- Nêu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước - Hiểu biết được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 1Ngày soạn:
Người soạn: Triệu Thị Khiết
GVHD: Trần Thị Thu Hồng
Tiết PPCT Bài 14
CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ
TỔ QUỐC
(Tiết 1)
I Mục tiêu bài học.
1 Về kiến thức.
- Nêu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước
- Hiểu biết được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- Trọng tâm: Hiểu biết được yêu nước là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc ta; hiểu được trách nhiệm của thanh niên – học sinh trong việc học tập, rèn luyện để chuẩn bị tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2 Về kĩ năng
- Biết tham gia tích cực các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước phù hợp với khả năng của bản thân
3 Về thái độ.
- Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc
- Có ý thức học tập, rèn luyện đẻ góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước
II Chuẩn bị của GV và HS
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK & SGV GDCD lớp 10
- Tranh ảnh, CD, bài hát, ca dao tục ngữ nói về tình yêu quê hương đất nước
Trang 22 Chuẩn bị của học sinh:
-SGK, vở ghi
III.Tiến trình dạy học
Hoạt động 1 (5 phút)
1 Kiểm tra bài cũ:
- Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng là gì?
- Lấy ví dụ về sống hòa nhập
2 Dạy bài mới:
Nhân gian ta thường có câu:
“Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn”
Và cội nguồn của tất cả mọi người Việt Nam là dân tộc Việt Nam đã và đang phát triển hơn 4 ngàn năm lịch sử, mỗi chúng ta đều sống chung trong một Cộng đồng
đó là Tổ quốc Việt Nam nơi che chở, nuôi dưỡng cho mình khôn lớn, mỗi con người Việt Nam đều có một tình yêu nước nồng nàn, đồng thời, tình yêu quê hương đất nước cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta Là học sinh THPT các em lại càng cần phải nhận thức được vai trò trách nhiệm của bản thân mình với quê hương đất nước chúng ta vì các em là thế hệ trẻ của đất nước, là chủ nhân tương lai của đất nước Vậy, hôm nay thầy trò chúng ta sẽ học bài 14:
Hoạt động 2 (33 phút)
Hoạt động:
Phát vấn, giảng giải, ca dao tục ngữ,
Tích hợp GV: Cả lớp cùng theo dõi và đọc cho cô
khổ thơ trong sách giáo khoa trang 96 và
mời 1 em đọc to cho cả lớp cùng nghe
“Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng!
Ôi! Tổ quốc! Nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con
sông…”
1 Lòng yêu nước:
a Lòng yêu nước là gì?
Trang 3Vừa rồi cả lớp đã nghe bạn đọc một khổ
thơ Sao chiến thắng của nhà thơ Chế lan
Viên Vậy em nào cho cô biết khổ thơ trên
nói lên cho ta điều gì?Haycác em có nhận
xét gì về tình cảm của tác giả trong đoạn
thơ trên
HS:
- Tình yêu của tác giả đối với Tổ quốc
GV: Chỉ với bốn câu thơ tác giả đã truyền
tải đến người đọc người nghe một tình
cảm mãnh liệt của mình đối với tổ quốc
Với tác giả tổ quốc như cha ngư mẹ, như
vợ như chồng, phần máu thịt mà tác giả
sẵn sàng hy sinh
Đó chính là lòng yêu nước Vậy một em
cho cô biết lòng yêu nước là gi?
HS:
GV: kết luận và ghi khái niệm lên bảng
GV: “Lòng yêu nước là tình yêu quê
hương, đất nước và tinh thần sẵn sang đem
hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của
Tổ quốc”
Để hiểu rõ hơn về lòng yêu nước, Cô mời
các em nghe bài hát: “Quê hương”
Qua bài hát trên các em thấy những hình
ảnh thân thương, gần gũi nào được nhắc
tới?
Những hình ảnh đó gợi cho em những suy
nghĩ gì, tình cảm
HS:
- Những tình cảm gắn bó với tuổi thơ
- Những hình ảnh gần gũi, thân thương
Đó chính là cội nguồn của lòng yêu nước
Lòng yêu Tổ Quốc không phải bắt nguồn
từ những gì xa xôi, mà được bắt nguồn từ
những gì bình dị, thân thuộc nhất Đó là
tinh yêu gia đình, yêu người thân, yêu nơi
mình sinh ra và lớn lên
Những tình cảm này sẽ dần phát triển lên
“Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của
Tổ quốc”
Trang 4tình cảm lớn hơn, Tình yêu làng xóm, yêu
quê hương, đất nước, yêu cộng đồng , yêu
làng quê nhân loại Đặc biệt một dân tộc
Việt Nam ta đã trải qua hơn bốn nghìn
năm dựng nước và giữ nước thì lòng yêu
nước đã trở thành một truyền thống quý
báu của dân tộc
GV: Cho học sinh xem một số hình ảnh
tiêu biểu của dân tộc và yêu cầu học sinh
lấy ví dụ
Chuyển ý: Yêu nước là một truyền thống
có từ lâu đời của dân tộc Vậy biểu hiện cụ
thể của truyền thống yêu nước ra sao
chúng ta chuyển sang phần b
Hoạt Động:
Liên hệ thực tiễn, trích dẫn, tục ngữ ca
dao
GV: Bằng kiến thức lịch sử của mình tại
sao một đất nước nhỏ bé như việt Nam lại
trở thành đối tượng xâm lược của các
nước lớn?
HS: trình bày ý kiến của mình
GV: Nước ta có nguồn tài nguyên thiên
nhiên dồi dào…
Vậy bằng cách nào mà ông cha ta đã đánh
thắng được giặc ngoại xâm?
HS: Trả lời
GV: Ghi câu trả lời của học sinh lên bảng
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của đảng
- Cần cù thông minh
- Đặc biệt nhân dân ta có một lòng yêu
nước nồng nàn
GV: Đó là lòng quyết tử cho tổ quốc quyết
sinh
Nhận xét về cuộc đấu tranh của dân tộc ta
chủ tịch Hồ Chí Minh có câu nói nổi tiếng
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta,
từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm
lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
b Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Trang 5thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước”
Tinh thần ấy còn được thể hiện trong
nhiều bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ của
dân tộc ta như trong bài thơ Thần của Lý
Thường Kiệt
“Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.”
Các em ạ! Chính tình cảm yêu nước là sức
mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta
vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến
thắng mọi thiên tai khắc nghiệt và giặc
ngoại xâm để dân tộc ta tồn tại và phát
triển với đầy đủ bản sắc của mình
GV: Em nào có thể hát một bài, hay đọc
những câu ca giao, tục ngữ hoặc bài thơ
nói về lòng yêu nước của dân tộc ta nào?
HS:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn”
“ Tối lữa tắt đèn có nhau”
“Chim sẽ nhơ rừng, sơn dương nhó núi”
“Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
“Tận trung với nước, tận hiếu vói dân”
“Vì nước quên thân, vì dân quên mình”
? Vậy thì theo em tình yêu nước của dân
- Yêu nước là truyền thống dân tộc cao
quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam
- Là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác
- Lòng yêu nước được hình thành từ trong quá trình lao động, xây dựng đất nước và quá trình đấu tranh kiên cường đầy gian khổ chống giặc ngoại xâm để giữ gìn và bảo vệ đất nước
Trang 6tộc ta có phải có sẵn không hay có từ đâu?
HS: trình bày ý kiến của mình
GV: Tình yêu đó không phải có sẵn mà nó
được hình thành thông qua một quá trình
đấu tranh lâu dài chống giặc ngoại xâm
Bên cạnh đó còn đươc hình thành qua quá
trình lao động sản xuất và xây dựng tổ
quốc Việt Nam XHCN
GV: Tới đây, chúng ta đã hiểu thế nào là
lòng yêu nước và biết được đó là truyền
thống tình cảm thiêng liêng cao quý của
dân tộc, vậy theo các em, lòng yêu nước
được biểu hiện như thế nào?
HS:
GV: Truyền thống yêu nước, lòng yêu
nước được thể hiện qua những điểm sau:
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất
nước: Người Việt Nam yêu nước luôn
hướng về cội nguồn, về ông bà, cha me, tổ
tiên và quê hương của mình Khi phải xa
que hương, đất nước, luôn nhớ về quê
hương, hướng về Tổ quốc
Ví dụ: người Việt Nam lao động ở nước
ngoài…
- Tình thương yêu đối với đồng bào, dân
tộc, giống nòi:Nói đến tình yêu đối với
đồng bào, dân tộc, giống nòi chúng ta lại
nhớ tới những hoạt động xã hội được tổ
chức hàng năm như hoạt động hiến máu
tình nguyện, các hoạt động và chăm sóc
sức khoẻ cho người dân vùng sâu, vùng xa
miễn phí, hay các phong trào ủng hộ người
nghèo được đón tết, các hoạt động nhân
đạo khác
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng:
Chúng ta tự hào về dân tộc ta vì những
trang lịch sử vẽ vang thời đại bà Trưng, bà
Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trưng… Chúng ta có quyền tự hào về đại
thi hào Nguyễn Du, anh hung giải phóng
* Biểu hiện của lòng yêu nước:
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước
- Tình thương yêu đối với đồng bào, giồng nòi, dân tộc
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng
- Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
- Cần cù và sáng tạo trong lao động
Trang 7dân tộc_Nhà văn hoá lơn Hồ Chí Minh_Vị
cha già của dân tộc
- Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống
giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc
và chủ quyền của Tổ quốc
Khi nói tới lịch sử chống ngoại xâm của
dân tộc ta, kể từ kháng chiến chông Tần từ
thế kỷ III trước Công nguyền, đến kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ kết thúc,
trong hơn 22 thế kỷ đã chiếm quá nửa thời
gian lịch sử
Do đó, Bác Hồ thường dạy chúng ta là:
“Dân ta phải biết sử ta, cho từng gốc tính
nước nhà Việt Nam”
- Cần cù và sang tạo trong lao động để
xây dựng, phát triển nền văn hoá dân
tộc và xây dựng đất nước ngày càng
giàu đẹp:
Vì là một nền kinh tế nông nghiệp cho
nên, trước tiên, người dân Việt Nam có
tính cần cù, và người Việt Nam ta cũng rất
sang tạo trong lao động
Hơn bao giờ hết, các em thế hệ trẻ hôm
nay lại càng phải tiếp nối truyền thống cần
cù sang tạo đó của dân tộc trong học tập
cũng như trong lao động
Trong các cuộc thi về tri thức, so với các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới,
nước ta thuộc vào những nước đạt được
nhiều thành tích cao Mới đây chúng ta có
GS.TS.Ngô Bảo Châu với giải thưởng fell,
giải thưởng gianh giá nhất của toán học và
là một trong hai người trẻ tuổi nhất ở Chấu
Á đạt được giải thưởng gianh dự đó từ
trước tới nay
Hoạt động:
Thảo luận, liên hệ thực tiễn
GV: chia lớp làm 2 nhóm thảo luận trong
thời gian 3 phút và cử đại diện nhóm trình
bày
* Bài học:
- Nâng cao hiểu biết, phát huy truyền
thống yêu nước của dân tộc;
- Thể hiện lòng yêu nước của mình
Trang 8Nhóm 1:Bản thân các em rút ra được bài
học gì về truyền thống yêu nước của dân
tộc ta?
Nhóm 2: lấy ví dụ về lòng yêu nước của
dân tộc ta
- Các nhóm cử đại diện trình bày, nhận xét
bổ sung
GV: nhận xét, kết luận
trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống;
- Biết tôn trọng truyền thống, tôn trọng giá trị đạo đức cao quý của dân tộc
Hoạt động 3 (5 phút):
3, Củng cố, luyện tập (5 phút):
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao về “tình yêu quê hương, đất nước” hoặc hát những bài hát về quê hương đất nước
Hoạt động 4 (2 phút)
4, Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà các em học bài cũ trả lời các câu hỏi cuối bài học và chuẩn bị trước các nội dung còn lại của bài 14