1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài dự thi giới thiệu sách tôi kể em nghe chuyện Trường Sa

7 2,5K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

Có thể nói từ hai bàn tay không nhà trường chúng tôi đã nỗ lực phấn đấu xây dựng và thành công trên mọi phương diện dưới sự lãnh đạo của các cấp Đảng-chính quyền ngành GD-ĐT

Trang 1

Giới thiệu cuốn sách:

“TÔI KỂ EM NGHE CHUYỆN TRƯỜNG SA”

(Nguyễn Xuân Thuỷ)

Xin kính chào các quý vị đại biểu!

Xin kính chào ban giám khảo cùng toàn thể hội thi!

Lời đầu tiên tôi xin kính chúc các Quý vị đại biểu, Ban giám khảo và toàn thể hội thi lời chúc sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc Chúc cho hội thi của chúng ta thành công tốt đẹp.

Kính thưa: Các Quý vị đại biểu, Ban giám khảo và toàn thể hội thi!

Tôi xin tự giới thiệu: Tôi tên là Nguyễn Thị Hoài Thu Tôi đến từ trường THCS Thanh Lâm B - Huyện Mê Linh Nhà trường chúng tôi được thành lập tháng

7 năm 2006, trước thềm Mê Linh trở lại Hà Nội Khi mới được thành lập nhà trường muôn vàn khó khăn, năm học 2006-2007 nhà trường chúng tôi thực hiện nhiệm vụ dạy và học nhờ cơ sở vật chất của trường TH Thanh Lâm B Có thể nói từ hai bàn tay không nhà trường chúng tôi đã nỗ lực phấn đấu xây dựng và thành công trên mọi phương diện dưới sự lãnh đạo của các cấp Đảng-chính quyền ngành GD-ĐT Huyện

Mê Linh

Thư viện là bộ phận không thể thiếu trong trường học, với vai trò là trung tâm

sinh hoạt văn hóa, khoa học, phục vụ đắc lực cho việc dạy học trong nhà trường Vì

vậy để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, công tác xây dựng thư viện Tiên Tiến được đặc biệt quan tâm Trải qua hai giai đoạn xây dựng và phát triển, giai đoạn 1: Từ năm 2006-2009 nhà trường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, tài liệu sách vở… phấn đấu đạt danh hiệu thư viện đạt chuẩn

Giai đoạn 2: Từ 2010 đến nay nhà trường đã phấn đấu TV đạt danh hiệu TV tiên tiến cấp thành phố, đây cũng là một TV duy nhất đạt tiến tiến cấp thành phố sớm nhất, đầu tiên nhất của huyện Mê Linh Nếu bạn có điều kiện đến thăm TV nhà

Trang 2

trường chúng tôi, điều đầu tiên rất bất ngờ khi nhận thấy đây là “TV thân thiện” gắn liền với môi trường và con người thầy và trò

Tổng diện của TV là 120 m2, trong đó kho sách tự chọn 20m2, phòng đọc học sinh

60 m2, phòng đọc giáo viên 40m2 Hệ thống trang thiết bị phục vụ giới thiệu sách đầy đủ hệ thống máy tính nối mạng 05 máy Đến nay thư viện nhà trường đã có tổng

số 5300 bản, trong đó STK: 3446 bản (bình quân 10 bản/ 1 học sinh), SGK: 1108 bản (100 % học sinh có đủ sách GK), SNV 746 bản (bình quân 29 bản/ 1 giáo viên), báo tạp chí 10 loại

Với sự nỗ lực của thầy và trò trường chúng tôi đã đạt được:

Ba năm liên tục đạt trường Tiên tiến cấp huyện,

Bộ GD-ĐT công nhận là “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”

Sở văn hóa thể thao và du lịch TP.Hà Nội công nhận: “Trường tiên tiến xuất sắc thể dục thể thao”

Năm học 2010 - 2011, được công nhận là : “Thư viện tiến tiến cấp thành phố”

Kính thưa: Các Quý vị đại biểu, Ban giám khảo và toàn thể hội thi!

Tham dự hội thi tôi nhận thức được: Hội thi là sự giao lưu học hỏi từ các đồng nghiệp Hội thi là sự đánh giá công tâm về kết quả, nghiệp vụ của cán bộ TV từ Ban giám khảo Đó chính là nguồn cổ lớn lao đối với cá nhân tôi nói riêng và tất cả các thí sinh ngày hôm nay nói chung

Thưa: Các Quý vị đại biểu, Ban giám khảo và toàn thể hội thi!

Lòng yêu nước, tinh thần tự chủ và bất khuất từ bao đời nay đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thấm sâu vào tình cảm tư tưởng của đồng bào ta, tạo nên sức mạnh thần kỳ để nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù sâm lược Ngày nay, đất nước ta đang hòa bình, dân tộc ta đang độc lập nhưng bờ cõi ta một số nơi vẫn chưa yên Đặc biệt trên biển Đông, nơi cửa ngõ của Việt Nam, ở đó quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang bị tranh chấp nhòm ngó và đe dọa

Trang 3

Hiện nay, việc tuyên truyền, giáo dục về biển đảo và chủ quyền biển đảo của Việt Nam nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng là vấn đề thời sự nóng hổi, lâu dài, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau, đặc biệt là với thế hệ trẻ

Hôm nay nhân ngày tổ chức Hội thi, tôi xin giới thiệu cuốn sách: “Tôi kể em nghe chuyện trường sa” của Thượng úy Nguyễn Xuân Thủy - một nhà văn trẻ đang công tác ở Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, được NXB Kim Đồng phát hành mùa hè năm 2011, đạt giải vàng tại Lễ trao giải thưởng sách Việt Nam lần thứ 8 năm

2012 do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức ngày 23-12 nhằm tôn vinh những tác phẩm hay, tác giả tâm huyết, nhà xuất bản…

“Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” là món quà của Thượng úy Nguyễn Xuân Thủy dành tặng bạn đọc nhỏ tuổi trong cả nước

Mười hai năm trước, từ mái trường phổ thông, Nguyễn Xuân Thủy trở thành chiến sĩ Trường Sa Hơn một năm sau anh được chuyển về đất liền, được đơn vị tạo điều kiện đi học đại học để phục vụ lâu dài trong quân đội Tình yêu văn chương, vốn sống quân ngũ và kiến thức tu nghiệp của Nguyễn Xuân Thủy đã giúp anh có nhiều trang viết chân thực, sinh động, mang hơi thở cuộc sống và văn phong của thế hệ trẻ Một cơ duyên may mắn đối với người cầm bút như Nguyễn Xuân Thủy là anh đã có thời gian được làm “lính Trường Sa” Chính nơi đây anh đã nhận ra phần lãnh thổ thiêng liêng này không chỉ là một vị trí tiền tuyến của Tổ quốc, xứ sở của bão tố trùng khơi chứa đựng bao điều kỳ thú Kể cả cuộc sống sinh hoạt, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo và lao động xây dựng đảo của quân và dân Trường Sa, cũng có bao chuyện hấp dẫn, ly kỳ Nhưng đâu phải ai cũng có thể dễ dàng được thưởng ngoạn, khám phá và tìm hiểu những cảnh vật, hiện tượng, con người ở quần đảo cách đất liền hàng trăm hải lý, nhất là đối với các em nhỏ

Trang 4

Trong tác phẩm "Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa" anh đã tự sắm vai người dẫn đường trong hải trình dài gần 1.000km để đưa người đọc đến với vùng biển đảo

xa xôi của Tổ Quốc, chỉ d y 90 trang, ày 90 trang, khổ 14,4x20,5cm nhưng không hề bỏ lỡ điều

gì đặc biệt về nơi xa xôi ấy Chuyến du lịch đặc biệt qua trang sách được chia làm 6 phần chính gồm: Ra đảo – Mùa biển lặng – Mùa biển động – Kì thú biển trời Trường Sa – Thám hiểm đáy biển Trường Sa – Những người giữ đảo

Ra đảo là những bước làm quen với hành trình từ đất liền ra Trường Sa Các

bạn phải làm quen với bến cảng, tàu, neo, các chú thủy thủ, giấc ngủ trên tàu, bữa ăn trên tàu và say sóng Những chuyện ấy tưởng chẳng có gì mới mẻ đối với nhiều bạn đã từng được đi tàu thủy Nhưng mà khác lắm, lạ lắm, vì đây là tàu thủy ra Trường Sa mà! ấy là chưa kể trên hải trình ra Trường Sa, các bạn còn được nhìn thấy những chú cá biết bay, những chú cá heo thân thiện và đặc biệt là cảm giác

“say đất” khi đặt chân lên đảo

Ở Trường Sa, Mùa biển lặng khác với Mùa biển động và Nguyễn Xuân

Thủy đã có nhiều câu chuyện cụ thể với những miêu tả tỉ mỉ về hai mùa biển này Sóng và cát, cây bàng quả vuông và “cây bàng thường” rồi cây phong ba, cây bão táp Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt cho cái tên “cây phong ba, cây bão táp”

để mỗi loài cây ấy là một câu chuyện nhỏ hấp dẫn Phải chăng những con người nơi đây đã từng vật lộn với sóng to, gió lớn giữa muôn trùng biển khơi Và họ cũng thấm thía cái nắng, cái gió, cái mặn mòi của biển khơi nghìn trùng để đặt tên cho

loài cây mang đầy ý nghĩa biểu tượng ấy “cây phong ba như một con mắt nhìn âu

yếm…từng chùm hoa lốm đốm như điểm tụ cho từng phiến lá khiến chúng mềm mại

mà vẫn giữ được vẻ quân tử hiên ngang đứng giữa biển trời …vẫn kiên cường chống chọi bão giông.”Còn cây bão táp qua mỗi mùa gió muối là lá cây bị táp nhưng phần gốc vẫn tiềm tàng một sức sống…” Rồi những chú ỉn, những anh bạn

gâu gâu và cả những chú bồ câu nữa, cuộc sống trên đảo nổi, đảo chìm và nhà giàn trong mùa biển lặng thật “lãng mạn” Nhưng vào mùa biển động, bốn bề dựng

Trang 5

sóng bạc đầu Gió táp như xát muối và thương nhất là những vườn rau -đúng hơn là những chậu rau, khay rau, và cái Tết ở Trường Sa không thể đầy đủ như ở đất liền Nơi đây thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần Những món quà từ đất liền là nguồn

cổ vũ lớn lao cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những người lính trên đảo Trường

Sa đang ngày đêm bảo vệ tổ quốc

Trời biển Trường Sa còn nhiều cảnh vật, hiện tượng kỳ thú mà chỉ những người gắn bó thường xuyên với quần đảo mới được chứng kiến ấy là những chiếc

“vòi rồng” như quái vật, những chiếc cầu vồng lộng lẫy bắc qua biển, những sắc màu nước biển biến ảo theo thời tiết v.v

Dưới đáy biển Trường Sa cũng có muôn vàn kỳ thú Ấy là những đàn cá muôn loài muôn sắc và hình thù thì vô cùng ngoạn mục Những chú tôm kềnh càng

đủ cỡ Nhưng loài ốc “vừa đẹp vừa ngon” không vùng biển nào có được Rồi những “thím sò” trầm tích đáy biển, những chú vích khù khờ chậm chạp và hiền lành

Nhưng hấp dẫn hơn cả vẫn là những câu chuyện về những người đang ngày đêm canh giữ biển đảo và những người dân Trường Sa đang ngày đêm lao động sản xuất xây dựng huyện đảo đẹp giàu ở Trường Sa không chỉ có các chú bộ đội hải quân mà còn có các chú bộ đội công binh, ra-đa, cao xạ, cảnh sát biển Nhân dân Trường Sa không chỉ có ngư dân mà còn có cán bộ thủy văn, khí tượng, giáo viên và những công dân tí hon tuổi mẫu giáo, tiểu học Và những câu chuyện thường ngày ở đảo của họ thì nhiều vô kể và thú vị vô cùng

Cuốn sách mang Trường Sa xích gần hơn với cuộc sống ở đất liền, để các độc giả nhí thêm yêu hơn mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc Cuối cuốn sách, nhà văn còn dặn các độc giả nhớ viết thư cho các chú bộ đội theo địa chỉ ghi sẵn: “Kính gửi các chú bộ đội Trường Sa - Tỉnh Khánh Hoà”, bởi việc nhận thư đối với các chú bộ đội là một niềm vui rất lớn

Trang 6

Vâng! Ít có nhà văn nào hiểu được tận tình nơi đầu sóng ngọn gió như Nguyễn Xuân Thủy Chẳng phải chính anh đang viết về một phần cuộc đời mình?! Song đem cái từng trải đó để kể lại cho các em nhỏ thì lại khác Cái khó là làm sao

để người ta cũng cảm nhận được như mình, nhất là với các tâm hồn nhỏ bé Nhưng anh đã thành công với lời văn chân thành và mộc mạc, không màu mè, hoa mỹ, không tô vẽ như chính cuộc đời người lính Đứng ở góc độ chủ quan tôi cho rằng, không chỉ các em nhỏ mà người lớn, những bạn bắt đầu tìm hiểu về Trường Sa đều

có thể đọc cuốn sách này để có những kiến thức cơ bản về một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc

Bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cả trên đất liền, trên biển, trên không, ngăn ngừa mọi nguy cơ xâm lăng từ bên ngoài, là nhiệm vụ của mỗi người dân Việt Nam, của Nhà nước Việt Nam Từ bao đời nay, ông cha ta đã đổ bao công sức và cả máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc Ngày nay, chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài học lịch sử, kết hợp sức mạnh dân tộc vào thời đại để tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường

Sa, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đúng như lời dạy của chủ tịch Hồ chí Minh: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng Ngày nay, ta có ngày, có trời, có biển Bờ biển ta dài, tươi đẹp Ta phải biết giữ gìn lấy nó”

Ngày đăng: 03/03/2016, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w