1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

CẢM NHẬN VỀ TẤM LÒNG NHÂN ĐẠO VÀ TÀI NĂNG CỦA NGUYỄN DU QUA ĐOẠN TRÍCH CHỊ EM THÚY KIỀU

4 4,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 60 KB

Nội dung

Đoạn trích Chị em Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã gợi tả được vẻ đẹp đặc sắc của hai cô con gái nhà họ Vương. Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820. Tên chữ là Tố Như, Thanh Hiên. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Các tác phẩm chữ Nôm của ông, Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) là tác phẩm xuất sắc nhất. Ông là một đại thi hào, một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về mọt xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề tao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do,, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc,... Truyện Kiều là kiệt tác hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới. Viết Truyện Kiều, ngay từ những dòng thơ đầu tiên của đoạn trích Chị em Thúy Kiều, đã cho ta cảm nhận rất rõ về lòng nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du. Ở Truyện Kiều, là đỉnh cao viên mãn của Nguyễn Du, làm nên khúc ca âm tuyệt xướng không chỉ ở giá trị nội dung mang tính nhân đạo, hiện thực mà còn ở nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, trong đó nổi bật là nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật rất tài tình. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều là đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật đó. Bố cục đoạn trích tương đối chặt chẽ, hoàn chỉnh. Đây là đoạn trích nằm ở phần đầu của Truyện Kiều, bút lực của tác giả Nguyễn Du tập trung đi vào miêu tả hai bức chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, đằng sau nét bút miêu tả tinh tế ấy là tấm lòng an ủi, là tâm trạng đặc biệt của Nguyễn Du đối với nhân vật của mình.

Trang 1

CẢM NHẬN VỀ TẤM LÒNG NHÂN ĐẠO VÀ TÀI NĂNG

CỦA NGUYỄN DU QUA ĐOẠN TRÍCH

"CHỊ EM THÚY KIỀU"

Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã gợi tả được vẻ đẹp đặc sắc của hai cô con gái nhà họ Vương Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820 Tên chữ là Tố Như, Thanh Hiên Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống

về văn học Các tác phẩm chữ Nôm của ông, "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều) là tác phẩm xuất sắc nhất Ông là một đại thi hào, một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn "Truyện Kiều" là bức tranh hiện thực về mọt xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề tao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do,, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc, "Truyện Kiều" là kiệt tác hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới Viết "Truyện Kiều", ngay

từ những dòng thơ đầu tiên của đoạn trích "Chị em Thúy Kiều", đã cho ta cảm nhận rất rõ

về lòng nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du

Ở "Truyện Kiều", là đỉnh cao viên mãn của Nguyễn Du, làm nên khúc ca âm tuyệt xướng không chỉ ở giá trị nội dung mang tính nhân đạo, hiện thực mà còn ở nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, trong đó nổi bật là nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật rất tài tình Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" là đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật đó Bố cục đoạn trích tương đối chặt chẽ, hoàn chỉnh Đây là đoạn trích nằm ở phần đầu của Truyện Kiều, bút lực của tác giả Nguyễn Du tập trung đi vào miêu tả hai bức chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, đằng sau nét bút miêu tả tinh tế ấy là tấm lòng an ủi, là tâm trạng đặc biệt của Nguyễn Du đối với nhân vật của mình

Trước hết, Nguyễn Du giới thiệu chung về hai chị em trong gia đình : "Đầu lòng hai ả tố nga/ Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân" Tiếp đến, bằng hình ảnh ước lệ tượng trưng , phép tu từ nghệ thuật ẩn dụ, vế đối nhỏ (tiểu đối) :"Mai cốt cách tuyết tinh thần/Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười", tác giả đã giới thiệu khái quát về vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ từ ngoại hình đến tích cách, tinh thần của chị em Thúy Kiều Mượn những hình

Trang 2

ảnh từ thiên nhiên gợi lên dáng vẻ yểu điệu, trong trắng, cả mai và tuyết đề đẹp, nét đẹp của nhị Kiều ngay từ phút đầu đã làm xao xuyến lòng người, đã tạo ấn tượng sâu sắc Cả hai đều đẹp "Mười phân vẹn mười", trong cái đẹp chung ấy có cái đẹp riêng của từng người :"Mỗi người một vẻ"

Bốn câu thơ tiếp theo : "Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da", Nguyễn

Du đã miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân Vẫn bằng hình ảnh ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa và liệt kê, vẻ đẹp ngoại hình, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên rõ nét, được miêu tả khá vẹn toàn : Nàng có khuôn mặt sáng đẹp như trăng rằm, đôi lông mày thanh tú, tóc như mây, da như tuyết, vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp lý tưởng, tác giả lấy thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của nàng, làm cho ta dễ liên tưởng, dễ hình dung Vẻ đẹp của nàng mang dáng vẻ hoàn hảo, tròn đầy, phúc hậu, dịu dàng, đoan trang Từ vẻ đẹp đó, ta cũng liên tưởng đến cốt cách của nàng : trong sáng, thánh thiện, phúc hậu, đoan trang, hiền thục Đặc biệt, chỗ tài tình của tác giả Nguyễn Du là từ việc miêu tả ngoại hình, tác giả hé lộ tính cách và dự báo số phận tương lai của nhân vật, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da - vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho thiên nhiên sẵn sàng nhường nhịn, như dự báo trước tương lai êm đềm, bình yên, tròn trịa Quả đúng như vậy, sau này, khi viết về cuộc sống của Thúy Vân, Nguyễn Du đã viết : "Một nhà phúc lộc gồm tài/ Nghìn năm dằng dặc quan giai lần lần/ Thừa ra chẳng hết nàng Vân/ Một cây cù mộc đầy sân quế hòe"

Chân dung của Thúy Kiều hiện lên ở 12 câu thơ tiếp theo "Kiều càng sắc sảo mặn mà/

So về tài sắc lại là phần hơn/ Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh/ Một hai nghiêng nước nghiêng thành/ Sắc đành đòi một tài đành họa hai/ Thông minh vốn sẵn tính trời/ Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm/ Cung thương làu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương/ Khúc nhà tay lựa nên chương/ Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân" Tác giả Nuyễn Du tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau là dụng ý của ông, tác giả muốn đặt vẻ đẹp của Vân lên trước để tạo điểm tựa nghệ thuật đòn bẩy, nhấn mạnh vẻ đẹp của nàng Kiều Ngòi bút của Nguyễn Du thiên về tả vẻ đẹp của nàng Kiều Câu thơ chuyển đoạn "Kiều càng sắc sảo mặn mà" có ý nghĩa so sánh vẻ đẹp của Kiều sắc sảo, mặn mà hơn hẳn vẻ đẹp của nàng Vân Nàng mang vẻ đẹp hoàn mĩ,

lí tưởng, nàng là giai nhân tuyệt sắc có đời sống nội tâm phong phú "Làn thu thủy nét xuân sơn", đôi mắt của Thúy Kiều được đặc biệt gợi tả, được chọn lọc Đôi mắt của nàng long lanh, biêng biếc như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh thoát như sắc núi mùa xuân Đôi mắt đã hé lộ thế giới tâm hồn của nàng Kiều, đó là sự trong trẻo, thanh sạch

Trang 3

Vẻ đẹp của nàng còn được so sánh với hoa, với liễu, rực rỡ, thắm tươi, tràn đầy sức sống thanh tân ("Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh") Câu thơ "nghiêng nước nghiêng thành" có gốc từ một điển tích, điển cố, càng tô đâm hơn vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của nàng Chưa hết, Nguyễn Du đề cao sắc đẹp của Thúy Kiều hơn cái tài nhưng ông chỉ miêu tả sắc đẹp của Kiều trong hai dòng thơ, phần còn lại, ông miêu tả sự tài hoa của Thúy Kiều Đó là một dụng ý nghệ thuật, tả sắc, tả tài của Thúy Kiều là Nguyễn Du muốn nói đến cái tình của nàng Nguyễn Du đã không tiếc lời ngợi khen sắc đẹp của nàng, và khi nói về tài của nàng, ông đã vẽ lên bức chân dung của người con gái rất mực tài hoa : Cầm - kỳ - thi - hoa (chơi đàn-đánh cờ-làm thơ-vẽ tranh), tất cả đều đạt đến sự tuyệt đỉnh Trong đó, tài đàn của nàng được đặc biệt miêu tả, tài đàn của nàng làm nao lòng người Nhiều lần trong tác phẩm, Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Kiều đánh đàn, lần nào tiếng đàn của nàng cũng làm thổn thức, say đắm lòng người

Tác giả Nguyễn Du vẽ bức chân dung nhân vật Thúy Kiều cũng không thoát khỏi quan niệm của nhà Nho xưa, qua bức chân dung của nàng Kiều, tài sắc như dã dự báo trước số phận : Nàng tài hoa mà bạc mệnh, tương lai trắc trở, oan khuất dường như đang chờ đợi nàng Nếu như Thúy Van có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, tròn đầy, khiến cho thiên nhiên nhường nhịn, thì vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thúy Kiều khiến cho thiên nhiên ganh ghét, hờn ghen, đố kỵ, thiên nhiên, tạo hóa hay chính là sự bất công của xã hội lúc bấy giờ, không có chỗ cho những người phụ nữ tài năng, luôn chà đạp, vùi dập những người tài năng Cung đàn bạc mệnh mà Thúy Kiều hay đánh như ám ảnh, như vận vào cuộc đời nàng, khiến cho số phận nàng sau này ba chìm bảy nổi chín lênh đênh Dành 12 câu thơ

vẽ nên bức chân dung tuyệt đẹp của Thúy Kiều, tác giả đã gián tiếp bày tỏ sự ngưỡng mộ

và nỗi xót xa, đau đớn cho nhân vật của mình

Bốn câu thơ cuối "Phong lưu rất mực hồng quần/ Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê/ Êm đềm trướng rủ màn che/ Tường đông ong bướm đi về mặc ai" là bốn câu thơ tổng hợp lại, tạo nên kết cấu cân đối cho đoạn thơ, hoàn thiện bức chân dung vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều Tác giả đã ngợi ca đức hạnh của hai chị em trong một gia đình danh giá, nền nếp Kiều và Vân đều là "khách hồng quân", lại đã đến tuổi lấy chồng ("Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê"), câu thơ có phụ âm đầu lặp lại theo từng cặp tạo cảm giác như hối hả, giục giã của tuổi xuân nhưng cả hai chị em vẫn giữ được nền nếp của gia đình : "Êm đềm trướng rủ màn che/Tường đông ong bướm đi về mặc ai" Sự đối lập giữa thái độ và khát vọng của chị em Thúy Kiều càng làm tăng thêm vẻ đẹp về đức hạnh của hai người

Trang 4

Đoạn thơ miêu tả "Chị em Thúy Kiều" là một mẫu mực về văn miêu tả,có giới thiệu chung, có tả riêng từng người từ tài sắc đến đức hạnh, bằng ngôn ngữ cô đúc, lời thơ giàu chất xúc cảm Các phép tu từ ẩn dụ, ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi

tả vẻ đẹp của con người đã được Nguyễn Du vận dụng một cách tài tình Những yếu tố trong đoạn trích là những yếu tố, ngôn ngữ thuần Nôm, giản dị, sâu sắc Đoạn trích đã vẽ nên bức chân dung tuyệt đẹp của nhị Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người, dự báo về kiếp người tài hoa, bạc mệnh, đây chính là biểu hiện cảm hứng nhân văn nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du

Ngày đăng: 21/04/2016, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w