1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết Kế, Chế Tạo Hệ Thống Điều Hòa Nhiệt Độ Và Tưới Cây Tự Động Vườn Cây Trong Nhà Kính

60 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

LỜI NÓI DẦU Trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa như ngày nay, các thiết bị điện tử, tựđộng hóa đóng một vai trò rất quan trọng, Ngay cả trong lĩnh vực nông nghiêp,tự độnghóa cũ

Trang 1

LỜI NÓI DẦU

Trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa như ngày nay, các thiết bị điện tử, tựđộng hóa đóng một vai trò rất quan trọng, Ngay cả trong lĩnh vực nông nghiêp,tự độnghóa cũng đã được ứng dụng một cách sâu rộng.Trong nội dung đồ án này tích hợp mức 2này,chúng em muốn nghiên cứu việc ứng dụng của tự động hóa trong trồng cây trong nhàkính.Áp dụng những kiến thức đạt được trong quá trình học môn Vi Điều Khiển, chúng

em quyết định chọn đề tài: Thiết Kế, Chế Tạo Hệ Thống Điều Hòa Nhiệt Độ Và Tưới Cây Tự Động Vườn Cây Trong Nhà Kính

Sau một thời gian thực hiện đồ án chuyên ngành nhóm sinh viên đã được mở rộng vàhiểu biết thêm về các thiết bị chế tạo, cũng như phát hiện ra nhiều thiếu sót của bản thân.Ngoài ra, nó còn giúp nhóm sinh viên tìm hiểu thêm một số ứng dụng thực tế của nhiềuthiết bị, linh kiện trong thực tiễn và làm cho kiến thức chúng em ngày càng được nângcao

Qua đó, nhóm sinh viên xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Trung Thành đã nhiệt tình

giúp đỡ và hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt nội dung của đồ án

đồ mạch, chương trình demo, các module chương trình

Phần 3 : Kết luận.Đánh giá kết quả thu được, ưu điểm nhược điểm và hướng phát triển đềtài

Trang 2

Tuy nhiên do kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên còn xảy ra nhiều sai sót Chúng

em rất mong thầy và các bạn góp ý bổ sung để bản đồ án của chúng em được hoàn thiệnhơn

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Mục Lục

PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 5

1.1.Cơ sở thực hiện 5

1.2.Mục tiêu nghiên cứu 5

1.3.Phương tiện nghiên cứu 6

1.4.Đối tượng nghiên cứu : 6

1.5.Ý nghĩa đề tài 6

PHẦN II : CƠ SỞ LÍ THUYẾT 7

Chương 1.Tổng quan về hệ thống điều hòa nhiệt độ và tưới cây tự động vườn cây trong nhà kính 7

1.1Cơ bản về hệ thống tự động 7

1.1.1 Khái niệm về hệ thống tự động 7

1.1.2.Vai trò của tự động hóa trong quá trình sản xuất 7

1.1.3 Ứng dụng của tự động hóa trong tưới tiêu và ổn định nhiệt độ cho vườn cây trong nhà kính 8

1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình sinh trưởng của thực vật 8

1.3 Vai trò của việc tưới nước tới quá trình sinh trưởng của thực vật 10

1.3.1 Vai trò của tưới nước 10

1.3.2 Xác định lượng nước cần tưới của cây trồng 11

Chương 2 Các phần tử của mạch điều khiển hệ thống điều hòa nhiệt độ và tưới cây tự động vườn cây trong nhà kính 14

2.1.Vi điều khiển Pic 16F877A 14

2.1.1.Sơ đồ chân và sơ đồ nguyên lý của PIC16F877A 14

2.1.2 Khái quát và chức năng của các port trong PIC16F877A 16

2.1.3 Tìm hiểu về vi điều khiển PIC16F877A 17

Trang 4

2.1.4.Tổ chức bộ nhớ PIC16F877A 18

2.2.Cảm biến nhiệt độ LM35 24

2.3 Màn hình LCD 2 dòng 16 kí tự 26

CHƯƠNG 3: Thiêt kế hệ thống điều hòa nhiệt độ và tưới cây tự động vườn cây trong nhà kính 32

3.1 Xây dựng bài toán 32

3.2 Thiết kế phần cứng cho phẩn tưới cây tự động 32

3.2.1 Chọn phương pháp tưới cây 32

3.2.2 Tính toán thiết kế, bố trí hệ thống ống dẫn nước, vòi phun 35

3.3 Thiết kế phần cứng cho phần ổn định nhiệt độ 38

3.3.1 Quy trình đo nhiệt độ 38

3.3.2.Một số thông số chính của cảm biến đo nhiệt độ LM35 39

3.3.3.Tính toán nhiệt độ đầu ra của phép đo nhiệt độ khi hiển thị 39

3.4 Thiết kế mạch điều khiển 40

3.4.1 Sơ đồ khối của hệ thống 40

3.4.2 Sơ đồ nguyên lý của mạch 44

3.4.3 Thuật toán điều khiển 46

3.4.4 Mạch thực tế sau khi thiết kế và chạy thử 52

PHẦN 3 KẾT LUẬN 57

1 Đánh giá kết quả 57

2 Hạn chế đề tài 57

3 Hướng phát triển đề tài 57

Tài liệu tham khảo 58

Trang 5

PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1.Cơ sở thực hiện.

Trong thực tế cây trồng được cung cấp đầy đủ nhiệt độ và độ ẩm là rất quan trọng và cầnthiết Nhưng công việc này chủ yếu vẫn được thực hiện thủ công.Xuất phát từ thực tế nhưvậy đã nảy sinh nhu cầu tự động cung cấp được nhiệt độ và độ ẩm cho vườn cây đặc biệt

là cây trong nhà kính là rất có ích nhằm tiết kiệm và đơn giản việc chăm sóc cây trồngđi.Từ ý tưởng đó cùng với những nhu cầu từ thực tiễn nhóm đồ án chúng em đã quyếtđịnh chọn đề tài:

“ Thiết kế chế tạo hệ thống điều hòa nhiệt độ và tưới cây tự động vườn cây trongnhà kính “

Nội dung đề tài như sau :

1.Phần thuyết minh

- Tìm kiểu về nhu cầu tưới nước và nhiệt độ thích hợp của một số loại cây trồng

- Nghiên cứu tổng quan về cách tưới và điều hòa nhiệt độ

- Giới thiệu các linh kiện cần dùng trong mạch

2 Phần thực hành

- Thiết kế,chế tạo sơ đồ nguyên lý mạch

- Tiến hành lắp ráp linh kiện và hàn mạch

- Thiết kế mô hình nhà kính trồng cây

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

- Thiết kế, chế tạo mạch điều hòa nhiệt độ và tưới cây tự động vườn cây trong nhà kính

- Nắm vững kiến thức về bộ môn vi điều khiển,vi xử lý

- Có khả năng lập trình với độ chính xác cao, ứng dụng được trong thực tế

- Hoàn thành mô hình sản phẩm thực tế

Trang 6

1.3 Phương tiện nghiên cứu.

- Giáo trình liên quan đến đề tài, nguồn internet, máy vi tính

- Các linh kiện điện tử để thi công mạch điện: Bộ xử lý trung tâm (Vi điều khiển Pic16F877A), động cơ 1 chiều,LCD

- Các phần mềm hỗ trợ như : eagle 5.x, Visual Basic 6.0, Proteus 7.x, driver USB toCOM

1.4 Đối tượng nghiên cứu :

- Các tài liệu liên quan đên công việc trồng cây trong nhà kính

- Thiết kế tính toán lựa chọn phương pháp tưới cây tự động và điều hòa nhiệt độ vườncây trong nhà kính

Trang 7

PHẦN II : CƠ SỞ LÍ THUYẾT Chương 1 Tổng quan về hệ thống điều hòa nhiệt độ và tưới cây tự

động vườn cây trong nhà kính 1.1 Cơ bản về hệ thống tự động

1.1.1 Khái niệm về hệ thống tự động

- Hệ thống điều khiển tự động là hệ thống bao gồm các phần tử tự động nhằm điều khiểncác quá trình xảy ra trong thiên nhiên, cuộc sống mà không có sự tham gia trực tiếp củacon người

- Hệ thống điều khiển tự động: là tập hợp các thành phần vật lý có mối liên quan và tácđộng qua lại lẫn nhau để chỉ huy, tự hiệu chỉnh hoặc điều khiển một hệ thống khác

- Hệ thống điều khiển tự động xuất hiện ngày nay rất phổ biến

+ Hệ thống điều hoà không khí

+ Hệ thống điều chỉnh độ ẩm

+ Hệ thống tự động báo cháy v.v

Trong môi trường sản xuất:

+ Các máy tự động

+ Các đường dây sản xuất, lắp ráp tự động

+ Các máy điều khiển theo chương trình, Máy tính, Robot v.v

1.1.2.Vai trò của tự động hóa trong quá trình sản xuất

Lịch sử hoàn thiện của công cụ, phương tiện sản xuất phát triển trên cơ sở cơ giới hóa

và điện khí hóa Khi có những đột phá mới trong lĩnh vực công nghệ vật liệu và tiếp theo

là điện tử và tin học thì công nghệ tự động có cơ hội phát triển mạnh mẽ, đem lại muônvàn lợi ích thiết thực cho xã hội Đó là mấu chốt quyết định năng suất, chất lượng, giá

Trang 8

thành sản phẩm Trong thực tiễn khi áp dụng tự động hóa vào sản xuất sẽ mang lại nhữnghiệu quả không nhỏ cho phép giảm giá thành và nâng cao năng suất lao động, cải thiệnđiều kiện sản xuất, đáp ứng cường độ cao về sản xuất hiện đại, thực hiện chuyên môn hóa

và hoán đổi sản xuất Từ đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu sản xuất Trong một tương lai gần tự động hóa sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thểthiếu, bởi vì nó không chỉ ứng dụng trong sản xuất mà còn ứng dụng phục vụ đời sốngcon người Trong sản xuất nó thay thế con người những công việc cơ bắp nặng nhọc,công việc nguy hiểm, độc hại,công việc tinh vi hiện đại .còn trong đời sống con ngườinhững công nghệ này sẽ được ứng dụng phục vụ nhu cầu sống Nó sẽ là phương tiệnkhông thể thiếu trong đời sống chúng ta

1.1.3 Ứng dụng của tự động hóa trong tưới tiêu và ổn định nhiệt độ cho vườn cây trong nhà kính.

- Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ chế tạo thiết bị tự động hóa, kết hợpvới thành tựu trong công nghệ vi điện tử và công nghệ thông tin, đã cho phép tạo nên mộtgiải pháp tự động hóa trong mọi lĩnh vực Có thể nói tự động hóa trở thành xu hướng tấtyếu cho mọi lĩnh vực cho bất kì quốc gia, vùng lãnh thổ nào

- Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cây trong nhà kính nói riêng việc ứngdụng tự động hóa trong sản xuất sẽ giúp giảm bớt các công việc cơ bắp nặng nhọc nângcao năng suất lao động và tăng hiệu quả chất lượng của sản phẩm

- Trong đề tài này, tự động hóa được úng dụng trong tưới nước cho cây và điều hòa nhiệt

độ cho cây để cây có điều kiện phát triển phù hợp nhất trong nhà kính và không phụthuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài

1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình sinh trưởng của thực vật

- Nhỉệt độ là yêu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây Cây có thể sinh trưởngtrong một khoảng nhiệt độ khá rộng, vì vậy các loại cây trồng khác nhau tồn tại nhữngđiểm nhiệt độ tối thấp và tối cao cũng khác nhau.Trong giới hạn nhiệt độ sinh trưởng củacây thì có nhiệt độ tối thích cho sự sinh trưởng, ở nhiệt độ đó sự sinh trưởng của cây xảy

ra thuận lợi nhất, trên dưới nhiệt độ tối thích thì tốc độ sinh trưởng sẽ giảm Nhiệt độ tốithấp và nhiệt độ tối cao cho sự sinh trưởng của cây đó là điểm nhiệt độ mà ở đó câyngừng sinh trưởng Giới hạn nhiệt độ sinh trưởng thay đối theo sự thích nghi của cây

Trang 9

trông ở những vùng sinh thái khác nhau Nhiệt độ tối thấp và tối cao của cây vùng nhiệtđới cao hơn cây vùng ôn đới và hàn đới Ở vùng nhiệt đới nhiều cây ngừng sinh trưởng ởnhiệt độ 100 ͦ C, trong khi đó ở vùng hàn đới rất nhiều loại cây có khả năng sinh trưởngtrong băng tuyết với nhiệt độ - 500 ͦ C Biết được yêu cầu nhiệt độ sinh trưởng của từngloại cây trồng có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định thời vụ gieo trồng thích hợp, chuyểnvùng và nhập nội giống.

Bảng 2.1 Giới hạn nhiệt đô thích hơp của một số loại cây

- Sinh trưởng của các cơ quan khác nhau của cây cũng nằm trong khoảng nhiệt độ khácnhau Những cơ quan ở trên mặt đất thích nghi với nhiệt độ không khí cao hơn so vớinhững cơ quan ở dưới mặt đất,vì vậy ở nhiệt độ cao sự sinh trưởng của rễ kém hơn thân

và cành.Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có ảnh hưởng rất lớn đến sựsinh trưởng của cây.Ban ngày nhiệt độ cao thuận lợi cho cây quang hợp và tích lũy chấthữu cơ, ban đêm nhiệt độ hạ thấp sẽ hạn chế hô hấp và tiêu phí chất hữu cơ, giảm sựthoát hơi nước nên sinh trưởng nhanh hơn Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm tạođiều kiện thuận lợi cho sự tích lũy tinh bột trong các cơ quan sinh sản và dự trữ như củkhoai lang, khoai tây, củ sắn, hạt hòa thảo , do đó làm tăng năng suất mùa màng Sựchênh lệch nhiệt độ ngày đêm phụ thuộc vào vùng địa lý, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớnnhất ở vùng cận nhiệt đới và giảm dần về hai cực của quả đất Trong một năm thì mùa

Trang 10

xuân và mùa thu có biên độ nhiệt độ lớn hơn các mùa khác, vì vậy sự sinh trưởng của câytrồng trong hai mùa này khá thuận lợi cho sự tích lũy chất khô, lại cũng phù hợp với haimùa chính cho cây trồng ở nước ta.

- Tổn thương của cây do lạnh : khi nhiệt độ thấp cây sẽ có triệu chứng vàng da hay rụng

lá, nhiệt độ thấp làm giảm khả năng sinh trưởng của cây, giảm quang hợp

- Tổn thương của cây do nóng, khi cây trồng tiếp xúc với nhiệt độ cao cây thường có lớp

vỏ dày, thân lùn màu lá đậm, tầng bầu phát triển để cách nhiệt Lá nhỏ và dày do tạothành lớp cutin hạn chế sự bốc hơi.Nếu nhiệt độ quá cao sẽ gây hiện tượng cháy rụp lá

* Biện pháp khắc phục

- Cây trồng bị nóng ta có thể dùng lưới che bớt ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây

- Làm thông thoáng hệ thống đối lưu trong nhà trồng

- Nếu cây bị lạnh thì nên có hệ thống lò sưởi hoặc trồng chỗ kín

1.3 Vai trò của việc tưới nước tới quá trình sinh trưởng của thực vật

1.3.1 Vai trò của tưới nước

Đất, nước, cây trồng và khí hậu là 4 yếu tố quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp,

trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nước Nước là tác nhân chuyển hoá các quá trìnhhỉnh thành, phát triển đất, quá trình hình thành phát triển môi sinh Nước, chất dinhdưỡng, ánh sáng, nhiệt độ và không khí, cố liên quan chặt chẽ với nhau nhưng khôngthay thế được cho nhau Tuy nhiên chế độ nước có ảnh hưởng rõ rệt đến chế độ nhiệt,không khí và dinh dưỡng trong đất

Trong thiên nhiên nước phân bố không đều cả về không gian và thời gian Vĩ vậy điềutiết chế độ nước trong đất phù hợp với nhu cầu của cây trồng là một biện pháp kỹ thuậtquan trọng để tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, nâng cao độ phì nhiêu và cải tạo chấtđất

Tác dụng của tưới nước được thể hiện trên 2 mặt:

- Bổ sung thêm lượng nước và lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng mà đấtkhông cung cấp

Trang 11

- Ảnh hưởng đến các quá trình biến đổi lý hoá, hoạt động của vỉ sinh vật trong đât và điềukiện khỉ hậu trên đồng ruộng.

1.3.2 Xác định lượng nước cần tưới của cây trồng

Lượng nước cần của cây trồng (còn gọi là lượng bốc hơi mặt ruộng) phụ thuộc vào nhiềuyếu tố Tuy nhiên nguyên lý chung là mổi quan hệ giữa lượng bốc hơi mật ruộng với cácyếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến nó như điêu kiện khí hậu, cây trồng

Các phương pháp xác định lượng bổc hơi mặt ruộng:

1) Phương pháp quan trác trực tiếp (phương pháp thực nghiệm) bằng các thiết bị chuyêndùng ít được sử dụng trong sản xuất vì thời gian thực hiện dài và tốn kém thiết bị, côngsuất

2) Phương pháp lý luận, bán kinh nghiệm

Dựa trên các sổ liệu đo đạc trực tiếp lượng bốc hơi mặt ruộng rồi kết hợp vói phần tích lýluận để tìm ra công thức kinh nghiệm thể hiện định lượng mối quan hệ giữa E, các yếu tốkhí hậu (nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí, độ chiếu sáng ) và cây trồng (giống, loại cây,

và giai đoạn phát triển của cây trồng )

Phương pháp này được áp dụng phổ biến vỉ đơn giản, tiện lợi, ít tốn kém, kết quả tươngđối chính xác

3) Công thức xác định lượng bốc hơi mặt ruộng thông dụng

Công thức bán kinh nghiệm này đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước và ở Việt Nam

ta đạt độ chinh xác tương đối cao và cao, gần sát và sát với thực tế

E = KcYTrong đó: E - lượng bốc hơi mật ruộng;

Kc - hệ số nước cần để tạo nên một đơn vị sản phẩm;

Y - năng suất phấn đấu

Ưu điềm: công thức thể hiện được quan hệ lượng nước cần với năng suất cây trồng, quan

hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu trong cùng một điều kiện nhất định, nhưng dưới dạng

ẩn Tài liệu thí nghiệm và thực nghiệm phong phú đáng tin cậy có thể sử dụng tính toáncho những điều kiện tương tự

Trang 12

Nhược điểm: Việc xác định chính xác Kc là khó khăn, chỉ sử dụng được trong điều kiệnkhí hậu tương đối ổn định Thường gặp sai số lớn so với thực tế nếu điều kiện khỉ hậubiến động không chính xác.

- Giá trị hệ số cây trồng K c được Tổ chức FAO của Liên hợp quốc nêu ra:

Thòi kỳ Đầu vụ Phát triển Giữa vụ Cuối vụ Thu hoạch

Trang 13

- Thời kỳ cần tưới của một số cây trồng

trồng

Thòi kỳ cần tưới

Đậu tương

Khi gieo hạt, khi ra hoa kết quả,

khi hạt đậu đã đẫy

Đậuvàng

Khi gieo trồng và bắt đầu tạo

Gieo trồng, ra hoa kết quả tạothành tròn củ , ngừng Tướitrước thu hoạch 10+15 ngày

Trang 14

Cà chua Khi gieo trồng, ra hoa kết quả,

quả chín, kết hộp bẩm lá tỉa cành

vối tưối nưóc

Cây ngô Thòi kỳ gieo trồng, nảy mầm,

thòi kỳ 7-9 lá đến 14-16 lá cầntưới dộ ẩm cao hdn

Lúa mì Giai doạn đầu gieo trồng, thòi kỳ

cây cao, trước thụ phấn,

Càl bắp Trước gieo trồng, tưói khi bắp

cuộn trở đi, ngùng tuới trước

thu hoạch 1 tuần, nên tưới

trước các đợt rét hay khô

hanh

Chương 2 Các phần tử của mạch điều khiển hệ thống điều hòa nhiệt độ và tưới cây tự động vườn cây trong nhà kính

2.1 Vi điều khiển Pic 16F877A.

2.1.1.Sơ đồ chân và sơ đồ nguyên lý của PIC16F877A

Trang 16

Việc xuất nhập dữ liệu ở PIC16F877A khác với họ 8051 Ở tất cả các PORT củaPIC16F877A, ở mỗi thời điểm chỉ thực hiện được một chức năng :xuất hoặc nhập Đểchuyển từ chức năng này nhập qua chức năng xuất hay ngược lại, ta phải xử lý bằng phầnmềm, không như 8051 tự hiểu lúc nào là chức năng nhập, lúc nào là chức năng xuất.Trong kiến trúc phần cứng của PIC16F877A, người ta sử dụng thanh ghi TRISA ở địa chỉ85H để điều khiển chức năng I/O trên Muốn xác lập các chân nào của PORTA là nhập(input) thì ta set bit tương ứng chân đó trong thanh ghi TRISA Ngược lại, muốn chânnào là output thì ta clear bit tương ứng chân đó trong thanh ghi TRISA Điều này hoàntoàn tương tự đối với các PORT còn lại

Ngoài ra, PORTA còn có các chức năng quan trọng sau :

- Ngõ vào Analog của bộ ADC : thực hiện chức năng chuyển từ Analog sang Digital

Trang 17

Thanh ghi TRISB còn được tích hợp bộ điện trở kéo lên có thể điều khiển được bằngchương trình.

* PORTC

PORTC có 8 chân và cũng thực hiện được 2 chức năng input và output dưới sự điềukhiển của thanh ghi TRISC tương tự như hai thanh ghi trên

Ngoài ra PORTC còn có các chức năng quan trọng sau :

- Ngõ vào xung clock cho Timer1 trong kiến trúc phần cứng

- Bộ PWM thực hiện chức năng điều xung lập trình được tần số, duty cycle: sử dụngtrong điều khiển tốc độ và vị trí của động cơ v.v…

- Tích hợp các bộ giao tiếp nối tiếp I2C, SPI, SSP, USART

* PORTD

PORTD có 8 chân Thanh ghi TRISD điều khiển 2 chức năng input và output củaPORTD tương tự như trên PORTD cũng là cổng xuất dữ liệu của chuẩn giao tiếp songsong PSP (Parallel SlavePort)

* PORTE

PORTE có 3 chân Thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là TRISE Các chân củaPORTE có ngõ vào analog Bên cạnh đó PORTE còn là các chân điều khiển của chuẩngiao tiếp PSP

2.1.3 Tìm hiểu về vi điều khiển PIC16F877A.

Cấu trúc phần cứng của PIC16F877A

PIC là tên viết tắt của “ Programmable Intelligent computer” do hãng General Instrumentđặt tên cho con vi điều khiển đầu tiên của họ Hãng Microchip tiếp tục phát triển sảnphầm này và cho đến hàng đã tạo ra gần 100 loại sản phẩm khác nhau

PIC16F887A là dòng PIC khá phổ biến, khá đầy đủ tính năng phục vụ cho hầu hết tất cảcác ứng dụng thực tế Đây là dòng PIC khá dễ cho người mới làm quen với PIC có thểhọc tập và tạo nền tản về họ vi điều khiển PIC của mình

Cấu trúc tổng quát của PIC16F877A như sau :

Trang 18

- 8K Flash Rom

- 368 bytes Ram

- 256 bytes Rom

- 5 port vào ra với tín hiệu điều khiển độc lập

- 2 bộ định thời Timer0 và Timer2 8 bit

- 1 bộ định thời Timer1 16 bit có thể hoạt động ở cả chế độ tiết kiệm năng lượng vớinguồn xung clock ngoài

- 2 bộ Capture/ Compare/ PWM

- 1 bộ biến đổi Analog -> Digital 10 bit, 8 ngõ vào

- 2 bộ so sánh tương tự

- 1 bộ định thời giám sát (Watch Dog Timer)

- 1 cổng song song 8 bit với các tín hiệu điều khiển

- 1 cổng nối tiếp 15 nguồn

2.1.4.Tổ chức bộ nhớ PIC16F877A

- Bộ nhớ chương trình

Bộ nhớ chương trình của vi điều khiển PIC16F877A là bộ nhớ Flash, dung lượng 8Kword (1 word chứa 14bit) và được phân thành nhiều trang như hình trên

Để mã hóa được địa chỉ 8K word bộ nhớ chương trình, thanh ghi đếm chương trình PC

có dung lượng 13 bit

Khi vi điều khiển reset, bộ đếm chương trình sẽ trỏ về địa chỉ 0000h Khi có ngắt xảy rathì thanh ghi PC sẽ trỏ đến địa chỉ 0004h

Bộ nhớ chương trình không bao gồm bộ nhớ Stack và không được địa chỉ hóa bởi bộ đếmchương trình

- Bộ nhớ dữ liệu

Bộ nhớ dữ liệu của PIC16F877A được chia thành 4 bank Mỗi bank có dụng lượng 128byte

Trang 19

Nếu như 2 bank bộ nhớ dữ liệu của 8051 phân chia riêng biệt : 128 byte đầu tiên thuộcbank1 là vùng Ram nội chỉ để chứa dữ liệu, 128 byte còn lại thuộc bank 2 là cùng cácthanh ghi có chức năng đặc biệt SFR mà người dùng không được chứa dữ liệu khác trongđây thì 4 bank bộ nhớ dữ liệu của PIC16F877A được tổ chức theo cách khác.

Mỗi bank của bộ nhớ dữ liệu PIC16F877A bao gồm cả các thanh ghi có chức năng đặcbiệt SFR nằm ở các các ô nhớ địa chỉ thấp và các thanh ghi mục đích dùng chung GPRnằm ở vùng địa chỉ còn lại của mỗi bank thanh ghi Vùng ô nhớ các thanh ghi mục đíchdùng chung này chính là nơi người dùng sẽ lưu dữ liệu trong quá trình viết chương trình.Tất cả các biến dữ liệu nên được khai báo chứa trong vùng địa chỉ này

Trong cấu trúc bộ nhớ dữ liệu của PIC16F877A, các thanh ghi SFR nào mà thường xuyênđược sử dụng (như thanh ghi STATUS) sẽ được đặt ở tất cả các bank để thuận tiện trongviệc truy xuất Sở dĩ như vậy là vì, để truy xuất một thanh ghi nào đó trong bộ nhớ của16F877A ta cần phải khai báo đúng bank chứa thanh ghi đó, việc đặt các thanh ghi sửdụng thường xuyên giúp ta thuận tiên hơn rất nhiều trong quá trình truy xuất, làm giảmlệnh chương trình

* PIC16F877A có 4 bank ta rút ra các nhận xét như sau :

-Bank 0 gồm các ô nhớ có địa chỉ từ 00h đến 77h, trong đó các thanh ghi dùng chung đểchứa dữ liệu của người dùng địa chỉ từ 20h đến 7Fh Các thanh ghi PORTA, PORTB,PORTC, PORTD, PORTE đều chứa ở bank 0, do đó để truy xuất dữ liệu các thanh ghinày ta phải chuyển đến bank0 Ngoài ra một vài các thanh ghi thông dụng khác ( sẽ giớithiệu sau) cũng chứa ở bank0

- Bank1 gồm các ô nhớ có địa chỉ từ 80h đến FFh Các thanh ghi dùng chung có địa chỉ

từ A0h đến EFh Các thanh ghi TRISA, TRISB, TRISC, TRISD, TRISE cũng được chứa

ở bank 1

- Tương tự ta có thể suy ra các nhận xét cho bank 2 và bank 3 dựa trên sơ đồ trên

Cũng quan sát trên sơ đồ, ta nhận thấy thanh ghi STATUS, FSR… có mặt trên cả 4 bank.Một điều quan trọng cần nhắc lại trong việc truy xuất dữ liệu của PIC16F877A là : phảikhai báo đúng bank chứa thanh ghi đó Nếu thanh ghi nào mà 4 bank đều chứa thì khôngcần phải chuyển bank

Trang 20

*Một vài thanh ghi chức năng đặc biệt SFR

Thanh ghi STATUS: thanh ghi này có mặt ở cả 4 bank thanh ghi ở các địa chỉ 03h, 83h,103h và 183h : chứa kết quả thực hiện phép toán của khối ALU, trạng thái reset và các bitchọn bank cần truy xuất trong bộ nhớ dữ liệu

Thanh ghi OPTION_REG : có mặt ở bank2 và bank3 có địa chỉ 81h và 181h Thanh ghi này cho phép đọc và ghi, cho phép điều khiển chức năng pull_up của các chân trong PORTB, xác lập các tham số về xung tác động, cạnh tác động của ngắt ngoại vi và bộ đếm Timer0

Thanh ghi INTCON : có mặt ở cả 4 bank ở địa chỉ 0Bh,8Bh,10Bh,18Bh Thanh ghi cho phép đọc và ghi, chứa các bit điều khiển và các bit báo tràn timer0, ngắt ngoại vi

RB0/INT và ngắt khi thay đổi trạng thái tại các chân của PORTB

Thanh ghi PIE1 :địa chỉ 8Ch, chứa các bit điều khiển chi tiết các ngắt của các khối chứcnăng ngoại vi

Trang 21

Thanh ghi PIR1 : địa chỉ 0Ch, chứa cờ ngắt của các khối chức năng ngoại vi, các ngắtnày được cho phép bởi các bit điều khiển chứa trong thanh ghi PIE1.

Thanh ghi PIE2 : địa chỉ 8Dh, chứa các bit điều khiển các ngắt của các khối chức năngCCP, SSP bú, ngắt của bộ so sánh và ngắt ghi vào bộ nhớ EEPROM

Thanh ghi PIR2: địa chỉ 0Dh, chứa cờ ngắt của các khối chức năng ngoại vi, các ngắt nàyđược cho phép bởi các bit điều khiển chứa trong thanh ghi PIE2

Thanh ghi PCON : địa chỉ 8Eh, chứa các cờ hiệu cho biết trạng thái các chế độ reset của

vi điều khiển

Thanh ghi W(work)

Đây là thanh ghi rất đặc biệt trong PIC16F877A Nó có vai trò tương tự như thanh ghiAccummulator của 8051, tuy nhiên tầm ảnh hưởng của nó rộng hơn rất nhiều

Tập lệnh của PIC16F877A có tất cả 35 lệnh thì số lệnh có sự “góp mặt” của thanh ghi W

là 23 lệnh Hầu hết các lệnh của PIC16F877A đều liên quan đến thanh ghi W Ví dụ như,trong PIC chúng ta không được phép chuyển trực tiếp giá trị của một thanh ghi này quathanh ghi khác mà phải chuyển thông qua thanh ghi W

Thanh ghi W có 8 bit và không xuất hiện trong bất kỳ bank thanh ghi nào của bộ nhớ dữliệu của 16F877A Mỗi dòng lệnh trong PIC16F877a được mô tả trong 14 bit Khi ta thực

Trang 22

hiện một lệnh nào đó, nó phải lưu địa chỉ của thanh ghi bị tác động (chiếm 8 bit) và giá trịmột hằng số k nào đó (thêm 8 bit nữa) là 16 bit, vượt quá giới hạn 14 bit Do vậy takhông thể nào tiến hành một phép tính toàn trực tiếp nào giữa 2 thanh ghi với nhau hoặcgiữa một thanh ghi với một hằng số k Hầu hết các lệnh của PIC16F877A đều phải liênquan đến thanh ghi W cũng vì lý do đó Khi thực hiện một dòng lệnh nào đó, thì PIC sẽkhông phải tốn 8 bit để lưu địa chỉ của thanh ghi W trong mã lệnh ( vì được hiểu ngầm).

Có thể xem thanh ghi W là thanh ghi trung gian trong quá trình viết chương trình choPIC16F877A

Trang 23

Ngoài ra, ta cũng có thể lựa chọn cạnh tích cực của xung clock, cạnh tác động ngắt…thông qua thanh ghi trên.

Timer0 được tích hợp thêm bộ tiền định 8 bit (prescaler), có tác dụng mở rộng “dunglượng” của Timer0 Bộ prescaler này có thể được điều chỉnh bởi các 3 bit PS2:PS0 trongthanh ghi OPTION Nó có thể có giá trị 1:2, 1:4, 1:8, 1:16, 1:32, 1:64, 1:128, 1:256 tùythuộc vào việc thiết lập các giá trị 0 ,1 cho 3 bit trên

Bộ tiền định có giá trị 1:2 chẳng hạn ,có nghĩa là : bình thường không sử dụng bộ tiềnđịnh của Timer0 (đồng nghĩa với tiền định tỉ lệ 1:1) thì cứ khi có tác động của 1 xungclock thì timer0 sẽ tăng thêm một đơn vị Nếu sử dụng bộ tiền định 1:4 thì phải mất 4xung clock thì timer0 mới tăng thêm một đơn vị Vô hình chung, giá trị của timer0 (8 bit)lúc này không còn là 255 nữa mà là 255*4=1020

Các thanh ghi liên quan đến Timer0 bao gồm :

- TMR0 : chứa giá trị đếm của Timer0

- INTCON : cho phép ngắt hoạt động

- OPTION_REG : điều khiển prescaler

* Timer1

Hình 2.4 Sơ đồ khối của Timer1

Trang 24

Timer1 là bộ định thời 16 bit, giá trị của Timer1 sẽ được lưu trong hai thanh ghi 8 bitTMR1H:TMR1L Cờ ngắt của Timer1 là bit TMR1IF, bit điều khiển của Timer1 làTRM1IE.

Cặp thanh ghi của TMR1 sẽ tăng từ 0000h lên đến FFFFh rồi sau đó tràn về 0000h Nếungắt được cho phép, nó sẽ xảy ra khi khi giá trị của TMR1 tràn từ FFFFh rồi về 0000h,lúc này TMR1IF sẽ bật lên

- Chế độ đếm bất đồng bộ: chế độ này xảy ra khi bit T1SYNC được set Bộ định thời sẽtiếp tục đếm trong suốt quá trình ngủ của vi điều khiển và có khả năng tạo một ngắt khi

bộ định thời tràng và làm cho Vi điều khiển thoát khỏi trạng thái ngủ

* Timer2 : là bộ định thời 8 bit bao gồm một bộ tiền định (prescaler), một bộ hậu địnhPostscaler và một thanh ghi chu kỳ viết tắt là PR2 Việc kết hợp timer2 với 2 bộ định tỉ lệcho phép nó hoạt động như một bộ đinh thời 16 bit Module timer2 cung cấp thời gianhoạt động cho chế độ điều biến xung PWM nếu module CCP được chọn

2.2.Cảm biến nhiệt độ LM35

Trang 25

Hình 2.5: Sơ đồ chân của cảm biến nhiệt độ LM 35LM35 là họ cảm biến nhiệt mạch tích hợp chính xác cao có điện áp đầu ra tỷ lệ tuyến tínhvới nhiệt độ theo thang độ Celsius Họ cảm biến này cũng không yêu cầu căn chỉnh ngoài

vì vốn nó đã được căn chỉnh

LM35 là cảm biến nhiệt độ analog ,nhiệt độ được xác định bằng cách đo hiệu điện thếngõ ra của LM35

Đơn vị nhiệt độ : oC

Có mức điện áp thay đổi trực tiếp theo oC ( 10 mV/0C)

Có hiệu năng cao,công suất tiêu thụ là 60 uA

Sản phẩm không cần phải căn chỉnh nhiệt độ khi sử dụng

Độ chính xác thực tế:1/4 0C ở nhiệt độ phòng và 3/4 0C ở ngoài khoảng -55 0C tới 1500C

Chân + Vs (1) là chân cung cấp điện áp cho LM 35 DZ hoạt động từ 4 – 20 V

Chân Vout ( 2) là chân điện áp đầu ra LM35 được đưa vào chân Analog của các bộ ADCChân GND là chân nối mass: Chân này này tránh hỏng cảm biến cũng như làm giảm sai

số quá trình đo

Trang 26

- Dễ dàng lập trình các ký tự và đồ họat Chức năng và nhiệm vụ của của các chân

Trang 27

Hình 2.6: Sơ đồ chân của LCD 16TC2A

STT chân Kí hiệu Chức năng chân

1 Vss Chân nối đất cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối

chân này với GND của mạch điều khiển

2 Vdd Chân cấp nguồn cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối

chân này với VCC=5V của mạch điều khiển

3 Vee Lựa chọn độ tương phản của màn hình

4 RS Chân chọn thanh ghi (Register select) Nối chân RS

với logic “0” (GND) hoặc logic “1” (VCC) để chọnthanh ghi

.+ Logic “0”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IRcủa LCD (ở chế độ “ghi” - write) hoặc nối với bộ đếmđịa chỉ của LCD (ở chế độ “đọc” - read)

+ Logic “1”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu

DR bên trong LCD

5 R/w Chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write) Nối chân

R/W với logic “0” để LCD hoạt động ở chế độ ghi, hoặcnối với logic “1” để LCD ở chế độ đọc

6 E Chân cho phép (Enable) Sau khi các tín hiệu được

đặt lên bus DB0-DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi

Trang 28

có 1 xung cho phép của chân E.

+ Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyểnvào(chấp nhận) thanh ghi bên trong nó khi phát hiện mộtxung (high-to-low transition) của tín hiệu chân E

+ Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0-DB7khi phát hiện cạnh lên (low-to-high transition) ở chân E

và được LCD giữ ở bus đến khi nào chân E xuống mứcthấp

Trang 29

Điềukiện

-200C - -

V

00C 4.2 4.8 5.1

250C 3,8 4,2 4,6

Trang 30

Vo 500C 3,6 4,0 4,4

700C - - Điện áp led

-màn hình

0C - 4,2 4,6 V

Bảng 2.4 Giá trị điện áp của LCD

- Để hiển thị chữ cái và con số, mã ASCII của các chữ cái từ A đến Z, a đến z và các con

số từ 0 - 9 được gửi đến các chân này khi bật RS = 1

Cũng có các mã lệnh được gửi đến LCD để xoá màn hình hoặc đưa con trỏ về đầu dònghoặc nhấp nháy con trỏ Bảng 12.2 liệt kê các mã lệnh này

Cũng có thể sử dụng RS = 0 để kiểm tra bít cờ bận xem LCD đã sẵn sàng nhận thông tinchưa

- Khi R/W = 1 và RS = 0 thì cờ bận D7 thực hiện các chức năng như sau: Nếu D7 = 1 (cờbận bằng 1) có nghĩa LCD đang bận các công việc bên trong và sẽ không nhận bất kỳthông tin mới nào, còn nếu D7 = 0 thì LCD sẵn sàng nhận thông tin mới Trong mọitrường hợp cần kiểm tra cờ bận trước khi ghi bất kỳ dữ liệu nào lên LCD

- Gửi có trễ lệnh và dữ liệu đến LCD

Để gửi một lệnh bất kỳ đến LCD, cần đưa chân RS = 0, còn để gửi dữ liệu thì bậtRS=1.Sau đó, gửi một sườn xung cao xuống thấp đến chân E để cho phép chốt dữ liệutrong LCD

2.4 Cảm biến đo độ ẩm đất

- Để tự động tưới nước cho vườn cây dựa vào độ ẩm hiện tại trong đất của vườn có phù

hợp với sự sinh trưởng và phát tiển của cây không.Nếu độ ẩm thiếu sẽ bơm nước để đạtđược độ ẩm mong muốn

- Cảm biến độ ẩm đất được sử dụng ở đây có 2 chân cắm xuống đất để đo

Ngày đăng: 08/04/2016, 17:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w