Giỗ tổ Hùng Vương 10-03 ALGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam.. Hoạt động tổ chức lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu
Trang 1Giỗ tổ Hùng Vương 10-03 AL
Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam Đây không chỉ là ngày giỗ của một gia tộc, một dòng họ, một làng, một
xã, một vùng mà là ngày giỗ cụ Tổ chung của cả nước
Hoạt động tổ chức lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng cùng các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc Ghi nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của Tổ tiên và cội nguồn dân tộc là một ý thức đạo đức, là bổn phận của mỗi người Niềm tin vào tổ tiên và sức mạnh của dân tộc là điểm tựa tinh thần rất thiêng liêng Trong tâm thức nhân dân ta từ bao đời nay, Vua Hùng là vị Vua thủy tổ dựng nước, là Tổ Tiên của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam Trong đời sống tâm linh người Việt, Vua Hùng có một vị trí quan trọng đặc biệt linh thiêng
Theo dòng lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương dù được tổ chức dưới hình thức sơ khai nhất cũng đã cách ngày nay hơn 2.000 năm có lẻ Bắt đầu từ An Dương Vương-Thục Phán dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để thề: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam đựoc trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”
Thời Hồng Đức Hậu Lê, năm thứ nhất (1470); Bằng việc hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyên Cố soạn “Ngọc phả cổ truyền về mười tám đời Thánh Vương Triều Hùng” thì vị thế Đền Hùng thờ các Vua Hùng được xác lập vững vàng trên nền tảng pháp lý của Nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam
Đầu thế XX, dưới triều Nguyễn, năm 1917 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp Thay vì ý thức hệ tâm linh và truyền thống văn hóa dân tộc
“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
Sau cách mạng tháng 8/1945, ngày 18/02/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh
số 22/SL-CTN cho công chức nghỉ ngày 10-3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương-Hướng về cội nguồn dân tộc Trong ngày giỗ Tổ năm Bính Tuất 1946 cụ Huỳnh Thúc Kháng-Quyền Chủ tịch nước đã dâng 1 tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và 1 thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
Cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp (1945-1954) đã gây cản trở cho việc thực hiện Sắc lệnh 22/SL-CTN; nước chưa bình yên, dân chưa hạnh phúc, công chức chưa được nghỉ lễ trong ngày giỗ Tổ
Trang 2Ngày 02/4/2007 Quốc hội khóa XI (kỳ họp thứ 11) đã Thông qua Luật sửa đổi bổ sung điều 73 của Bộ luật Lao động: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Từ nay ngày 10-3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn – Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa, thể hiện được thần thái quốc hồn của dân tộc Trong ngày này nhân dân cả nước có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước
Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm được tổ chức trọng thể tại Đền Hùng thuộc làng Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao (nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) tỉnh Phú Thọ Dưới thời phong kiến, năm chẵn do quan Thượng thư bộ Lễ đại diện cho triều đình; năm lẻ do quan Tuần phủ Phú Thọ làm chủ tế; tri huyện Lâm Thao và Tri huyện Phù Ninh làm bồi tế Dân sở tại Hy Cương được cấp 3 quan tiền và 5 đấu gạo nếp làm lễ vật cúng tế Vua Hùng Từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay tỉnh Phú Thọ chủ trì tổ chức giỗ Tổ, có đại diện Nhà nước về dâng hương
Năm 1946 Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng; năm 2000 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh; năm 2001 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải v.v đã chủ trì Lễ dâng hương các Vua Hùng trong ngày giỗ Tổ mồng 10-3 âm lịch
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962) Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước-Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối
để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”
Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng đã nhiều lần đến Đền Hùng thắp hương tưởng nhớ Tổ Hùng và trồng cây lưu niệm trong khu rừng quốc gia Đền Hùng
Từ năm 1990 đến nay, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương những năm chẵn (1990, 1995,
2000, 2005) được Đảng và Nhà nước quyết nghị là một trong những ngày lễ lớn - Quốc lễ của đất nước Nhân dân Việt Nam trên khắp mọi miền đều hành hương về lễ Tổ Tại các tỉnh thành trong cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương ở Việt Nam đều tổ chức lễ cúng vọng các Vua Hùng và nhiều hoạt động mang chủ đề: Hướng về cội nguồn dân tộc; hướng về đất Tổ Hùng Vương Nhiều trường học, cơ quan, đơn vị, đường phố, địa phương được mang tên Hùng Vương
Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành động lực tinh thần của dân tộc Việt Nam, sự khẳng định một nền đạo lý Việt Nam, sức mạnh đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam Ý thức cộng đồng đã được vun đắp ở thời kỳ Hùng Vương dựng nước, từ trong gia đình, thân tộc láng giềng, làng xóm và mở rộng ra cả nước theo quan hệ huyết tộc: Dòng máu Lạc Hồng, Vua Hùng là biểu tượng thiêng liêng nhất, cao cả nhất trong đời sống tâm linh của dân tộc Việt Nam