1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

VIÊM XOANG DI. ỨNG BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

11 428 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 581,49 KB

Nội dung

Xoang mũi viêm thường do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn hoặc phối hợp cả 2 yếu tố trên, có thể bị 1 xoang hoặc kèm 2-3 xoang.. CƠ CHẾ BỆNH VIÊM XOANG THEO YHHD VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG ĐIỀU TRỊ:

Trang 1

VIÊM XOANG DỊ ỨNG

( TỴ XOANG VIÊM )

Biên soạn: Lê Duy Linh

0917.82.82.62 Dr.linh1202@gmail.com

Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, do viêm các xoang cạnh mũi, đa

số bởi nhiễm trùng

Viêm xoang được phân loại theo cấp và mãn tính

Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mãn tính phải điều trị bằng ngoại khoa

VIÊM XOANG CẤP TÍNH THEO THỨ TỰ THƯỜNG GẶP LÀ :

Trang 2

1- Viêm xoang hàm

2- Viêm xoang sàng

3- Viêm xoang trán

4- Viêm xoang bướm

5- Viêm nhiều xoang một lúc

Xoang mũi viêm thường do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn hoặc phối hợp cả 2 yếu tố trên, có thể bị 1 xoang hoặc kèm 2-3 xoang

Đông y gọi là Tỵ lậu, Não lậu, Tỵ uyên ( Trường hợp nặng hơn ), Tỵ trĩ

NGUYÊN NHÂN :

Phổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm cúm, đôi khi do viêm họng, do răng

Ngoài ra có thể do tắm ( Nhảy cầu, lặn ), do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay, dị vật ở mũi Do biến chứng gây viêm xoang ở các bệnh của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do Phế cầu khuẩn Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp trên

THEO ĐÔNG Y :

Phế bị nhiễm phong hàn, mất chức năng tuyên giáng, phong nhiệt tà độc dồn đọng

ở mũi gây ra bệnh Hoặc do ăn uống các thứ cay, nóng, nhiệt uất lại ở kinh Đởm và đưa lên mũi Hoặc do thương phong cảm mạo tái phát nhiều lần, vi khuẩn xâm nhập vào xoang mũi gây bệnh

Viêm xoang mãn:

- Viêm xoang giai đoạn đầu do dương khí, vệ khí, phế khí kém làm ngoại tà xâm nhập vào cơ thể (thường là phong hàn, phong nhiệt) Tà vào từ bì mao nên thường phạm Phế trước Đến giai đoạn sau chính khí kém đi, công năng các tạng phủ cũng suy giảm mà bệnh nặng lên, kéo dài thành mạn tính: Tỳ hư không vận hóa thủy cốc

để thành tân dịch mà lại sinh thấp, đàm Phế hư không nạp khí cho Thận để bồi bổ nguyên khí, Kim không sinh Thủy làm thận âm hư sinh hư hỏa, hỏa này lại kết hợp với thấp của Tỳ mà sinh ra đàm Tỳ không thăng chất thanh mà đưa đàm trọc gửi lên Phế làm tắc khiếu của Phế Đàm tắc lâu ngày sinh ra viêm nhiễm Viêm xoang mãn thuộc chứng bệnh hư hỏa Khí không thuận, nhiệt không thanh, hỏa không giáng thì đàm cũng không thể tiêu

CƠ CHẾ BỆNH VIÊM XOANG THEO YHHD VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG ĐIỀU TRỊ:

Bản chất của viêm xoang là do ứ đọng dịch nhầy chứa vi khuẩn hoặc nấm gây

Trang 3

tắc lỗ thông xoang dẫn đến viêm nhiễm, tạo mủ trong các hoóc xoang gây đau nhức hoặc chảy đờm xuống họng Khi điều trị bằng phương pháp uống thuốc thì tác dụng của thuốc sẽ diệt hoặc làm kìm hãm sự phát triển của nấm và vi khuẩn, khi ngưng uống thuốc vi khuẩn, nấm sẽ phát triển trở lại, làm bệnh tái phát

Khi điều trị bằng thuốc xịt mũi : Do cấu tạo của xoang khá phức tạp nên

thuốc dạng xịt khó vào được những vùng xoang sau hoặc vào được nhưng nồng độ cũng như hàm lượng thuốc giảm nên khó có thể điều trị tận gốc căn bệnh này

Có nhiều người chọn phương pháp - Uống thuốc thang: Như đã nói ở trên nản chất của xoang là do ứ động dịch chứa nấm và vi khuẩn nên uống thuốc thang không thể loại trừ hết 2 nguyên nhân này

Phương án cuối cùng là : Phẫu thuật viêm xoang: Phương pháp này khá tốn

kém, cộng với tâm lý ngại đụng đến dao kéo nên không phải ai cũng áp dụng được Giải pháp mới khắc phục các hạn chế điều trị viêm xoang ở trên:

Theo cấu tạo giải phẫu thì các xoang thông nhau và bắt đầu từ mũi vì vậy chỉ

phương pháp CẤY CHỈ có tác dụng kích thích cơ chế tự đào thải toàn bộ các dịch nhầy, mủ nhiễm khuẩn ra ngoài.Khôi phục chức năng bình thường của niêm mạc, đồng thời bảo vệ chống lại việc xâm nhập của vi khuẩn và nấm làm tái phát

bệnh.Phục hồi trạng thái sinh lý bình thường của xoang

6 LOẠI ĐỒ UỐNG CẤM NGƯỜI BỊ VIÊM XOANG DÙNG

Nếu bạn hay người trong gia đình bị viêm xoang thì để tốt cho sức khỏe nên nhớ hạn chế dùng những loại nước uống dưới đây để không hại cho cơ thể

Viêm xoang nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng nghẹt mũi, đau nhức mũi, chảy dịch kéo dài có thể gây biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc

Khi bị xoang mãn tính, người bệnh nên sử dụng phương pháp CẤY CHỈ và y học

cổ truyền để chữa trị triệt để

1.Nước lạnh

Không uống nước để trong tủ lạnh hay nước đá, vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là

nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp

2.Các sản phẩm từ sữa

Sữa hoặc những thực phẩm làm từ sữa sẽ tạo ra đờm trong khoang mũi Đờm làm phá hủy sự khô ráo trong xoang, làm nghẽn đường thông khí, tạo môi trường cho

vi khuẩn phát triển Vì vậy, người bệnh viêm xoang không nên uống sữa

Trang 4

3.Nước ngọt

Loại đồ uống này thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho người bị viêm xoang

4.Đồ uống có cồn

Khi uống rượu hoặc những chất có chứa cồn sẽ nhanh chóng làm cơ thể bị mất nước Từ đó làm xơ cứng niêm dịch và sưng phồng các lớp màng phủ trong mũi và xoang bởi tính lợi tiểu của nó

Do kích thích sự tiểu tiện khiến cơ thể mất nhiều chất lỏng cần thiết, phá hủy niêm dịch làm nó chảy ra liên tục Ngoài ra, cồn còn kích thích sự hồi lưu axit làm trầy xước và gây viêm xoang

5.Cà phê

Các đồ uống này khiến cơ thể mất nước, là nguyên nhân gây ngạt mũi Tình trạng trên, nếu không bổ sung đủ nước, việc loại bỏ chất nhầy gặp nhiều khó khăn hơn khiến bệnh viêm mũi càng khó điều trị

6.Nước ép hoa quả

Hạn chế sử dụng sinh tố trái cây, nước ép trái cây vì đường và một số chất khác có thể làm mũi nhầy đặc lại

Lưu ý :

Khi có những dấu hiệu ban đầu của viêm xoang : Thường xuyên hắt hơi, chảy

nước mũi dịch trong vào buổi sáng, đau rát mũi, nghẹt mũi…

cần có các biện pháp làm sạch mũi, sử dụng thực phẩm thông kinh lạc: trà hoa cúc, trà bạc hà, cho thêm sả vào món ăn hàng ngày

Cùng với đó, bạn cần đến sự tư vấn của bác sĩ Nếu bệnh tiến triển nặng hơn có thể dùng các liệu pháp và thuốc đặc trị để điều trị dứt điểm, tránh những biến chứng nguy hiểm

TRIỆU CHỨNG :

Trên lâm sàng thường gặp 3 loại sau :

- Xoang mũi viêm do cảm phong hàn : Sốt, chảy nước mũi, ho, rêu lưỡi

trắng, mạch phù khẩn

- Xoang mũi viêm do Phế nhiệt : Miệng và họng khô, chảy nước mũi vàng,

ho, rêu lưỡi hơi vàng, mạch sác

- Xoang mũi viêm do Đởm nhiệt : Nước mũi vàng đặc, có mùi hôi, miệng

đắng, sườn đau, đau đầu, mạch huyền sác

Trang 5

ĐIỀU TRỊ:

VIÊM XOANG CẤP:

VIÊM XOANG DỊ ỨNG

Đau nhức các xoang ( Trán, mũi hàm ) chảy nước mũi trong, bệnh tăng khi thời tiết thay đổi, nặng về chiều, đêm

CHẨN ĐOÁN : Do phong hàn xâm nhập và phế khí hư, vệ khí hư

1- Bách hội ( Đốc ) (-)

2- Thượng tinh ( Đốc ) (-)

3- Nghinh hương ( Đại trường ) (-)

4- Túc tam lý ( Vị ) (+)

5- Phế du ( Bàng quang ) (+)

GIA GIẢM :

XOANG TRÁN :

1- Thần đình ( Đốc ) (-) Ở sau chân tóc trán 0, 5 thốn Nơi người trán hói, lấy ở huyệt Ấn Đường thẳng lên 3,

5 thốn.

2- Dương bạch ( Đởm ) (-)

XOANG MŨI :

1- Ấn đường ( Kỳ huyệt ) (-)

2- Thượng tinh ( Đốc ) (+) Ở giữa Bách hội và Ấn đường.

XOANG HÀM : Bỏ Thượng Tinh

1- Ế phong (Tam tiêu ) (-)

Trang 6

2- Hạ quan ( Vị ) (-) Khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má, nơi góc phía trước của mỏm tiếp xương thái dương và lồi cầu xương hàm dưới.

3- Giáp xa ( Vị ) (-)

4- Thiên ứng huyệt (-)

VIÊM XOANG NHIỄM KHUẨN

Ngạt mũi, chảy nước mũi vàng, có mủ, đau nhức các xoang, kèm theo chứng toàn thân như : Sợ lạnh, nhức đầu

CHẨN ĐOÁN : Nhiệt độc xông lên đầu mặt ( kinh Túc Dương Minh Vị )

CHÂM TẢ :

1- Nghinh hương ( Đại trường )

2- Quyền liêu ( Tiểu trường )

3- Khúc trì ( Đại trường )

4- Hợp cốc ( Đại trường )

5- Nội đình ( Vị )

6- Thiên ứng huyệt

7- Đởm du ( Bàng quang )

Trang 7

THAM KHẢO

Pháp điều trị: Tuyên Phế, thông khiếu ở mũi ( Tỵ khiếu )

1- Phong trì ( Đởm ) (=)

2- Thông thiên ( Bàng quang ) (=) Huyệt Bách Hội ra ngang mỗi bên 1, 5 thốn.

3- Toản trúc ( Bàng quang ) (=)

4- Nghinh hương ( Đại trường ) (=)

5- Liệt khuyết ( Phế ) (=)

6- Hợp cốc ( Đại trường ) (=)

7- Hành gian ( Can ) (=)

Phế nhiệt thêm:

1- Liệt khuyết ( Phế ) (=)

2- Hợp cốc ( Đại trường ) (=)

Đởm nhiệt thêm:

1- Phong trì ( Đởm ) (=)

2- Hành gian ( Can ) (=)

Ý nghĩa: Nghinh hương ở cạnh mũi có tác dụng thông mũi, Toản trúc để tuyên thông khiếu và trị đầu đau, Thông thiên có tác dụng tiết biểu, trị mũi ngạt Liệt khuyết, Hợp cốc để sơ tán phong tà và thanh nhiệt ở Phế, Phong trì để tiết Đởm hỏa, Hành gian để sơ Can

THAM KHẢO

1- Phong môn ( Bàng quang ) Giữa D2-D3 ngang sang mỗi bên 1,5 thốn.

2- Thượng tinh ( Đốc )

3- Khúc sai ( Bàng quang ) Ấn đường thẳng lên 3,5 thốn ( Thần đình ), ngang sang mỗi bên 1,5 thốn.

4- Ấn đường ( Kỳ huyệt )

5- Hợp cốc ( Đại trường )

THAM KHẢO

Trang 8

1- Phong phủ ( Đốc )

2- Bách lao ( Kỳ huyệt ) Đại chùy thẳng lên 2 thốn, ngang sang mỗi bên 1 thốn

3- Phong trì ( Đởm )

4- Thượng tinh ( Đốc )

5- Nhân trung ( Đốc )

6- Hòa liêu ( Đại trường ) Huyệt nằm trên đường ngang qua 1/ 3 trên hoặc 2/ 3 dưới của rãnh nhân trung,

cách đường giữa rãnh 0,5 thốn.

THAM KHẢO

NHÓM 1:

1- Thượng tinh ( Đốc )

2- Nghinh hương ( Đại trường )

3- Hợp cốc ( Đại trường )

NHÓM 2:

1- Phong trì ( Đởm )

2- Ấn đường ( Kỳ huyệt )

3- Liệt khuyết ( Phế )

NHÓM 3:

1- Ấn đường ( Kỳ huyệt )

2- Nghinh hương ( Đại trường )

3- Hợp cốc ( Đại trường )

4- Liệt khuyết ( Phế )

Trang 9

THAM KHẢO

1- Phong trì ( Đởm )

2- Phế du ( Bàng quang )

3- Thông thiên ( Bàng quang ) Bách hội ngang sang mỗi bên 1,5 thốn.

4- Ấn đường ( Kỳ huyệt )

5- Nghinh hương ( Đại trường )

6- Đầu khiếu âm ( Đởm )

7- Ngoại quan ( Tam tiêu )

8- Hợp cốc ( Đại trường )

9- Trung chử ( Tam tiêu ) Trên mu tay, giữa ngón tay xương bàn tay thứ 4 và thứ 5, trong chỗ lõm trên kẽ ngón tay 1 thốn.

THAM KHẢO

1- Bách hội ( Đốc )

2- Ấn đường ( Kỳ huyệt )

3- Nghinh hương ( Đại trường )

4- Khúc trì ( Đại trường )

5- Hợp cốc ( Đại trường )

6- Khổng tối ( Phế )

Trang 10

7- Thiên lịch ( Đại trường ) Cách huyệt Dương Khê 3 thốn.

8- Phế du ( Bàng quang ) Dưới gai đốt sống lưng D3, đo ngang ra 1, 5 thốn

THAM KHẢO

VIÊM XOANG MŨI

Viêm xoang thường do cảm mạo, hỏa ở trên mà gây ra Triệu chứng chính là ngạt mũi, nhiều nước mũi, không phân biệt được mùi, nặng thì nước mũi vàng chảy rất nhiều mùi hôi thối khó chịu, có khi hơi váng đầu, đau đầu, nơi đau có cảm giác bị đè nặng

CÁCH CHỮA : Lấy huyệt của kinh Thủ Dương Minh Đại Trường và tại chỗ là

chính

1- Nghinh hương ( Đại trường )

2- Hợp cốc ( Đại trường )

Nghinh hương, Hợp cốc là 2 huyệt lưu điều kinh khí của Thủ Dương Minh Kinh,

do Dương Minh Kinh đi đến mũi và cùng biểu lý với phế

PHƯƠNG HUYỆT KINH NGHIỆM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO :

NHẸ :

1- Ngận giao ( Đốc ) Bờ môi trên, giữa lợi và răng.

2- Tuyệt cốt – Huyền Chung ( Đởm ) Trên đỉnh mắt cá ngoài 3 thốn.

3- Côn lôn ( Bàng quang )

NẶNG :

1- Toản trúc ( Bàng quang )

2- Liệt khuyết ( Phế )

Trang 11

3- Hãm cốc ( Vị ) Ở chỗ lõm nối thân và đầu trước xương bàn chân 2, giữa kẽ ngón chân 2 - 3, trên huyệt Nội Đình 2 thốn.

4- Túc tam lý ( Vị )

5- Công tôn ( Tỳ )

Ngày đăng: 26/04/2016, 19:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w