Nguyễn Trãi là 1 tác giả lớn của nền văn học Việt Nam ông đã co rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng và nổi bật lên những tác phẩm đó là bài thơ Côn Sơn Ca , đây là một bài thơ chữ Hán nổi
Trang 1Phân tích bài Côn sơn ca của Nguyễn Trãi ngữ văn 10
Tháng Hai 27, 2015 - Category: Lớp 10 - Author: admin
Phan tich bai tho Con son ca cua Nguyen Trai – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài Côn sơn ca của Nguyễn Trãi Bài phân tích của Ngọ Thị Quỳnh lớp 10D2 trường THPT
Chương Xá.
Nguyễn Trãi là 1 tác giả lớn của nền văn học Việt Nam ông đã co rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng và nổi bật lên những tác phẩm đó là bài thơ Côn Sơn Ca , đây là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch của mình
Tác gia Nguyễn Trãi đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên thật đẹp , hùng vĩ với những tiếng thác dì dầm , hình ảnh Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu
là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hòa với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Có nhưng tiếng vang động của thiên nhiên đang diễn ra xung quanh tác giả, những tiếng sao rì rầm những tiếng lóc róc của tiếng thác nước trong khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn , ở đây tác giả đã hòa mình vào những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng , nó làm cho tâm hồn tác giả bay bổng cùng với ảnh tượng thiên nhiên đẹp Cùng với những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân
Trang 2lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ tiếng nước chảy róc rách như tiếng đàn cầm , những rừng thông, tán lá như những chiếc lọng rủ bóng đáng yêu gắn bó với tâm hồn nhà thơ Suối, đá, trúc, thông là nơi nương tựa, nâng đỡ tâm hồn, là đối tượng để thi nhân cùng với thiên nhiên giao hòa giao cảm, để “Ta cho là đàn cầm”, để “Ta cho là đệm chiếu”, để “Ta nghỉ ngơi” trong rừng thông, để “Ta ngâm nga” bên rừng trúc Hình ảnh thơ là âm thanh, là màu sắc găn liền với cảm giác, với tâm hồn nhà thơ bằng những liên tưởng vô cùng thiết tha, đằm thắm:
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta năm
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn
Về đi sao chẳng sớm toan,
Nguyễn Trải về ở ẩn , trong tâm trạng vẫn lo nghĩ cho an nguy của đất nước , một vị hiền tài của đất nước , tác gia muốn tìm những nơi vắng vẻ không vướng bận với thiên nhiên , chỉ mình với thiên nhiên , với những tiếng suối reo cùng những bóng trúc trong những rừng cây , chỉ mình với thiên nhiên để ngâm thơ và hưởng thụ cuộc sống Một vị hiền tài yêu nước nhưng về ở ẩn trong tình trạng muốn giữ cho thanh danh được trong sạch Đời người một trăm năm, mừng, buồn, lo, vui, cái nọ đi, cái kia đến, tốt tươi rồi khô héo, tuần hoàn nối tiếp nhau trong vòng một trăm năm hữu hạn Sự chiêm nghiệm của nhà thơ thấm một nỗi buồn mênh mông, khi tóc đã bạc, chỉ còn biết làm bạn với mấy núi, trăng ngàn:
“Láng giềng một áng mây bạc,
Khách khứa hai ngàn núi xanh”
Những lo toan của Nguyễn Trãi về thanh danh khi về ở ẩn :
“Núi gò đài các đó đây
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh”
Triết lý về cuộc đời mà Nguyễn Trãi là cả một nỗi buồn thấm sâu, toả rộng trong tâm hồn nhà thơ
Từ những chiêm nghiệm lịch sử phong kiến Việt Nam, nhất là ba triều đại Trần, Hồ, Lê, về cuộc đời ông ngoại (tướng công Trần Nguyên Đán), về cha mình (Nguyễn Phi Khanh), về những thăng trầm, vinh nhục, ngọt bùi cay đắng của đời mình, nên Ức Trai mới có suy ngẫm ấy., triết lý về cuộc đời của Nguyễn Trãi thể hiện sự cảm thông cho số kiếp của con người Cái nhìn ấy, sự suy ngẫm ấy mang tính nhân bản sâu sắc Bi kịch của Nguyễn Trãi là bi kịch của kẻ sĩ trong xã hội phong kiến, cũng là bi kịch lịch sử Vì vậy Nguyễn Trãi đã da diết vẫy gọi :
Sao, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn”
Trang 3Bài Ca côn sơn là 1 bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp qua đó còn nói lên tâm sự thời thế của Tác giả đối với đất nước của mình