Đáp án ngân hàng câu hỏi thi Công nghệ chế tạo phôi: Giải chi tiết, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể các câu hỏi trong ngân hàng thi môn Công nghệ chế tạo phôi. Tài liệu công nghệ chế tạo phôi phần đúc, gia công áp lự....
Trang 1Câu 1 : Trình bày phương pháp làm lõi bằng tay trong hộp lõi 2 nửa?
B1: Ráp 2 nửa hộp lõi rồi kẹp chặt với nhau.
B2: Cho hỗn hợp làm lõi, xương lõi vào hộp lõi rồi đầm chặt.
B3: Dùng búa gõ nhẹ cho lõi long ra.
B4: Tháo kẹp va mở hộp để lấy lõi đem đi sấy.
Câu 2: Trình bày về vật liệu nấu gang?
Vật liệu nấu bao gồm: Vật liệu kim loại, nhiên liệu và trợ dung Khi nấu gang trong lò đứng
vật liệu nấu được cho thành từng lớp theo thứ tự nhiên liệu, vật liệu kim loại, trợ dung
Lượng vật liệu kim loại củ 1 lớp gọi là “mẻ liệu”
-Vật liệu kim loại: Vật liệu kim loại thường dùng là gang thỏi ( thường kí hiệu từ 0 đến 4), gang máy cũ, gang hồi lò ( thu hồi từ hệt thống rót, ngót, hơi của lần đúc trước), thép vụn và fero các loại.
- Vật liệu trước khi nấu phải được làm sạch khỏi dầu mỡ, đất bẩn và ẩm Nếu là phoi vụn thì nén thành bánh.
-Nhiên liệu nấu gang trong lò đứng thường dùng than cốc hoặc than gầy nhiệt luyện vì
chúng có nhiệt trị cao, bền, xốp, và ít tạp chất
-Trợ dung thường là đá vôi, đôlômit, huỳnh thạch hoặc sỉ lò macstanh Mục đích của việc trợ dung là để làm loãng xỉ và tách nó ra khỏi kim loại lỏng Lượng trợ dung thường dùng là 4-5% khối lượng vật liệu kim loại.
Câu 3 Trình bày về Lực trong gia công kim loại bằng áp lực?
Gia công kim loại bằng áp lực là một trong những phương pháp cơ bản để chế tạo các chi
tiết máy và sản phẩm kim loại, thực hiện bằng cách dùng ngoại lực tác dụng lên kim loại ở trạng thái nóng hoặc ngội làm cho kim loại đạt đến quá giới hạn đàn hồi và bị biến dạng dẻo, kết quả sẽ làm thay đổi hình dạng ban đầu của vật thể kim loại mà không phá hủy tính liên tục và độ bền của chúng.
Lực trong gia công kim loại bằng áp lực:
-Ngoại lực: gồm các thành phần chính sau đây.
+ Lực tác dụng chính là lực sinh ra do tác dụng của thiết bị( thông qua đầu búa, khuôn rèn ) làm cho kim loại biến dạng
+Phản lưc: thường sinh ra trên bộ phận cố định của thiết bị và luôn thẳng góc với mặt tựa có chiều ngược với lực tác dụng chính Khi tính phản lực cần chú ý đến lực mà sát sinh ra giữa dụng cụ gia công và kim loại biến dạng, chiều của lực mà sát ngược với hướng di động của kim loại, cản trở quá tình biến dạng và có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình biến dạng.
+ Lực quán tính: Khi biến dạng các phần tử của vật thể biến dạng không đều nhau nên tốc độ chuyển động của chúng cũng ko đều nhau và gây ra lực quán tính
Trang 2- Nội lực:
Là lực sinh ra bên trong vật thể trong khi gia công và có thể tồn tai trong vật thể sau khi gia công, nôi lực này tạo trong vật thể ứng suất bên trong Nếu ứng suất này vượt quá giới hạn bền của vật kiệu sẽ gây nên nứt, nẻ Nếu ứng suất trong tồn tại trong vật thể sau khi gia công dưới dạng ứng sất dư thì ứng suất trong kim loại sẽ chóng đạt đến giới hạn bền.
Việc sinh ra nội lưc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nung nóng, làm nguội không đều, sự biến dạng giữa các bộ phận ko đều, lực tác dụng không đều, tổ chức kim loại không đồng đều Nói chung ứng suất dư là không có lợi nên sau khi gia công xong cần tìm cách khử ứng suất dư cho các sản phẩm rèn, dập.
Câu 5: Trình bày về vật liệu hạt dùng cho đúc trong khuôn cát?
Vật liệu hạt còn được gọi là cát, cỡ hạt dùng làm khuôn trong đúc từ 0.02-3mm Loại cỡ
hạt lớn hơn 3mm gọi là sỏi, còn nhỏ hơn 0.02mm là bụi.
Vật liệu hạt trong khôn chiếm từ 90-98% nó ảnh hưởng rất lớn tới tính chất của hỗn hợp làm khuôn.
Yêu cầu chung đối với vật liệu hạt là: chịu nóng, trơ đối với tác dụng của kim loại lỏng, giãn
nở vì nhiệt nhỏ, thoát khí tốt, không độc hại và sử dụng được nhiều lần
Trong sx đúc thường sử dụng các loại cát: cát thạch anh, samốt, mandehit, cromit, zieckon, bột than cốc…
+Cát thạch anh thành phần chính là oxit silic (SiO 2 ); lượng oxit silic trong cát phải trên 90%,
có loại chứa tới 97% SiO 2 ; thành phần tạp chất có hại (oxit kim loại kiềm) càng thấp càng tốt
vì chúng làm giảm tính chịu nóng của cát Cát thạch anh là loại vật liệu hạt đc sử dụng nhiều nhất do chúng rẻ tiền, dễ kiếm, độ chịu nhiệt khá cao, có thể đúc đc hầu hết các kim loại thường dùng; tuy nhiên nó lại có một số nhược điểm như: dễ cháy dính cát, gây bụi…
Phân loại:
• Theo nguồn: cát sông, cát núi (mỏ)
• Theo cấp: cấp 1 (SiO 2 97%); cấp 2 (SiO 2 96%); cấp 3 (SiO 2 94%); cấp 4 (SiO 2 90%)
• Theo cát đất sét: cát gầy (2-10)% đất sét; cát nửa béo (10-20)% đất sét; cát béo (20-30)% đất sét; cát rất béo (30-50)% đất sét
+Các loại hạt chịu nhiệt cao: Để đúc các vật liệu bằng gang lớn, vật đúc bằng thép với bề mặt không bị cháy cát người ta thường dùng các vật liệu hạt chịu nhiệt cao trong hỗn hợp làm
Trang 3khuôn và lõi Các vật liệu hạt này thường có độ chịu nhiệt cao hơn, ít cháy hơn…cát thạch anh Trong đúc thường dùng các loại hạt: cát cromit (FeO.Cr 2 O 3 ), cát mandehit (MgO), cát zieckon (ZnO 2 SiO 2 )…
Câu 6: Trình bày về vật liệu dính kết dùng cho đúc trong khuôn cát?
Vật liệu dính kết dùng trong hỗn hợp làm khuân và lõi phải thỏa mãn các điều kiện sau: có
độ bền riêng cao; có độ chịu nhiệt cao; hủy bền cực đại; chất dính phải đảm bảo hỗn hợp làm khuân có tính chảy đủ lớn, đảm bảo hỗn hợp làm khuôn có tuổi thọ thích hợp với chu kỳ sử dụng của nó, đảm bảo thời gian của quá trình hóa bền; loại trừ được khuynh hướng dính bám vào bộ mẫu; không hút ẩm; không tạo khí khi bị nung nóng bởi kim loại lỏng để ngăn ngừa vật đúc khỏi bị rỗ khí; chất dính và các sản phẩm phân hủy từ nó khi rót khuôn bằng kim loại lỏng không độc hại cho sức khỏe của con người; chất dính cần là loại rẻ tiền, dễ kiếm.
Trong sản xuất thường chọn các chất dính thỏa mãn một số lớn các yêu cầu quan trọng bắt nguồn từ điều kiện sx đúc cụ thể vì thực tế không có chất dính nào thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu trên.
+Chất dính vô cơ (đất sét là loại đc dùng nhiều nhất): trong sx đúc đất sét đc phân loại theo thành phần khoáng học của nó: haloysit; caolimit; monmorilonit Thường đc dùng là hai loại sau:
Sét caolimit (Al 2 O 3 2SiO 2 2H 2 O) có màu trắng, hút nước ít nên khả năng trương nở kém, tính dẻo thấp Nhiệt độ cháy của caolimit là 1750 – 1785 o C.
Sét monmorilonit (Al 2 O 3 SiO 2 H 2 O + nH 2 O) là loại sét có khả năng hút nước lớn, trương nở mạnh (thể tích của nó tăng 16 lần khi hút đủ nước) nên có khả năng dính kết tốt; khi bị nung nóng đến 100-500 o C từ monmorilonit tách ra nước tự do, còn đến 500-700 o C nước cấu trúc và
nó bị phân hủy thành các chất vô định hình ở nhiệt độ 735-900 o C và khi đó nó mất hoàn toàn khả năng hút nước trở lại.
*Thủy tinh lỏng: ngoài ưu điểm rẻ tiền, ko độc hại chất dính này còn cho phép sử dụng công nghệ nhanh để sx khuôn và lõi; đặc biệt trong sx đơn chiếc và loại nhỏ với sự sử dụng tấm mẫu ở nhiệt độ thường, nghĩa là nhận đc hỗn hợp đóng rắn nguội Thủy tinh lỏng là một dung dịch silicat kiềm với thành phần thay đổi (Na 2 O.nSiO 2 hoặc K 2 O.nSiO 2 ) trong sx đúc thường dùng thủy tinh lỏng Natri vì nó rẻ và sẵn hơn.
Trang 4*Xi măng: có đặc điểm là khi tương tác với nước sẽ tạo thành các thủy phân tử, khi phân hủy chúng tạo ra các liên kết giữa các hạt cát của hỗn hợp làm khuôn Trong sx đúc thường dùng
xi măng Pooclan với hàm lượng từ 10-20% Khuôn đúc dùng làm hỗn hợp cát xi măng có ưu điểm là độ bền tơi và độ dẻo cao nên dễ làm khuôn Tuy nhiên do thời gian đóng cứng kéo dài (khoảng 28h) nên năng xuất lao động thấp chỉ phù hợp với sx đơn chiếc.
+Chất dính hữu cơ: là loại chất dính có chất lượng cao chỉ cần đưa vào hỗn hợp làm khuôn một lượng nhỏ cũng có thể đạt đc giá trị độ bền cao Ngoài ra hỗn hợp dùng chất hữu cơ có độ thông khí và tính lún cao, sau khi rót kim loại lỏng vào khuôn dưới tác dụng của nhiệt độ cao chất lượng hữu cơ tự phân hủy vì vậy hỗn hợp tự hủy bền giảm công phá khuôn và lõi.
Nước bã giấy là một loại chất dính hữu cơ rất rẻ và sẵn nó có thể dùng làm chất dính khi làm khuôn tươi, khuôn khô, làm chất dính trong hỗn hợp sơn chống cháy cát Nhược điểm của nó
là có độ nền riêng thấp, hút ẩm rất mạnh làm độ bền của khuôn và lõi giảm dần sau khi sấy khô chốt kim loại lỏng vào khuôn.
Chất dính dầu thực vật (dầu lanh, dầu trẩu, dầu gai…) trong đó dầu lanh là chất dính kết tốt hơn cả do dễ đóng cứng và cho độ bền riêng lớn, ít sinh khí và cho độ thông khí cao
Chất dính dầu tổng hợp có ưu điểm là độ bền cao trong khi lượng dầu lại ít, đạt độ chính xác của hốc khuôn và lõi cao, không cần sấy nhiệt, khuôn và lõi không hút ẩm, khuôn có tính lún tốt, phá dỡ khuôn và lõi dễ dàng.
Câu 7: Trình bày phương pháp làm khuôn bằng tay trong 2 hòm khuôn?
Đặc điểm làm khuôn bằng tay: Độ chính xác của khuôn không cao; Năng suất thấp; Yêu cầu công nhân làm khuôn phải có tay nghề cao; Thích hợp khi chế tạo các vật đúc cực lớn hoặc các vật đúc có kết cấu phức tạp
*Phương pháp làm khuôn trong 2 hòm khuôn:
+Bước 1: Đặt mẫu lên tấm mẫu; +Bước 2: Đặt hòm khuôn dưới lên tấm mẫu
+Bước 3,4,5,6: Phủ lớp cát áo bao kín bề mặt mẫu và phủ lớp cát đệm lên trên lớp cát áo và đầm chặt khoảng 20-40 cm;
+Bước 7: Đầm chặt và gạt phẳng; +Bước 8: Xiên lỗ thoát hơi.
Trang 5+Bước 9: Lật hòm khuôn dưới 180; +Bước 10:Rắc lớp cát phân cách 2 hòm khuôn
+Bước 11: Đặt hòm khuôn trên, lên hòm khuôn dưới và định vị bằng chốt.
+Bước 12: Đặt hệ thống lỗ; +Bước 13,14,15: Phủ lớp cát áo và cát đệm.
+Bước 16: Gặt phảng; +Bước 17: Xiên lỗ thoát hơi.
+Bước 18:Tháo chốt định vị và nhấc hòm khuôn trên ra khỏi hòm khuôn dưới
+Bước 19: Lấy rãnh lọc xỉ ; +Bước 20:Sửa lại mặt phân khuôn.
+Bước 21: Rút mẫu ra khỏi hòm khuôn dưới, sửa lại lòng khuôn và mặt phân khuôn.
Câu 8: 2 Trình bày về tính chảy loãng; tính thiên tích; tính co ngót; hòa tan khí của kim loại và hợp kim đúc ảnh hưởng của nó đến chất lượng vật đúc như thế nào?
*Tính chảy loãng là mức độ chảy loãng ra một diện tích rộng hay hẹp của kim loại hoặc hợp
kim được khảo sát Tính chảy loãng ảnh hưởng đến khả năng điền đầy khuôn đúc Nếu kim loại và hợp kim có tính chảy loãng thấp thì vật đúc có thể bị thiếu, hụt, hình dạng không rõ nét đặc biệt đối với những vật đúc thành mỏng, kết cấu phức tạp.
Yếu tố ảnh hưởng đến tính chảy loãng:
+ Nhiệt độ: Nhìn chung nhiệt độ tăng độ chảy loãng cũng tăng nhưng chỉ đến một giới hạn nhất định phụ thuộc vào tùng kim loại và hợp kim Khi vượt qua giới hạn trên độ chảy loãng sẽ không tăng trong khi các tính chất khác như tính ô xy hoá, cháy hao, hoà tan khí tăng mạnh Vì vậy với mỗi kim loại và hợp kim chỉ nên qui định một khoảng nhiệt độ đúc tối ưu.
+ Cấu trúc hợp kim: Các kim loại nguyên chất và hợp kim cùng tinh có độ chảy loãng cao hơn các hợp kim có cấu tạo ở dạng dung dịch đặc và hợp chất hoá học.
+ Ảnh hưởng của tạp chất: Trong kim loại và hợp kim càng nhiều các tạp chất khó chảy như màng ôxyt, nitrít thì độ chảy loãng càng thấp vì sức cản của chúng rất lớn làm tăng độ sệt động lực của hệ.
Trang 6+ Ảnh hưởng của thành phần hoá học của kim loại và hợp kim: Phốt pho có trong thành phần của kim loại và hợp kim sẽ làm tăng độ chảy loãng vì nó tạo thành hợp chất dễ chảy Các nguyên tố có nhiệt độ chảy cao như Cr, Ti làm giảm độ chảy loãng vì tạo ôxyt khó chảy.
+ Ảnh hưởng của khuôn: Khuôn có độ nhám cao, độ ẩm lớn sẽ làm giảm độ chảy loãng của kim loại và hợp kim Nếu tính dẫn nhiệt của vật liệu làm khuôn lớn thì độ chảy loãng của kim loại rót khuôn cũng giảm.
+ Ảnh hưởng của hình thức rót kim loại lỏng vào khuôn: Khi rót khuôn với vận tốc rót nhỏ, kim loại chảy vào khuôn theo chế độ chảy tầng, tốc độ chảy của các lớp sát thành khuôn bằng không Kết quả là diện tích dòng chảy giảm dần, độ chảy loãng vì thế cũng giảm.
Khi rót khuôn với vận tốc rót lớn, kim loại sẽ chảy vào khuôn theo chế độ chảy rối vì vậy lớp kim loại sát thành khuôn được đổi chỗ với kim loại phía trong Kết quả là nhiệt độ của kim loại giảm chậm hơn, nghĩa là độ chảy loãng của kim loại sẽ cao hơn so với khi rót theo chế độ chảy tầng.
* Tính thiên tích là hiện tượng k đồng nhất về thành phần hoá học trong toàn bộ vật đúc.
Sự thiên tích làm giảm cơ tính của vật đúc, giảm khả năng chịu ăn mòn… gây lên hỏng vất đúc khi làm việc Chia làm 2 dạng:
-Thiên tích vùng: là sự k đồng nhất về tp hoá học giữa các vùng của vật đúc Các nguyên nhân chính gây ra thiên tích vùng là sự khác biệt lớn về tỉ trọng các nguyên tố thành phần trong hợp kim Thời gian kết tinh càng kéo dài thì mức độ thiên tích vùng càng lớn vì vậy để hạn chế thiên tích vùng cần rút ngắn thời gian kết tinh vật đúc bằng cách làm nguội nhanh kết hợp với khuấy đảo kim loại liên tục.
-Thiên tích hạt: là sự k đồng nhất về tp hoá học trong nội bộ của kl Các nguyên chính gây
ra thiên tích hạt là do nhiệt độ kết tinh của ngtố trong hợp kim khác nhau Để giảm thiên tích hạt cần làm nguội chậm vật đúc sau khi đã kết tinh hoàn toàn đến nhiệt độ thường.
* Tính co ngót: Độ co ngót là sự giảm kích thước dài và giảm thể tích của vật đúc khi đông
đặc Sự co ngót của hợp kim là nguyên nhân gây ra các khuyết tật rỗ co, lõm co và biến
Trang 7dạng vật đúc Trong sx đúc, hợp kim nào có độ co ngót lớn thì khuôn đúc phải có đậu ngót lớn, kết cấu vật đúc hợp lý.
Co ngót sảy ra theo 3 giai đoạn:
-Co ở trạng thái lỏng: là sự co thể tích bắt đầu từ nhiệt độ rót đến nhiệt độ bắt đầu kết tinh -Co trong giai đoạn kết tinh: là sự co thể tích từ lúc bắt đầu kết tinh đến khi kết thúc quá trình kết tinh.
-Co ở trạng thái rắn: là sự co tính từ nhiệt độ kết thúc kết tinh đến nhiệt độ thường của môi trường.
* Tính hoà tan khí : khí hoà tan vào kim loại lỏng trong quá trình nấu luyện và trong quá
trình rót khuôn.
-Độ hoà tan khí phụ thuộc:
+ nhiệt độ của kim loại: khi kl bắt đầu chảy độ hoà tan của khí tăng dần sau khi kl chảy hoàn toàn độ hoà tan khí tăng đột ngột đến nhiệt độ sôi của kl độ hoà tan khí giảm dần do tác động dôi của kl làm bớt khí thoát ra ngoài
+ áp suất trong môi trường bao quanh: áp suất càng lớn thì độ hoà tan khí của nó vào kl càng cao
+ bản chất của khí hoà tan: khí hoà tan vào kl lỏng càng nhiều khi chúng dễ phân ly thành phân tử Đường kính khí càng nhỏ thì chúng càng dễ hoà tan vào KL lỏng
+Tình trạng nấu luyện: khi nấu luyên càng khuấy đảo nhiều càng tạo điều kiện cho khí hoà tan vào KL lỏng.
Câu 9: Nêu các hiện tượng xảy ra khi biến dạng dẻo kim loại?
Biến dạng dẻo đơn tinh thể: Biến dạng dẻo đơn tinh thể được thực hiện bằng hình thức
trượt và song tinh:
*Sự trượt:
Trang 8Khi tác dụng lực vào kim loại mỗi đơn tinh thể suất hiện 2 ứng suất: ứng sất pháp và ứng suất tiếp.
Cơ cấu của quá trình trượt có thể giải thích như sau: theo thuyết lệch kim loại khi kết tinh không sắp xếp theo quy luật 1 cách lý tưởng mà bao giờ cũng tồn tại những chỗ bị xô lệch, tại những chỗ lệch này nguyên tử ở trạng thái cân bằng không bền mà dễ chuyển động và có xu hướng trở về cị trí cân bằng Vì thế khi có lực tác dụng thì sự di động sảy ra tại các điểm lệch của mạng tinh thể Nếu ứng suất tiếp tác động liên tục và có trị số đủ lớn thì các điểm lệch và vùng lệch lân cận sẽ chuyển dịch dần về 1 phía và cuối cùng đạt đến sự xê dịch bằng 1 khoảng cách là bội số của thông số mạng Như vậy quá trình được thực hiện đầu tiên là các chỗ lệch di chuyển đến vị trí mới và điểm lệch bị mất nhưng đồng thời lại tạo lên chỗ lệch mới Quá trình
cứ như vậy tiếp diễn cho đến khi ngừng tác dụng lực.
*Song tinh:
Dưới tác dụng của ứng sất tiếp Ʈ, trong tinh thể có sự chuyển dịch tương đối của 1 phần mạng tinh thể đến vị trí mới đối xứng với phần còn lại qua mặt phẳng tinh thể cố định gọi là mặt song tinh.
Hiện tượng song tinh sảy ra rất nhanh và càng mạnh khi biến dạng đột ngột với tốc độ biến dạng lớn
Qúa trình song tinh có các đặc điểm sau:
- Song tinh tạo điều kiện cho mặt trượt ở vào vị trí thuận lợi nhất giúp cho quá trình biến dạng xảy ra dễ dàng.
- Biến dạng dư do song tinh gây ra rất nhỏ.
- Trong quá trình trượt nếu có suất hiện song tinh thì ứng suất tới hạn sẽ giảm xuống, có trường hợp giảm di 50% như khi biến dạng Mg.
- Song tinh tiến hành tương đối dễ dàng đối với các kim loại có mạng lục giác xếp chặt ở nhiệt độ thường.
Biến dạng dẻo đa tinh thể: Đa tinh thể là tập hợp của nhiều đơn tinh thể kề sát nhau và
có liên kết với nhau chặt chẽ Vì thế biến dạng dẻo của đa tinh thể gồm sự biến dạng trong
Trang 9nội bộ từng đơn tinh thể theo các hình thức trượt, song tinh và sự biến dạng ở các vùng nối tiếp giũa các đơn tinh thể, vùng này mạng tinh thể bị xô lệch mạnh.
Biến dạng đa tinh thể có các đặc điểm sau:
- Do phương mạng giữa các đơn tinh thể lệch nhau nên dù tải trọng đặt vào phân bố đều
và có hướng xác định nhưng tình trạng chịu lực của các hạt rất khác nhau, vì thế sự biến dạng của các hạt không đồng đều.
- Do phương mạng giữa các hạt kim loại trong đa tinh thể định hướng ngẫu nhiên nên khả năng biến dạng của các hạt là khác nhau.
- Quá trình biến dạng ở giữa các hạt thực hiện rất khó khăn do magnj tinh thể bị xô lệch nhiều vì thế kim loại có độ hạt nhỏ, tinh giới nhiều sẽ có độ biền lớn hơn kim loại có hạt lớn.
- Ở mức độ biến dạng rất lớn xảy ra sự định hướng phương mạng của các hạt trùng nhau.
Câu 10: Nêu ảnh hưởng của trạng thái ứng suất tới tính dẻo của kim loại?
Ảnh hưởng của ứng suất tới tính dẻo của kim loại: Trạng thái ứng suất có ảnh hưởng
nhiều đến khả năng biến dạng dẻo của kim loại ứng suất kéo có khả năng tạo ra biến dạng dẻo rất hạn chế vì ứng suất kéo gây nên sự trượt (biến dạng) ở tinh giới hạt là chính còn ứng suất nén có khả năng tạo đk biến dạng dẻo lớn vì ứng suất nén gây sự trượt chủ yếu trong nội
bộ các hạt Trong số chín trạng thái ứng suất chính thì trạng thái ứng suất kéo khối có khả năng gây biến dạng dẻo kim loại kém nhất, kim loại rất khó biến dạng, có độ dòn cao và rất rễ
bị phá hủy khi lực tác dụng có cường độ lớn Trạng thái này không gặp trong thực tế gia công
áp lực Trạng thái nén khối có khả năng tạo biến dạng rễ dàng nhất, thường gặp trong các quá trình chồn, cán, dập thể tích, ép kim loại
Câu 11: Nêu ảnh hưởng của thành phần hoá học, nhiệt độ và ứng suất dư (phụ) tới tính dẻo của kim loại?
Ảnh hưởng của các thành phần hóa học: các thành phần hóa học đa phần làm giảm tính
dẻo của kim loại; hàm lượng C càng lớn thì độ bèn , độ cứng tăng lên còn độ dẻo giảm xuống; lưu huỳnh S làm thép bị “ dòn nóng” làm thép dòn và rễ bị nứt vỡ khi tác dụng lực; phốt pho P
Trang 10làm thép bị “dòn nguội”; mangan làm tăng độ bền và thay đổi một số tính chất của thép, tránh cho thép bị dòn nóng , rễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao; các nguyên tố hợp kim khác như Cr, Ni,W, Si làm thép kém dẻo , tăng nhiệt độ kết tinh lại.
Ảnh hưởng của nhiệt độ :khi ở trong 1 giới hạn cho phép của nhiệt độ khi nung kim loại để
gia công áp lực thì nhiệt độ càng cao tính dẻo của kim loại càng tăng, độ bền và độ cứng càng giảm, biến dạng càng rễ dàng.
Ảnh hưởng của ứng suất dư: kim loại có tồn tại ứng suất dư (nhất là dạng thô đại ) sẽ có
trở lực biến dạng lớn, độ dẻo kém, có thể bị cong vênh, nứt nẻ, khả năng chịu đựng va chạm kém ứng suất này còn làm thay đổi sự phân bố ứng suất do ngoại lực gây ra Ngoài ra ứng suất dư còn làm tăng khả năng biến dạng không đồng đều của vật, thêm vào đó ứng suất trong kim loại chóng đạt tới giới hạn bền, gây nên nứt nẻ ứng suất dư kéo tồn tại trên bề mặt chi tiết sẽ làm giảm đáng kể khả năng chịu lực khi nó làm việc.
Câu 12: Nêu ảnh hưởng tốc độ biến dạng, ma sát ngoài tới tính dẻo của kim loại?
Ảnh hưởng của tốc độ biến dạng đến tính dẻo của kim loại theo 2 hướng:
-Làm giảm tính dẻo: tốc độ sinh ra biến cứng lớn hơn tốc độ sinh ra biến mền do tác dụng của hiệu ứng nhiệt làm cho kim loại đạt tới nhiệt độ cao mà tại nhiệt độ này kim loại có độ dẻo thấp
-Làm tăng tính dẻo: do tác dụng của hiệu ứng nhiệt làm cho tốc độ biến mền lớn hơn tốc độ biến cứng do tác dụng của hiệu ứng nhiệt làm cho kim loại đạt tới nhiệt độ ứng với lúc kim loại có tính dẻo cao.
Ảnh hưởng của ma sát ngoài đến tính dẻo: ma sát làm thay đổi lực tác dụng do đó làm
thay đổi cả ứng suất của các phần tử trong vật thể biến dạng , kết quả làm cho biến dạng không đồng đều, giảm tính dẻo vào khả năng biến dạng của kim loại; do có lực ma sát ngoài nên trở lực biến dạng và công biến dạng tăng lên, giảm tuổi thọ của dụng cụ, giảm sức bền của vật gia công; ma sát ngoài làm giảm khả năng điền đầy của kim loại vào các lòng khuôn đặc biệt là khi lòng khuôn phức tạp.
Câu 13: Nêu ảnh hưởng của biến dạng dẻo tới tổ chức và tính chất của kim loại?
Ảnh hưởng của biến dạng dẻo tới tổ chức và tính chất của kim loại:
+ảnh hưởng cơ tính: σ b tăng , δ giảm Có hiện tượng hoá bền trong tổ chức kim loại.