Đại phó chịu trách nhiệm đảm bảo việc thông gió buồng bơm, không khí trong đó phải an toàn cho người vào và các quy trình thông tin liên lạc cần thiết được sử dụng và duy trì.. Trước khi
Trang 1HƯớng dẫn làm hàng tàu dầu Trách nhiệm
• Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm tổng thể về an toàn trên tàu
• Đại phó hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Thuyền trưởng về công việc làm hàng
• Đại phó, Phó hai, Phó ba chịu trách nhiệm giám sát các công việc nhận, trả, chuyển hàng và vệ
sinh két (theo ca trực)
Chính sách
Công ty có nhiệm vụ lập ra các quy trình làm hàng nhằm đạt được mức độ an toàn cao Mọi thuyền
viên trên tàu phải tuân thủ tuyệt đối các quy định về an toàn của tàu Đội ngũ thuyền viên luôn nhận
thức rằng an toàn là trên hết (safety first)
Bơm và hệ thống bơm hàng
Lacanh buồng bơm phải luôn giữ sạch và khô ráo Máy trưởng chịu trách nhiệm về vệ sinh buồng
bơm Đặc biệt phải chú ý đến việc ngăn ngừa hơi xăng, dầu và hydrocacbon quẩn đọng trong buồng
bơm Tất cả các tờ-rết của van, cút-xông của bơm hàng, gioăng đệm bơm phải được bảo quản trong
trạng thái tốt khi nhận hàng qua các đường ống của buồng bơm hoặc tăng áp trong các đường ống
này nếu có thể
Không tiến hành các công việc sửa chữa bơm và các van, ống có liên quan hoặc hệ thống điều khiển
trong khi bơm đang hoạt động
Thông gió buồng bơm phải được tiến hành liên tục trong suốt thời gian làm hàng
Buồng bơm phải được thông thoáng và được kiểm tra sự hiện diện của hơi xăng, dầu trước khi có
người vào trong Thông gió phải được duy trì cho đến khi không còn công việc gì liên quan đến
buồng bơm nữa
Đặc biệt phải chú ý đến sàn dưới cùng, nơi thường hay có khả năng tích tụ hơi xăng dầu
Các van đóng ống thông gió buồng bơm phải hoạt động có hiệu quả để cách ly hệ thống thông gió
khi có sự cố xảy ra Chúng phải được bảo dưỡng thường xuyên
Vào buồng bơm
Không ai được phép vào buồng bơm khi không có sự cho phép của của Sỹ quan Boong
Đại phó chịu trách nhiệm đảm bảo việc thông gió buồng bơm, không khí trong đó phải an toàn cho
người vào và các quy trình thông tin liên lạc cần thiết được sử dụng và duy trì
Biển báo cấm vào khi không được phép phải được treo tại lối vào buồng bơm
Tháo mở bơm, van và các thiết bị liên quan
Trước khi công việc sửa chữa liên quan đến tháo mở bơm, van, đường ống hay thiết bị điện có liên
quan để sửa chữa, phải tuân thủ các bước sau:
• Kiểm tra nồng độ khí độc hay cacbuahydro trong không khí xung quanh khu vực đó
• Đại phó phải đảm bảo mọi điều kiện làm việc an toàn tại nơi làm việc
• Hệ thống làm hàng phải được súc rửa trước khi tháo mở Các đoạn ống phải được súc rửa trước
khi mở để làm sạch cặn dầu Các bề mặt phải được làm sạch trước khi tiến hành công việc sửa
chữa chúng
• Tuân thủ các quy trình tiến hành công việc nguội (cold work)
Trước khi làm hàng, Máy 3 phải tiến hành kiểm tra lưới lọc, các cút-xông ở vị trí vặn chặt các van xả
của hệ thống làm hàng trong buồng bơm, đặc biệt là các cút-xông trên bơm hàng phải được kiểm tra
đóng chặt
Các gioăng trên vách ngăn phải được kiểm tra, điều chỉnh hoặc tra dầu nếu cần để đảm bảo độ kín
khí giữa buồng bơm và buồng máy
Trong khi làm hàng phải tiến hành kiểm tra buồng bơm thường xuyên Phải kiểm tra dấu hiệu rò rỉ ở
các gioăng, nút xả và van xả, đặc biệt là trên bơm hàng Nếu bơm đang làm việc, phải kiểm tra các
gioăng, ổ đỡ, vòng bi của bơm và các gioăng trên vách ngăn để không bị tăng nhiệt Nếu phát hiện rò
Trang 2rỉ hoặc sự tăng nhiệt độ bất thường phải dừng ngay bơm Không được điều chỉnh các gioăng trên trục
của bơm khi bơm đang chạy
Các thiết bị báo động và ngắt sự cố của bơm hàng, thiết bị báo động mực hàng (nếu có), phải kiểm
tra hàng tháng để đảm bảo tình trạng làm việc bình thường Kết quả thử phải được ghi lại
Phải có biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng đoạn đường ống giữa van cuối cùng và mặt bích
không chứa dầu dưới áp suất trước khi tháo mặt bích Phải có biện pháp phòng ngừa sự cố rò rỉ
Để tránh tăng áp lực, các van cuối của dòng chảy trong hệ thống đường ống khi bơm phải được mở,
trừ trường hợp sự cố
Khi sử dụng bơm để chuyển tải, tất cả các van cẩu hệ thống chuyển tải (cả trên tàu và trên bờ), phải
được mở trước khi bắt đầu bơm, tuy nhiên van xả của bơm ly tâm có thể giữ ở vị trí đóng cho đến khi
vòng quay của bơm đạt đến gía trị cần thiết và sau đó mở van từ từ
Nếu chuyển bơm hàng vào hầm khác thì van vào hầm hàng sau phải được mở trước khi van vào hầm
hàng trước đó được đóng lại hoặc tạm thời ngừng bơm trong khi chuyển van
Bầu lọc:
Tất cả các bầu lọc phải được thường xuyên tháo ra để vệ sinh và kiểm tra
Thao tác tại cảng dầu
Khi vào hoặc rời cảng trong trạng thái có hàng, điều quan trọng là tính nổi của tàu phải được đảm
bảo kể cả khi sự cố nước vào tàu do sự cố Các lỗ đo, các két nước mũi, lái, nắp tu-rom và lỗ thông
hơi phải được đóng cẩn thận, các nắp hầm hàng, nắp tu-rom két nhận nhiên liệu, khoang cách ly
(cofferdam) và cửa buồng bơm cũng phải được đóng
Lai dắt và cập mạn
Trước khi tàu lai cập mạn để giúp đỡ lai dắt, tất cả các nắp hầm hàng, hầm balát và lỗ ống đo phải
được đóng kín, không phụ thuộc vào loại dầu đang chở trừ khi tất cả các khoang chứa hàng đều
thoáng khí Tàu lai và các tàu dịch vụ khác không được phép cập mạn trước khi Thuyền trưởng thấy
an toàn cho việc làm đó
An toàn lao động trong khi chằng buộc
Các thao tác buộc dây và cởi dây kể cả dây lai là các thao tác nguy hiểm Điều quan trọng là mọi
người tham gia phải hiểu được điều đó và có những biện pháp phòng ngừa để tránh tai nạn xảy ra
Thiết bị lai dắt sự cố để buộc tàu khi cập phao quay (SPM)
Khi tàu cập phao quay việc thiết lập và duy trì tốt hệ thống liên lạc giữa mũi tàu và buồng lái là rất
quan trọng
Tàu phải biết rõ loại dây buộc tàu và trọng lượng của dây Cầu cảng sẽ thông báo độ dài và kích
thước dây mồi
Khi sử dụng dây mồi để kéo dây buộc tàu phải tránh để cho tàu lùi hoặc đảo mũi làm căng dây mồi
Các con lăn ngang, con lăn dọc hướng dây mồi tới trống tời dây phải trơn, tránh cào xước dây mồi
Thuỷ thủ làm dây không được đứng ở những vị trí có thể bị nguy hiểm do đứt dây mồi
Thiết bị lai dắt sự cố còn được dùng trong trường hợp tàu mất chủ động
Việc triển khai thiết bị sẽ được tiến hành theo lệnh của của thuyền trưởng Cần phải có kế hoạch
huấn luyện và bảo dưỡng thiết bị
Trừ các cảng dầu không có tàu lai, trong mọi trường hợp các dây lai sự cố với độ dài thích hợp phải
được cô chặt vào các cột bích trên boong lái và mũi tàu, còn đầu kia của chúng phải thả xuống cách
mặt nước khoảng 1 mét
Đối với các tàu đang cập trong cầu cảng, các dây nói trên phải được thả ở nơi mà các tàu kéo có thể
tiếp cận một cách dễ dàng, thường là phía ngoài mạn Đối với các tàu đang neo ngoài phao, các dây
này phải được thả ở bên mạn đối diện với các ống rồng bơm dầu
Dây phải đủ dài để các tàu kéo có thể làm việc một cách hiệu quả, nên để trùng doạn dây giữ cột
bích và lỗ xô ma, đồng thời buộc nó bằng dây bện thừng hay phương tiện dễ chặt khác
Trang 3Tuân thủ các quy định của địa phương
Các cảng dầu có những quy định về an toàn và chống ô nhiễm mà thuyền viên trên tàu phải tuân thủ
Mọi tàu vào cảng phải nắm được các quy định đó và các quy định liên quan đến an toàn hàng hải do
chính quyền cảng sở tại ban hành
Liên lạc để đảm bảo an toàn giữa tàu và cảng dầu
Sau khi tàu đã cập cầu, đại diện của cảng dầu sẽ liên lạc với Đại phó để:
• Thoả thuận nơi cho phép hút thuốc;
• Thỏa thuận về các hạn chế trong việc sử dụng bếp lửa và các dụng cụ nấu bếp;
• Trao đổi ý kiến về các quy trình cho phép làm việc và thực hiện công việc nóng (hot work);
• Thỏa thuận về các phương tiện yêu cầu cứu trợ từ phía cảng, cứu hoả, cứu thương, cảnh sát và
các tổ chức cứu hộ khác;
• Trao đổi thông tin về việc sử dụng các trang thiết bị cấp cứu và cứu hoả có sẵn tại cầu cảng và
trên tàu;
• Thảo luận những thao tác cần tiến hành trên tàu và trên cầu cảng trong trường hợp cháy và các sự
cố khác;
• Thảo luận về các bố trí sơ tán có trật tự của cầu cảng trong tình huống khẩn cấp, ví dụ như điểm
tập trungvà lối đi lại giữa tàu và bờ
Điều chỉnh dây buộc tàu khi tàu cập mạn
Sỹ quan đi ca chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên dây buộc tàu và độ căng của chúng
Phải nhìn bao quát hệ thống chằng buộc sao cho độ căng hay chùng của từng dây không làm cho tàu
bị dịch chuyển hay tạo lực căng quá tải trên các dây khác Phải duy trì tiếp xúc giữa tàu và các đệm
chống va và không được nới lỏng dây nếu tàu không tiếp xúc với các đệm chống va này
Việc sử dụng tàu lai để duy trì vị trí có thể phải cân nhắc trong các tình huống sau:
• Tăng đáng kể về tốc độ gió hoặc hướng gió đặc biệt là khi tàu có mạn khô đáng kể;
• Sóng;
• Khoảng thời gian dòng thuỷ triều cực đại;
• Gần luồng qua lại của các tàu khác
Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị cứu hoả
Ngay hoặc trước khi vào cảng để nhận hay trả hàng dầu, các rồng cứu hoả phải được nối vào hệ
thống cứu hoả của tàu, một phía trước và một phía sau khu vực cút nối rồng làm hàng Các súng cứu
hoả cố định phải được chĩa về khu vực cút nối rồng làm hàng và sẵn sàng sử dụng Các bình dập
cháy xách tay(tốt nhất là bình bột hoá học) phải được đặt tại vị trí thuận lợi nói trên
Bơm cứu hoả phải duy trì được áp suất cần thiết trong đường ống khi bơm hàng hoặc ballát
Bơm cứu hoả phải sẵn sàng và hoạt động ngay khi cần thiết
Sẵn sàng tự rời vị trí
Khi tàu đang cập cầu cảng dầu, nồi hơi, máy chính, máy lái và các trang thiêt bị quan trọng khác cần
thiết cho việc ma nơ tàu phải được đặt trong tình trạng cho phép tàu rời cầu cảng trong thời gian
ngắn nhất
Không được tiến hành sửa chữa hay các công việc khác đòi hỏi sự cố định tại chỗ của tàu khi chưa
có sự thoả thuận trước với người phụ trách cầu cảng Trước khi tiến hành sửa chữa có thể cũng phải
xin phép chính quyền cảng địa phương Phải đảm bảo những điều kiện cụ thể trước khi nhận được
giấy phép
Thông tin liên lạc
Tất cả điện thoại, máy VHF/UHF cầm tay và hệ thống vô tuyến điện đài phải thoã mãn các yêu cầu
về an toàn tương ứng
Cầu cảng có trách nhiệm cung cấp các phương tiện thông tin liên lạc phù hợp giữa tàu và cầu cảng,
kể cả thiết bị hỗ trợ
Trang 4Thuyền trưởng có trách nhiệm thiết lập một hệ thống thông tin liên lạc hữu hiệu nhằm đảm bảo việc
kiểm sát an toàn các hoạt động một cách liên tục
Sỹ quan phụ trách phải thử hệ thống trước khi tiến hành làm hàng Hệ thống dự phòng cũng phải
được thiết lập và thoả thuận Phải cho phép có một khoảng thời gian nhất định để tiến hành những
hành động trả lời các tín hiệu
Thuyền viên trực ca và nhân viên phụ trách ca làm hàng trên cầu cảng phải nắm được tên và thông số
của từng loại hàng khi bơm rót các sản phẩm khác nhau hoặc các loại hàng khác nhau
Phương tiện đi lại giữa tàu và bờ
Mọi người chỉ sử dụng phương tiện dành riêng cho việc đi lại giữa tàu và bờ
Cầu thang hay các phương tiện đi lại khác phải được trang bị lưới bảo hiểm, phao cứu sinh có dây
phải được treo gần cầu thang hay phương tiện đi lại khác
Những người không nhiệm vụ
Phải luôn có người trực gần cầu thang khi tàu đang cập trong cầu cảng
Những người không phận sự và không được phép của Thuyền trưởng thì không được cho lên tàu
Trong thoả thuận với Thuyền trưởng, cầu cảng có trách nhiệm ngăn cấm người không phận sự đi vào
khu vực cầu Thuyền trưởng phải cung cấp danh sách thuyền viên cho bảo vệ trên cầu cảng
Người hút thuốc
Người trực trên tàu phải đảm bảo rằng không có người nào hút thuốc được vào gần khu vực cầu cảng
hay xuống tàu
Các biển báo trên tàu
Khi cập cầu, tàu phải treo các biển báo tại cầu thang bằng tiếng Anh và tiếng Việt sau đây:
• Cảnh báo (WARNING)
• Không đốt lửa (NO NAKED LIGHTS)
• Không hút thuốc (NO SMOKING)
• Không phận sự miễn vào (NO UNAUTHORISED PERSONS)
Biển báo “lối thoát hiểm” (EMERGENCY ESCAPE ROUTES) với dấu mũi tên phải được treo ở
những chỗ cần thiết
Kiểm soát hút thuốc
Chỉ cho phép hút thuốc trong điều kiện có thể kiểm soát được Việc cấm tuyệt đối hút thuốc trên cầu
cảng và trên tàu khi đang ở trong cầu nhìn chung là không thực tế và không thể ép buộc được và có
thể làm tăng hiện tượng hút thuốc lén lút Tuy nhiên cũng có trường hợp phải cấm tuyệt đối việc hút
thuốc do bản chất nguy hiểm của loại hàng đang chuyển tải và các yếu tố khác Trong trường hợp
đó, sỹ quan chịu trách nhiệm phải liên tục tiến hành kiểm tra để đảm bảo rằng lệnh cấm này được
tuân thủ triệt để
Sử dụng bếp nấu
Trước khi cho phép sử dụng các bếp nấu khi tàu dầu đang trong cầu cảng, Thuyền trưởng và người
phụ trách cầu phải tin chắc rằng không có mối nguy hiểm nào tồn tại sau khi đã xem xét vị tí đặt
bếp, kiến trúc và việc thông gió nơi đun nấu Đặc biệt chú ý đến vấn đề này khi sử dụng các ống nối
rồng đằng sau lái để chuyển tải
Thiết bị Radio
Sử dụng thiết bị radio của tàu trong khi bơm hàng hay balát là rất nguy hiểm và không được phép
Điều này không áp dụng đối với việc sử dụng các thiết bị VHF và UHF cố định hay cầm tay nhưng
được lắp đặt chính xác, miễn là các thiết bị này về bản chất là an toàn
Sử dụng các dụng cụ
Không được đập búa, gõ rỉ, phun cát Không sử dụng các dụng cụ điện ở ngoài khoang nồi hơi,
buồng máy, khu vực buồng sinh hoạt ở trên tàu, hoặc trên cầu cảng mà tàu đang cập nếu không được
sự cho phép của người phụ trách cầu cảng và Sỹ quan có trách nhiệm
Trang 5Danh mục an toàn tàu/bờ - ship/shore safety check list
Danh mục kiểm tra an toàn tàu/bờ (Ship/Shore safety check list) của tàu phải được điền đầy đủ trước
khi làm hàng Ngoài ra danh mục kiểm tra an toàn tàu/bờ của cầu cảng cũng phải được hoàn thiện
trước khi làm hàng
Danh mục kiểm tra an toàn tàu/bờ là vì mục đích an toàn của tàu, cầu cảng và con người làm việc
trên đó nên phải được Đại phó và người phụ trách cầu cảng hoàn thiện Mỗi hạng mục phải được
kiểm tra trước khi đánh dấu Nó bao gồm việc thị sát của hai người có liên quan và được tiến hành
kết hợp một cách hợp lý Sẽ vô nghĩa nếu coi đây chỉ là những thủ tục mang tính giấy tờ
Thuyền trưởng phải đảm bảm rằng tàu thoả mãn danh mục trước khi thị sát cùng với người phụ trách
cầu cảng và ghi vào nhật kí
Các cửa, húp lô và cửa sổ
Mọi cửa lớn thông ra ngoài, cửa húp lô và cửa sổ các buồng ở phải được đóng
Mọi cửa thông ra ngoài, cửa húp lô và các cửa tương tự trong khu vực phía sau ca bin, (dẫn trực tiếp
từ boong hầm hàng vào khu vực ở hay buồng máy (trừ buồng bơm) hay nhìn ra boong hầm hàng từ
bất kì độ cao nào cũng như boong thượng tầng phía trước ống khói) phải được đóng
Nếu cửa buộc phải mở để đi lại thì phải được đóng ngay sau khi ra hoặc vào
Các cửa bắt buộc phải đóng phải được đánh dấu nhưng không được khoá
Điều hoà và thông gió trung tâm
Cửa hút của hệ thống điều hoà trung tâm hoặc hệ thống thông gió phải được điều chỉnh để ngăn hơi
xăng, dầu lọt vào, nếu có thể bằng cách tuần hoàn không khí trong nội bộ khu vực ca bin
Nếu nghi ngờ rằng hơi xăng dầu thâm nhập vào khu vực buồng ở, phải dừng ngay hệ thống điều hoà
trung tâm và thông gió đồng thời đóng các cửa hút của hệ thống này lại
Đo nồng độ ở các khoang trống gần khu vực hầm hàng
Các khoang trống và ba lát nằm giữa các hầm hàng theo thường lệ sẽ được đo để kiểm tra sự rò rỉ từ
các hầm hàng bên cạnh Công việc đo sẽ bao gồm kiểm tra nồng độ khí cháy và đo sâu để kiểm tra
hoặc đo khoảng trống Tuân theo hướng dẫn để áp dụng cho tàu dầu một vỏ hay tàu hai vỏ, quy trình
đo Nếu phát hiện có rò rỉ thì tìm cách giải quyết (tham khảo phần Double hull operations)
Quy trình đo đối với khoảng trống và ba lát:
• Đo đều đặn trong suốt hành trình khi tàu đã đầy hàng
• Đo trước khi dằn ba lát và khi thời tiết xấu
• Sau khi xảy ra sự không bình thường như nghiêng bất ngờ, những vấn đề bất thường khác
Đo hàng, lấy mẫu và rửa hầm hàng
Đo hàng, lấy mẫu và rửa hầm hàng là các thao tác dễ gây cháy nổ và nguy hại đến sức khoẻ con
người do hơi độc và dễ bắt lửa Phải quan tâm đặc biệt đến việc tránh tiếp xúc với các hơi độc này
Đo hàng và lấy mẫu
Để tránh tĩnh điện thì thước đo và ống lấy mẫu phải làm từ vật liệu không dẫn điện
ít nhất 30 phút sau khi kết thúc xuống hàng thì các thước đo cầm tay bằng kim loại hoặc các thiết bị
đo mà dẫn điện khác có thể được sử dụng
Khi đo hàng và lấy mẫu phải đứng vuông góc gió để không hít phải hơi xăng dầu
Trong quá trình làm hàng, các cửa xem và lỗ đo phải được đóng kín trừ khi cần thiết phải mở ra vì lí
do khai thác Lưới chắn rửa luôn phải sạch và trong tình trạng tốt và được lắp khít Lưới này chỉ được
tháo ra trong thời gian ngắn nhất và phải lắp vào ngay
Nắp hầm hàng
Các nắp phải được đóng và vít chặt trong suốt thời gian làm hàng
Các nắp phải được đánh số rõ ràng
Rửa hầm hàng
Trang 6Việc rửa hàm hàng phải được tiến hành theo các hướng dẫn
Chuyển tải từ tàu sang tàu
Việc chuyển tải dầu phải được tiến hành theo “Hướng dẫn chuyển tải dầu giữa hai tàu” Cả hai tàu
phải sử dụng Danh mục kiểm tra chuyển tải giữa hai tàu
Công việc chuyển tải dầu phải được thực hiện theo yêu cầu của tàu nhận
Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về an toàn của tàu mình cũng như các trang thiết bị và hàng
hoá, không được để sự an toàn bị tổn hại bởi các hành động của Thuyền trưởng tàu kia, của chủ tàu,
của thanh tra và cá nhân khác
Chuyển dầu từ tàu lên bờ hoặc giữa các hầm hàng trên tàu
Xem các quy trình liên quan trong sổ tay “Quy trình chuyển tải tàu dầu”
Sử dụng khí trơ
Khí hydrocacbon không thể bắt lửa trong không khí có lượng ôxy thấp hơn 11% Do vậy các khoang
chứa hàng được nạp khí trơ có lượng ôxy dưới 8% sẽ tránh được cháy nổ
Chủ tàu coi việc khai thác an toàn có tầm quan trọng nhất, do vậy các khoang chứa hàng và két chứa
dầu thải luôn được làm trơ ở mức độ thích hợp, trừ khi phải tiến hành làm thoáng khí (gas free) để
vào hoặc lên đà sửa chữa
Thuyền trưởng chịu trách nhiệm toàn bộ về việc khai thác an toàn và đúng quy cách hệ thống khí trơ,
đảm bảo cả bộ phận Boong và Máy phải thực hiện các quy trình theo đúng quy định
Máy trưởng chịu trách nhiệm về vận hành và bảo dưỡng máy móc thuộc hệ thống khí trơ Máy
trưởng sẽ chỉ định một sỹ quan dưới quyền để trợ giúp về việc này (Máy nhất, điện trưởng)
Đại phó chịu trách nhiệm việc sử dụng khí trơ và kiểm soát nồng độ và áp suất khí trong hầm hàng,
kể cả việc đóng mở các van trên boong Cần phải có sự phối hợp chung chặt chẽ trong khâu này
Sổ tay sử dụng hệ thống khí trơ
Trước khi vận hành, bảo dưỡng, phải tham khảo Sổ tay hệ thống khí trơ cho từng tàu riêng biệt để
biết chi tiết về quy trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống
Các két hàng phải được làm trơ trước khi lấy hàng và đảm bảo nồng độ ôxy không vượt quá 8%
Lấy hàng
Trong khi lấy hàng thì phải khoá tất cả các van chặn hệ thống khí trơ vào hầm hàng và hệ thống sinh
khí trơ phải ngừng làm việc
Ngay sau khi kết thúc lấy hàng phải đóng ngay các van giảm áp trên hệ thống để duy trì một áp suất
dương (possitive) nhỏ trong các hầm hàng
Đang hành trình
Điều quan trọng là cần phải luôn duy trì một áp suất dương nhỏ trong các hầm hàng để tránh không
khí có thể rò rỉ qua các van P/V Nếu cần thì phải cho vận hành các máy sinh khí trơ trong từng
khoảng thời gian ngắn để luôn duy trì được áp suất dương trong các hầm hàng
Bơm trả hàng
Phải cho máy sinh khí trơ chạy trước khi bắt đầu bơm hàng và duy trì liên tục trong suốt thời gian
bơm trả hàng Quạt gió chính phải có sản lượng lớn hơn 10-25% so sản lượng bơm hàng để đảm bảo
duy trì được áp suất dương trong các hầm hàng
Vận hành hệ thống khí trơ
Mục đích của hệ thống khí trơ là làm giảm mức ôxy trong khoang hàng bằng cách đưa khí trơ vào
Khí trơ được dùng là khí xả từ lò đốt đã được làm mát, làm sạch trước khi cấp vào khoang hàng Máy
trưởng chịu trách nhiệm vận hành hệ thống khí trơ Máy trưởng có thể chỉ định sỹ quan cấp dưới trợ
giúp công việc này Đại phó phải liên hệ chặt chẽ với Máy trưởng trong việc sử dụng và bảo dưỡng
hệ thống IG
Các chỉ dẫn chung trong khai thác hệ thống
Nồng độ ôxy trong khí trơ (khói) không bao giờ được vượt quá 5% và chuông báo động đặt ở 8%
Trang 7Các quạt gió khí trơ được thiết kế có Q > 110-125% so với Q toàn bộ bơm hàng
Thiết bị kiểm soát hệ thống khí trơ:
1 Trên buồng lái (Bảng chỉ báo)
• Đồng hồ áp suất thấp
• Báo hư hỏng của hệ thống
• Chỉ báo thiết bị khí trơ đang hoạt động
2 Buồng điều khiển bơm hàng (Bảng điều khiển và sơ đồ vùng cháy)
• Báo áp suất khí I.G thấp, Báo áp suất khí I.G rất thấp
• Nồng độ khí O2 cao
• Báo lỗi nguồn, Báo hư hỏng của hệ thống I.G, Báo đang tẩy khí
• Nút dừng khẩn cấp
• Thiết bị khí trơ đang hoạt động, Báo khả năng làm việc của I.G
• Báo áp suất cao của I.G
• Báo áp suất quá cao của I.G
• Báo nhiệt độ cao của IG ở đường dẫn ra
• Chỉ báo lỗi ở buồng đốt
• Báo mực nước thấp (Deck water seal)
• Báo áp suất gió điều khiển thấp
3 Buồng điều khiển máy
• Báo khởi động hệ thống I.G bị lỗi
• Lỗi ở buồng đốt
• Nhiệt độ cao nước làm mát vỏ tháp lọc
• Lỗi do cấp nhiên liệu
• Báo áp suất gió điều khiển thấp
• Nguồn điện cung cấp sự cố
• Đồng hồ chỉ báo nhiệt độ khí I.G
• Đồng hồ chỉ báo áp suất khí I.G
• Đồng hồ chỉ báo nồng độ O2 trong khí I.G
Kiểm soát an toàn khí trơ
Bảng điều khiển khí trơ liên tục cung cấp thông tin về áp suất khí trong hệ thống cùng với các
chuông báo động áp suất cao, thấp Các chuông báo động phải luôn ở tình trạng làm việc tốt
Van nước một chiều trên boong là thiết bị an toàn cuối cùng chặn giữa hệ thống công nghệ và buồng
máy, do vậy mức nước luôn phải được giữ theo đúng mức quy định và các van xả mạn phải luôn mở
Van tự vỡ chân không/áp suất (pressure,vacuum breaker)
Thiết bị này được lắp đặt phụ thêm với van P/V, nó được nối với đường ống chính và được đặt hoạt
động ở mức 1800mmWG áp suất hoặc 700mmWG của chân không
Chức năng của van tự vỡ là dự phòng cho van P/V Trong trường hợp áp lực tăng cao mà van thoát
hơi không làm việc thì van này tự vỡ để khí thoát ra ngoài
Thiết bị này phải được đổ chất lỏng tới mức quy định và được kiểm tra bằng thước chỉ báo
Đại phó chịu trách nhiệm đổ chất lỏng, chất chống đông vào van Thao tác này phải được thực hiện
tại áp suất khí quyển thông thường
Trang 8Chỉ dẫn thường trực khai thác hệ thống khí trơ-trách nhiệm của Máy trưởng
1 Kiểm tra van tự vỡ chân không/áp suất ở điều kiện bình thường
2 Kiểm tra mực nước và đồng hồ đo lưu lượng báo tỉ lệ chảy một cách chính xác
3 Kiểm tra đường ống dẫn dầu để biết được tình trạng sẵn sàng hoạt động
4 Đóng van xả nước đường ống dẫn khí trơ
5 Bật bơm nước mặn làm mát, kiểm tra áp suất ở van xả nước đường ống dẫn khí trơ ở mức 3.0K
Kiểm tra đồng hồ lưu lượng ở van xả nước đường ống dẫn khí trơ
6 Mở van xả và hồi nhiên liệu (dầu DO)
7 Duy trì không khí tới hệ thống và kiểm tra áp suất không khí tại bộ điều chỉnh ở mức 2.4K
8 Kiểm tra quạt buồng đốt, mở van xả quạt của buồng đốt đã được chỉ định làm việc
9 Kiểm tra máy phân tích hàm lượng ôxy bảo đảm lượng ôxy ở mức chuẩn
10 Thông báo cho sỹ quan có trách nhiệm chuẩn bị tất cả các van của đường ống chính trên boong
11 Chuyển công tắc chế độ về vị trí INERT
Khởi động hệ thống khí trơ-trách nhiệm của Máy trưởng
Bật công tắc cứu hoả cho chế độ LOWFIRE
1 Nhấn nút STOP để thiết lập lại các chuông báo ở điều kiện bất thường trước (Control room);
2 Nhấn nút START, quạt gió buồng đốt, súng phun nhiên liệu tự khởi động đồng thời Các cốc quay
của van phun nhiên liệu sẽ cháy sau khoảng 50 giây áp lực dầu trong buồng đốt khoảng 2.7K;
3 Cảnh báo: khi khởi động bằng thiết bị thổi khí làm mát thì buồng đốt để ở chế độ LOWFIRE để
khi vòi phun được làm ấm dần lên tránh ứng suất;
4 Khi mà hệ thống INERT đã sẵn sàng thì đèn báo sáng lên, lượng ôxy < 8% Bật công tắc cứu hoả
chọn chế độ AUTO;
5 Tại mặt buồng điều khiển làm hàng: đặt công tắc van điều khiển ở chế độ AUTO Hệ thống khí
trơ bây giờ bảo đảm cung cấp khí tới đường ống chính trên boong
6 Kiểm tra các thiết bị ở chế độ hoạt động tốt trước khi rời khỏi hệ thống khí trơ không được trực
Dừng nạp khí trơ
1 Đặt công tắc cứu hoả chọn chế độ LOWFIRE
2 Tại bảng điều khiển làm hàng, đặt van điều chỉnh ở chế độ VENT
3 Nhấn nút STOP và dừng hệ thống đốt để chuyển sang hệ thống tẩy khí đã được lập trình sẵn
4 Đóng van xả và hồi nhiên liệu, điều chỉnh van khí
5 Nước làm mát phải để hoạt động ít nhất trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi tắt
6 Mở van xả đường ống nước dẫn khí trơ sau khi tắt bơm làm mát bằng nước
Làm thoáng khí
Nếu cần phải làm thoáng khí một hầm hàng nào đó thì trước hết phải làm trơ tức là giảm nồng độ khí
hydrocacbon xuống dưới 1,5% thể tích khí trong hầm hàng, sau đó tiến hành đo kiểm tra lại bằng
dụng cụ thích hợp Mục đích của công đoạn này nhằm giảm lượng khí hydrocacbon xuống dưới mức
nguy hiểm Các hầm đã được làm thoáng khí phải được cách ly với hệ thống khí trơ
A Các bước chuẩn bị
1 Kiểm tra van tự vỡ chân không/áp suất
2 Kiểm tra mực nước thấp ở điều kiện bình thường và đồng hồ lưu lượng báo tỉ lệ chảy chính xác
3 Bật bơm nước mặn làm mát khoảng 5 phút cho đến khi đầy đường ống thì dừng bơm
4 Kiểm tra quạt buồng đốt ở điều kiện bình thường Mở van quạt ở buồng đốt được chọn trong điều
kiện hoạt động
5 Kiểm tra van điều chỉnh không khí dẫn đến hệ thống và áp suất không khí ở mức máy báo 2.4K
6 Thông báo cho Sỹ quan có trách nhiệm chuẩn bị các van trên boong dẫn tới các két được tẩy khí
B Các bước làm thoáng khí
1 Bật công tắc chọn chế độ về “GASFREE”- Quạt gió bắt đầu hoạt động
Trang 92 Tại bảng điều khiển làm hàng: đặt công tắc van điều khiển về chế độ AUTO, không khí bắt đầu
được cung cấp vào đường ống trên mặt boong chính
C Dừng làm thoáng khí
1 Đóng van điều chỉnh không khí về vị trí INERT, quạt gió sẽ dừng hoạt động
2 Đóng tất cả các van cần thiết
3 Ngắt các tín hiệu báo động hoặc còi nếu có
Hỏng hóc của hệ thống
Trường hợp hệ thống không bảo đảm được áp suất dương hoặc không duy trì được chất lượng khí trơ
theo yêu cầu thì phải tiến hành ngay biện pháp ngăn ngừa không khí bên ngoài lọt vào
Dừng mọi hoạt động làm hàng, xả balát, đóng tất cả các van thông hơi, lỗ đo hàng và lỗ rửa hầm Mở
các van điều chỉnh áp suất khí thoát giữa van cách ly boong với áp suất khí quyển
Trường hợp hệ thống khí trơ trên tàu chở dầu sản phẩm bị hỏng hoàn toàn bộ thì có thể tiếp tục làm
hàng, xả balát nếu được phép của phía cảng, và phải kiểm tra:
1 Mỗi hầm hàng phải có màn chắn lửa và ống thông hơi đang ở tình trạng hoạt động tốt
2 Các van trong ống thông hơi đều mở
3 Không được để nước hay nước bẩn xâm nhập vào
4 Không được đưa các bộ phận lấy mẫu, đo hàng cũng như những thiết bị khác vào hầm hàng trừ
khi cần thiết vì mục đích an toàn, và chỉ được thực hiện sau 30 phút kể từ khi hệ thống khí trơ
ngừng hoạt động
Tất cả các phần kim loại của thiết bị cần phải đưa vào hầm hàng phải được tiếp đất Những chi tiết
kim loại này chỉ được đưa vào hầm hàng sau ít nhất 5 giờ kể từ khi ngừng cấp khí trơ
Bất cứ trường hợp hỏng hóc nào của hệ thống khí trơ đều phải báo cáo ngay về Công ty
Nguy cơ đối với sức khoẻ của khí trơ
Thuyền trưởng chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của toàn bộ thuyền viên trước nguy
cơ của khí trơ Đại phó được chỉ định trợ giúp Thuyền trưởng việc này
Thiếu ôxy
ở lâu trong môi trường không khí thiếu ôxy sẽ bị ngất mà không có những triệu chứng có thể nhận
biết được, do vậy nạn nhân sẽ không thể biết trước được và sẽ bị tổn thương não, nguy cơ tử vong sẽ
tới sau vài phút
Do vậy cần phải thông thoáng các hầm hàng thật kỹ, đảm bảo luôn đạt được nồng độ ôxy là 21%
trước khi cho phép người vào hầm
Độ độc hại của khí hydrocacbon
Luôn có thể có các hốc chứa khí hydrocacbon còn lại trong hầm chứa, kể cả sau khi đã nạp khí trơ
Nồng độ khí hydrocacbon dù nhỏ đều gây hại cho cơ thể
Phải thông thoáng hầm chứa liên tục cho tới khi mọi vị trí đều thể hiện nồng độ khí hydrocacbon ở
mức “0” và nồng độ ôxy luôn đạt mức 21%
Độ độc hại của một số khí
Chỉ có thể xác định được các khí độc như H2S, cacbonmonoxide, nitrogen bằng thiết bị đo
Hiện tượng tĩnh điện
Trong quá trình vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ luôn tồn tại nguy cơ cháy nổ do hiện tượng tĩnh
điện và phóng điện tĩnh trong các hầm hàng Hiện tượng tĩnh điện bao gồm 3 giai đoạn cơ bản: phân
cực, tích điện và phóng điện
Các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tĩnh điện
Khi nhận hàng
Các sản phẩm dầu mỏ thường có độ dẫn điện nhỏ hơn “50 picoSiemen/m” và được xếp vào nhóm
chất có tính tĩnh điện Trong khi được bơm vào các két, dầu mỏ luôn tồn tại nguy cơ tích điện cao
Trang 10Các thiết bị trong két
Các thiết bị cố định trong két như là hệ thống rửa hầm hoặc thiết bị báo mức dầu cao thường tích
điện trái dấu với bề mặt chất lỏng trong két và có thể gây nên hiện tượng tĩnh điện
Lấy mẫu, đo đạc dầu
Khi đưa các thiết bị đo đạc, lấy mẫu vào két luôn có nguy cơ phóng điện do sự tích điện trái dấu giữa
thiết bị và bề mặt chất lỏng
Các nguyên nhân khác
Sương dầu, sương hơi nước tạo nên trong quá trình nhận hàng, bơm balát hoặc rửa hầm đều gây nên
hiện tượng tích tĩnh điện trong các két
Một số thành phần như hạt bụi, muội cứng trong khí trơ cũng có khả năng sinh tích điện
Con người vô tình cũng trở thành vật tích điện với mặt đất từ các trang bị bảo hộ
Các biện pháp ngăn ngừa
Trong giai đoạn đầu của quá trình nhận hàng phải hạn chế tốc độ bơm hàng để khống chế sự hình
thành điện từ trường tĩnh trong két
Các dụng cụ đưa vào trong két phải được làm bằng vật liệu không dẫn điện hoặc luôn được tiếp mát
Khi tiến hành rửa hầm phải tiếp mát tất cả các dụng cụ có tính dẫn điện
Trong quá trình tẩy khí phải đảm bảo chất lỏng không còn trong két
Trong quá trình làm hàng tại các cảng cũng như khi chuyển tải giữa các tàu, phải đệm một mặt bích
cách điện tại các khớp nối Việc làm này để ngăn ngừa sự truyền điện từ hệ thống đường ống trên bờ
xuống tàu cũng như giữa các tàu với nhau
Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng tích điện tĩnh hiệu quả nhất là tiếp mát tất cả các vật kim loại trên
tàu với nhau và nối chúng với vỏ tàu Bằng cách này, các vật kim loại đã đương nhiên được tiếp mát
thông qua nước biển
Quy định chung
Chủng loại và chất lượng của hàng phải được nêu rõ trong lược khai hàng hoá và vận tải hơn Trong
khi đảm bảo an toàn cho thao tác làm hàng là trách nhiệm của cả hai phía tàu và cầu cảng thì Đại
phó còn chịu trách nhiệm bảo đảm rằng chủng loại hàng và chất lượng hàng được bơm xuống tàu
phù hợp với những gì nêu trong vận tải đơn hay bản lược khai hành hoá
Quy trình
Nếu tàu xuống hàng qua buồng bơm thì các bơm trong buồng bơm phải được cách ly bằng cách
đóng các van trên ống hút của bơm và cả các van ngoài boong trên đường ống xả từ bơm
Các vôlăng của các van điều khiển bằng tay mà cần phải đóng trong lúc làm hàng phải được đưa về
vị trí đóng (closed) và được buộc chặt bằng dây
Đại phó và sỹ quan trực qua phải thường xuyên kiểm tra để xác nhận rằng hàng được bơm vào hay
rút ra từ đúng hầm hàng cần thiết và dầu không lọt vào buồng bơm, khoang cách ly, hoặc rò xuống
biển thông qua các van trả hàng
Những ghi chép khi làm hàng
Đại phó phải đảm bảo rằng các thông số trong lúc làm hàng sau đây được ghi lại:
• Địa điểm làm hàng; Lưu lượng bơm rót; áp suất, nhiệt độ và thời gian làm hàng;
• Hàng xuống qua đường ống trực tiếp hay qua buồng bơm;
• Thời gian nối rồng, bắt đầu bơm, ngừng bơm, điều chỉnh lưu lượng và tháo rồng;
• Sự cố hay hỏng hóc của các bơm hàng trên tàu;
• Sự cố hay hỏng hóc của các bơm hàng trên bờ
Sau khi hoàn tất công việc xuống hàng, phải tiến hành đo đạc một cách chính xác khối lượng và chất
lượng hàng đã nhận được và làm những phép so sánh cần thiết
Khối lượng được xác định qua việc đo hầm hàng và so sánh với các con số ghi trên Vận tải đơn hay
Lược khai hàng hoá Bất kì một sai số nào đều phải được báo cáo