Mô hình WEAP tính toán cân bằng nước. Lưu vực sông La Ngà là chi lưu quan trọng của sông Đồng Nai có chiều dài 299 km. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại tỉnh Bình Thuận nên tác giả đã chọn khu vực này để nghiên cứu, Đồng thời sông La Ngà chảy qua tỉnh này chiếm diện tích lớn nhất
Trang 1CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 Tinh cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng của loài người và sinh vật trên Trái Đất.Nước chiếm trên 70% diện tích bề mặt của Trái Đất Nhưng ngày nay, khi kinh tế, xãhội và cả con người có nhiều sự thay đổi, phát triển hơn thì nước lại là một mối longại Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp, nguồn nước cũng bị tác độngtrực tiếp như nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm do hiện tượng nước biển dâng,nhiệt độ tăng, thời tiết cực đoan Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biệnpháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước
Hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý môi trường, tài nguyên thiênnhiên đã và đang có những nỗ lực đáng kể nhằm bảo vệ môi trường, tài nguyên,nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng với sức ép ngày càng lớn về lượng thải chất ô nhiễmtác động xấu đến môi trường và sự phát triển của các loại ngành Để khắc phục tìnhtrạng đó, Chính Phủ nước ta đã đẩy mạnh quá trình quản lý môi trường, tài nguyênthiên nhiên với việc sử dụng phương pháp tiếp cận lưu vực sông, đó là quản lý bảo vệlưu vực sông, là tiếp cận cân bằng, phân bổ nguồn nước tới các ngành sử dụng nước,phòng tránh việc xả thải trực tiếp đến lưu vực sông
Sông La Ngà có diện tích toàn lưu vực là 4170 km2, có chiều dài gần 299 km chảyqua địa bàn ba tỉnh là Lâm Đồng, Bình Thuận và Đồng Nai, sự hợp thành của nhiềusông suối ở tả ngạn sông Đồng Nai đã tạo cho sông La Ngà một dòng chảy quanh couốn khúc với lưu lượng lớn nước khá lớn, trở thành phụ lưu cấp một cho hệ thốngsông Đồng Nai Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh (Bảo Lộc – LâmĐồng), Sông La Ngà là một trong những phụ lưu quan trọng của sông Đồng Nai Đây
là con sông dồi dào về nguồn nước, phong phú về cảnh đẹp, lưu vực của nó là vùngkinh tế nông lâm nghiệp phát triển, có nhiều cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
có nhiều loại cây công nghiệp ngắn… nhưng thực trạng trên lưu vực sông đã xuất hiệnnhiều điểm ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp,nhiều loài sinh vật mất nơi cư trú đang bị đe dọa nghiêm trọng Nạn ô nhiễm môi tr-ường đất, môi trường nước do chất thải công nghiệp, làng nghề, sinh hoạt và do hoạtđộng sản xuất nông nghiệp…là những nguồn gây ô nhiễm đang đáng báo động
Vì vậy thông qua việc điều tra đánh giá phân loại các nguồn gây ô nhiễm môitrường, từ đó đề ra những biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nướcquý giá trên lưu vực sông La Ngà Qua điều kiện địa lý tự nhiên của lưu vực sông La
Trang 2Ngà thì trong nghiên cứu này tác giả xin đề cập tới tỉnh Bình Thuận có dòng sông LaNgà chảy qua.
WEAP (water evaluation and Planning systems) là một công cụ mô phỏng địnhlượng cho việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên máy tính có nhiều chức năng đồhoạ, cung cấp một khung phân tích chính sách về tài nguyên nước tổng quát, linh hoạt,
dễ sử dụng WEAP giúp mô phỏng, dự báo và phân tích các chính sách về nước vớiviệc theo dõi các chỉ số về cung và cầu, lưu lượng, dòng chảy, trữ lượng, phát sinh, xử
lý và xả thải ô nhiễm, giúp đánh giá một loạt các phương án phát triển và quản lý nướckhác nhau, tính đến nhiều hệ thống khác nhau có sử dụng chung nguồn nước Hiệnnay việc kết hợp WEAP với các mô hình thuỷ văn đã được sử dụng rất nhiều trên thếgiới và ở nước ta
Tính toán cân bằng nước nhằm mục đích xác định một vùng, một lưu vực haymột phân khu, tiểu lưu vực nào đó có đủ nước, thừa nước hay thiếu nước Hay khôngtrong các điều kiện phát triển tài nguyên nước khác nhau trong các trường hợp bìnhthường hay hạn hán đến cùng với phương án khai thác sử dụng khác nhau
Với mục tiêu nghiên cứu hệ thống quy hoạch và đánh giá nguồn nước trong tínhtoán cân bằng sử dụng nước trên lưu vực sông và ứng dung của nó trong chuyên ngànhthuỷ văn nhằm củng cố kiến thức của các môn học trên lớp kỹ năng tìm hiểu, nghiêncứu, phân tích tài liệu Xuất phát từ yêu cầu thực tế và mục đích đề ra tác giả đã lựachọn đề tài nghiên cứu khoa học: "Nghiên cứu ứng dụng mô hình WEAP tính toán cânbằng nước trên lưu vực sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận"
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên nước lưu vực sông La Ngà thuộctỉnh Bình Thuận, các phương thức khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyênnước
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Lưu vực sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận
Trang 31.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đã chứng minh cách tiếp cận kết hợp công nghệ viễn thám, GISvới các công cụ mô hình toán (SWAT, WEAP) trong tính toán cân bằng nước lưu vựcsông La Ngà là phương pháp có độ tin cậy cao, phản ánh chính xác, nhanh chóng mốiliên hệ giữa nhu cầu nước và tài nguyên nước của lưu vực
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu phản ánh hiện trạng cân bằng nước của lưu vực nên
có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình quy hoạch, quản
lý tài nguyên nước lưu vực sông với mục đích đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
-xã hội, bảo vệ môi trường theo hướng bền vững
1.5 Cấu trúc đề tài
1.5.1 Tổng quan về lưu vực sông La Ngà
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện thủy văn, khí tượng
- Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
- Nhận xét chung
1.5.2 Cân bằng nước và mô hình tính toán cân bằng nước
- Cân bằng nước
- Khái niệm
+ Nguyên lý cân bằng nước lưu vực sông
- Giới thiệu mô hình WEAP
+ Nguyên lý của mô hình+ Cấu trúc của mô hình WEAP
+ Khả năng ứng dụng của mô hình
1.5.3 Ứng dụng mô hình WEAP tính toán cân bằng nước trên lưu vực sông La Ngà - tỉnh Bình Thuận
- Phương pháp tính toán
- Tài liệu đầu vào
+ Tài liệu khí tượng thủy văn+ Nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế+ Tài liệu hiện trạng các công trình thủy lợi
- Kết quả
- Đề xuất đánh giá để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước trên lưu vựcsông
Kết luận và kiến nghị
Trang 4CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG LA NGÀ – TỈNH BÌNH THUẬN
2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Sông La Ngà là tên một con sông ở miền Đông Nam Bộ, Việt Nam, là phụ lưucấp I của sông Đồng Nai Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh ven khu vựcthuộc thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng Diện tích lưu vực sông La Ngà, thuộc bahuyện Đức Linh và Tánh Linh, và Hàm Thuận Bắc phân bố ở phần phía Tây Tây Bắc
và Tây tỉnh Bình Thuận Giới hạn diện tích nghiên cứu trong tọa độ địa lý:
11008'40'' độ vĩ bắc
107030'00'' độ kinh đông
Diện tích này thuộc các tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 (hệ UTM) có danhpháp: Tánh Linh (6531 III và Madagui 6531 IV)
Hình 1 Bản đồ lưu vực sông Đồng Nai
Sông La Ngà có chiều dài 299 km Diện tích lưu vực 4.170km2, trong đó có một
bộ phận lưu vực thuộc tỉnh Lâm Đồng là 1.250km2 và thuộc tỉnh Bình Thuận
Trang 52.700km2 Độ cao trung bình lưu vực khoảng 468m Mật độ lưới sông trung bìnhkhoảng 0,58km/km2, thuộc loại sông có lưới sông tương đối thưa so với cả nước.
Từ thượng nguồn đến địa giới tỉnh Bình Thuận, sông chảy theo hướng Bắc Nam hơi lệch Đông, sau đó chuyển hướng Đông Bắc - Tây Nam qua hồ La Ngà, đếntrạm Tà Pao sông lại uốn khúc chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, đến ranh giớiBình Thuận - Đồng Nai sông đổi hướng theo Đông Bắc - Tây Nam men theo ranh giớigiữa hai tỉnh Đến ngã ba suối Gia Huỳnh huyện Đức Linh, sông chảy ra khỏi tỉnh vànhập lưu với sông Đồng Nai
-Sông La Ngà là một trong những phụ lưu quan trọng của sông Đồng Nai Đây làcon sông dồi dào về nguồn nước, phong phú về cảnh đẹp, lưu vực của nó là vùng kinh
tế nông lâm nghiệp phát triển, có nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày như: mía,thuốc lá,…và các loại cây lương thực như: bắp, đậu các loại,…
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa vùng đất dọc theo sông La Ngà từ Đồng Naiđến Lâm Đồng ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng có lượng mưa khá lớn, tậptrung vào các tháng 8, 9, 10 hàng năm nên thường xảy ra ngập úng, lũ lụt Đến mùamưa lượng nước sông La Ngà ở đây tăng lên khá nhanh, cả khu vực dọc theo thunglũng sông La Ngà tràn ngập nước
Hình 2 Bản đồ lưu vực sông La Ngà
Bảng 1: Các đơn vị hành chính trên lưu vực sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận
Trang 6STT Địa bàn Diện tích tự nhiên
Nguồn: Niên giám thống kê 2012
2.1.2.Đặc điểm địa hình- địa mạo
Thung lũng sông La Ngà về địa hình, địa mạo thuộc vùng trũng phân bố ở hạ lưusông La Ngà Đây là vùng đồng bằng trũng, độ cao từ 100m đến 120m với những nón
lũ tích rộng vây bọc diện tích rộng lớn chủ yếu là các trầm tích sông hồ (hoặc hồ sông) và bên trong có những đầm lầy ngập úng, có nhiều khúc sông chết dạng "hốsừng trâu" bị lầy hoá
-Ở phía Bắc, phía Nam và phía Đông vùng là các đồi núi thấp được cấu thành bởigranitoit, đá trầm tích bị bóc mòn (ở phía Bắc: núi BRGno - 496m, BNom Bang Hya -1478m, ); phía Đông (núi Lốp - 730m); phía Nam (núi Ông - 1307m); ở phía Tây là
"bán bình nguyên bazan" độ cao trên 120m
Thượng nguồn thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng có nền địa chất đá Bazan, vùngtrung lưu và đồng bằng sông La Ngà địa chất có bồi tích sông suối, nơi cao có đất xámtrên phù sa cổ, trên macma axit, vùng trũng có đất phù sa lầy và phù sa úng nước
- Ở hệ thống sông này có các loại đá sau đây
Đá kết tinh Giơ - nai, amphibolit, đá phiến thạch anh cùng với các thành tạomácma xâm nhập granno - dioxitgnai của vùng rìa địa khối Kon Tum
Trầm tích Macma, trầm tích sông biển nhưng vẫn là đá Granit phức hệ định quán.Trầm tích đệ tứ gồm các thành tạo aluvi cổ và trẻ nằm rải rác ở vùng đồi núi và đồngbằng ven biển
Trang 7Hình 3 Bản đồ địa hình thung lũng sông La Ngà tỷ lệ 1/500.000
2.1.3 Đặc điểm khí hậu- khí tượng
Vùng lưu vực sông La Ngà gồm toàn bộ phần lưu vực sông nằm trong ranh giớitỉnh gần như trọn vẹn 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh Đây là vùng ảnh hưởng chủyếu của khí hậu Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, có nền nhiệt độ thấp hơn, lượngmưa cao, đất đai khá tốt, thực vật tự nhiên với thảm rừng xanh lá nhiệt đới lạnh ẩm vàcác hệ thống cây trồng nông nghiệp phát triển phong phú Huyện Hàm Thuận Bắcthuộc lưu vực sông La Ngà về đặc điểm khí hậu có đôi chút khác biệt so với 2 huyệncòn lại của lưu vực sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận
Huyện Đức Linh
Đức Linh là vùng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, có haimùa tương đối rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, không có mùa đông rõ rệt như các vùng phía Bắc
- Lượng mưa bình quân dao động khoảng từ 1800mm đến 2800mm tập trung chủyếu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 90% lượng mưa trong năm, những tháng còn lạimưa rất ít (tháng 11 đến tháng 2 hầu như không có mưa)
- Số giờ nắng trung bình mỗi ngày là 7,2 giờ, tổng số giờ nắng trung bình trongnăm là 2643,91 giờ, tháng có nắng nhiều nhất là tháng 3 (293,56 giờ), ít nhất là tháng
8 (140,43 giờ)
- Lượng nước bốc hơi trung bình cả năm là 1255 mm, cao nhất là tháng 3 (130mm), thấp nhất tháng 8 (88 mm) Đức Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùađiển hình phân ra hai mùa khô và mưa rõ rệt, Mùa khô từ tháng 11 năm trước đếntháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, hàng năm không có mùa đôngkhắc nghiệt
- Nhiệt độ bình quân cả năm là 26,10C nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là24,7oC (tháng 1), cao nhất là 28,40C Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất vàtháng thấp nhất từ 30C - 40C
Tóm lại: Khí hậu của huyện diễn biến theo mùa rõ rệt đặc biệt ở yếu tố lượngmưa Biên độ nhiệt độ và số giờ nắng giữa các tháng trong năm chênh lệch nhỏ, ít gây
Trang 8sự biến đổi đột ngột về thời tiết khí hậu Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làmhạn chế khả năng sản xuất nông nghiệp.
Huyện Tánh Linh
Khí hậu của Tánh Linh mang tính chuyển tiếp giữa chế độ mưa của vùng duyên hảiNam Trung Bộ hay nói cách khác đây là vùng đệm giữa trung tâm mưa lớn của miềnNam (cao nguyên Di Linh) và vùng đồng bằng ven Biển Vì vậy Tánh Linh là một vùng
ẩm nhất tỉnh Bình Thuận
Lượng mưa trung bình trong năm tương đối cao, từ 2.000 - 2.500 mm, ít gió bão
và không có mùa đông lạnh Mùa mưa bắt đầu từ trung tuần tháng 5 và kết thúc vàotháng 10 Năm mưa nhiều nhất lượng mưa đạt khoảng từ 2.300 - 3.000 mm Năm mưa
ít nhất lượng mưa chỉ đạt khoảng 1.500 - 2.000 mm Số ngày mưa trong năm vàokhoảng 170 - 190 ngày
Có 2 mùa mưa và khô: Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùamưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10
Độ ẩm không khí trung bình trong năm từ 70 - 85%, độ ẩm không khí cao từ tháng
Tóm lại khí hậu Tánh Linh diễn biến theo 2 mùa rõ rệt Lượng mưa phân hoá theomùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp Mùa mưa (vụ hè thu và vụ mùa),cây cối phát triển tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô cây cối phát triển rấtkém Vì vậy ngoại trừ những diện tích đất được tưới, còn lại hầu hết chỉ sản xuất đượctrong mùa mưa
Huyện Hàm Thuận Bắc
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu của huyện mang nét đặc trưngcủa chế độ khí hậu bán khô hạn vùng cực Nam trung bộ, tuy nhiên do phân hoá về địahình nên khí hậu của huyện được chia thành hai tiểu vùng gồm vùng khí hậu miền núi
và vùng khí hậu đồng bằng ven biển Trong năm khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10
Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm: 26,70C, Nhiệt độ cao nhất : 37,70C
- Lượng mưa mưa trung bình năm: 1.300 mm
- Số giờ nắng trung bình năm: 2.280 giờ
Nhìn chung, chế độ nhiệt ẩm của huyện thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vậtnuôi Tuy nhiên, do lượng mưa thấp không tập trung và phân bố không đồng đều trongnăm nên vào mùa khô thường gây thiếu nước nghiêm trọng trong sản xuất và đời sống
Trang 9sinh hoạt của nhân dân.
2.1.4 Đặc điểm thủy văn
Tỉnh Bình Thuận có 7 lưu vực sông chính và các sông suối nhỏ khác nhau với tổnglượng dòng chảy sông ngòi bình quân hàng năm khoảng 5,63 tỉ m3, trong đó lượngdòng chảy sông La Ngà đã lên tới 3,09 tỉ m3
Do ảnh hưởng của chế độ mưa theo mùa nên lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 80% tổng lượng dòng chảy cả năm, modun dòng chảy lũ biến động từ 40-70 l/s/km2.Mùa cạn, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau nhưng chỉ chiếm 20-24 % tổnglượng mưa, đa số sông suối phía Bắc tỉnh hầu như khô cạn Tổng lượng dòng chảy 3tháng mùa kiệt (tháng 2, 3 và 4) chỉ chiếm 2,75 -3,50% tổng lượng dòng chảy cả năm.Khu vực phía Tây tỉnh thuộc lưu vực sông La Ngà, do nằm trong khu vực mưanhiều nên có dòng chảy dồi dào hơn Tuy vậy, vào mùa khô dòng chảy cũng rất nhỏnhư tại Tà Pao có khi lưu lượng cũng chỉ đạt 3,5 - 4 m3/s Tại hai huyện Tánh Linh vàĐức Linh hiện đang thi công đập dâng Tà Pao, đây là công trình thủy lợi với quy môlớn, tổng vốn đầu tư khoảng 2.700 tỷ đồng gồm các công trình đầu mối là đập tràn dài
75-370 mét, 2 cống lấy nước với lưu lượng từ 15 đến 17 m3/s và hệ thống kênh chính dài
67 km, phục vụ tưới tiêu trên 20.300 ha đất nông nghiệp của 2 huyện Tánh Linh, ĐứcLinh và cấp nước sinh hoạt cho 150.000 dân trong vùng Do vậy nguồn nước ở lòngsông ở hạ lưu sẽ bị cạn kiệt về mùa khô trong thời gian thi công đập dâng Tà Pao Vìtính chất khô hạn, nguồn nước chỉ tập trung vào mùa mưa, đồng thời lượng nước dựtrữ từ ao hồ tự nhiên không đáng kể nên giải pháp cơ bản để giải quyết nhu cầu nướccho sản xuất và sinh hoạt của dân cư là tập trung xây dựng các hồ, đập chứa nước, các
hệ thống thủy lợi liên hoàn để có khả năng điều tiết lại dòng chảy trong vùng
Bảng 2 Các chi lưu, chiều dài và diện tích lưu vực của nó trên sông La Ngà thuộc tỉnhBình Thuận
143 1759 Bắt nguồn từ cao nguyên Di
Linh, Bảo Lộc Lâm Đồng,Trên địa bàn tỉnh Bình Thuậnchảy qua 03 huyện: HàmThuận Bắc, Tánh Linh, ĐứcLinh
sôngchính
1 Suối Các Sông La
Ngà
17 138 Bắt nguồn từ Núi Ông chảy
vào sông La Ngà qua xã ĐứcThuận, thị trấn Lạc Tánh thuộc
Trang 10
huyện Tánh Linh
2 Sông Sa Loun Sông LaNgà 18 44
Bắt nguồn từ hồ Sa Loun chảyqua xã Đông Giang huyện
3 Sông Da Tro Sông LaNgà 12 41
Bắt nguồn từ tỉnh Lâm Đồngqua xã Đa Mi thuộc huyệnHàm Thuận Bắc và xã LaNgâu thuộc huyện Tánh Linh
4 Sông Lập Lại Sông LaNgà 16 51
Bắt nguồn từ Núi (Huy Khiêm
và Bắc Ruộng) chảy qua HuyKhiêm, Bắc Ruộng, Đức Tân,Gia An Tánh Linh
5 Suối Da To Sông LaNgà 13 43 Bắt nguồn từ hồ Đa Mi chảyqua xã Đa Mi thuộc huyện
Hàm Thuận Bắc
6 Sông Đa Mi Sông LaNgà 34 275
Bắt nguồn từ hồ Đa Mi chảyqua xã Đa Mi thuộc huyệnHàm Thuận Bắc và xã LaNgâu thuộc huyện Tánh Linh
7 Sông Đa Ri Sông ĐaMi 10 21
Bắt nguồn từ huyện Bảo Lâm,chảy vào sông Đa Mi thuộc xã
Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc
8 Suối Đa Rgai Sông ĐaMi 10 17
Bắt nguồn từ huyện Bảo Lâm,tỉnhz Lâm Đồng chảy vàosông Đa Mi thuộc xã Đa Mithuộc huyện Hàm Thuận Bắc
và qua xã La Ngâu thuộchuyện Tánh Linh
9 Suối ĐaRgnao Sông ĐaMi 25 115
Bắt nguồn từ Lâm Đồng chảyqua xã Đa Mi thuộc huyệnHàm Thuận Bắc
10 Suối Đa Bru Sông ĐaRgnao 10 28
Bắt nguồn từ Núi chảy qua xã
Đa Mi thuộc huyện HàmThuận Bắc và xã La Ngâuthuộc huyện Tánh Linh
11 Suối Lăng Sông La 30 222 Bắt nguồn từ Biển Lạc chảy
qua xã Gia An thuộc huyện
Trang 11Quăng Ngà Tánh Linh và xã Vũ Hoà thuộchuyện Đức Linh
12 Suối Kè SuốiLăng
Quăng
Bắt nguồn từ xã Gia Huynhchảy qua xã Gia Huynh, xãGia An thuộc huyện TánhLinh
13 Suối Ráprăng Sông LaNgà 30 60
Bắt nguồn từ Núi (xã NghịĐức) chảy qua xã Nghị Đức,
xã Đức Phú thuộc huyện TánhLinh
SuốiBaThê
14 Suối Trà Cấp Sông BaThê 10 11
Bắt nguồn từ Núi (xã BắcRuộng) qua xã Bắc Ruộngthuộc huyện Tánh Linh
15 Suối Đam Rin Sông LaNgà 17 87
Bắt nguồn từ Núi (xã ĐứcPhú) chảy qua xã suối Ráprăngthuộc xã Đức Phú thuộchuyện Tánh Linh
2.1.5 Đặc điểm thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật
Thổ nhưỡng có đất nâu đỏ trên đá Bazan, vùng núi thuộc địa phận sông La Ngà
có tổ hợp đất núi Feralit tầng phong hoá dày, thảm thực vật gồm các cánh rừng nhiềutầng đã và đang bị khai phá Vùng trũng thực vật có rừng thưa và một phần diện tíchđáng kể được khai phá chuyển sang đất nông nghiệp trồng lúa nước và cây côngnghiệp Khả năng điều tiết dòng chảy của lưu vực không tốt Do vậy ở những vùngtrũng mùa màng thường xuyên bị đe doạ bởi lũ lụt
2.1.6 Mạng lưới sông ngòi
Có thể chia Toàn bộ sông La Ngà làm 3 vùng:
- Vùng thượng lưu sông có tên gọi là Đargna, lòng sông cắt sâu vào lòng đất Nằm
ở tâm mưa Nam Tây Nguyên (Bảo Lộc), dòng chảy lớn, mật độ lưới sông dày tới1,2km/km2 Sau khi tiếp nhận các sông nhánh Đartol, Da Binh ở hữu ngạn và sôngĐariam ở tả ngạn, sông chảy vào địa phận tỉnh Bình Thuận men theo các chân núi vàthung lũng hẹp Từ đó tới trạm thủy văn Tà Pao có tới 9 thác nước lớn, nhỏ, cho thấy
độ dốc ở đây lớn và nền địa chất không đồng nhất
Trang 12- Vùng đồng bằng sông La Ngà: Nằm ở khoảng giữa lưu vực chiếm từ 10 - 15%tổng diện tích lưu vực Có thể coi trạm thủy văn Tà Pao là điểm bắt đầu đoạn này Địahình lưu vực bằng phẳng xen lẫn một vài đỉnh núi thấp dưới 300m Về xuôi sông chảyquanh co uốn khúc trên vùng trũng huyện Tánh Linh, Đức Linh
- Vùng đồi núi thấp hạ lưu chiếm khoảng 30% diện tích lưu vực Địa hình chủ yếu
là dạng đồi bát úp không liên tục, xen lẫn một vài đỉnh núi cao độc lập Do địa hìnhthay đổi, ở đoạn này lòng sông thu hẹp, chảy giữa các sườn đồi núi thấp và hình thànhhai thác nước trên sông, càng làm trở ngại cho việc thoát lũ các vùng trũng bên trên Sông La Ngà ở vùng này vào mùa mưa được các hệ thống sông suối nhánh chủyếu ở phía đông cung cấp thêm làm mực nước lên cao đến vài mét Lũ trên sông LaNgà mỗi năm có thể xuất hiện 7 trận lũ, lũ tập trung chủ yếu vào các tháng 8-10 Đặcbiệt, trong những năm gần đây do nạn phá rừng và khai thác rừng bừa bãi nên các cơn
lũ càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng Sông chính có tổng chiều dài là 299km.Mật độ lưới sông trung bình của toàn bộ hệ thống sông này là 0,207km/km2, lớn nhất
là 0,91 và nhỏ nhất là 0,12km/km2 Hệ số uốn khúc của sông La Ngà đạt tới 3,02 Sông La Ngà có nhiều chi lưu, tính riêng trên đất Đồng Nai đã có gần 20 suối lớnnhỏ, không kể một số suối cạn về mùa khô Tính từ thượng lưu, phía bờ phải có 8 suối,các suối này đều có nguồn gốc từ cao nguyên Bình Lộc, An Lộc, nơi có độ cao trungbình 200m, trong đó đáng kể nhất là suối Tam Bung có chiều dài 23km Các chi lưucủa sông La Ngà đều ngắn, độ dốc lớn, thời gian tập trung nước vào mùa lũ nhanh,thường hay xảy ra lũ quét gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dânđịa phương
Đặc điểm nổi bật của sông La Ngà là các dạng sông địa hình núi xen kẽ với cácdạng sông địa hình bằng phẳng
Phải nói rằng việc phát triển kinh tế xã hội trong vùng nhất là Đức Linh, TánhLinh và Hàm Thuận Bắc dựa rất nhiều vào khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên ởlưu vực sông La Ngà nhất là tài nguyên nước và cát xây dựng
2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1 Dân cư, văn hóa xã hội
Huyện Đức Linh
- Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư
Dân số huyện Đức Linh năm 2012 là 141.297 người, mật độ dân số đạt 264người/km2 Tỷ lệ tăng dân số còn ở mức cao, năm 2009 là 1,36 % Trong những nămqua, dân số trên địa bàn huyện Đức Linh có mức giảm cơ học khá lớn, bình quân hàngnăm giảm khoảng 0,46%, chủ yếu do di chuyển lao động tại thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh trong Vùng kinh tế trong điểm phía Nam
Bảng 3 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 huyện Đức Linh
Đơn vị hành chính Diện tích (km 2 ) Dân số Mật độ dân số
Trang 13 Về phân bố dân cư, huyện Đức Linh có mật độ dân số là 264 người/km2 Quy
mô dân số và mật độ dân số có sự chênh lệch lớn giữa các xã, thị trấn, cụ thể:thị trấn Đức Tài 603 người/km2, xã Vũ Hòa 390 người/km2, xã Tân Hà 89người/km2
Huyện Tánh Linh
- Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư
Theo số liệu thống kê, năm 2012 dân số của Tánh Linh là 102.096 người người
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,30‰; mật độ dân số bình quân 87 người/ km2 thấphơn bình quân toàn tỉnh là 1,678 lần (mật độ dân số bình quân tỉnh đạt 146người/km2), trong đó khu vực đô thị 155 người/km2, cao gấp 1,76 lần khu vực nôngthôn Dân cư của huyện phân bố không đồng đều giữa các xã, xã đông nhất là xãGia An với 14.037 người, xã ít nhất là xã La Ngâu với 2.111 người
Trang 14Do đặc điểm tự nhiên và tập quán, bà con dân tộc định cư theo thôn bản, ngườiKinh định cư ven trục đường giao thông và các cụm trung tâm huyện, xã Đối với bàcon di dân tự do chủ yếu định cư ở các thôn kinh tế mới.
Huyện Hàm Thuận Bắc
- Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư
Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 2012, dân số toàn huyện là166.519 người (chiếm 14,0% so dân số của tỉnh) với 32.016 hộ (quy mô là 5người/hộ)
Với tốc độ thị hóa ngày càng cao như hiện nay cùng với việc phát triển và hìnhthành một cách đồng bộ các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn huyện trongthời gian tới thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động Điều này
sẽ tác động không nhỏ đến việc bố trí, sử dụng đất trên địa bàn huyện
Bảng 4 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 huyện Hàm Thuận Bắc
(km 2 ) Dân số (người)
Mật độ dân số (người/km 2 )
Trang 151 Dân số
trung bình Người
149.654
160.725
161.799
162.586
163.813