Cơ sở lý thuyết của các quá trình hóa hơi của hơi nước 4.1.1 Ảnh hưởng của áp suất tới nhiệt độ hóa hơi của hơi nước Khi áp suất trong thiết bị bay hơi tăng sẽ làm cho nhiệt độ sôi và nh
Trang 1THIẾT BỊ CHƯNG CẤT NƯỚC NGỌT 4.1 Cơ sở lý thuyết của các quá trình hóa hơi của hơi nước
4.1.1 Ảnh hưởng của áp suất tới nhiệt độ hóa hơi của hơi nước
Khi áp suất trong thiết bị bay hơi tăng sẽ làm cho nhiệt độ sôi và nhiệt độ hóa hơi của hơi nước tăng, khi nhiệt độ sôi của nước trong thiết bị bay hơi tăng thì cáu cặn được tạo
ra trong các bề mặt gia nhiệt tăng, làm giảm hệ số truyền nhiệt K và làm giảm sản lượng hơi
Do đó trên các tàu thủy, người ta thường sử dụng các thiết bị bay hơi kiểu chân không, nước biển sẽ được tiến hành chưng cất ở nhiệt độ nhỏ hơn 55oC
4.1.2 Ảnh hưởng của tốc độ hóa hơi và áp suất của hơi đến độ sạch của hơi:
Trong nước biển, nồng độ muối trung bình là 3,5% trong đó có 77,8% làmuối ăn(NaCl) còn lại là các loại muối khác (MgCl2 v.v…) Hàm lượng muối của nước biển và thành phần chưng cất có thể được đặc trưng bởi các thành phần riêng chưng cất, ví dụ ion Cl- hay lượng NaCl (miligam trong một lít nước)
Độ muối của nước biển được đo bằng độ branta (br), 10br là hàm lượng clorua trong nước tương đương 10 miligam NaCl/lít hay 6,06 miligam Cl-/lít
Nước chưng cất nhận được là do ngưng tụ hơi thứ cấp (hơi nước biển), nước chưng cất này bị nhiễm mặn là do hơi nước biển mang theo trong mình những hạt muối Khi các hạt nước muối và nước muối trong thiết bị bay hơi có độ ngậm muối như nhau thì độ ngậm muối của nước cất tỷ lệ bậc nhất với độ ẩm của hơi thứ cấp và độ ngậm muối của nước muối
Để giữ cho lượng clorua trong nước cất không quá 3 mg Cl-/lít khi độ ngậm muối của nước trong bầu bay hơi là 50000br, thì độ ẩm của hơi thứ cấp không được vượt quá 0,01%
Khi cường độ sôi càng tăng thì các bóng hơi càng lớn và tốc độ tách của chúng qua
bề mặt bay hơi càng lớn và mang theo mình các hạt nước muối càng lớn Lượng ẩm (nước muối) mang theo vào không gian hơi phụ thuộc vào sức căng của mặt nước bay hơi
và đó là tỷ số giữa thể tích hơi thứ cấp nhận được sau một giờ với bề mặt tự do của nước mặn trong bầu bay hơi Tăng sức căng của bề mặt nước bay hơi và phụ tải của bầu bay hơi không ổn định thì lượng ẩm (tức nước muối) bị cuốn vào không gian hơi tăng lên Không gian hơi càng lớn thì độ ẩm của hơi càng nhỏ, vì các hạt nước muối lớn khi đi vào không gian hơi dưới tác dụng của lực trọng trường bị rơi trở lại phía dưới, do đó hơi thứ cấp được làm khô một chút Còn các hạt muối nhỏ được hơi thứ cấp tác dụng lên, vận tốc của các hạt nước muối tỷ lệ bình phương với tốc độ của hơi Bởi vậy tốc độ của hơi thứ cấp ảnh hưởng càng lớn đến độ ẩm của nó khi áp lực càng lớn Ví dụ tốc độ của hơi
là 2,5m/s, áp suất khoảng 3 kPa thì hơi thứ cấp có thể mang theo các hạt muối có đường kính 0,3mm Bởi vậy để làm khô hơi thứ cấp người ta sử dụng bộ phận phân ly hơi
4.2 Ứng dụng và phân loại thiết bị chưng cất nước ngọt tàu thủy:
Trang 24.2.1 Ứng dụng:
Thiết bị C.C.N.N tàu thủy
dùng để chưng cất nước ngọt
từ nước biển để lấy nước bổ
xung cho thiết bị sinh hơi
(Nồi hơi) và cho hệ động lực
Diesel
Dùng để chưng cất nước ngọt
từ nước biển để lấy nước
uống và sinh hoạt cho thuyền
viên
4.2.2 Phân loại:
a Phân loại theo cách bay hơi của
nước biển:
Thiết bị bay hơi kiểu bề mặt
(để gia nhiệt và làm cho nước
bay hơi người ta lắp cụm ống
hâm nóng dạng ống)
Thiết bị bay hơi với buồng
bay hơi kiểu không bề mặt
(trong buồng bay hơi không
có cụm ống gia nhiệt)
b) Phân loại theo số cấp áp
lực của hơi thứ cấp:
Thiết bị chưng cất nước ngọt
loại một cấp
Thiết bị chưng cất nước ngọt
loại 2 cấp
Thiết bị chưng cất nước ngọt
loại nhiều cấp
c) Phân loại theo cách tận dụng
nhiệt của hơi thứ cấp:
Thiết bị chưng cất nước ngọt kiểu hoàn nhiệt
Thiết bị chưng cất nước ngọt kiểu không hoàn nhiệt
Hình 4.1 Thiết bị bay hơi với buồng bay hơi kiểu bề mặt
1-Nước ngọt sau khi làm mát đ/cơ vào; 2- Buồng bay hơi; 3- Bộ ngưng
tụ kiểu bề mặt; 4- Bơm chân không; 5- Nước vào làm mát bình ngưng; 6- Bơm nước ngưng; 7- Nước biển cấp vào buồng bay hơi; 8- Bơm nước muối.
Hình 4.2 Thiết bị bay hơi với buồng bay hơi kiểu không bề mặt
1- Bộ hâm; 2- Bầu bay hơi; 3- Bộ ngưng tụ kiểu bề mặt; 4- Bơm nước ngưng; 5- Đường cấp nước biển; 6- Bơm tuần hoàn nước muối;
7-Đường xả nước muối.
Trang 3Trong các thiết bị bay hơi kiểu không hoàn nhiệt, hơi thứ cấp được ngưng tụ trong các bầu ngưng tụ, bầu này được làm mát bằng nước biển, nhiệt của hơi thứ cấp bị mất đi
Để sử dụng nhiệt này trong các thiết bị bay hơi hồi nhiệt, chất ngưng tụ được bơm từ bầu ngưng tụ chính lại được gia nhiệt
d) Phân loại theo kiểu cụm ống gia nhiệt và theo kết cấu:
Thiết bị chưng cất nước ngọt kiểu ống ruột gà
Thiết bị chưng cất nước ngọt kiểu ống thẳng
Thiết bị chưng cất nước ngọt dạng tấm
e) Phân loại theo áp lực:
Thiết bị chưng cất nước ngọt kiểu áp lực
Thiết bị chưng cất nước ngọt kiểu chân không
4.3 Cấu tạo của thiết bị C.C.N.N kiểu chân không
Để chưng cất nước ngọt từ nước biển, trên tàu thủy người ta thường sử dụng các thiết bị chưng cất nước ngọt kiểu chân không, về mặt nguyên lý cấu tạo của nó gồm:
Bầu bay hơi
Bầu ngưng tụ
Bơm tạo độ chân không (bơm ejector)
Bơm nước cất (nước sau khi đã chưng cất)
Bơm nước biển (dạng bơm ly tâm)
Các thiết bị phục vụ
Trang 4Hình 4.3 Hệ thống chưng cất nước ngọt kiểu Atlas
1- Động cơ diesel máy chính; 2-Van điều tiết nhiệt độ; 3-Sinh hàn nước ngọt máy chính; 4-Sinh hàn dầu nhờn máy chính; 5-Sinh hàn gió tăng áp máy chính; 6-Bầu ngưng tụ; 7-Bơm hút chân không; 8-Bơm cấp nước biển; 9-Bơm hút nước muối; 10-Bầu bay hơi; 11-Bơm nước cất; 12-Muối kế; 13-Van điện từ; 14-Lưu lượng kế; 15-Bơm nước biển làm mát máy chính; 16- Bơm nước ngọt làm mát máy chính.
ᄃ
4.3.1Cấu tạo của bầu bay hơi:
Bầu bay hơi của thiết bị chưng cất nước ngọt có thể được bố trí riêng rẽ, nhưng cũng
có thể ghép chung vào một vỏ với bầu ngưng Về kết cấu có hai loại bầu bay hơi: Bầu
bay hơi dạng ống và bầu bay hơi dạng tấm
Bầu bay hơi dạng ống gồm một cụm ống đặt thẳng đứng hoặc nằm ngang hoặc ống
xoắn ruột gà, các ống được làm từ hợp kim đồng hoặc hợp kim nhôm Nếu các ống của
bầu bay hơi đặt đứng thì nước biển đi bên trong ống và nhận nhiệt bốc hơi, còn nước gia
nhiệt (nước làm mát ra khỏi động cơ diesel) đi bên ngoài ống Nếu các ống gia nhiệt của
bầu bay hơi đặt nằm ngang hoặc dạng ống xoắn ruột gà thì nước biển sẽ đi bên ngoài ống
và nhận nhiệt bốc hơi, còn nước gia nhiệt sẽ đi ở bên trong ống
Với bầu bay hơi dạng tấm thì các tấm trao đổi nhiệt thường được chế tạo từ thép
không gỉ (Steinless steel) hoặc Titanium có độ dày từ 0,5 ÷ 1mm được rèn lượn sóng, khi
ghép các tấm với nhau sẽ tạo thành một bên là nước biển (chất nhận nhiệt) chuyển động,
còn bên kia là nước nóng ra khỏi động cơ (chất nhả nhiệt) chuyển động và trao đổi nhiệt
cho nhau Mỗi tấm có khoét 4 lỗ để dẫn nước nóng ra khỏi động cơ và nước biển chuyển
động vào và ra, giữa các tấm có đặt các gioăng làm kín để đảm bảo độ kín và sự phân bố
dòng chảy của môi trường nóng và lạnh trong các rãnh giữa 2 tấm cận kề nhau
Vỏ bầu bay hơi được làm từ thép hoặc thép không gỉ, bề mặt trong của nó được phủ
một lớp chất chống ăn mòn
Để cung cấp nước biển cho bầu bay hơi người ta sử dụng một bơm cấp nước biển
dạng bơm ly tâm
Trang 54.3.2 Cấu tạo của bầu ngưng:
Vỏ bầu ngưng cũng được làm từ thép hoặc thép không gỉ, bề mặt trong của nó được phủ một lớp chất chống ăn mòn Về mặt kết cấu cũng có hai loại bầu ngưng: Bầu ngưng dạng ống và bầu ngưng dạng tấm
Với bầu ngưng dạng ống, các ống trao đổi nhiệt là những ống thẳng được chế tạo từ hợp kim đồng-niken hoặc hợp kim nhôm
Với bầu ngưng dạng tấm, các tấm trao đổi nhiệt được chế tạo từ thép không gỉ
Để cung cấp nước biển làm mát cho bình ngưng người ta sử dụng một bơm nước biển hoạt động độc lập hoặc trích một đường nước biển từ bơm làm mát cho hệ động lực diesel
Để hút nước ngưng tụ (nước chưng cất) ra khỏi bầu ngưng người ta sử dụng một bơm hút nước ngưng để đưa về két chứa (thông thường là bơm ly tâm)
4.3.3 Bơm ejector (bơm phun tia):
Để tạo ra và duy trì độ chân không trong thiết bị C.C.N.N, người ta sử dụng bơm phun tia (về kết cấu và nguyên lý hoạt động xem trong tài liệu “máy phụ tàu thủy”), trong thiết bị C.C.N.N nước công tác của bơm phun tia do bơm cung cấp nước cho bầu bay hơi cấp bằng cách trích một đường đến bơm phun tia
4.4.4 Các thiết bị phục vụ:
Lưu lượng kế: Dùng để kiểm tra lượng nước cấp vào bầu bay hơi và lượng nước do máy chưng cất được
Muối kế: Để chỉ báo hàm lượng muối có trong nước chưng cất được tạo ra
Thiết bị báo động và bảo vệ: Khi độ ngậm muối của nước chưng cất vượt quá giá trị cho phép (thường là 80mg Cl-/lít) thì nó sẽ đưa tín hiệu báo động và van điện từ sẽ mở để cho nước cất không đạt chất lượng trở lại bầu bay hơi
Kính quan sát: Được lắp trên thân thiết bị C.C.N.N phía bầu bay hơi, dung để quan sát quá trình sôi để có thể đánh giá được tình trạng làm việc của bầu bay hơi
Ngoài ra người ta còn lắp đặt chân không kế, áp kế, nhiệt kế… để theo dõi và duy trì trạng thái làm việc tốt của thiết bị
+ Ưu điểm:
Do sử dụng nước biển để chưng cất nên có hiệu quả kinh tế cao
Nước chưng cất được làm từ nước biển nên hầu như không có vi trùng gây bệnh
Có khả năng tăng tải trọng có ích và tăng bán kính hoạt động của con tàu
+ Nhược điểm:
Có kết cấu phức tạp, đòi hỏi người khai thác vận hành thiết bị phải có trình độ
kỹ thuật chuyên môn tốt
Yêu cầu khả năng làm kín rất cao để đảm bảo độ chân không cho thiết bị
Không hoạt động được ở chế độ nhỏ tải của động cơ diesel hoặc hệ động lực hơi nước
Trang 6 Không hoạt động được khi tàu chạy gần bờ hoặc trong luồng lạch.
4.4 Khai thác thiết bị chưng cất nước ngọt
Khi khai thác thiết bị C.C.N.N cần phải thực hiện đúng các yêu cầu, chỉ dẫn, qui trình khai thác của nhà chế tạo về công tác chuẩn bị, khởi động, theo dõi và điều chỉnh sự hoạt động và dừng sự làm việc của thiết bị Trường hợp cần thiết có thể tuân theo các qui ước chung sau đây:
4.4.1Chuẩn bị đưa thiết bị vào làm việc:
Kiểm tra trạng thái bề mặt ngoài của thân và nắp
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các bơm nước biển, bơm tạo độ chân không, bơm hút nước ngưng
Kiểm tra và hiệu chỉnh (nếu có thể) các đồng hồ chân không kế, áp kế, nhiệt
kế và lưu lượng kế
Kiểm tra các mối lắp ghép, các gioăng làm kín, các bu lông lắp ghép
Kiểm tra van phá chân không, các van chặn ở vị trí sẵn sàng làm việc
Kiểm tra và cấp nguồn cho bảng điện điều khiển
Đóng van phá chân không
4.4.2 Khởi động thiết bị C.C.N.N:
Khởi động bơm nước làm mát bình ngưng sau đó tiến hành điều chỉnh áp suất
và lưu lượng
Khởi động bơm tạo độ chân không và hút nước tràn trong bầu bay hơi, tiến hành tạo độ chân không cho thiết bị đến giá trị yêu cầu
Khi độ chân không đạt yêu cầu thì tiến hành mở van chặn trên đường nước nóng ra từ động cơ diesel (hoặc hơi từ nồi hơi nếu trường hợp dùng hơi gia nhiệt cho bầu bay hơi) vào bầu bay hơi
Khi thấy nước ngưng xuất hiện trên đường ống trước bơm nước ngưng thì tiến hành khởi động bơm hút nước ngưng
4.4.3 Theo dõi và điều chỉnh sự hoạt động của thiết bị:
Trong thời gian thiết bị C.C.N.N làm việc cần phải quan tâm theo dõi và kiểm tra các thong số sau:
Áp suất và nhiệt độ của chất gia nhiệt
Áp suất và nhiệt độ của nước làm mát bình ngưng
Áp suất và nhiệt độ của hơi thứ cấp
Độ ngậm muối, chất lượng và sản lượng nước cất được tạo ra
Độ chân không trong bình ngưng
Trang 7 Kiểm tra và theo dõi sự làm việc của bầu bay hơi qua kính quan sát.
4.4.4 Dừng hệ thống:
Dừng sự hoạt động của bơm nước ngưng
Đóng các van chặn trên đường nước hâm sấy vào và ra khỏi bầu bay hơi
Dừng bơm nước làm mát bình ngưng
Phá độ chân không trong bình ngưng bằng cách mở van phá chân không
Dừng bơm hút chân không, bơm cấp nước cho bầu bay hơi, bơm hút nước tràn của bầu bay hơi và đóng tất cả các van chặn đẩy, chặn hút của các bơm này lại
Cắt nguồn điện cho bảng điện điều khiển hệ thống
4.4.5 Một số sự cố, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
Hiện
Sản
lượng
giảm
- Sản lượng nước gia nhiệt
bị giảm
- Tăng sản lượng nước gia nhiệt bằng cách điều chỉnh van cấp nước gia nhiệt vào
và ra khỏi bầu bay hơi
- Áp suất của hơi ra nhiệt
bị giảm (hay nhiệt độ của nước
gia nhiệt bị giảm)
- Tăng áp suất hơi gia nhiệt (hay tăng nhiệt độ của nước gia nhiệt)
- Không đủ độ chân không trong bình ngưng
- Tăng độ chân không trong bình ngưng bằng cách điều chỉnh van cấp
nước công tác cho bơm ejector, và kiểm tra các bộ phận làm kín
- Mức nước biển trong bầu bay hơi bị giảm bằng cách điều chỉnh van cấp nước biển vào- Tăng mức nước biển trong bầu bay hơi
Trang 8bầu bay hơi.
- Các bề mặt trao đổi nhiệt
bị bẩn do cáu cặn
- Dừng hệ thống, tiến hành vệ sinh các
bề mặt trao đổi nhiệt bằng phương pháp hóa chất
Tăng độ
ngậm
muối
của
nước
chưng
cất
- Tăng sản lượng của thiết bị
- Giảm sản lượng của thiết bị
- Tăng nhiệt độ của chất gia nhiệt (hay độ chân không
quá sâu)
- Giảm nhiệt độ của chất gia nhiệt bằng cách điều chỉnh các van cấp chất gia nhiệt
- Tăng mức nước biển trong bầu bay hơi
- Giảm lượng nước biển cấp vào bầu bay hơi thông qua việc điều chỉnh van cấp
- Tăng độ ngậm muối của nước biển
- Tăng lượng nước biển cấp vào bầu bay hơi bằng cách tăng độ mở của van cấp
Dò rỉ nước qua những chỗ làm kín của bầu ngưng rỉ - Kiểm tra và khắc phục những chỗ bị dò Tăng độ
ngậm
muối
của
nước
biển
- Sản lượng cấp nước biển vào bầu bay hơi không đủ
- Tăng sản lượng nước biển cấp vào bầu bay hơi cho phù hợp
- Tăng sản lượng của thiết bị
-Giảm sản lượng của thiết bị
- Bơm nước biển làm việc
Độ chân
không
trong
bầu
ngưng
không
đủ
- Không đủ sản lượng nước làm mát bầu ngưng, hoặc
nhiệt độ đầu vào của nước làm
mát tăng
- Tăng sản lượng nước làm mát bầu ngưng hoặc giảm nhiệt độ đầu vào của nước làm mát
- Tăng sự dò rỉ khí hoặc thiết bị hút khí làm việc kém
- Thay các gioăng làm kín, sửa chữa các thiết bị hút khí
- Các ống của bầu ngưng
bị cáu bám dầy
- Tiến hành tẩy rửa cáu cặn cho bình ngưng
- Nước ngưng tụ ngập các cụm ống của bầu ngưng ngưng tụ.- Kiểm tra sự làm việc của bơm hút nước