Nguyên lí hoạt động cơ bản của thiết bị đo nhiệt độ * Một số kiểu nhiệt kế thuỷ ngân được dùng rộng rãi trong khí tượng 1.. Nhiệt kế2 Nhiệt kế tối cao Nguyên tắc hoạt động Khi nhiệt độ
Trang 1Bài 2
THIẾT BỊ ĐO NHIỆT ĐỘ
Trang 2Giới thiệu
I Nhiệt độ và các thang đo nhiệt độ
III Những nguyên lý cơ bản về hoạt động của các thiết bị đo nhiệt độ
V Nhiệt ký
II Sự trao đổi nhiệt giữa nhiệt kế và môi trường
IV Nhiệt kế
Trang 3I Nhiệt độ và các thang đo nhiệt độ
Khái niệm:
Nhiệt độ là trạng thái nhiệt của vật chất (tính chất vật lý )
Giá trị của thông số này phụ thuộc vào động năng chuyển động trung
bình của các phần tử cấu tạo nên vật chất đó
Ta có thể đo được nhiệt độ thông qua sự truyền nhiệt giữa các vật chất.
Nhiệt kế và các loại thang đo nhiệt độ
• Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ không khí được Galile chế tạo ra từ năm 1584.
• Năm 1721, Fahreinheit đã thiết kế nhiệt kế thuỷ ngân để đo đạc khí tượng
• Năm 1742 Celsius đã thiết lập thang đo bách phân với 100 độ là nước đá
đông và 0 độ là nước sôi ở đktc
• Năm 1744 nhà khoa học Carolus Linnaeus đảo ngược hệ thống đó và lấy 0
độ là nước đá đông và 100 là nước sôi
• Thang nhiệt độ Kelvin được lấy theo tên của nhà vật lý, kỹ sư người Ireland William Thomson, nam tước Kelvin thứ nhất
Trang 4I Nhiệt độ và các thang đo nhiệt độ
• Công thức chuyển đổi thang đo nhiệt độ
Trang 5I Nhiệt độ và các thang đo nhiệt độ
- Đo nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước và nhiệt độ đất
+ Nhiệt độ không khí bề mặt là nhiệt độ trong lều khí tượng có độ cao từ
Trang 6III Nguyên lí hoạt động cơ bản
của thiết bị đo nhiệt độ
* Một số kiểu nhiệt kế thuỷ ngân được dùng rộng rãi trong khí tượng
1 Nhiệt kế có vỏ làm bằng thuỷ tinh
Dài 390 - 430mm,
Đường kính thân bên ngoài 15 - 17mm,
Thang độ chia tới là 0,20C
Phổ đo từ -30 đến 600C
2 Nhiệt kế tối cao có vỏ làm bằng thuỷ tinh
3 Nhiệt kế của ẩm kế
4 Nhiệt kế đo nhiệt độ đất
5 Nhiệt kế thuỷ ngân có vỏ làm bằng kim loại
Trang 7- Một thang đo thường được chia theo 0,50C/vạch
Thang đo có thể chia ngay trên ống vi quản hoặc tách rời, được giữ cố định với ống vi quản.
Trang 9IV Nhiệt kế
Cách sử dụng
1 Nhiệt kế thường
Nhiệt kế phải đặt nằm ngang
Khi quan trắc phải xác định chính xác vị trí đầu mũi của chất lỏng trong ống vi quản
Trang 10IV Nhiệt kế
Trang 11Trong bầu nhiệt kế, gắn một thanh thuỷ tinh nhỏ có một đầu gắn liền
với đáy bầu
Hình 2.3 Bầu nhiệt kế tối cao
Khe
hở hẹp
Đầu còn lại được luồn vào trong ống vi quản tại điểm nối
tiếp giữa ống này với bầu nhiệt kế
Đầu thanh thuỷ tinh này tạo với thành trong của ống vi
quản một khe hở rất hẹp
Trang 12IV Nhiệt kế
2 Nhiệt kế tối cao
Nguyên tắc hoạt động
Khi nhiệt độ tăng, thuỷ ngân ở trong bầu nhiệt kế sẽ dãn nở, chảy
qua khe hẹp giữa thành trong của ống vi quản và đầu thanh thuỷ
tinh đi lên
Hình 2.3 Bầu nhiệt kế tối cao
Khe
hở hẹp
Khi nhiệt độ giảm, thuỷ ngân ở trong bầu nhiệt kế co
lại, nhưng thuỷ ngân trên ống vi quản không trở lại
được
Nhiệt kế tối cao được đặt nằm ngang nên lực duy
nhất tác dụng vào thuỷ ngân trong ống vi quản hướng
về phía bầu nhiệt kế là lực hút phân tử, Lực này nhỏ
tới mức không hút được thuỷ ngân đi qua khe hẹp nói
trên
Giải thích
Trang 13IV Nhiệt kế
2 Nhiệt kế tối cao
Hình 2.3 Bầu nhiệt kế tối cao
Khe
hở hẹp
Cách sử dụng
Thường đặt nhiệt kế tối cao ở vị trí nằm ngang, nhưng hơi
thấp về phía bầu nhiệt kế
Để nhiệt kế đo nhiệt độ tối cao cho kì quan trắc tiếp theo
một cách chính xác, người ta phải vẩy nó để dồn thuỷ
ngân trên ống vi quản về bầu nhiệt kế sau khi đọc xong
Sau khi vẩy sẽ tương đương với nhiệt độ của môi
trường khi đó
Trang 14IV Nhiệt kế
Trang 16IV Nhiệt kế
3 Nhiệt kế tối thấp
Nguyên tắc hoạt động
Ở vị trí bắt đầu hoạt động, đầu con trỏ được đặt vừa tiếp xúc với mặt rượu
Khi nhiệt độ tăng lên, rượu trong ống vi quản sẽ vượt qua con trỏ dâng
về phía đầu nhiệt kế mà không làm con trỏ xê dịch
Khi nhiệt độ giảm, rượu trong ống vi quản sẽ rút về bầu nhiệt kế và sức căng mặt ngoài của rượu sẽ kéo con trỏ dịch chuyển theo
Trang 17Sau khi đọc số chỉ nhiệt độ thấp
nhất xong, ta phải nâng bầu
nhiệt kế lên cao để cho con trỏ
dịch chuyển tới mặt rượu trong
ống vi quản
Việc đọc nhiệt độ trên các nhiệt
kế chất lỏng luôn luôn phải lấy
chính xác tới 0,10C
Cách sử dụng
Trang 18IV Nhiệt kế
Trang 19IV Nhiệt kế
4 Nhiệt kế cong Savinop
Nhiệt kế cong Savinop là một bộ gồm bốn nhiệt kế thuỷ ngân được dùng để đo nhiệt độ đất tại các lớp đất sâu 5, 10, 15 và 20 cm
Cấu tạo
Bầu nhiệt kế Savinop được uốn cong
và hợp với thân của nó một góc 1350
Chỗ gắn thang độ với bầu nhiệt kế,
được nhồi chặt bông hoặc bột cách
nhiệt để cách nhiệt giữa lớp đất ở độ
sâu đặt bầu với phần trên của nhiệt
kế
Nguyên tắc hoạt động giống như
những nhiệt kế thường
Trang 21IV Nhiệt kế
5 Nhiệt kế ống
Nhiệt kế ống là một bộ gồm bốn nhiệt kế thuỷ ngân được dùng để
đo nhiệt độ tức thời của đất ở các độ sâu 50, 100, 150, 300 cm
lại được gắn với nắp đậy có
vòng xách giúp cho việc quan
trắc được thuận tiện
Trang 22IV Nhiệt kếCấu tạo
Cả hệ thống này lại được lồng vào ống nhựa cứng khác, có nắp ở đáy cũng bằng đồng chôn sâu cố định trong đất
Nguyên tắc hoạt động của
nhiệt kế ống cũng giống như
nhiệt kế thường
Trang 23V Nhiệt kí
1 Cấu tạo
- Bộ cảm biến là một bản lưỡng kim cong (4), một đầu được giữ chặt, còn kia
dịch chuyển tự do nên khi nhiệt độ thay đổi bản lưỡng kim sẽ bị cong về phía tấm kim loại có hệ số dãn nở nhỏ hơn
Trong nhiệt kí, đầu cố định của bản lưỡng kim được gắn vào giá đỡ (1) ở phía sau thân máy, còn đầu tự do được nối với bộ phận biến đổi tín hiệu
cảm ứng ra.
Trang 24V Nhiệt kí
1 Cấu tạo
- Bộ biến đổi tín hiệu cảm ứng ra là một hệ thống gồm các tay truyền (2)
Tay đòn được khớp nối với nhau từ đầu tự do của bản lưỡng kim tới đầu cần kim (3)
Nhiệm vụ: Bộ phận biến đổi vừa truyền, vừa khuếch đại độ dịch
chuyển ở đầu tự do của bản lưỡng kim theo sự biến thiên của nhiệt độ
Kết quả: đầu kim cũng dịch chuyển lên
xuống quanh trục nằm ngang, theo sự
tăng hay giảm của nhiệt độ ứng với một tỉ
lệ nhất định.
Trang 28V Nhiệt kí
1 Cấu tạo
- Bộ phận ghi
* Nguyên lý hoạt động của bộ phận tự ghi
Khi bánh xe phát động quay sẽ làm bánh xe trục chính quay theo
Tuỳ theo tốc độ quay của trụ đồng
hồ mà người ta phân chia ra nhiệt kí
ngày hay nhiệt kí tuần
nhiệt kí ngày là 26 giờ và của
nhiệt kí tuần là 176 giờ
Trang 29IV Nhiệt kí
Quanh mặt ngoài trụ đồng hồ người ta lắp giản đồ bằng một loại giấy đặc biệt
Trên giản đồ có các vạch chia thang đo nhiệt độ
Khoảng cách giữa hai vạch chia của thang đo là 10C
Các cung chạy ngang tới hai mép giản đồ là các cung chỉ thời gian.Khoảng cách thời gian giữa hai cung liên tiếp là 15 phút
* Giấy ghi
* Cách ghi
Đặt đầu ngòi bút ghi vào đúng vị trí số chỉ nhiệt độ trên thang đo của giản đồ tương ứng với số chỉ nhiệt độ không khí lúc quan trắcVặn ốc điều chỉnh cần kim ở phía sau thân nhiệt kí
Muốn điều chỉnh độ nhạy của nhiệt kí ta vặn ốc điều chỉnh đặt ở cuối cần kim
Trang 30IV Nhiệt kí
2 Nguyên lý hoạt động của nhiệt ký
Khi nhiệt độ tăng lên, bản lưỡng kim sẽ cong nhiều hơn làm cho đầu
tự do của nó được nâng lên phía trên
Sự nâng lên ở đầu tự do của bản lưỡng kim sẽ được truyền qua tay truyền và khuếch đại lên,
nhờ các tay đòn gắn với trục ngang đặt trong thân máy, làm cho
ngòi bút ở đầu kim cũng dịch chuyển lên theo;
Trang 31IV Nhiệt kí
Khi nhiệt độ giảm xuống thì ngòi bút cũng hạ xuống theo
Song song với sự dịch chuyển lên xuống của kim theo sự biến thiên của nhiệt độ là sự chuyển động quay của trụ đồng hồ quanh trục chính,
Ngòi bút sẽ ghi trên giản đồ một đường cong liên tục tương ứng
với sự biến thiên của nhiệt độ không khí theo thời gian
2 Nguyên lý hoạt động của nhiệt ký
Trang 32IV Nhiệt kí
3 Cách sử dụng
Nhiệt kí thường được đặt nằm ngang trên giá máy tự ghi trong lều khí tượng
Hàng ngày vào các kì quan trắc 1, 7, 13 và 19 giờ
Giản đồ nhiệt kí được thay hàng ngày vào sau kì quan trắc 7 giờ
Trang 33IV Nhiệt kí
- Mở nắp đậy và đánh mốc giờ cuối của đường ghi rồi tháo trụ đồng hồ ra khỏi máy và ghi lại thời gian đánh mốc giờ cuối;
- Gạt cần tách ngòi bút ra khỏi giản đồ;
- Tháo trụ đồng hồ ra khỏi máy và mở nẹp giữ và tháo giản đồ ra;
- Lên giây cót đồng hồ, điều chỉnh sự nhanh chậm của đồng hồ (nếu cần);
- Lắp giản đồ mới vào trụ đồng hồ sao cho mép dưới của giản đồ sát với vành đáy trụ đồng hồ, vuốt cho giản đồ ôm chặt và đều quanh trụ đồng hồ,
đầu các đường chỉ cùng một trị số nhiệt độ trên giản đồ phải trùng
nhau;
- Lắp trụ đồng hồ vào máy và quay trụ đồng hồ để ngòi bút ở vào vị trí
giờ phút lúc đó;
- Cho thêm mực vào ngòi bút và vặn ốc điều chỉnh (nếu cần) để đưa ngòi
bút vào đúng vị trí số chỉ nhiệt độ trên thang đo, tương ứng với nhiệt độ không khí lúc đó;
- Gạt cần kim tì vào giản đồ, đánh mốc giờ lúc bắt đầu có đường ghi vào
giản đồ rồi đậy nắp máy lại.
3 Cách sử dụng
Trang 34IV Nhiệt kí (B3)Khi thay giản đồ cần chú ý những điểm sau:
- Không lắp giản đồ của máy khác loại hoặc giản đồ không đúng kích cỡ và tiêu chuẩn quy định;
- Không được đổ mực quá đầy vào ngòi bút, không được để mực cạn, kể cả trường hợp khi chưa đến giờ thay giản đồ nhưng nếu thấy mực cạn ta vẫn phải đổ thêm vào;
-Khi làm mốc phải kiểm tra khả năng ghi và độ tì của ngòi bút lên giản đồ Nếu độ tì quá yếu thì đường ghi có thể bị gián đoạn còn nếu độ tì quá
lớn thì đường ghi lại có hình bậc thang
-Khi đó ta phải điều chỉnh độ nghiêng của khung giữ cần kim về phía thích
hợp Tuyệt đối không được bẻ cong hoặc làm biến dạng cần kim.
Trang 35Tổng kết
Trang 36Kết thúc