Franchise – cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 Tìm hiểu về nhượng quyền thương mại (Franchise) 4
1.1 Nguồn gốc 4
1.2 Khái niệm 5
1.3 Phân biệt 7
1.3.1 Nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ 7
1.3.2 Nhượng quyền thương mại và hoạt động license 8
1.3.3 Nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại 8
1.3.4 Nhượng quyền thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa 9
1.3.5 Nhượng quyền thương mại và hợp tác kinh doanh 9
1.4 Luật Nhượng quyền thương mại Việt Nam: 10
1.4.1 Luật thương mại 10
1.4.2 Một số thuật ngữ về franchise 12
1.4.3 Nghị định 11 14
1.4.4 Dự thảo nghị định về NQTM 15
2 Kinh nghiệm, thực tiễn về franchise 16
2.1 Thế giới 16
2.2 Việt Nam 19
2.2.1 Hoạt động nhượng quyền kinh doanh của các doanh nghiệp VN 20
2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động nhượng quyền kinh doanh của doanh nghiệp VN 22
2.3 Một số mô hình Franchise tiêu biểu 25
2.3.1 McDonal’s 25
2.3.2 Café Trung Nguyên 27
2.3.3 Phở 24 28
2.3.4 Hoa Hướng Dương 29
Trang 33 Cơ hội_thách thức khi chọn lựa franchise: 30
3.1 Cơ hội 31
3.2 Thách thức 31
3.3 Lựa chọn Franchise để kinh doanh 34
4 Giải pháp 36
4.1 Đối với doanh nghiệp 36
4.2 Đối với các nhà làm chính sách 38
KẾT LUẬN 40
TÀI TIỆU THAM KHẢO 41
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều tập đoàn quốc tế, nhất lànhững tập đoàn bán lẻ đã và đang bước vào thị trường Việt Nam bằng cửangõ kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại franchise, họ sẽnhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ ở Việt Nam vì có riêng những kinhnghiệm và uy tín vốn có của mình Phương thức kinh doanh này bằng thực tế
đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng nó không chỉ thuận lợi và cơ hội chonền kinh tế nước nhà mà còn tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệptrong nước Vì thế, trong xu hướng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp của chúng
ta sẽ phải làm gì để giữ vững và phát triển thương hiệu của mình?
Trong khuôn khổ những kiến thức học được và tìm tòi qua nhiềunguồn, nhóm chúng em thực hiện một bài tiểu luận nhỏ với đề tài: “Franchise– cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam” nhằm tìm hiểu sâu sắchơn về hình thức kinh doanh đang trở nên phổ biến này để cung cấp cho bảnthân những kiến thức cần có ở bộ môn Marketing nói riêng và ngành Thươngmại nói chung Vì hiểu biết còn hạn chế, chắc chắn bài tiểu luận sẽ còn nhiềuthiếu sót, kính mong thầy xem xét và đóng góp ý kiến để bài chúng em đượchoàn thiện hơn
Trang 51 Tìm hiểu về nhượng quyền thương mại (Franchise)
1.1. Nguồn gốc
Thông thường khi tìm hiểu một vấn đề nào đó người ta thường hay đặt
ra câu hỏi: “nó bắt đầu khi nào, hay nó xuất hiện khi nào?” và nhượng quyềnthương mại cũng vậy Tuy nhiên, thực sự ít người biết câu trả lời chính xác là
nó xuất hiện vào thời điểm nào
Nguồn gốc của nhượng quyền thương mại thực sự đã có từ hàng thế kỷrồi Khi chính quyền La Mã cổ đại trong một nổ lực thu thuế đã cho phép một
số người “có quyền” đi làm thay nhiệm vụ này trong một khu vực địa lý đượcgiao Những nhà thu thuế này được phép giữ lại một tỷ lệ trên số tiền mà họthu được, và số còn lại thì giao lại cho chính quyền (hoàng đế la mã) Nhưvậy, mối quan hệ rất sớm, sơ khai đầu tiên về nhượng quyền, trao quyền đãđược ghi nhận trong lịch sử mà sau này nó được mở rộng, phát triển thànhkinh doanh nhượng quyền thương mại
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanhnhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu Tuy nhiên,hoạt động nhượng quyền kinh doanh (hay nhượng quyền thương mại) đượcchính thức thừa nhận khởi nguồn, phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19,khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyềnkinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình Trong suốt thời kỳ nội chiến, môhình đầu tiên được phát triển khi Sewing Singer Machine sản xuất máy maythành lập một hệ thống phân phối trên toàn thế giới, từ thời gian đó, nhiềucông ty mạnh dạn sử dụng franchise để xâm nhập những thị trường không thểvươn tới bởi vì chi phí cao và các nhân tố rủi ro liên quan đến việc mở rộng
Một thời kỳ mới của franchise bắt đầu năm 1950 (có thể gọi phát súng
là khởi nguồn cho nhượng quyền thương mại), khi Ray Kroc, một thương giabán máy pha chế thức uống quyết định đến San Bernadino, bang Californiathăm một khách hàng vì vị khách này đã đặt mua tới 10 cái máy một lúc,
Trang 6trong khi một cửa hàng bình thường chi cần trang bị một cái, Kroc ngạc nhiênkhi thấy một đoàn người xếp hàng chỉ đợi mua một chiếc bánh kẹp thịt đượcbán qua các ô cửa sổ, còn nhân viên phục vụ với tốc độ tất bật nhưng chuyênnghiệp Kroc nhận ra mô hình kinh doanh này thật hiệu quả, chi phí thấp và
đã thuyết phục hai anh em Dick McDonald và Mac McDonald là chủ cửa hiệutrên ký hợp đồng ủy quyền cho mình như một đại lý độc quyền dưới tên công
ty McDonald’s System mà sau đó đổi tên thành McDonald’s Corporation
Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm khi ThếChiến II kết thúc, với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn vàcác hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ
sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những
hệ thống kinh doanh theo phương thức này
Từ những năm 60, franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnhhành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khácnhư Anh, Pháp Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa
Kỳ và một số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, kháchsạn-nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thếgiới Ngày nay, franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tạiChâu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượngquyền
1.2. Khái niệm
Có nhiều định nghĩa và nhiều cách hiểu về nhượng quyền thương mại.Nhượng quyền thương mại liên quan đến ít nhất hai chủ thể: người phân phốibiểu tượng hoặc thương hiệu và hệ thống doanh nghiệp gọi là chủ thương hiệu(franchisor), và người nhận quyền (franchisee), phải trả một khoản phí vàthường là phí ban đầu cho cái quyền được kinh doanh dưới tên tuổi và hệ
Trang 7thống của chủ thương hiệu Hợp đồng kết hợp hai chủ thể gọi là “hợp đồngnhượng quyền thương mại”
Từ Franchise có nguồn gốc từ tiếng Pháp cổ có nghĩa là “freedom” (sự
tự do) Franchise là một phương thức mở rộng mô hình kinh doanh, thươnghiệu của doanh nghiệp đầu tiên xuất hiện ở Châu Âu nhưng khi nhắc đếnfranchise thì người ta lại nghĩ ngay đến nước Mỹ Bởi trung bình tại Mỹ cứ12ph lại có một doanh nghiệp nhượng quyền được thành lập
Còn tự điển của Viện Ngôn Ngữ học thì franchise là nhượng quyềnkinh doanh hay cho phép ai đó được bán hàng hóa hay dịch vụ của một công
ty tại một địa điểm nào đó nhất định Trong hình thức này được thực hiệnbằng một hợp đồng mà chủ thương hiệu gọi là franchiser hay franchisor, cònbên nhận quyền là franchisee với cam kết thực hiện các yêu cầu của chủthương hiệu
Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Thương Mại Liên Bang (FTC) đã định nghĩ rằng:
"franchise là hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên, mà trong đó một bên chủthương hiệu cho phép bên kia được quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo
kế hoạch, hệ thống gắn liền với thương hiệu của chủ thương hiệu Người đượccấp quyền phải trả cho bên cấp quyền các khoản phí trực tiếp hay gián tiếp,gọi là phí franchise"
Tại Việt Nam, theo điều 284 Luật Thương mại 2005 , thì franchise làhoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhậnquyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo cácđiều kiện sau:
Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phươngthức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãnhiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyềntrong việc điều hành công việc kinh doanh
Lâu nay, chúng ta thường hay bắt gặp cụm từ: franchise, franchising,nhượng quyền thương mại, nhượng quyền kinh doanh, nhượng quyền thươnghiệu Nhưng trước hết, có một đính chính nhỏ, nếu ai hay dùng cụm từ
"nhượng quyền thương hiệu" để chỉ hoạt động franchise (hay franchising) làchưa chính xác, bởi vì thương hiệu chỉ là một phần trong nội dung nhượngquyền
Tóm lại, có nhiều cách diễn giải về Franchise, nhưng chung quy lại thìFranchise là hình thức mà đối với chủ thương hiệu là mở rộng được quy môcủa doanh nghiệp, còn với người nhận quyền kinh doanh thì được làm chủmột doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường, có đầy đủ sự giúp đỡ của chủthương hiệu
Trang 81.3 Phân biệt
Trên thực tế, nhiều thương nhân khi muốn chọn lựa một mô hình kinhdoanh phù hợp, đã nhầm lẫn nhượng quyền thương mại với các hình thứckinh doanh khác có một số đặc điểm tương đồng Khi so sánh nhượng quyềnthương mại và một số hình thức kinh doanh khác theo pháp luật hiện hành,chúng ta nhận thấy có những khác biệt cơ bản như sau:
1.3.1 Nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ
Về tính chất: Nhượng quyền thương mại là phương thức mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh bằng một thỏa thuận cho phép thương nhânkhác được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, quy trình kinh doanh, côngnghệ…của bên nhượng quyền, còn chuyển giao công nghệ là hìnhthức chuyển giao quyền sử dụnghoặc quyền sở hữu công nghệ để ứngdụng vào quy trình sản xuất, kinh doanh
Về phạm vi quyền lợi của Bên nhận quyền đối với đối tượng chuyểngiao: Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao
có quyền ứng dụng công nghệ đó để sản xuất ra sản phẩm dưới bất kỳnhãn hiệu, kiểu dáng, tên thương mại nào mà họ muốn Với nhượngquyền thương mại, bên nhận quyền chỉ được sử dụng các công nghệ,quy trình kinh doanh để cung ứng các loại sản phẩm, dịch vụ có cùngchất lượng, mẫu mã và dưới nhãn hiệu hàng hóa do bên nhượng quyềnquy định Bên nhận quyền trở thành thành viên trong mạng lưới kinhdoanh của bên nhượng quyền -điều mà trong hoạt động chuyển giaocông nghệ không hình thành
Về phạm vi đối tượng chuyển giao: Đối tượng của chuyển giao côngnghệ là “chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cungcấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo…kèm theo các kiến thứccông nghệ cho bên mua” Đối tượng chuyển giao của nhượng quyềnthương mại là “quyền thương mại”, bao gồm các quy trình, cách thứckinh doanh do bên nhượng quyền quy định, quy trình quản lý, huấnluyện nhân viên, thiết kế địa điểm kinh doanh…
Vấn đề kiểm soát/hỗ trợ: Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, vềnguyên tắc, sau khi chuyển giao công nghệ xong, bên chuyển giao sẽkhông còn nghĩa vụ hỗ trợ/hoặc kiểm soát thêm đối với bên nhậnchuyển giao (trừ khi các bên thỏa thuận thêm những điều khoản phụ:thời hạn bảo hành, nhiệm vụ huấn luyện nhân viên sử dụng công nghệchuyển giao) Trong nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyềnvừa có quyền kiểm soát toàn diện&chi tiết, vừa có nghĩa vụ hỗ trợ đốivới bên nhận quyền, nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệthống nhượng quyền
Trang 91.3.2. Nhượng quyền thương mại và hoạt động license
Thứ nhất, về đối tượng chuyển giao: nếu hoạt động license chỉ dừnglại ở việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu côngnghiệp, thì trong nhượng quyền thương mại, quyền sử dụng các đốitượng sở hữu công nghiệp chỉ là một phần của hoạt động chuyển giao,
vì bên cạnh đó, bên nhượng quyền còn chuyển giao cách thức, bíquyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, thiết kế, trang tríđịa điểm kinh doanh…nói một cách tổng quát là chuyển giao cả phầnnội dung và hình thức của quy trình kinh doanh Rõ ràng, đối tượngcủa nhượng quyền thương mại rộng và bao quát hơn so với hoạt độnglicense
Thứ hai, về mục đích của quá trình chuyển giao: trong hoạt độnglicense, mục đích mà bên nhận li-xăng hướng tới là nhãn hiệu hànghóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm xácđịnh hình thức, nội dung sản phẩm, còn trong nhượng quyền thươngmại, mục tiêu mà bên nhượng quyền và bên nhận quyền hướng tới làphát triển một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hóa, cácđối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp chỉ là một bộ phận
Thứ ba, sự hỗ trợ/ kiểm soát giữa các bên trong quá trình chuyển giao:với hoạt động license chỉ là sự hỗ trợ ban đầu khi bên chuyển giaochuyển nhượng các đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhậnchuyển giao, còn trong nhượng quyền thương mại, sự hỗ trợ của bênnhượng quyền đối với bên nhận quyền là toàn diện và liên tục Sự hỗtrợ này được quy định trong nội dung hợp đồng nhượng quyền thươngmại
Bên cạnh đó, bên chuyển giao trong hoạt động license chỉ có quyềnkiểm soát khi cần thiết và trong phạm vi hẹp đối với bên nhận chuyển giao(do đối tượng của hợp đồng license hẹp hơn đối tượng của hợp đồng nhượngquyền thương mại) Trong nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền cóquyền kiểm tra sâu sát, toàn diện đối với hoạt động của bên nhận quyền (bằnghình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất) Và, việc đối xử bình đẳng với cácthương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền đã được luật định (đối
xử bình đẳng về mức đầu tư ban đầu, mức phí nhượng quyền, phí địnhkỳ…,nghĩa vụ hỗ trợ các hoạt động quản lý, huấn luyện nhân viên, thiết kế,trang trí các địa điểm kinh doanh….), vấn đề này trong hoạt động licensekhông bắt buộc thực hiện
1.3.3 Nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại
Trong quan hệ đại lý thương mại, quyền sở hữu đối với hàng hóa hoặctiền bán hàng thuộc về bên giao đại lý, bên đại lý chỉ bán sản phẩm để hưởngthù lao (làm vai trò trung gian giữa bên giao đại lý và bên thứ ba), tuy hợp
Trang 10đồng cung ứng sản phẩm, dịch vụ được ký kết giữa đại lý và bên thứ ba,nhưng quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này lại ràng buộc bên giaođại lý
Đối với nhượng quyền thương mại, thì tính chất mối quan hệ giữa cácchủ thể hoàn toàn khác, quyền sở hữu hàng hóa dịch vụ thuộc bên nhậnquyền, bên nhận quyền có quyền nhân danh chính mình cung ứng sản phẩm,dịch vụ cho bên thứ ba Bên nhận quyền cũng là người trực tiếp xác lập quan
hệ thương mại với khác hàng, chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh từ sảnphẩm, dịch vụ do mình cung cấp
1.3.4 Nhượng quyền thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa
Trong hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa, bên nhận ủy thác thực hiệnviệc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏathuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác Hoạt động ủy thác muabán hàng hóa không bắt buộc phải chuyển giao các đối tượng sở hữu côngnghiệp, quy trình kinh doanh, huấn luyện… cũng như không tồn tại nghĩa vụkiểm soát/hỗ trợ kinh doanh toàn diện, chặt chẽ giữa các bên như nhượngquyền thương mại Như vậy, hai hoạt động thương mại này hoàn toàn khácbiệt nhau về cả đặc điểm, đối tượng, phạm vi và tính chất chuyển giao
1.3.5 Nhượng quyền thương mại và hợp tác kinh doanh
So với nhượng quyền thương mại, hợp tác kinh doanh cũng có một sốđiểm chung: các bên tham gia không thành lập pháp nhân mới, doanh nghiệp
đã kinh doanh thành công trên thị trường phải đóng vai trò hỗ trợ mạnh mẽhơn cho doanh nghiệp vừa tham gia vào thị trường Tuy nhiên, hai hình thứckinh doanh này có những điểm khác biệt căn bản: sự kết nối chặt chẽ giữa cácchủ thể kinh doanh, vai trò hỗ trợ và kiểm soát của bên nhượng quyền đối vớibên nhận quyền, khả năng giảm thiểu rủi ro đến mức tốt nhất trong giai đoạnkhởi đầu và giai đoạn phát triển của quá trình kinh doanh đã tạo nên những ưuthế hoàn toàn khác biệt của nhượng quyền thương mại so với hợp tác kinhdoanh
Trên đây là một số điểm phân tích của tác giả về sự khác biệt giữanhượng quyền thương mại và một số hình thức kinh doanh tương tự, để gópphần hỗ trợ các thương nhân khi lựa chọn, nắm bắt thời cơ kinh doanh tronggiai đoạn đầu Việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt ngày 01.01.2009, khi các ràocản về thương mại-dịch vụ được Chính phủ Việt Nam dỡ bỏ theo cam kết gianhập WTO, các thương hiệu nổi tiếng từ nước ngoài tiếp tục xâm nhập mạnh
mẽ vào thị trường Việt Nam Trong hoàn cảnh đó, việc phân biệt rõ các loạihình kinh doanh trên sẽ giúp thương nhân chủ động, tự tin hơn khi đàm phán,kết hợp kinh doanh với các “đại gia” trong và ngoài nước, lựa chọn và tận
Trang 11dụng được thời cơ để phát triển, kiến tạo các thương hiệu Việt trên thị trườngtrong nước và toàn cầu.
1.4 Luật Nhượng quyền thương mại Việt Nam
1.4.1 Luật thương mại
Quốc hội đã thông qua Luật thương mại (năm 2005), trong đó đã xácđịnh rõ, Franchise là nhượng quyền thương mại, là hoạt động thương mại(không phải là chuyển giao công nghệ như quy định hiện hành, điều này phùhợp với tập quán thương mại thế giới), theo đó Bên nhượng quyền cho phép
và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành mua bán, cung ứng dịch vụtheo các điều kiện:
1.Theo cách thức tổ chức kinh doanh do Bên nhượng quyền quy định
và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh,khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượngquyền
2.Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho Bên nhậnquyền trong việc điều hành công việc kinh doanh
Theo Luật thương mại (2005) có hiệu lực từ 01/01/2006 thì trước khinhượng quyền thương mại, Bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với BộThương mại Điều này nghĩa là, việc đăng ký hợp đồng nhượng quyền thươngmại sẽ về đúng nơi, phù hợp với bản chất của nó là Bộ Thương mại thay choviệc đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ trước đây, còn việc sử dụng license vềnhãn hiệu hàng hóa cũng không còn bắt buộc phải đăng ký hợp đồng licensenhư quy định hiện hành mà là tự nguyện của hai Bên (vấn đề này sẽ càngđược làm rõ hơn trong Luật sở hữu trí tuệ mà Quốc hội sắp ban hành)
Các qui định về NQTM trong Luật thương mại mới gồm từ Điều 284đến điều 291 Theo đó, NQTM được định nghĩa là việc bên nhận quyền sử
Trang 12dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệukinh doanh, biểu tượng kinh doanh của bên nhượng quyền và phải trả mộtkhoản phí.
Luật thương mại mới qui định một số quyền và nghĩa vụ tối thiểu củabên nhượng quyền và bên nhận quyền mà các bên không thể không tuân thủ
Ví dụ, bên nhượng quyền có quyền kiểm tra hoạt động của bên nhận quyền đểbảo đảm rằng có đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, bảo mật bí quyết và
bí mật thương mại Bên nhận quyền không thể nhượng quyền lại cho bên thứ
ba, nếu không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền và phải ngừng sử dụngquyền nhượng quyền khi chấm dứt hợp đồng
1.4.2 Một số thuật ngữ về franchise
Một số thuật ngữ về franchise (nhượng quyền thương mại) được địnhnghĩa bởi Luật Thương Mại năm 2005 và theo Nghị định số 35/2006/NĐ-CPquy định chi tiết Luật Thương mại về họat động nhượng quyền thương mại
1 "Nhượng quyền thương mại": là hoạt động thương mại, theo đó bênnhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việcmua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải được tiến hành theocách thức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãnhiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhậnquyền trong việc điều hành hoạt động kinh doanh
2 “Bên nhượng quyền”: là thương nhân cấp quyền thương mại, baogồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyềnthứ cấp
3 “Bên nhận quyền”: là thương nhân được nhận quyền thương mại,bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượngquyền thứ cấp
4 “Bên nhượng quyền thứ cấp”: là thương nhân có quyền cấp lại quyềnthương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhậnquyền thứ cấp
5 “Bên nhận quyền sơ cấp”: là thương nhân nhận quyền thương mại từBên nhượng quyền ban đầu Bên nhận quyền sơ cấp là Bên nhượng quyền thứcấp theo nghĩa của khoản 3 Điều này trong mối quan hệ với Bên nhận quyềnthứ cấp
6 “Bên nhận quyền thứ cấp”: là thương nhân nhận lại quyền thươngmại từ Bên nhượng quyền thứ cấp
Trang 137 “Quyền thương mại”: bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyềnsau đây:
a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhậnquyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch
vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãnhiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,quảng cáo của Bên nhượng quyền;
b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấpquyền thương mại chung;
c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyềnthứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyềnthương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại
8 “Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại”: là côngviệc kinh doanh do Bên nhận quyền tiến hành theo hợp đồng nhượng quyềnthương mại
9 "Hợp đồng nhượng quyền thương mại": là thỏa thuận giữa bênnhượng quyền với bên nhận quyền, quy định các vấn đề liên quan đến hoạtđộng nhượng quyền Hợp đồng NQTM phải được lập bằng tiếng Việt, theohình thức văn bản, hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tươngđương Trong trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài , ngônngữ của hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận Hợp đồng NQTM có thể có cácnội dung chủ yếu sau đây:
- Nội dung của quyền thương mại
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
10 “Hợp đồng phát triển quyền thương mại”: là hợp đồng nhượngquyền thương mại theo đó Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyềnđược phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theophương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lýnhất định
11 “Quyền thương mại chung”: là quyền do Bên nhượng quyền traocho Bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho cácBên nhận quyền thứ cấp Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lạiquyền thương mại chung đó nữa
Trang 1412 “Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp”: là hợp đồngnhượng quyền thương mại ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhậnquyền thứ cấp theo quyền thương mại chung.
Theo Luật Thương mại, “nhượng quyền” là NQTM Xét về yếu tốquyền được cấp phép, thuật ngữ trong Luật Thương mại sửa đổi có phạm vitương đối rộng so với Nghị định 11
Mặc dù hoạt động Franchise đã thâm nhập Việt Nam gần 15 nămnhưng chỉ đến gần đây Chính phủ mới có Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày02/02/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ Trong đó, có đề cậpđến hoạt động “cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụngtên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của Bên giao để tiến hànhhoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại Thời hạn Hợp đồngcấp phép đặc quyền kinh doanh do hai Bên thỏa thuận theo quy định của phápluật” là “một trong những nội dung chuyển giao công nghệ” Như vậy, theoquy định đầu tiên và hiện hành của pháp luật Việt Nam thì hoạt độngFranchise được gọi chính thức là cấp phép đặc quyền kinh doanh thuộc hoạtđộng chuyển giao công nghệ có đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệuhàng hóa) nên có người gọi đây là nhượng quyền thương hiệu, Cũng theo quyđịnh hiện hành, hoạt động nhượng quyền này vừa phải đăng ký Hợp đồngchuyển giao công nghệ (bắt buộc đăng ký: +khi chuyển giao từ nước ngoàivào Việt Nam;+Từ Việt Nam ra nước ngoài;+Chuyển giao trong nước có gíatrị từ 500.000.000 đồng trở lên, nếu dưới 500.000.000 đ thì tự nguyện đăngký), vừa phải đăng ký (bắt buộc mới có hiệu lực) Hợp đồng chuyển giaoquyền sở hữu, quyền sử dụng (Hợp đồng license) các đối tượng sở hữu côngnghiệp theo quy định pháp luật về sở hữu công nghịêp mà cả 2 loại Hợp đồngnày đều do cơ quan thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ quản lý Tuy nhiên, cácquy định này hiện chưa điều chỉnh đến phí nhượng quyền (Franchise fee), phí
Trang 15lãnh thổ (territorial fee) và phí bản quyền (royalty fee) trong hoạt độngFranchise là một hạn chế lớn cho các bên chuyển nhượng.
1.4.4 Dự thảo nghị định về NQTM.
Bộ thương mại đang dự thảo Nghị định về NQTM nhằm hướng dẫnthực hiện nhượng quyền mới trong Luật Thương mại Dự tính, dự thảo sẽđựơc thông qua vào cuối năm nay
Dự thảo nghị định NQTM qui định : bên nhượng quyền phải họat động
ít nhất hai năm và hợp đồng nhượng quyền đăng ký với bộ KHCN, thời hạntối thiểu là 5 năm Các bên có thể thỏa thuận để chấm dứt trước thời hạn hoặcgia hạn hợp đồng nhượng quyền
Hợp đồng nhượng quyền được thực hiện trước ngày dự thảo Nghị định
có hiệu lực và phải được đăng ký với Bộ KHCN trong vòng 3 tháng, kể từngày nghị định có hiệu lực Trường hợp hợp đồng nhượng quyền liên quanđến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá thì hợp đồng nhượng quyền phải đượcđăng ký với Cục Sở Hữu Trí tuệ Dự thảo Nghị định cũng có nhưng qui địnhnhằm bảo vệ, chông không công bằng và lừa đảo trong nhượng quyền; khônghạn chế khoản phí nhượng quyền phải trao cho bên nhượng quyền
Trang 162 Kinh nghiệm, thực tiễn về franchise
2.1. Thế giới
Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thâm nhập thị trường thế giớibằng những phương thức khác nhau Đó có thể là xuất khẩu (trực tiếp hoặcgián tiếp), đầu tư ra nước ngoài, hoặc thực hiện nhượng quyền kinh doanh
Hoạt động nhượng quyền kinh doanh (franchising) được coi là khởinguồn tại Mỹ, vào giữa thế kỷ 19, lần đầu tiên trên thế giới, nhà sản xuất máymay Singer ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh Hiện nay,hoạt động nhượng quyền đã có mặt tại hơn 160 nước trên thế giới Một trongnhững xu hướng nổi bật hiện nay là quá trình quốc tế hoá phương thức kinhdoanh này Hiệu quả của hình thức kinh doanh này ngày càng cho thấy đây làcách kinh doanh năng động và hiện đại
Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiềuquốc gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển franchise:
Ở Mỹ, tuy phát triển sau châu Âu, nhưng bùng phát nhanh nhờ:
- Nền kinh tế cực mạnh
- Luật pháp khuyến khích
- Đời sống cao, dân trí cao
- Tiêu dùng thích “hàng hiệu”, “Thương hiệu” nổi tiếng
- Tinh thần kinh doanh cao
- Văn hóa kinh doanh trở thành tiêu chí hàng đầu,
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên luật hoá franchise và có các chính sách ưuđãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức franchise.Theo số liệu của Hiệp hội Franchise quốc tế, đến năm 2001, tại Mỹ có767.483 cơ sở kinh doanh theo phương thức Franchise với hơn 10 triệu nhâncông và 625 tỷ USD doanh số Tổng doanh số bán hàng của các cơ sở kinhdoanh theo phương thức Franchise chiếm 1/3 doanh số bán lẻ của Mỹ Ngàynay Doanh thu từ Franchise đem lại khoảng trên 600 tỷ USD, tạo việc làmcho 8 triệu người (tức 1/7 người lao động ở Mỹ), cứ 8 ph có 1 cửa hàngFrachise ra đời
Ở Châu Âu, chính phủ các nước phát triển khác như Anh, háp, Đức,Ý cũng noi gương Hoa Kỳ, ban hành các chính sách thúc đẩy, phát triểnhoạt động franchise, khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc bánfranchise ra nước ngoài Nhiều trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách vềfranchise của các chính phủ, tư nhân lần lượt ra đời, các đại học cũng có riêngchuyên ngành về franchise để đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế.Theo số liệu năm 2006, Ở châu Âu:
Trang 17Tổng cộng có khoảng 4.000 hệ thống Franchise; với 167.500 cửa hàngFranchise, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro Tạo ra hơn 1,5 triệu việc làmcho dân.
Ở Châu Á, nhìn rộng ra khu vực châu Á, franchise bắt đầu từ nhữngnăm 1960 và phát triển mạnh tại Nhật Bản Nước này hiện có hơn 250.000giao dịch nhượng quyền Năm 2004, Nhật đạt tổng doanh thu 152,062 tỉ USDvới 1.074 hệ thống franchise, 220.710 cửa hiệu franchise, tăng trưởng hàngnăm 7%
Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệunước ngoài như: Mc Donald's, KFC, Hard Rock Cafe, Chilli's đồng thời đây
là cứ địa đầu tiên để các tập đoàn này bán franchise ra khắp Châu Á Thôngqua đó, hoạt động franchise của Trung Quốc trở nên ngày càng phát triển,Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi thái độ từ e dè chuyển sang khuyến khích,nhiều thương hiệu đang được “đánh bóng” trên thị trường quốc tế thông quacác cuộc mua bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đẩy mạnh hoạt độngnhượng quyền ra bên ngoài, được xem là một trong những động thái quantrọng để phát triển nền kinh tế vốn đang rất nóng của Trung Quốc Vào năm
1999, tại Trung quốc có 974 Bên nhượng Franchise với khoảng 14.000 cơ sởkinh doanh nhận Franchise, đạt doanh số chiếm 4,5% tổng doanh số bán toànquốc Năm 2003 đã gia nhập WTO và công nghệ Franchise đã trở thành mộtloại kinh doanh rất thành công ở một nước đông dân nhất thế giới, có nềnkinh tế đứng thứ 4 thế giới này Trong hai năm 2002-2003, số Bên nhượngFranchise đã tăng lên 1.500 và số cơ sở kinh doanh nhận Franchise là 70.000.Doanh số bán hàng của các cở sở này chiếm 7,8% tổng doanh số bán toànquốc Các chuyên gia cho rằng đến năm 2007, số cơ sở kinh doanh nhậnFranchise sẽ tăng lên đến 100.000 (tăng 35%/năm)
Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấytác động của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng
và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp pháttriển kinh tế liên quan đến franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyếnkhích phát triển
Năm 1992, nhìn thấy lợi ích của Franchise, Chính phủ Malaysia đã bắtđầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền(Franchise development program) với mục tiêu gia tăng số lượng doanhnghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, thúc đẩy vàphát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia
Singapore, quốc gia láng giềng của Malaysia, cũng có các chính sáchtương tự nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vựccung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch, khách sạn-nhà hàng Singaporebắt đầu franchise từ cuối những năm 1970 và hiện có hơn 1000 giao dịch
Trang 18nhượng quyền Năm 2004, franchise ở nước này đã phát triển mạnh với hơn
380 hệ thống franchise, hơn 277 cửa hàng franchise
Gần đây nhất, kể từ thời điểm năm 2000, Chính phủ Thái Lan cũng đã
có các chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền của cácdoanh nghiệp Thái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế:
- Bộ Thương mại công bố Chương trình khuyến khích và quảng báthương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua Franchise
- Được hỗ trợ đào tạo trung hạn và ngắn hạn về công nghệ Franchise.Bước đầu: Doanh thu từ các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanhnăm 2004 đạt 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10%, tương tự với các năm tiếptheo
Tính chung toàn thế giới (Worrld Franchise Association),đầu thế kỷ 21:
- Doanh thu ước tính khoảng 1.000 tỉ USD;
- Số doanh nghiệp Franchise khoảng 320.000 DN;
uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hội Franchise Quốc tế (International FranchiseAssociation) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồmcác doanh nghiệp bán, mua franchise
Trang 19Thông qua các tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp,cho các nền kinh tế quốc gia đã được thực hiện như:
- Tổ chức các hội chợ franchise quốc tế
- Xây dựng niên giám franchise khu vực, và trên toàn thế giới
- Hợp tác xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành, các website để cung cấpthông tin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến franchise
- Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển phương thức kinh doanh
franchise
2.2.Việt Nam
Franchise tuy đã ra đời và phát triển mạnh tại các nước phát triển trongvòng 150 năm qua nhưng phương thức kinh doanh này thâm nhập Việt Namchỉ gần 15 năm Frenchise được xem là manh nha xuất hiện vào giữa thậpniên 90, khi mà đồng loạt xuất hiện hệ thống các quán cà phê Trung Nguyêntrên khắp mọi miền đất nước Mặc dù, cách làm của Trung Nguyên lúc đókhông hoàn toàn là franchise, nhưng cũng phần nào thể hiện được những đặctrưng cơ bản của phương thức franchise
Trong thời gian đó, khái niệm franchise gần như xa lạ, chưa được luậthóa Năm 1998, lần đầu tiên thông tư 1254/BKHCN/1998 hướng dẫn Nghịđịnh 45/CP/1998 về chuyển giao công nghệ, tại mục 4.1.1, có nhắc đến cụm
từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là franchise ”
Tháng 02/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP vềchuyển giao công nghệ, trong đó có nhắc đến việc cấp phép đặc quyền kinhdoanh cũng được xem là chuyển giao công nghệ, do đó chịu sự điều chỉnh củanghị định này Tiếp đến, tại Điều 755 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy địnhrằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượngchuyển giao công nghệ
Kể từ năm 2006, franchise chính thức được luật hoá và công nhận.Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2006) đã dành nguyên Mục 8Chương VI để quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại Đồng thời,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quyđịnh chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, đếnngày 25/5/2006 thì Bộ Thương mại ban hành Thông tư 09/2006/TT-BTMhướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại Đây chính là nhữngcăn cứ pháp lý cơ bản nhất, tương đối đầy đủ để điều chỉnh và tạo điều kiệncho franchise phát triển tại Việt Nam
Luật Thương mại Việt Nam có hiệu lực từ tháng 01/2006 đã giúp thiếtlập một khung pháp lý rõ ràng hơn cho việc quản lý các hoạt động nhượngquyền Sự phát triển nhanh chóng các công trình xây dựng phục vụ ngành bán
lẻ tại các thành phố lớn cùng với sự kiện ngành bán lẻ Việt Nam đang được
Trang 20thế giới đánh giá cao về tính hấp dẫn và tiềm năng phát triển đứng hàng thứ 5trên thế giới Việt Nam có đầy đủ những điều kiện cần thiết để thu hút pháttriển mô hình nhượng quyền thương mại (franchise): nền kinh tế phát triểncao và ổn định hơn 7%/năm, nền chính trị ổn định, cung cấp thị trường tiêuthụ “trẻ”_hơn 84 triệu dân với mức thu nhập bình quân đầu người đang giatăng nhanh, xuất hiện tầng lợp tiêu dùng trẻ có thu nhập khá cao và cộng đồngngười nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Năm 2004, Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (WFC) đãtiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn hơn 65 hệthống franchise hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài.Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thế hiệnnay, khi franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO,
đã có nhiều nhận định rằng hoạt động franchise sẽ phát triển như vũ bão
2.2.1 Hoạt động nhượng quyền kinh doanh của các doanh nghiệp
VN thời gian qua:
Hiện franchising đã xuất hiện ở mọi khu vực trên thế giới và tại đa sốcác quốc gia với 16.000 hệ thống trên toàn cầu Nhượng quyền thương mại,hay franchising là phương thức kinh doanh được các tập đoàn lớn trên thếgiới, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối, dịch vụ sử dụng
Theo điều tra của Hội đồng Nhượng quyền thương mại thế giới (WFC)năm 2004, hiện Việt Nam cũng đã có 70 hệ thống này
Ở VN, hoạt động nhượng quyền của các doanh nghiệp được bắt đầutrong thời gian qua gắn liền với mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế Nhiềudoanh nghiệp đã biết tận dụng hình thức này để làm “đòn bẩy” phát triển thịtrường, nâng cao giá trị thương hiệu của mình Hiện thực phẩm đang là ngànhthế mạnh của doanh nghiệp trong nước và có tốc độ nhượng quyền lan rấtnhanh
Hình thức nhượng quyền kinh doanh đã xuất hiện ở VN thông qua cáctập đoàn thức ăn nhanh lớn của nước ngoài như KFC, Jolibee, Dilmah; sau đóđược doanh nghiệp VN đầu tiên là Cà phê Trung Nguyên áp dụng từ năm
1998 Đến nay Cà phê Trung Nguyên đã có trên 1.000 quán mang thươnghiệu của mình, trong đó có nhiều quán ở Nhật, Thái Lan, Trung Quốc,Singapore và hiện doanh nghiệp này đang tiếp tục mở rộng tên tuổi sang thịtrường Mỹ, Đức, Úc…
Sau Trung Nguyên, tập đoàn Nam An cũng là doanh nghiệp biết tậndụng tối đa hình thức franchising này đã mở cửa hàng kinh doanh phở đầutiên (Phở 24) tại TP.HCM vào tháng 6.2003 Đến nay, Phở 24 đang tiến đếngần con số 100 cửa hàng tại TP.HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu…
và tại một số nước trên thế giới như Indonesia, Singapore… Hình thứcnhượng quyền của Phở 24 là nhượng quyền công thức kinh doanh, theo đó,