.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trang 1Lịch sử phát triển Nông – Lâm – Ngư
nghiệp
Trang 2Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng
của Việt Nam Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp Chính vì thế, mặc dù Nhà nước ta đang chủ trương phát triển sự nghiệp Công nghiệp hóa, nhưng Nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế quan trọng và không có
dấu hiệu bão hòa hay thay thế.
I Ngành Nông Nghiệp
Trang 3- Trước cách mạng tháng tám, đời sống nhân dân còn thấp do bị giai cấp phong kiến chiếm hữu ruộng đất, bị vua quan bóc lột, nên nông nghiệp lạc hậu kém phát triển.
- Sau cách mạng tháng tám, người dân được làm chủ ruộng đất, nông dân được học hành, sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển.
I Ngành Nơng Nghiệp
Trang 4• Trong 10 năm (1945 - 1954), nông nghiệp Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh là nền tảng
của kinh tế kháng chiến với những đóng góp to lớn giải quyết nạn đói 1945 - 1946, đẩy
mạnh tăng gia SX, cung cấp sức người sức của cho kháng chiến, hình thành những nền
tảng để phát triển nông nghiệp trong những giai đoạn tiếp sau Từ một nền kinh tế canh
nông đã bị tê liệt trước năm 1945, nông nghiệp kháng chiến không những không bị suy
thoái tiếp, mà đã được duy trì và phát triển, với sản lượng lương thực, thực phẩm và hàng hóa ngày càng dồi dào hơn, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của cuộc kháng chiến và đời
sống nhân dân
• Chặng đường 20 năm (1955-1975) là thời kỳ đặc biệt của quá trình xây dựng và phát triển ngành Nông nghiệp nước ta, khi đất nước bị chia cắt làm hai miền, tiến hành hai chiến lược cách mạng khác nhau, chịu nhiều thách thức to lớn trong và ngoài nước, dưới chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh Trong khi nông nghiệp miền Nam phát triển không ổn định, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm của xã hội, thì nông nghiệp miền Bắc
đã hoàn thành vai trò mặt trận hàng đầu trong xây dựng hậu phương lớn, chi viện đắc lực cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam
Trang 5• Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975, đất nước được độc lập, tự do, mở ra cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng, thế mạnh về SX nông nghiệp của cả hai miền Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm phát triển SX nhưng giai đoạn này SX nông nghiệp ở miền Bắc vẫn mang nặng tính bình quân, bao cấp; còn ở miền Nam, phong trào hợp tác hóa phát triển nhanh nhưng không bền vững;…
• Sự tăng trưởng mạnh được ghi nhận vào năm 1976 – tăng đến 10% so với năm 1975 – nhưng sản xuất lại giảm khoảng đến còn 95% trong những năm 1976, 1977 và 1978 và sự phục hồi đáng kể trong năm 1979
Trang 6• Trước tình hình đó, từ những thí điểm hình thức khoán trong SX nông nghiệp ở Hải Phòng, Vĩnh Phú, Nghệ Tĩnh năm 1980, Đảng, Nhà nước đã có chủ trương
mở rộng hình thức khoán theo Chỉ thị 100-CT/TW - chuyển sang cơ chế quản lý mới trong SX nông nghiệp trong cả nước, tạo đà cho phát triển và đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Trang 71-Làm cho mức tăng trưởng chung về
kinh tế được bảo đảm, nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng
7,5%/năm.
2-Thực hiện được an toàn lương thực
quốc gia,xoá đói giảm nghèo cho nông dân
và dân nghèo ở nông thôn (giảm hộ đói từ
10% năm 2000 xuống còn 7% năm 2005).
I Ngành Nơng Nghiệp
3-Đẩy mạnh các mặt hàng nông-lâm-thuỷ sản Ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực là
gạo(đứng thứ hai thế giới) , cà phê (đứng thứ
ba thế giới) và thuỷ sản
*Việt Nam nhanh chóng trở thành cường quốc xuất khẩu gạo, là một quốc gia có lượng càøphê rất lớn trên thị trường thế giới.
Trang 8I Ngành Lâm Nghiệp
• Chỉ sau 2 tháng, sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày
14/11/1945 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết nghị về việc thành lập Bộ Canh nông,
là cơ quan của Chính phủ được giao quản lý ngành Lâm chính của nước ta trong suốt thời kỳ kháng chiến kiến quốc
• Cũng trong thời gian đó, ngày 01/12/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký xác lệnh số 69 xác nhập đưa cơ quan Lâm chính trong toàn cõi Việt Nam đặt trực thuộc Bộ Canh nông Ngay trong ngày, Bổ trưởng Bộ Canh nông đã ban hành Nghị định số 01 về tổ chức bộ canh nông, bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi (thú y), lâm nghiệp, nuôi cá, khẩu khoán, tín dụng nông thôn
Trang 10II Ngành Ngư Nghiệp
• Dẫu ra đời từ rất sớm, nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước
vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự
túc, trình độ sản xuất còn lạc hậu, thủ công Hoạt động nghề cá chỉ được xem
như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp
• Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề
cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh
tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đánh dấu một cách nhìn nhận mới đối với nghề cá Từ đó, ngành Thuỷ sản đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước Quá trình phát triển có thể phân chia một cách tương đối thành 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1954 – 1960
- Giai đoạn 1960 – 1980
- Giai đoạn 1981 đến nay
Trang 11• Giai đoạn 1954 - 1960: kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển để manh nha một ngành kinh tế kỹ thuật Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc Trong thời kỳ này, với sự giúp đỡ của các nước XHCN, các tổ chức nghề cá công nghiệp như các tập đoàn đánh cá với đoàn tàu đánh cá Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy cá hộp
Hạ Long được hình thành Đặc biệt, phong trào hợp tác hoá được triển khai rộng khắp trong nghề cá
• Giai đoạn 1960 - 1980: ngành Thuỷ sản có những giai đoạn phát triển khác nhau gắn
với diễn biến của lịch sử đất nước
- Những năm 1960 - 1975, đánh dấu bằng việc thành lập Tổng cục Thủy sản năm 1960 Tuy nhiên, đây là giai đoạn đất nước có chiến tranh, cán bộ và ngư dân ngành thuỷ sản
“vững tay lưới, chắc tay súng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam” Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển có công sức lớn của ngư dân
- Những năm 1976 – 1980, đất nước thống nhất, ngành Thủy sản bước sang giai đoạn phát triển mới trên phạm vi cả nước Tầm cao mới của ngành được đánh dấu bằng việc thành lập Bộ Hải sản năm 1976 Thực hiện 10 năm Di chúc Bác Hồ, ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong cả nước, đem lại tác dụng rất lớn
Do hậu quả nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn phục hồi Điều này đã làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản, kinh tế thủy sản sa sút nghiêm trọng vào cuối những năm 1970
Trang 12• Giai đoạn 1981 đến nay: Năm 1981, Bộ Hải sản được tổ chức lại thành Bộ Thủy sản, ngành Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch
vụ, chế biến và xuất khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất,
mở rộng hợp tác quốc tế để giữ vững nhịp độ tăng trưởng
Từ giữa những năm 1990, ngành đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường lớn, nhờ đó sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã tạo được uy tín và đứng
vững trên các thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới Từ các giải pháp đúng đắn đó, trong những năm cuối thế kỳ 20 và đầu thế kỷ 21, ngành thuỷ sản đã thu được những kết quả
quan trọng
Trang 14Trân thành cảm ơn thầy cô và
các bạn đã lắng nghe!