1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SO SÁNH CÁCH DÙNG COME VÀ GO (ĐẦY ĐỦ)

4 378 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 36,5 KB

Nội dung

Come và Go là hai từ rất ngắn gọn nhưng lại gây ra rất nhiều nhầm lẫn khi sử dụng. Trong bài học này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và so sánh cách sử dụng của come và go nhé. QUY TẮC NỀN TẢNG Chúng ta vẫn thường nói người nói thì phải có người nghe. Đúng vậy, trong một cuộc nói chuyện luôn có người nói và người nghe, và chúng ta có quy tắc phải nhớ về come và go như sau: Nếu hành động di chuyển trong câu nói là đến vị trí của người nói hoặc là vị trí của người nghe thì ta dùng COME. Ngược lại nếu hành động di chuyển trong câu nói là đến một nơi khác không phải vị trí hiện tại của người nói, cũng không phải vị trí hiện tại của người nghe thì ta dùng GO.

Trang 1

SO SÁNH CÁCH DÙNG COME VÀ GO (ĐẦY

ĐỦ)

Come và Go là hai từ rất ngắn gọn nhưng lại gây ra rất nhiều nhầm lẫn khi sử dụng Trong bài học này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và so sánh cách sử dụng

của come và go nhé.

QUY TẮC NỀN TẢNG

Chúng ta vẫn thường nói "người nói thì phải có người

nghe" Đúng vậy, trong một cuộc nói chuyện luôn có người nói và người nghe, và chúng ta có quy tắc phải nhớ

về come và go như sau:

- Nếu hành động di chuyển trong câu nói là đến vị trí của người nói hoặc là vị trí của người nghe thì ta

dùng COME.

- Ngược lại nếu hành động di chuyển trong câu nói là đến một nơi khác không phải vị trí hiện tại của người nói, cũng

không phải vị trí hiện tại của người nghe thì ta dùng GO.

1 SO SÁNH CÁCH DÙNG COME VÀ GO Ở THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI:

Ví dụ: Bạn là Chí Phèo (ví dụ thôi nhé ^^; bạn là người

nói, đang ở Sài gòn) và bạn nói chuyện với Thị Nở (người nghe, đang ở Bình Dương) như sau:

- Bạn: I miss you I want to come to visit you.

// Anh nhớ em Anh muốn đến thăm em - đến chỗ người

Trang 2

nghe (Thị Nở) => dùng come.

- Nở: You cannot come here today, because Ba Kien is also coming to visit me.

// Hôm nay anh không thể đến, bởi vì Bá Kiến cũng sẽ đến

thăm em hôm nay - đến chỗ người nghe (Thị Nở)

=> dùng come.

- Bạn: I want to go to his house to kill him.

// Anh muốn đến nhà nó để giết nói - Tới nhà Bá Kiến

(không phải đến chỗ người nói cũng không phải đến chỗ người nghe) => dùng go.

- Nở: It is no need He also wants to come and find you.

// Không cần phải thế đâu Anh ấy cũng muốn đến tìm anh

- Tới vị trí của người nói (bạn) => cũng dùng come.

Do vậy nếu bạn muốn nói "về nhà" thì phải xem bạn đang nói chuyện với ai, người đó có đang ở nhà bạn không ? nếu

người đó đang ở nhà bạn thì bạn dùng come, ngược lại nếu người đó không phải đang ở nhà bạn thì bạn dùng go nhé.

2 SO SÁNH CÁCH DÙNG COME VÀ GO Ở THỜI ĐIỂM QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI.

Nếu là di chuyển đến vị trí của người nói hoặc người nghe

trong quá khứ hay ở tương lai, lúc người nói hay người nghe đang còn/sẽ đang ở đó thì chúng ta cũng dùng come.

Ví dụ:

- Bạn: Do you remember that I came / went to see you many times when you were in My Tho ?

// Em có nhớ rằng anh đã đến thăm em rất nhiều lần lúc em

Trang 3

còn ở Mỹ Tho ? - Đến vị trí của người nghe (Thị Nở)

trong quá khứ, ta vẫn dùng come.

- Nở: Yes, I do But Ba Kien also came / went to visit me

many times

// Em biết Nhưng anh Bá Kiến cũng đã đến thăm em rất nhiều lần - Đến vị trí của người nghe (Thị Nở) trong quá

khứ -> ta vẫn dùng come.

- Bạn: I will come / go to visit you again when you return

home next week

// Tuần tới lúc em về thăm nhà anh lại sẽ đến thăm em nữa

- Đến vị trí của người nghe (Thị Nở) trong tương lai -> ta vẫn dùng come

- Nở: It's no need Ba Kien promised me that he will

be coming / going to see me next week.

// Không cần đâu Anh Bá Kiến đã hứa sẽ tới thăm em tuần tới - Tới vị trí của người nghe (Nở) trong tương lai

* Lưu ý: Trong trường hợp này một số người bản ngữ vẫn

dùnggo, do đó nếu bạn thấy ai đó dùng go thì bạn cũng

đừng quá lấy làm lạ nhé

3 SO SÁNH CÁCH DÙNG COME VÀ GO KHI NÓI

VỀ VỊ TRÍ CỦA MỘT NGƯỜI NGOÀI CUỘC.

- Khi bạn nói về vị trí của một người khác(người A) ngoài

cuộc trò chuyện (người mà không phải đang nói chuyện với bạn) Khi nói về việc di chuyển từ vị trí của ai đó(người

này cũng ngoài cuộc trò chuyện) tới vị trí của người A

đang ở, đã ở và sẽ ở thì ta cũng dùng come.

Trang 4

Ví dụ: Ngoc Trinh had been waiting for her boyfriend for 2 hours but he didn't come.

(Ngọc Trinh = người A; her boyfriend = người khác Cả 2 người không có ai đang nói chuyện với bạn)

* Lưu ý: Nếu có modal verb (can, could, ) thì có thể dùng cả come và go.

Ví dụ: Ngoc Trinh was so disappointed that her

boyfriend couldn't come / go with her.

4 SO SÁNH CÁCH DÙNG COME VÀ GO CÙNG NHAU ĐI ĐÂU ĐÓ: "come with" vs "go with".

- Khi bạn muốn nói bạn và ai đó cùng nhau đi đâu,

dùng come / come with.

Ví dụ: I'm going to the movie tonight Would you like to come / come with me ?

*Lưu ý: Một số người bản ngữ vẫn dùng cả hai "come

with" và " go with" do đó nếu bắt buộc phải chọn một trong hai thì bạn nên dùng "come with", nếu được tự ý lựa chọn thì cũng nên dùng "come with", còn nếu thấy ai đó dùng

"go with" thì bạn cũng đừng quá ngạc nhiên nhé

- Nhưng nếu người khác đi cùng người khác (không có

bạn trong đó) thì ta sẽ dùng "go"

Ví dụ: He will go with you (người khác đi với ai đó chứ

không phải bạn đi với thì ta dùng "go with")

Chúc các bạn học tốt !

Ngày đăng: 28/05/2016, 07:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w