088 hoạt động với chế độ MIN

2.4.2 Chế độ MAX ( chân MN /MX nối thẳng với đất )

Khác biệt so với chế độ Min ,trong chế độ 8088 này cần các mạch phụ bên ngoài để chuyển đổi tín hiệu điều khiển Các mạch phụ này chuyển đổi tín hiệu các bit trạng thái S0,S1 ,S2 thành tín hiệu trao đổi I/O và bộ nhớ để điều khiển sự truyền dữ liệu Trong chế

độ này 8088 cần có thêm bộ điều khiển bus 8288 bởi vì không có đủ các chân tín hiệu đầu ra do các chức năng mới đã thay thế các chức năng của một số chân như minh hoạ trong Chế độ MAX được sử dụng khi trong hệ thống có chứa một bộ đồng xử lý như bộ đồng xử lý toán học 8087

Trang 9

3 Mạch tạo xung nhịp 8284

Cho dù làm việc trong chế độ Min hay Max CPU 8088 luôn cần xung nhịp từ mạch tạo xung nhịp 8284 Mạch tạo xung nhịp không những cung cấp xung nhịp với tần số thích hợp cho toàn hệ mà nó còn có ảnh hưởng tới việc đồng bộ tín hiệu Reset và tín hiệu Ready của CPU

3.1.Sơ đồ khối và chức năng của 8284

Trang 10

Mạch tạo xung đồng hồ 8284 cho CPU 8088

- EFI - external Frequency Input : đầu vào sử dụng khi F/C ở mức cao

- CLK - clock : Ðầu ra cung cấp xung nhịp cho bộ VXL 8088 ,và các thành phần khác trong hệ thống Tín hiệu ra CLK bằng 1 phần 3 nguồn dao độngngoài hoặc tần số vào tại chân EFI và ở mức cao trong 33% chu kỳ làm việc quyết định bởi 8088

- PCLK -Peripheral Clock : Tín hiệu bằng 1 phần 6 tần số của nguồn dao động ngoài hoặc tần số cấp vào chân EFI và ở mức cao trong 50% chu kỳ làm việc Ðầu ra PCLK này cung cấp xung nhịp cho các thiết bị ngoại vi trong hệ thống

- OSC - Oscillato output : Tín hiệu mức TTL có tần số bằng tần số đưa vào đầu EFI Ðầu

ra này cung cấp xung nhịp cho các vi mạch 8284A khác trong hệ thống

- RES- Reset input : Tín hiệu vào hoạt động ở mức thấp reset đầu vào 8284A

- RESET - reset output : Ðầu ra nối với chân RESET của 8088

- CSYNC - Clock Syncronization :Chân này được sử dụng khi đầu vào EFI được sử dụngđể

Trang 11

thực hiện đồng bộ trong hệ thống có nhiều bộ VXL Nếu nguồn dao động nội được sử dụng chân này phải được nối xuống đất

- GND -ground :

- Vcc - Power supply input : chân nối với điện áp +5V � 10%

3.2 Hoạt động của 8284

3.2.1Hoạt động của khối CLOCK

Nửa trên của sơ đồ logic là khối đồng bộ xung nhịp và reset của 8284 Theo hình vẽ nguồn dao động có hai đầu vào X1 và X2 nếu mạch dao động thạch anh được nối với X1

và X2 phần dao động sẽ tạo ra xung vuông có bằng tần số dao động của thạch anh Tín hiệu xung vuông này được đưa vào mạch NAND đảo cực tính và được đưa ra đầu

OSC Tín hiệu ra OSC đôi khi còn được sử dụng làm đầu vào EFI cho mạch 8284A khác Tín hiệu ra từ bộ chia 3 tạo nhịp cho sự đồng bộ đầu ra READY ,tạo tín hiệu vào cho mạch chia 2 ,tín hiệu CLK cho 8088 Hai bộ đếm chia 3 và chia 2 tạo ra xung nhịp cho đầu ra PCLK

3.2.2 Hoạt động của khối Reset

Khối RESET của 8284A rất đơn giản ,nó bao gồm một bộ đệm trriger Schmitt và một mạch lật kiểu D Mạch lật này đảm bảo nhịp cấp cho chân RESET của 8088 Mạch này đưa tín hiệu vào RESET của VXL theo sườn âm ( chuyển từ 1sang 0 ) , 8088 lấy mẫu tín hiệu RESET tại sườn dương (chuyển từ 0 sang 1 )

3.2.3 READY và trạng thái chờ (WAIT STATE )

Ðầu vào READY tạo trạng thái chờ dành cho các các thiết bị nhớ , thiết bị vào ra có tốc

độ chậm hơn CPU Trạng thái chờ là một khoảng xung nhịp thêm vào giữa T2 và T3 để kéo dài chu kỳ bus Nếu trạng thái chờ được xen vào thì thời gian truy cập bộ nhớ thông thường là 460ns với tần số 5MHz sẽ kéo dài thêm một chu kỳ xung (200ns ) và tới 660ns

4 Ghép nối 8284 với 8088

Trong mainboard của máy vi tính vi mạch 8284 được ghép nối với bộ vi xử lý 8088 ,cungcấp tín hiệu nhịp CLOCK ( CLK ) có tần số bằng một phần 3 tần số cung cấp của bộ dao động thạch anh (15 MHz) nối qua chân X1 và X2 , cùng tín hiệu Reset cho 8088

Trang 12

Bộ tạo xung nhịp 8284 có vai trò quan trọng ,cung cấp xung nhịp cho bộ vi xử lý 8088 vàđồng thời cung cấp xung nhịp cho các phần tử khác trong hệ thống đảm bảo sự đồng bộ trong mọi hoạt động của máy vi tính

1.4 Mạch điều khiển bus 8288

Như đã giới thiệu ở phần trước, vi mạch 8288 là mạch điều khiển bus,

nó lấy 1 số tín hiệu điều khiển của CPU và cung cấp tất cả các tín hiệu điều khiển cần thiết cho hệ vixử lý khi CPU 808àm việc ở chế độ

MAX.Sơ đồ chân và các tín hiệu của 8288 được thể hiện trên hình 5.7.Các tín hiệu chính của 8288 bao gồm

+/S1S2,S3[I, I, I] : là các tín hiệu trạng thái lấy thẳng từ CPU Tuỳ theo các tín hiệu này mà mạch 8288 sẽ tạo ra các tín hiệu điều khiển khác nhau tại các chân ra củanó

Trang 13

để điều khiển hoạt động của các thiết bị nối với CPU Bảng trên mô tả các tín hiệu vàovà

để các thiết bị này đưa dữ liệu ra bus

+IOWCO[O],AIOWC[O]:là các tín hiệu điều khiển đọc thiết bị ngoại vi hoặc đọc các thiết bị ngoại vi kéo dài

+ILTA[O]:là đầu ra thông báo là CPU chấp nhận yêu cầu ngắt của thiết bị ngoại vi và lúcnày các thiết bị ngoại vi sẽ phải đưa số hiệu ngắt ra bus để CPU đọc

+DT/R[O]:là tín hiệu để điều khiển hướng đi của dữ liệu trong hệ vào hay ra so với CPU+DEN[O]:đây là tín hiệu để điều khiển bus dữ liệu trở thành bus cục bộ hay bus hệ thống +MCE/PDEN[O]: đây là tín hiệu dùng định độ làm việc cho mạch điều khiển ngắt PIC

8259 để nó làm việc ở chế độ chủ

+ALE[O]: đây là tín hiệu cho phép chốt địa chỉ có tại các chân dồn kênh địa chỉ-dữ liệu

AD0-AD7,tín hiệu này thường được nối với chân G của mạch 47LS373 để điều khiển mạch này chốt lấy địa chỉ

4.Phối ghép 8088 với các thiết bị ngoại vi

4.1 Mạch phối ghép vào/ra song song lập trình được 8255A

4.1.1 Sơ đồ khối và các chân chức năng

Trang 14

Sơ đồ khối cấu trúc bên trong của 8255A

8255A-5 là vi mạch giao tiếp song song rất thông dụng trong toàn các hệ thống Vi mạchnày có 24 chân cho thiết bị I/O có thể lập trình hoạt động trong 3 mode khác nhau 8255A-5 có thể nối ghép bất kỳ thiết bị vào ra kiểu TTL và tương thích với 8088 8255A-

5 thường được sử dụng để ghép nối với bàn phím và cổng máy in song song trong các máy PC Ba cổng vào ra của nó được lập trình thành các nhóm 12 chân Nhóm A bao gồm cổng A ( PA7 - PA0 ) và nửa cao của cổng C (PC7 - PC4 ) , nhóm B bao gồm cổng

B (PB7 - PB0 ) và nửa thấp của cổng C ( PC3 - PC0 ) 8255A-5 được chọn bằng chân CScủa nó để lập trình và phục vụ việc ghi đọc ra cổng I/O Hai chân A1,A0 chọn thanh ghi nội để lập trình hoặc hoạt động Trong máy PC 8255A-5 được giải mã tại địa chỉ 60h-63h Ðể 8255A-5 có thể đọc ghi thì chân CS phải ở mức logic 0 và địa chỉ I/O phải được nối với chân A1 và A0 ,không cần quan tâm đến các chân địa chỉ cổng còn lại và được giải

mã bên ngoài để chọn 8255A-5

Trang 15

* Khối đệm bus dữ liệu

Ðây là bộ đệm 8 bit ,hai chiều được sử dụng để nối ghép 8255 với bus hệ thống Dữ liệu được gửi đi hay được tiếp nhận vào buffer(đệm) thông qua việc thực hiện lệnh IN (Input )hoặc OUT (output )của CPU Các từ điều khiển và thông tin trạng thái cũng được vận chuyển qua bộ đệm bus dữ liệu

* Khối logic điều khiển ghi/đọc

Chức năng của khối này là điều khiển việc trao đổi bên trong và bên ngoài của các từ dữ liệu , từ điều khiển hay thông tin trạng thái

- CS = 0: tín hiệu chọn mạch cho phép CPU điều khiển 8255

- RD =0 : Tín hiệu cho phép 8255 gửi dữ liệu hay thông tin trạng thái cho CPU thông quabus dữ liệu Nghĩa là CPU đọc thông tin này từ 8255

- WR = 0 : Tín hiệu cho phép CPU ghi thông tin trạng thái (dữ liệu hoặc từ điều khiển vào 8255 )

- A0, A1 : Các tín hiệu vào này chọn một trong ba cổng làm việc , hoặc thanh ghi điều khiển kết hợp với các tín hiệu RD ,WR thực hiện thao tác đọc ghi các cổng hoặc thanh ghi điều khiển Bình thường các bit này được nối với các bit thấp nhất của bus địa chỉ (A0 - A1 )

Trang 16

- RESET =1 : Xoá tất cả các thanh ghi bên trong của 8255 ,kể cả thanh ghi điều khiển (control register) và tất cả các cổng (A,B,C ) được đặt về chế độ các cổng vào

* Khối điều khiển nhóm A và nhóm B

Mỗi cổng trong số các cổng của vi mạch (cổng A ,B,C ) đều hoạt động theo chương trình điều khiển Quá trình như sau, CPU 8088 gửi một từ điều khiển cho 8255 Từ điều khiểnnày chứa các thông tin như : chế độ hoạt động ,xác lập hoặc khởi tạo các bit điều khiển hoạt động của 8255 Mỗi một khối điều khiển ( nhóm A và nhóm B ) tiếp nhận lệnh từ khối logic điều khiển đọc /ghi và nhận từ điều khiển từ bus dữ liệu bên trong vi mạch và tạo ra các lệnh tương ứng cho các cổng

Nhóm A bao gồm cổng A và cổng C ( 4 bit cao C7 - C4 )

Nhóm B bao gồm cổng B và cổng C ( 4 bit thấp C3 - C0 )

Ðối với thanh ghi từ điều khiển ( control word register ) , chúng ta chỉ có thể ghi mà thôi ,nghĩa là không thể đọc được nội dung của nó

* Các cổng A ,B,C

Cổng A : Ðây là cổng ra đệm và chốt 8 bit dữ liệu ,và là cổng vào chốt (latch)

Cổng B: Ðây là cổng vào/ra chốt/đệm 8 bit dữ liệu và đệm vào 8 bit dữ liệu

Cổng C : Ðầu ra 8 bit dữ liệu chốt /đệm và đầu vào đệm 8 bit.Cổng này có thể được chia thành hai cổng chốt 4 bit riêng biệt và được sử dụng để đưa ra tín hiệu điều khiển và nhậnvào tín hiệu trạng thái phối hợp với cổng A và cổng B

4.1.3 Các chế độ hoạt động cơ bản của 8255A

Vi mạch 8255 có ba chế độ hoạt động cơ bản (Mode) ,có thể chọn các chế độ hoạt động như sau

Mode 0 : Chế độ vào ra cơ bản

Mode 1 : Chế độ vào ra có hội thoại (Strobe Input/Output )

Mode 2 : Chế độ vào ra bus hai chiều

Hình vẽ sau minh hoạ các chế độ hoạt động cơ bản của 8255 :

Trang 17

Khi tín hiệu RESET bằng 1 tất cả các cổng được đưa về trạng thái là các cổng vào (Input port) nghĩa là tất cả 24 đường của ba cổng đều ở trạng thái trở kháng cao ) Sau khi tín hiệu RESET bằng 0 thì 8255 có thể duy trì trạng thái trên nếu như không có sự thiết lập trạng thái bổ xung nào nữa Trong quá trình thực hiện chương trình của hệ thống ,bất kỳ một chế độ nào khác có thể được chọn nhờ sử dụng lệnh máy OUT.

Cấu trúc từ lệnh điều khiển ( control word ) như sau:

Trang 18

Các chế độ của cổng A và cổng B có thể được định nghĩa một cách riêng biệt ,trong khi

đó cổng C được chia thành hai phần vì lý do các định cho cổng A và cổng B Tất cả các thanh ghi nội và thông tin trạng thái sẽ được xoá khi chế độ thay đổi Nhóm B ( Group B) có thể được lập trình ở mode 0 để điều khiển các chuyển mạch đơn giản hoặc hiển thị các kết quả tính toán Nhóm A có thể được lập trình hoạt động trong mode1 để điều khiển bàn phím hoặc bộ đọc băng từ hoặc một bộ điều khiển ngắt cơ bản

* Chức năng xoá bit và lập bit (single bit set/reset )

Bất cứ bit nào trong 8 bit của cổng C đều có thể được thiết lập hoặc được xoá nhờ sử dụng các lệnh ghi ra thanh ghi điều khiển các bit phù hợp.Như vậy khi cổng C đang đượcdùng để điều khiển , ghi trạng thái cho cổng A hoặc cổng B thì những bit của cổng C có thể được xoá hoặc được thiết lập nhờ sử dụng các lệnh xoá ,thiết lập bit như khi cổng C

là cổng ra dữ liệu

- Từ lệnh hoạt động trong chế độ như sau :

Trang 19

* Chức năng điều khiển ngắt (Interrupt control )

Khi 8255 được lập trình hoạt động ở mode 1 hoặc mode 2 các tín hiệu điều khiển của nó

có thể được sử dụng như yêu cầu ngắt tới CPU Tín hiệu yêu cầu ngắt tạo bới cổng C có thể bị cấm hay được phép nhờ xoá hay xác lập mạch lật INTE sử dụng chức năng lập xoábit như đã nêu trên

Chức năng này cho phép người lập trình có thể cho phép hoặc không cho phép một thiết

bị I/O ngắt CPU mà không gây ảnh hưởng tới bất kỳ một thiết bị nào khác trong cấu trúc ngắt

a/ Mode 0.( Basic input/output).

Ðây là chế độ vào ra cơ bản của vi mạch, nó đảm bảo dữ liệu được đưa ra hoặc ghi vào các cổng riêng biệt

Trong chế độ này , vi mạch có các chức năng sau :

- Vi mạch hoạt động gồm hai cổng 8 bit và hai cổng 4 bit

- Các cổng có thể là cổng vào hoặc cổng ra

- Các tín hiệu ra được chốt lại

- Các tín hiệu vào không được chốt

- Trong chế độ này 8255 có 16 cấu hình hoạt động vào/ra như sau :

Trang 22

* Ðồ thị thời gian đọc /ghi của 8255 trong chế độ này như sau :

Ðồ thị thời gian đọc

Trang 23

Ðồ thị thời gian quá trình ghi

b/Mode 1( Strobe input/output).

Trong chế độ này cổng A và cổng B sử dụng các đường dây tín hiệu của cổng C để tạo hoặc tiếp nhận tín hiệu hội thoại ( hanshaking signal ) nghĩa là mọi quá trình trao đổi dữ liệu của từng cổng đều dùng các tín hiệu hội thoại

Các chức năng cơ bản của Mode 1

- Vi mạch hoạt động gồm hai nhóm ,nhóm A và nhóm B

- Mỗi nhóm chứa một cổng 8 bit và một cổng điều khiển 4 bit

- Cổng 8 bit có thể là cổng vào , hoặc cổng ra ,cả hai cổng vào ra đều là cổng chốt

- Các cổng 4 bit được sử dụng để điều khiển và xác định trạng thái của các cổng 8 bit

- Các tín hiệu điều khiển vào được dùng trong chế độ vào :

- STB (Strobe input)

Mức thấp của tín hiệu vào này cho phép dữ liệu được đọc vào

Trang 24

- IBF (Input Buffer Full)

Mức cao của tín hiệu ra này chỉ ra rằng dữ liệu đã được ghi vào cổng chốt ,về bản chất đây là một tín hiệu xác nhận Tín hiệu IBF được xác lập khi tín hiệu STB đang ở mức thấp và được khởi tạo lại khi có sườn dương củ đầu vào RD

- INTR ( Interrupt Request )

Mức cao của tín hiệu ra này có thể được sử dụng để yêu cầu ngắt tới CPU Khi một thiết

bị vào yêu cầu phục vụ , tín hiệu INTR được xác lập bởi tín hiẹu STB =1 Tín hiệu IBF=1 và INTE =1 Tín hiệu này được khởi tạo lại khi ở sườn sau của tín hiệu RD Chứcnăng này cho phép các thiết bị vào yêu cầu ngắt tới CPU một cách đơn giản bằng cách dưa dữ liệu của nó ra cổng

Các từ lệnh điều khiển và đồ thị thời gian của chế độ này như sau :

Trang 25

* Các tín hiệu điều khiển ra được dùng trong chế độ ra

- OBF ( Output Bufer Full F/F)

Tín hiệu ra OBF chuyển về mức thấp để thông báo rằng CPU đã ghi dữ liệu ra một cổng xác định Tín hiệu OBF F/F sẽ được xác lập ở sườn lên của tín hiệu WR và bị xoá khi tín hiệu vào ACK ở mức thấp

- ACK (Acknowledge Input )

Mức thấp của tín hiệu vào này thông báo cho 8255 rằng dữ liệu từ cổng A hoặc cổng B

đã được chấp nhận Về bản chất đây là tín hiệu phúc đáp từ thiết bị ngoại vi thông báo nó

đã nhận được dữ liệu gửi tới từ CPU

- INTR (Interrupt Request )

Mức cao của tín hiệu ra này được sử dụng để yêu cầu ngắt CPU khi một thiết bị ngoài đã nhận được dữ liệu truyền từ CPU Tín hiệu INTR xác lạp khi tín hiệu ACK = "1" ,OBF =

"1" và INTE ="1" Tín hiệu này được khởi tạo lại ở sườn xuống của tín hiệu WR

Các từ lệnh của chế độ này như sau :

Ngày đăng: 09/06/2016, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w