1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu ứng nhà kính hiện tương xâm nhập mặn

29 764 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 760,43 KB

Nội dung

Tìm hiểu về hiện tượng hiệu ứng nhà kính và hệ quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (thực trạng, nguyên nhân, tác động và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu hệ quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính và xâm nhập mặn)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢIKHOA MÔI TRƯỜNGMÔN HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG

*** Tiểu luận

Đề tài: Nghiên cứu hiện tượng Hiệu ứng nhà kính –

Hệ quả xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long

GVHD: TS Vũ Đức Toàn Nhóm SV: Trịnh Thị Hòa

Vũ Thị Thủy

Lê Thị Vân Anh

Trang 2

Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2016

Mục Lục

A – Phần mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Nội dung nghiên cứu

B – Nội dung

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1. Mô tả cơ sở lý thuyết về Hiệu ứng nhà kính và hiện tượng xâm

nhập mặn

2. Đánh giá tổng quan về các nghiên cứu về vấn đề Hiệu ứng nhà kính và hiện tượng xâm nhập mặn đã có từ trước

Chương 2: Đánh giá vấn đề nghiên cứu

1. Thực trạng Hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam

2. Hệ quả của Hiệu ứng nhà kính - xâm nhập mặn ở Đb Sông Cửu

Long

2.1 Giới thiệu sơ lược về Đb Sông Cửu Long

2.2 Hiệu ứng nhà kính ở Đb Sông Cửu Long

2.3 Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL

2.4 Nguyên nhân của xâm nhập mặn

2.5 Hậu quả của xâm nhập mặn2.6 Dự báo xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Trang 3

Chương 3: Giải pháp giảm thiểu hệ quả của Hiệu ứng nhà kính – Hiện tượng xâm nhập mặn.

C – Kết luận

D - Tài liệu tham khảo

A – Phần Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường đã và đang là vấn đề được cả thế giới đặc biệt quan tâm trong xu thế tiến tới quá trình phát triển bền vững Nhiều lĩnh vực trong môi trường đã được nghiên cứu, một trong

số đó là hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Trang 4

Các nghiên cứu cho thấy hiện tượng hiệu ứng nhà kính đang là một vấn đề phổ biến, diễn ra hết sức phức tạp gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, và đang có xu hướng ra tăng đáng báo động, là vấn đề mang tính toàn cầu

Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước bị ảnh hưởng bởi khí hậu toàn cầu Vị trí địa lý của Việt Nam khiến Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước những biến đổi khí hậu cả về hình thái khí hậu khi mực nước biển tăng, lẫn diện tích đất canh tác sẽ bị thu hẹp Nếu không có những biện pháp phù hợp và hiệu quả để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, hậu quả sẽ là khôn lường

Một trong những hệ quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính là hiện tượng xâm nhập mặn, hiện tượng đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam.Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất thấp ven biển, là vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng nhất Việt Nam, đây cũng là vùng bị tác hại nặng nề nhất do hiệu ứng nhà kính gây ra Trongcác tháng mùa khô, nhiều tỉnh vùng Đb.Sông Cửu Long đang bị xâm nhập mặn sâu, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhiều khu vực thiếu nước sinh hoạt…

Vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn nghiên cứu về hiện tượng hiệu ứng nhà kính và hệ quả của hiệu ứng nhà kính – xâm nhập mặn

2. Mục đích

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài:

- Tìm hiểu về hiện tượng hiệu ứng nhà kính

- Tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân, hệ quả của hiệu ứng nhà kính – hiện tượng xâm nhập mặn ở đb.Sông Cửu Long

Từ đó đánh giá các tác động mà hiện tượng hiệu ứng nhà kính – xâmnhập mặn gây ra và đưa ra những giải pháp giảm thiểu phù hợp

- Nhằm nâng cao nhận thức, đặc biệt là thế hệ sinh viên trong việc bảo

vệ môi trường, giảm thiểu các hành vi gây biến đổi khí hậu

Trang 5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

- Hiện tượng hiệu ứng nhà kính

- Hệ quả của hiệu ứng nhà kính: Xâm nhập mặn

 Phạm vi nghiên cứu:

Ở Việt Nam và đặc biệt là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

4. Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

 Phương pháp đánh giá thực trạng và các số liệu thu thập được

5. Nội dung nghiên cứu

Bài tiểu luận sau đây trình bày những nghiên cứu đã và đang thực hiện về hiện tượng hiệu ứng nhà kính và những giải pháp giảm thiểu tác động đã có về hiện tượng hiệu ứng nhà kính và hệ quả xâm nhập mặn; những đánh giá của nhóm về thực trạng của đề tài nghiên cứu ở Việt Nam nói chung và Đb.Sông Cửu Long và đề xuất những giải pháp thực hiện để giảm thiểu hệ quả hiện tượng xâm nhập mặn

ở khu vực này

B – Nội dung

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1. Mô tả cơ sở lý thuyết về hiệu ứng nhà kính và hiện tượng xâm nhập mặn.

1.1 Hiệu ứng nhà kính

1.1.1 Định nghĩa:

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp khí quyển bao quanh Trái Đất (lớp kính) giữ lại một phần năng lượng Mặt Trời dưới dạng nhiệt và làm nhiệt độ của nhà kính nóng lên

1.1.2 Nguyên nhân:

Trang 6

Các thành phần có trong khí quyển có ảnh hưởng tới sự phản

xạ nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ và làm nóng lớp khí ở gần bề mặt Trái Đất, được gọi là các ”khí nhà kính” Đó là các thành phần dạng khí trong khí quyển có khả năng hấp thụ tia song dài và sau

đó lại nhả hấp thụ

Coi khí quyển bao quanh Trái Đất như một lớp kính Để đến được bề mặt Trái Đất, năng lượng Mặt Trời (năng lượng tia sáng)phải đi qua lớp không khí dày (trong suốt như kính) Một phần năng lượng Mặt Trời đến Trái Đất được giữu lại nhờ các quá trình vật lý, hóa học, sinh học tự nhiên Một phần được phản xạ

về vũ trụ Bức xạ nhiệt từ Trái Đất phản xạ lại phần lớn là bức xạsóng dài, khó xuyên qua lớp khí quyển và bị hấp thụ lại bởi một

số thành phần có trong khí quyển là khí nhà kính Lượng nhiệt này bị giữ lại và làm cho nhiệt độ bên trong “nhà kính” tăng lên.Các loại khí nhà kính bao gồm:

• Khí nhà kính tự nhiên: Hơi nước, CO2

Trang 7

 Tuy nhiên trong hơn một thế kỷ qua, các hoạt độn g nhân tạo đã thải ra một lượng rất lớn khí ô nhiễm, làm thay đổi thành phần khí quyển, tăng hàm lượng các khí nhà kính (đặc biệt là CO2), dẫn tới sự gia tăng quá mức hiệu ứng nhà kính tự nhiên vốn đã được duy trì trong suốt hàng triệu năm Cân bằng nhiệt giữa năng lượng Mặt Trời đến Trái Đất không thay đổi và năng lượng phản xạ từ Trái Đất bị chuyển dịch dẫn tới sự tăng nhiệt độ Trái Đất trên qui mô toàn cầu, kéo theo hàng loạt những tác động không tích cực, làm nhiệt độ trái đất tăng lên gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

• Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất

• Trái Đất ấm lên làm biến đổi sự bốc hơi nước ổn định vốn có trên Trấi Đất

• Mất cân bằng nhiệt của Trái Đất và vũ trụ

• Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển

• Thay đổi trong tuần hoàn gió, tăng tốc độ bốc hơi nước, ảnh hưởng tới lượng mưa toàn cầu Tuy nhiên tần suất và mức độ thay đổi sẽ rấtkhác nhau giữa các khu vực, dẫn tới tác động lên hệ thực vật và làm khô đất do sự bốc hơi nước tăng, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, dịch chuyển các vùng cực của thảm thực vật

• Tăng các quá trình chuyển hóa sinh học làm mất sự cân bằng về lượng và chất trong cơ thể sống, tăng thêm bệnh tật cho con người…

1.2 Hiện tượng xâm nhập mặn

1.2.1 Định nghĩa

 Xâm nhập mặn là một hệ quả của Hiệu ứng nhà kính

 Theo Nguyễn Chu Hồi (2001), sự xâm nhập mặn của nước biển sông được giải thích là do mùa khô, nước sông cạn kiệt khiến nước biển theo các sông, kênh dẫn tràn vào gây mặn Nhưng bên cạnh đó, những vùng đất ven biển cũng có nguy cơ nhiễm mặn do thẩm thấu hoặc do tiềm sinh

1.2.2 Biểu hiện của xâm nhập mặn

Trang 8

Hiện tương nước biển xâm lấn vào đất liền làm độ mặn tăng lên vượtngưỡng cho phép khiến cho vùng đất đó bị biến đổi về nhiều tính chất vật

lý, hóa học, sinh học dẫn tới sự thay đổi của nhiều quá trình tự nhiên

2. Đánh giá tổng quan về các nghiên cứu về vấn đề Hiệu ứng nhà kính và hiện tượng xâm nhập mặn đã có từ trước.

2.1 Các nghiên cứu về hiệu ứng nhà kính đã có

Hiệu ứng nhà kính , xuất phát từ Effet de serre trong tiếng Pháp, do nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm

1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên

Năm 1827, Jean Fourier đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây được sự quan tâm lớn của giới khoa học Hiệu ứng nhà kính dùng

để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng Qua nghiên cứu, các nhà khoa học giải thích : Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái Đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, mặt đất hấp thụ nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái Đất, làm cho Trái Đất không khác gì một nhà kính lớn

Các nhà máy công nghiệp cùng các hoạt động của con người đã thải ra 1lượng lớn các khí độc vào môi trường, các khí này tạo thành bức tường ngăn cản các tia bức xạ từ trái đất vào khí quyển Từ đó trái đất nóng dần lên và quá trình trái đất ấm dần lên sẽ vẫn tiếp diễn cho đến khi nào các khí thải gây hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra mà đa phần là cacbonđioxit sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiêu liệu hóa thạch còn tích tụ trong bầu khí quyển

Theo Trung tâm Dữ liệu Khí hậu quốc gia Mỹ, nửa đầu năm 2006 là giai đoạn khí hậu toàn cầu ấm nhất kể từ khi cơ quan này đi vào hoạt động năm

Trang 9

1895 Bầu khí quyển Trái Đất đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết

do lượng khí CO2 thải vào khí quyển đã ở mức cao nhất trong vòng 650 ngàn năm qua 5 năm nóng kỷ lục kể từ năm 1890 đều diễn ra trong 10 năm trở lại đây

Tiểu ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ cho biết nhiệt độ toàncầu trong thế kỷ 20 trung bình tăng 0,55ºC, nhiệt độ toàn cầu dự báo sẽ tiếp tụctăng 2 đến 50ºC trong thế kỷ 21 này kèm theo những hậu quả rất nặng nề cho con người và môi trường

Chương 2: Đánh giá vấn đề nghiên cứu

1. Thực trạng Hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam châu Á chịu ảnh hưởng của vùng gió mùa, khí hậu nóng và ẩm rất đặc trưng Việt Nam có một bờ biển dài 3.444 km nhìn ra Thái Bình Dương Việt Nam hiện nay khoảng 90 triệu người, mật độ dân số cao ở các vùng tập trung nguồn nước như các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các cửa sông, cửa biển dọc theo miền Trung Hoạt động sản xuất chính ở Việt Nam là nông nghiệp, thuỷ hải sản và diễn ra chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng núi và vùng ven biển Hầu hết các thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống ở Việt Nam đều có liên quan với sự bất thường của khí hậu và nguồn nước (Tuấn, 2009)

Việt Nam là một trong các nước chịu nhiều tác động của hiệu ứng nhà kính.Dưới đây là một số phác thảo về kịch bản Biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nội tháng 2/2008, được tóm tắt bởi bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1.Thông báo quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990)

Năm Nhiệt độ tăng thêm() Mực nước biển tăng thêm(cm)

Trang 10

- Tần suất và cường độ các hiện tượng mưa bão, mưa lớn, nhiệt độ cao, hạn hán

ở Việt Nam tăng nhiều hơn trong thập niên vừa qua

Tần suất và cường độ El Nion(hiện tượng gây nắng nóng và hạn hán ở Việt Nam) tăng lên rõ rệt trong những năm cuối thế kỉ trước và đầu những nămthế kỉ này

- Tại các vùng núi cao có hiện tượng băng giá và sương muối xuất hiện muộn hơn, thời tiết lạnh và thất thường hơn Những đợt rét lạnh rét hại kéo dài dã khiến gia súc chết cóng, trẻ em mắc các loại bệnh về hô hấp, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân Trong đợt rét kỉ lục năm 2008, một đợt lạnh kéo dài 38 ngày, nhiệt độ kéo xuống dưới 10, thậm chí có nhiều nơi âm 2 độ Thiệt hại 60 ngàn con bò chết, 100 ha lúa bị mất trắng, tổng thiệt hại ước tính 300 triệu đồng

- Hiện tượng nước biển dâng cao

Việt nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất

do biến đổi khí hậu Nếu mực nước biển tăng 1m ở Việt Nam sẽ mất 5 diện tích đất đai, 11người mất nhà cửa, giảm 7 sản lượng nông nhiệp và

10 thu nhập quốc nội GDP Nếu mực nước biển dâng lên 3-5m thì điều này đồng nghĩa với việc “có thể xảy ra thảm họa” ở Việt Nam

Bảng 3 Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990

Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008, chú ý số liệu chưa tính đến biên độ sụt hạ

địa chất địa phương.

Theo tính toán của Bộ tài nguyên và Môi trường thì vào cuối thế kỷ 21 đồng bằng sông Cửu Long sẽ có diện tích bị ngập khoảng 5.133 km2 (tương đương với 12,8% diện tích); 7.580 km2 (tương đương với 19,0% diện tích) và 15.116 km2 (tương đương với 37,8% diện tích), tương ứng với các kịch bản phát thải thấp B1 (nước biển dâng 65 cm); kịch bản phát thải trung bình B2 (nước biển dâng 75 cm) và kịch bản phát thải cao A1F1 (nước biển dâng 100cm)

Theo ước tính của IPCC, nếu mực nước biển dâng cao 100cm, thì Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập 5.473,48 km2 (trong đó có 1.819,17 km2 bị ngập hoàn

Trang 11

toàn và 3.654,31 km2 bị ngập một phần), còn Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập 38.150 km2

Các vùng đất thấp ven biển ở miền Nam Việt Nam được xem là vùng nhạy cảm, dễ chịu nhiều tổn thương do nơi đây có mật độ dân cư tập trung tương đối cao, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp chịu lệ thuộc lớn vào thời tiết, nguồn nước

Đến nay, việc nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và miền Nam Việt Nam nói riêng chưa có nhiều Việc chuẩn bị thích ứng chỉ mới ở bước đầu và mới được thực hiện ở một số địa phương riêng rẽ

2. Hệ quả của hiện tượng Hiệu ứng nhà kính - xâm nhập mặn ở Đb Sông Cửu Long

2.1 Giới thiệu sơ lược về Đb Sông Cửu Long

 Vị trí địa lý

Vùng ĐBSCL là phần hạ lưu giáp biển của sông Mê Công, bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau

 Điều kiện tự nhiên

Trang 12

- ĐBSCL có nền nhiệt độ cao và tương đối đồng đều

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,4-27,3ºC

Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất

là 3 – 4ºC

Dao động nhiệt độ ban ngày và ban đêm là 7-80C

- Bức xạ mặt trời ở ĐBSCL tương đối ổn định và dồi dào trong ngày, nắng nhiều (số giờ nắng trung bình 7,2 giờ ngày), năng lượng bức xạ lớn (tổng lượng bức xạ bình quân 150,8Kcal/cm2/năm)

- Độ ẩm trung bình năm ở ĐBSCL vào khoảng 82-86%

- Lượng mưa hàng năm trong phạm vi 1.600-3.000 mm

Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa (từtháng V đến tháng I) Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa tương đối đều nhau, riêng tháng X , XI lượng mưa tương đối cao khoảng 600mm Các tháng mùa khô (từ tháng II đến tháng IV năm sau) có lượng mưa nhỏ , trung bình khoảng 50mm

 Điều kiện kinh tế

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng nhất Việt Nam Vùng này cung cấp hơn 50% sản lượng lúa và 65% sản lượng thuỷ sản cho cả nước

- Về mặt sinh thái, vùng ĐBSCL là đất ngập nước lớn nhất Việt Nam (Tuan and Guido, 2007), có đầy đủ các kiểu rừng sát ngập mặn, ngập lợ,rừng ngập nước có than bùn, vùng rừng tràm ngập nước ngọt, nước phèn

- Tuy là nơi sản xuất nông ngư nghiệp lớn, vùng ĐBSCL vẫn còn là một khu vực có mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp, GDP bình quân đầu người năm 2007 là 9,47 triệu đồng, tương đương 591 USD, đạt tốc

độ tăng trưởng GDP là 12,34%, trình độ dân trí còn kém, thiếu thốn về

cơ sở hạ tầng, nhà cửa tạm bợ ĐBSCL là một trong ba châu thổ trên thếgiới có nguy cơ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trong 30-50 năm nữa (IPCC, 2007)

Trang 13

2.2 Hiệu ứng nhà kính ở Đb Sông Cửu Long

ĐB Sông Cửu Long được cho là vùng tạo ra 40% GDP về nông nghiệp củaViệt Nam So với cả nước, sản lượng lương thực của vùng chiếm 50%, thủy sản chiếm 70% Thế nhưng, ĐBSCL lại được xem là vùng sẽ phải gánh chịu tác động của Hiệu ứng nhà kính nhiều nhất và những tác động này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến an ninh lương thực

Theo các chuyên gia dự báo về mức độ ảnh hưởng của Hiệu ứng nhà kính trong tương lai, nếu nhiệt độ tăng lên 1ºC sẽ làm giảm 10% năng suất lúa, giảm

5 - 20% năng suất các loại cây họ đậu Còn nếu nước biển dâng cao thêm 1 m thì sẽ có 70% diện tích lúa ở ĐBSCL bị nhiễm mặn, tức là sẽ mất đi khoảng 1,5 - 2 triệu ha đất trồng lúa và nhiều địa phương sẽ bị chìm trong nước biển.Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất thường, hạn hán làm tăng áp lực dịch hại trên cây trồng; mật số sâu bệnh tăng cao, thậm chí có thể phát sinh một số loại sâu bệnh mới gây hại trong sản xuất cũng như trong quá trình bảo quản, sơchế Các tỉnh ven biển như: Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… là nhữngtỉnh chịu tác động lớn nhất của hiệu ứng nhà kính

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu, Hiệu ứng nhà kính đang tác động đến nguồn nước, ngập úng, xâm nhập mặn, hạn hán, chế độ thủy triều… Từ đó, tác động mạnh đến nền kinh tế của khu vực, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như: năng suất, diện tích, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi khi không thích ứng kịp thời; các cơ sở hạ tầng bị phá hủy do sạt lở, lũ lụt, hạn hán… Và cuối cùng là tác động đến đời sống xã hội của con người như kế sinh nhai, sức khỏe, giáo dục… Những tác động này phần nào diễn ra tại Bạc Liêu Cụ thể, trong thời gian qua nước thủy triều dângcao, cộng thêm nắng nóng gay gắt khiến mực nước ngọt giảm mạnh, diện tích khô hạn đã tăng nhanh dẫn đến mặn thẩm thấu qua các cống đập, xâm nhập sâuvào nội đồng, đe dọa và uy hiếp nhiều diện tích lúa

Trang 14

Đặc biệt từ năm 2011 - 2012, những trận bão ảnh hưởng đến ĐBSCL ngày càng tăng lên, gây thiệt lớn về người và tài sản.

Sóc Trăng là tỉnh ven biển, lại nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, từ nhiều năm qua, nguồn nước đổ về từ thượng nguồn thấp khiến cho nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền từ 40 - 80 km Đặc biệt, không chỉ tình trạng mặn xâm nhập sâu mà độ mặn cũng ngày càng cao, đã ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất cây trồng và đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng Minh chứng cho thấy, dù chỉ mới bắt đầu vào mùa khô nhưng độ mặn đã lên 4 - 5%, khiến hơn 800 ha lúa vụ xuân hè năm nay bị chết cháy và nhiều hoa màu khác cũng giảm năng suất đáng kể

Theo các chuyên gia, việc sạt lở không phải do địa hình khu vực mà là vì chịu ảnh hưởng từ BĐKH Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển rất nguy hiểm cho người dân địa phương và có những ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân ĐBSCL

Việc thay đổi nền nhiệt độ cũng sẽ dẫn đến thay đổi của chế độ thủy văn và

sự thay đổi này sẽ liên kết với những hoạt động không bền vững ở thượng nguồn sông Mê Kông, khiến vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng nề hơn Do chế

độ thủy văn thay đổi, mùa khô sẽ bị xâm nhập mặn nhưng ngược lại mùa mưa thì thủy triều lớn hơn Nếu thủy triều xâm nhập ít vào mùa mưa thì mặn xâm nhập vào cuối năm vẫn có thể xảy ra Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện các hiện tượngcực đoan như là bão lũ, lốc xoáy gia tăng

2.3 Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long vùng chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu tại Việt Nam Trong đó biểu hiện rõ rệt nhất là tình trạng xâm nhập mặn đang diễn ra một cách phức tạp và khó lường Ảnh hưởng nghiêm trọng tới đờisống và sản suất của nhân dân đặc biệt là nông nghiệp

Năm 2011:

Ngày đăng: 05/05/2016, 07:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hóa học môi trường – PGS. TS. Đặng Kim Chi – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Khác
3. Viện Nghiên cứu Khoa học Cần Thơ – Diễn biến xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long Khác
4. Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy Lợi số 30 (12/2015) – Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển tổ chức dùng nước ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long – PGS. Ts. Trần Chí Trung, Ths. Trần Việt Dũng Khác
5. Trang điện tử - Báo Nhân dân: Ứng phó xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long – Minh Ngọc – Ngày đăng: 13/11/2015 Khác
6. Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung Ương các tỉnh Nam Bộ - Kịch bản A2 (các kịch bản BĐKH và NBD này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2012) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w