Nội dụng chính của bài gồm 1.Nguồn gốc xuất xứ chiếc áo dài Việt Nam. 2. Đặc điểm của chiếc áo dài. 3. Áo dài qua từng thời kỳ. 4. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. 5. Áo dài Việt Nam trong tương lai. Chuyển: Tất cả chúng ta ngồi đây chắc hẳn đã từng tiếp xúc với chiếc “ Áo dài” nhưng không phải ai cũng biết nguồn gôc xuất xứ của nó. Vì thế trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc của nó.
Trang 1Chủ đề: Áo dài Việt Nam
Nhóm 1
Lời mở đầu( Trâm): “ Chào cô và các bạn Trước khi đi vào bài thuyết trình nhóm 1 thì tôi xin chia sẻ đôi lời Tôi đã từng nghe 1 đoạn thơ của nhà thơ Nguyên Sa rằng:
“Em đã mang trong áo bay Hai phần gió thổi một phần mây Hay em gói mây trong áo
Để cho làn áo trắng bay “
Tà áo em là gió thổi là mây bay, thiếu nữ Việt nam đã "gói mây trong áo Một chút bay bổng, mơ hồ để rồi nâng lên tầm nhìn dân tộc Biết rằng Quốc gia nào cũng có riêng cho mình một ""quốc phục" Nhưng dù là Kimono của Nhật Bản hay Xường xám của Trung Quốc cũng không thể gói trọn trong đó tinh hoa văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc như Áo dài Việt Nam Nó ngày càng trở nên phổ biến và trở thành nét đẹp về thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam Áo dài là một đề tài không mới nhưng luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho những người nặng lòng với văn hoá, truyền thống của dân tộc Một thư tình cảm chân thành, mộc mạc nhưng không kém phần cao sang, đài các như chính chiếc áo dài của ta nay nó đã bước lên ngôi cao "Quốc phục".Đó là lí do Nhóm tôi chọn đề tài “ Nét đẹp tà áo dài của người Việt Nam.”- Và sau đây chúng ta sẽ đi vào bài thuyết trình Để tiện theo dõi chúng ta sẽ đến với nội dung chính của bài:
Nội dụng chính của bài gồm (Trâm)
1.Nguồn gốc xuất xứ chiếc áo dài Việt Nam.
2 Đặc điểm của chiếc áo dài.
3 Áo dài qua từng thời kỳ.
4 Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
5 Áo dài Việt Nam trong tương lai.
Chuyển: Tất cả chúng ta ngồi đây chắc hẳn đã từng tiếp xúc với chiếc “ Áo dài” nhưng không phải ai cũng biết nguồn gôc xuất xứ của nó Vì thế trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc của nó.
1 Nguồn gốc áo dài Việt (Linh)
Trang 2- Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc
Lũ cách đây vài nghìn năm
- Có nhiều loại áo nhưng sơ khai là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại
Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu
áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.Chiếc áo đầu tiên được chính thức công nhận là quốc phục dưới triều Nguyễn Phúc Khoát (1793-1765) là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc “ sườn xám” của người Trung Hoa
Chuyển: Biết được nguồn gốc chưa đủ để chúng ta hình dung được chính xác những gì cần có trong 1 chiếc áo dài Để hiểu rõ hơn tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm của nó
2 Đặc điểm của chiếc áo dài ( Nhi )
- Áo dài từ cổ xuống đến chân
- Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn tùy theo sở thích của người mặc Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo
- Khuy áo thường dùng là khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông Ngày mới ra đời áo dài có năm khuy ở năm vị trí cố định vừa giữ cho thân áo ngay ngắn vừa tượng trưng cho năm đạo làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
- Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên cổ xuống gần mắt cá chân,(hoặc có thể ngắn hơn tùy theo thời kì), dọc hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống đến hết phần tà áo Nếu đi trước gió người phụ nữ sẽ duyên dáng hơn trong những tà áo rập rờn như cánh bướm đủ màu sắc
- Áo được may bằng nhiều loại vải và nhiều màu sắc khác nhau tùy theo sở thích của người dùng Chất liệu khá phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm chung là mềm, nhẹ, thoáng mát Nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm là những mặt hàng được các bà các cô ưa thích Nếu dùng vải có 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm sang trọng
- Thân áo may sát vào thân người Khi mặc, áo ôm sát vào, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ
Trang 3- Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi
bóng
Chuyển: Đó là tất cả những gì có trong một chiếc áo dài và chúng ta đều biết rằng mọi thứ đều sẽ thay đổi theo năm tháng thế nên áo dài cũng không ngoại
lệ Tùy thời điểm mà chiếc áo dài lại có đặc điểm khác nhau Sau đây chúng ta
sẽ đến với phần áo dài qua từng thời kì.
3 Áo dài qua từng thời kì:
- Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng Do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưa tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân
( Quốc)
Thế kỷ 17(Quốc)
-Thời kỳ này bắt đầu xuất hiện áo giao lãnh Đây là loại áo tiền thân của áo
tứ thân Áo giao lãnh có 4 vạt, dùng để khoác ngoài chiếc yếm lót bên trong, mặc cùng váy đen và dùng thắt lưng màu nâu, hai vạt trước buông thả
xuống
Thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 20( Quốc)
- Đây là giai đoạn lên ngôi của áo tứ thân và áo ngũ thân Do công việc đồng
áng, kiểu áo giao lãnh lại quá vứng víu rất bất tiện trong Vì thế người ta đã chế ra kiểu áo tứ thân với 2 vạt trước rời nhau, có thể dễ dàng buộc lại, vạt sau may liền thành tà áo
- Đối với những người phụ nữ thành thị ít phải lao động chân tay, để thể hiện sự quyền quý, cao sang, phân biệt mình với những người thuộc tầng lớp nghèo hơn họ thường mặc áo ngũ thân Gần như áo tứ thân, áo ngũ thân cũng có bốn vạt Tuy nhiên cả vạt trước và vạt sau được may liền nhau, vạt thứ năm được may dưới tà áo để làm lót
1939– 1943( Phúc)
- Giai đoạn 1939 – 1943, nhà tạo mẫu Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội đã cải tiến chiếc áo dài tên gọi Le Mur với nhiều chi tiết mới mẻ như cổ khoét trái tim hoặc cổ bẻ, có nơ trước cổ, tay phồng,
Trang 4- Vì kiểu này làm biến chất áo dài nên bị lên án khá mạnh mẽ, “lai căng” quá nhiều và rất không đứng đắn nên chỉ có giới nghệ sĩ cách tân mới dám mặc cho đến năm 1943 thì kiểu áo này đã hoàn toàn biến mất
1960 (Phúc)
- Phụ nữ thời kỳ này đã biết cách ăn mặc sao cho thân hình thon thả và quyến
rũ Áo dài raglan cùng ra đời từ đó Đây là kiểu áo có tà trước nối với tà sau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách dọc theo bên hông, gần giống với kiểu
áo dài thời hiện đại ngày nay Tay áo ráp raglan nối từ cổ xéo xuống nách
- Cũng trong thời kỳ này một kiểu áo dài khác được ra đời do bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Nhu thiết kế, được gọi là áo dài bà Nhu Kiểu áo này được thiết kế bỏ đi phần cổ áo, hở cổ hay còn gọi là cổ thuyền
- Vì thời đó vẫn còn một số định kiến về cách ăn mặc của người phụ nữ, thiết
kế của bà Trần Lệ Xuân đã bị nhiều người lên án Nhưng sau đó đã được chấp nhận và khen ngợi vì nó làm tôn lên vẻ đẹp, vóc dáng của người phụ
nữ làm tăng thêm vẻ hiện đại và quyến rũ
1985-1986( Phúc)
- Áo dài cổ năm 1985 xuất hiện đầu tiên tại Sài Gòn Không chỉ là thời trang, mặc dù không tồn tại lâu nhưng áo dài Hippy lại là một điểm đáng chú ý trong lịch sử áo dài
Năm 1989, cuộc thi hoa hậu áo dài đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn, đánh dấu sự hồi sinh phát triển mạnh mẽ của áo dài với hàng loạt thiết kế mới
Hiện nay( Phúc)
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường với sự mở của và hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa Áo dài ngày nay vẫn là trang phục quan trọng không thể thiếu với với người dân Việt Ngày nay áo dài đã phong phú, đa dạng, tôn dáng người phụ nữ hơn trước
- Những nhà thiết kế nổi bật hiện nay như Thuận Việt, Sĩ Hoàng, Võ Việt Chung…đã cho ra mắt các sản phẩm áo dài độc đáo, tuy phá cách nhưng không hề làm mất đi giá trị vốn có của chiếc áo dài truyền thống, nét văn hóa đặc sắc của con người Việt Nam
Chuyển: Như vậy thì áo dài luôn gắn liền với lịch sử Việt Nam Vậy trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế áo dài có tầm ảnh hưởng và vai trò như thế nào? Mời cô và các bạn cùng đến với nội dung tiếp theo.
4 Áo dài trong mắt người dân và bạn bè quốc tế:
a Áo dài trong mắt người dân Việt Nam: (Kim)
Trang 5- Chiếc áo dài vẫn sống mãi với thời gian và thăng trầm của dân tộc.” Áo dài” luôn được người Việt yêu thích trân trọng và được nâng lên tầm Quốc
phục ” Áo dài” thường được phụ nữ Việt Nam mặc đến những dịp lễ quan trọng, ngoại giao hay khi đến giảng đường Dần về sau “ áo dài” đã trở thành biểu tượng cho nét đẹp duyên dáng, thùy mị của người con gái Việt
- Hình ảnh áo dài cũng là đề tài trong sáng tác thơ ca, âm nhạc, hội họa:
“Chiếc áo quê hương dáng thướt tha Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa”
(Đinh Vũ Ngọc-Quảng Nam) Hay bài hát” Áo dài ơi”- Sỹ Luân,” Tuổi ngọc”- Phạm Duy, “ Em trong mắt tôi”- Nguyễn Đức Cường:” Không quần jeans giày cao gót , em chọn riêng mình em áo dài”.Áo dài trong hội họa thì có tranh “ Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân
Chuyển: Ngần ấy cũng chưa đủ để chúng ta cảm nhận được về tà áo dài Việt Nam,
vì không như một thời trang xa xỉ nào khác, mà khi nhìn tà áo dài ở bất cứ đâu trên quả địa cầu này thì dường như con người Việt Nam thấy rằng đó là hồn quê hương Việt Vậy đối với Thế Giới họ yêu quý và đón tiếp nó nồng nhiệt không? Chúng ta
sẽ đến với nội dung “ Áo dài trong mắt bạn bè quốc tế” để hiểu rõ hơn
b Áo dài trong mắt bạn bè quốc tế: ( Tâm)
- Áo dài Việt Nam không chỉ giới hạng trong nước mà ngày nay nó còn được Thế Giới biết đến như một biểu tượng cho vẻ đẹp duyên dáng, thước tha.”
Áo dài” không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được bạn bè quốc
tế biết đến và tiếp đón nồng nhiệt
- Người đầu tiên cần phải nhắc đến là bà Katherine Muller – Marin, trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, một phụ nữ người Costa Rica gốc Đức luôn diện trang phục thời trang áo dài trong hầu hết các sự kiện lớn tại Việt Nam
Bà là người thổi hồn tà áo dài truyền thống đến thế giới Bà còn tâm sự rằng mình sưu tầm rất nhiều loại áo dài để phù hợp với từng sự kiện, dịp lễ, Tết,
Đó là một trong những sở thích của bà
- Tối 11/11 ở TP HCM,trong buổi “ Miss Earth 2010” thì Miss Earth
Australia Kelly Louise Maguire là người đẹp nước ngoài duy nhất trong số các thí sinh mặc áo dài Việt Nam.Rất tự tin khi mặc bộ áo truyền thống Việt nán lại khá lâu bên chiếc trống đồng là kỷ vật 1000 năm Thăng Long để tạo dáng trước ống kính
Trang 6- Công nương Mary, trong sự kiện kỷ niệm "40 năm Tổ chức Bảo vệ cuộc sống hoang dã ở Đan Mạch", đã gây xôn xao báo giới khi diện trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam
- Tóm lại thì “ Áo dài “ của nước ta đã được bạn bè quốc Tế đón nhận đánh giá cao
Chuyển: Qua nội dung trên ta biết được “áo dài” trong quá khứ và hiện tại nó
là một biểu tượng vẻ đẹp nước ta, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam cũng như sự yêu mến của bạn bè quốc tế Nhưng làm sao để giữ được vẻ đẹp ấy trong thời đại ngày càng phát triển này thì chúng ta sẽ đi vào phần “ áo dài” trong tương lai.
5 “ Áo dài” trong tương lai: (Vy)
- Ngày nay, đất nước ngày càng phát triển, mở cửa hội nhập cho các nước là
cơ hội để nước ta đưa áo dài đến với các nước- một biểu tượng văn hóa, một bản sắc dân tộc của người Việt Nam
- Tuy nhiên, quá trình mở cửa giao lưu hội nhập cũng mang đến cho nước ta những thách thức Hòa nhập nhưng không hòa tan, không làm mất đi những giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc; cá nhân mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ cần phát huy hơn nữa tinh thần dân tộc, giữ gìn và bảo vệ biểu tương cao đẹp của hình ảnh tà áo dài Việt Nam nói chung và những giá trị văn hóa khác nói chung; tiếp thu tinh hoa văn hoa nhân loại trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ngàn đời
- Và một điều chúng ta có thể tin rằng:” Áo dài sẽ mãi trường tồn cùng văn hóa Việt”
Chuyển: Vậy chúng chúng ta đã được hiểu sâu hơn về chiếc “áo dài” truyền thống của dân tộc Việt Nam Sau đây mời cô và các bạn xem một số mẫu áo dài quen thuộc của nước ta.
Lời kết: ( Tú)
- Cho dù trải qua bao nhiêu ngàn năm với bao nhiêu biến thể, nét duy nhất còn nhận ra được trang phục truyền thống của người Việt không bị lai tạp với các nền văn hóa khác chính là hai tà áo dài Áo dài Việt Nam xuất hiện trong
từ điển tiếng Anh cũng vẫn là “aodai”, chứng tỏ sự biểu trưng mạnh mẽ cho
vẻ đẹp mang tính dân tộc của loại trang phục truyền thống này
- Người Việt ngày nay tuy không còn mặc áo dài như một loại trang phục thường ngày như trước đây, nhưng áo dài vẫn là một loại trang phục trang trọng để mặc trong những dịp quan trọng Đặc biệt nhất là vào những ngày
Trang 7đại lễ của quốc gia, thì tà áo dài lại trở nên một loại trang phục mang nhiều nét dân tộc
“ Chúng tôi là người Việt Nam Chúng tôi tự hào về chiếc áo dài truyền thống
Và chúng tôi tin bạn cũng thế."