Đặc trƣng chủ yếu của nền kinh tế tri thức : Thứ nhất, Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế hậu công nghiệp; Thứ hai, Công nghệ cao, ICT được ứng dụng rộng rãi và đóng vai trò đặc biệt quan trọng; Thứ ba, Nền kinh tế tri thức chuyển dịch cơ cấu theo hướng gia tăng nhanh các ngành có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; Thứ tư, Tri thức khoa học và công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao là lực lượng sản xuất trực tiếp và quyết định; Thứ năm, Có cấu trúc mạng lưới toàn cầu; Thứ sáu, Tốc độ biến đổi rất nhanh của công nghệ và nhanh chóng ứng dụng trong các ngành sản xuất; Thứ bẩy, Đầu tư mạo hiểm có xu hướng gia tăng mạnh trong nền kinh tế tri thức; Thứ tám, Đặc tính, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức thay đổi căn bản
Trang 1Đặc trƣng chủ yếu của nền kinh tế tri thức :
* Thứ nhất, Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế hậu công nghiệp;
*Thứ hai, Công nghệ cao, ICT được ứng dụng rộng rãi và đóng vai trò đặc biệt quan trọng;
*Thứ ba, Nền kinh tế tri thức chuyển dịch cơ cấu theo hướng gia tăng nhanh các ngành
có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức;
* Thứ tư, Tri thức khoa học và công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao là lực lượng sản xuất trực tiếp và quyết định;
*Thứ năm, Có cấu trúc mạng lưới toàn cầu;
*Thứ sáu, Tốc độ biến đổi rất nhanh của công nghệ và nhanh chóng ứng dụng trong các ngành sản xuất;
*Thứ bẩy, Đầu tư mạo hiểm có xu hướng gia tăng mạnh trong nền kinh tế tri thức; Thứ tám, Đặc tính, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức thay đổi căn bản
- Khái quát về sự xuất hiện và phát triển của kinh tế tri thức :
Trước hết là kinh tế săn bắn và hái lượm tồn tại trong hàng trăm nghìn năm Tiếp theo đó
là kinh tế nông nghiệp kéo dài khoảng mười nghìn năm Rồi đến -5- kinh tế công nghiệp xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào đầu nửa sau thế kỷ XVIII đã xác lập cơ sở kỹ thuật cơ khí, hình thành lực lượng lao động và tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật lần thứ hai (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) đã nâng cao cơ sở
kỹ thuật cơ khí lên trình độ bán tự động hóa và hình thành tổ chức quản lý mới Đến giai đoạn gần đây chúng ta cũng dễ nhận thấy có những chuyển biến mang tính cách mạng có là cách mạng trong quản lý, quản lý cũng đóng vai trò trở thành lực lượng sản xuất góp phần sáng tạo ra của cải xã hội, chứ không còn là quản lý về kỷ cương lao động thuần khiết Bất kỳ nền kinh tế nào nói trên, dù ít hay nhiều cũng đã dựa vào tri thức để phát triển Tuy nhiên, không phải bất kỳ một nền kinh tế nào cũng là nền kinh tế dựa trên tri thức Cái khác biệt chủ yếu của nền kinh tế tri thức với các nền kinh tế khác là tri thức đã phát triển đặc biệt mạnh mẽ, đã trở thành yếu tố quan trọng nhất, nguồn lực có tính quyết định nhất đối với tăng trưởng kinh tế hơn cả vốn và tài nguyên; từ những căn cứ xác thực đó, người ta cho rằng một nền kinh tế mới hoàn toàn khác các nền kinh tế truyền thống đã ra đời Thuật ngữ “Kinh tế dựa vào tri thức” là xuất phát từ việc thừa nhận vị trí mới và ảnh hưởng quyết định của tri thức và công nghệ trong các nền kinh tế phát triển nhất “Kinh tế dựa vào tri thức” lúc đầu cũng thường gọi là “Kinh tế thông tin”, “Nền Kinh
tế mới”, có thể coi là xuất hiện sớm ở Mỹ vào đầu những năm 1970, sau đó ở nhiều nước công nghiệp phát triển và ngày nay cả nước công nghiệp mới (NICs)