DeCuongOnTap

14 225 0
DeCuongOnTap

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRIET HỌC

Tài liệu ôn tập môn: Triết học Đặng Mậu Xí – QTKD 3 - 2007 1. Nhưng hình thức cơ bản của thế giới quan. Chức năng thế giới quan của triết học. i) Định nghĩa về thế giới quan? ii) Cấu trúc của thế giới quan? iii) Những hình thức cơ bản của thế giới quan? - Những đặc trưng cơ bản của thế giới quan. - Nhận định, đánh giá. - Thế giới quan duy vật, vai trò của tgq duy vật trong triết học Mác. 2. Những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng. i) Định nghĩa Chủ nghĩa duy vật? (trang 14 / quyển 1). ii) Những hình thức cơ bản của CNDV? (từ trang 15 / quyển1). - Thời gian ra đời và các biểu hiện. - Các đặc trưng cơ bản. - Nhận định, đánh giá. iii) Chủ nghĩa DVBC? (trang 15-21 / quyển 2). - Các nội dung cơ bản. - Bản chất. - Nhận định, đánh giá. 3. Những hình thức lịch sử của phép biện chứng. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật và những yêu cầu có tính nguyen tắc mà phép biện chứng duy vật đòi hỏi. i) Định nghĩa phép biện chứng? Những hình thức lịch sử của phép biện chứng? Nhận định, đánh giá về các hình thức? (trang 19, 20, 21 / quyển 1). ii) Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật? iii) Các yêu cầu mà phép biện chứng duy vật đòi hỏi? Thời điểm xuất hiện Đánh giá Biện chứng tự phát Thời cổ đại Chất phát, trực quan Biện chứng duy tâm Đầu thế kỷ 19 P/p biện chứng duy tâm Biện chứng duy vật Giữa thế kỷ 19 Phép biện chứng duy vật 1 Tài liệu ôn tập môn: Triết học Đặng Mậu Xí – QTKD 3 - 2007 Phép biện chứng duy vật Nguyên lý Liên hệ phổ biến Nguyên lý về sự phát triển Thể hiện qua các quy luật Các quy luật không cơ bản (các cặp phạm trù) Cái chung - cái riêng. Tất nhiên - ngẫu nhiên. Bản chất - hình thức. Nguyên nhân - kết quả. Khả năng - hiện thực. Nội dung - hình thức. Các quy luật cơ bản Quy luật mâu thuẫn. Quy luật lượng - chất. Quy luật phủ định. Các cặp phạm trù đề cập đến tính đa dạng của các mối liên hệ Về nguồn gốc sự phát triển Về cách thức phát triển Về khuynh hướng phát triển NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG 2 Tài liệu ôn tập môn: Triết học Đặng Mậu Xí – QTKD 3 - 2007 4. Thống nhất giữa lý luận với thực hiễn - một trong những nguyên tắc cơ bản của triết học Mác-xít. i) Thực tiễn: - Thực tiễn là gì? - Những biểu hiện cơ bản? - Vai trò của nó đối với lý luận? ii) Lý luận: - Lý luận là gì? - Các biểu hiện cơ bản của lý luận? - Vai trò của nó đối với thực tiễn? iii) Sự cần thiết thực hiện thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: - Thế nào là thống nhất? - Ý nghĩa, tác dụng của sự thực hiện thống nhất giữa lý luận và thực tiễn? + Thực tiễn mà không có lý luận? + Lý luận mà không có thực tiễn? + Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thì sao? Hoạt động thực tiễn Lý luận - Định nghĩa: Thực tiễn là những hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, có tính lịch sử xã hội, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. - Định nghĩa: Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, đồng thời thể hiện như là trình độ cao của nhận thức. Về bản chất, lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ảnh những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật của thế giới khách quan. - Các biểu hiện cơ bản: + Hoạt động sản xuất vật chất. + Hoạt động chính trị - xã hội. + Hoạt động thực nghiệm khoa học. - Các biểu hiện cơ bản: + - Vai trò của hoạt động thực tiễn với lý luận: + Làm cơ sở cho lý luận. + Mục đích của lý luận. + Động lực để phát triển và mở rộng lý luận. + Kiểm chứng chân lý. - Vai trò của lý luận đối với hoạt động thực tiễn: + Giúp chủ thể hiểu rõ ndung, bchất hoạt động. + Định hướng cho hoạt động thực tiễn. + Tạo được niềm tin để hoạt động thực tiễn. Vai trò của sự thống nhất: Thực tiễn Lý luận Kết quả + - Hoạt động mù quáng (không hiểu được nội dung, bản chất; không có p/hướng). 3 Tài liệu ôn tập môn: Triết học Đặng Mậu Xí – QTKD 3 - 2007 - + Lý thuyết suông (không có cơ sở, mục dích, không được kiểm chứng). + + Khắc phục được 2 nhược điểm trên . 4 Tài liệu ôn tập môn: Triết học Đặng Mậu Xí – QTKD 3 - 2007 5. Nội dung cơ bản của lý luận Hình thái kinh tế - xã hội và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay. (hầu như chắc chắn thi) i) Dẫn nhập: - Trình bày cơ sở xây dựng học thuyết hình thái kinh thế - xã hội. - Định nghĩa trực tiếp HT KT-XH, kết cấu HT KT-XH. ii) Nội dung học thuyết. Thể hiện qua hai quy luật: - LLSX - QHSX. - CSHT - KTTT. iii) Vận dụng học thuyết tình hình Việt Nam (kiến thức XH của từng người). Hình thái kinh - tế xã hội: hoặc Hình thái KT-XH Xã hội LLSX QHSX PTSX Kết cấu KT = CSHT K/trúc thượng tầng PTSX LLSX QHSX Người LĐ Tư liệu SX Tư liệu LĐ Đ/tượng LĐ Công cụ LĐ P/tiện LĐ QHSX thể hiện qua: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Quan hệ về quản lý và phân công lao động. Quan hệ về phân phối sản phẩm. 5 Tài liệu ôn tập môn: Triết học Đặng Mậu Xí – QTKD 3 - 2007 6 Tài liệu ôn tập môn: Triết học Đặng Mậu Xí – QTKD 3 - 2007 6. Quan điểm của triết học Mác-xít về bản chất của con người và sự vận dụng nó trong việc phát huy vai trò nhân tố con người ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. i) Con người là gì? ii) Bản chất của con người (theo chủ nghĩa mác-xít)? - Về sinh học? - Về xã hội? - Là tổng hòa các mối quan hệ xã hội? iii) Phát huy vai trò nhân tố con người. - Như thế nào là phát huy nhân tố con người? - Làm gì để phát huy? đặc biệt là hậu quả của tư hữu tư liệu sản xuất. - Vận dụng vào VN? 7 Tài liệu ôn tập môn: Triết học Đặng Mậu Xí – QTKD 3 - 2007 1. Nhưng hình thức cơ bản của thế giới quan. Chức năng thế giới quan của triết học. i) Định nghĩa về thế giới quan? ii) Cấu trúc của thế giới quan? iii) Những hình thức cơ bản của thế giới quan? - Những đặc trưng cơ bản của thế giới quan. - Nhận định, đánh giá. - Thế giới quan duy vật, vai trò của tgq duy vật trong triết học Mác. NỘI DUNG CƠ BẢN. Định nghĩa về thế giới quan: (trang 5 / quyển 2) Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Trong đời sống, con người có quan hệ với thế giới xung quanh, có nhu cầu tìm hiểu, nhận thức thế giới cũng như nhận thức bản thân mình. Trong quá trình tìm hiểu, nhận thức đó, con người bắt gặp hàng hoạt vấn đề cần được lý giải: Bản chất thế giới là gì? Thế giới có tồn tại thực tế hay chỉ là ảo ảnh của con người? Con người là gì? Con người có vai trò như thế nào đối với thế giới? Ý nghĩa cuộc sống con người là ở chỗ nào? .v.v. Trả lời những câu hỏi đó, sẽ hình thành ở con người những quan điểm, quan niệm về thế giới cũng như về vai trò của con người trong thế giới. Đó chính là thế giới quan. Cấu trúc của thế giới quan: (trang 6 / quyển 2) Thế giới quan có sự thống nhất giữa tri thức và niềm tin, lý trí và tình cảm. Tri thức là sự hiểu biết của con người về thế giới, là kết quả của quá trình nhận thức thế giới, là phản ảnh của thế giới khách quan. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan. Song, nó chỉ gia nhập vào thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin của con người. Chỉ khi biến thành niềm tin, tri thức mới trở nên bền vững và sâu sắc và nhờ vào niềm tin, tri thức mới trở thành cơ sở cho hành động. Thế giới quan là thể hiện trình độ tương đối cao của lý trí. Song, lý trí đó không thể tách rời tình cảm như là một hình thức đặc biệt của sự phản ảnh mối quan hệ giữa con người với thế giới và giữa con người với con người. Tình cảm củng cố thêm lý trí, làm cho lý trí có chiều sâu và có sức mạnh. Như vậy, thế giới quan thể hiện tổng hợp toàn bộ sự hiểu biết và kinh nghiệm sống của con người. Các đặc trưng cơ bản của thế giới quan: (trang 7-8 / quyển 2) Trong lịch sử xã hội, thế giới quan được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu là hình thức thần thoại, tôn giáo và triết học. Thần thoại là hình thức thế giới quan đặc trưng trong thời cổ đại. Nó phản ảnh những kết quả cảm nhận ban đầu của người nguyên thủy về thế giới mà trong đó các yếu tố hiện thực và tưởng tượng, cái có thật và cái hoang đường, lý trí và tín ngưỡng, tư duy và cảm xúc hòa quyện vào nhau. Tôn giáo là thế giới quan duy tâm, là sự phản ảnh hiện thực một cách hư ảo. Nó ra đời trong điều kiện nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người còn hết sức thấp kém, khi con người còn bất lực với các hiện tượng tự nhiên (như sấm, sét, bão, lụt, động đất .). Con người đã thành thánh hóa các lực lượng tự nhiên, gán cho chúng một bản chất siêu tự nhiên, một sức mạnh siêu thế gian. Đặc trưng của thế giới quan tôn giáo là niềm tin vào sự tồn tại và sức mạnh của các đấng siêu tự nhiên, của thần 8 Tài liệu ôn tập môn: Triết học Đặng Mậu Xí – QTKD 3 - 2007 thánh. Tuy nhiên, cần thấy một khía cạnh khác của tôn giáo đó là sự thể hiện nguyện vọng được giải thoát khỏi những đau khổ và vươn tới hành phúc của con người. Nền tảng trong thế giới quan của tôn giáo là niềm tin tôn giáo bao hàm cả niềm tin vào khả năng đạt được một cuộc sống tốt đẹp. Chính mặt tích cực đó đã làm cho tôn giáo tồn tại trong hầu hết các dân tộc tren thế giới và đã ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của xã hội với nhiều mức độ khác nhau. Triết học là lý luận của thế giới quan. Nó diễn tả các vấn đề của thế giới quan bằng một hệ thống các khái niệm, phạm trù lý luận. Không chỉ nêu ra các quan điểm mà triết học còn chứng minh các quan điểm đó bằng lý tính. Ngay từ khi mới ra đời, triết học đã tồn tại như là hệ thống các quan điểm, lý luận chung nhất về thế giới, về con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Triết học đóng vai trò là cơ sở lý luận, là “hạt nhân” lý luận của thế giới quan. Gọi là hạt nhân vì người các quan điểm triết học, thế giới quan còn thể hiện ở các quan điểm chính trị, kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ .v.v. Tuy nhiên, các quan điểm đó đều dựa triên cơ sở lý luận chung, đó là triết học. Triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử. Thế giới quan triết học cơ bản được phân thành hai trường phái, duy tâm và duy vật. Trong trường phái duy vật thì thế giới quan duy vật biện chứng, do Mác và Ăngghen xây dựng, không chỉ phản ảnh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là công cụ hữu hiệu giúp cho lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực đó. Vai trò của thế giới quan đối với con người: (trang 6 / quyển 2) Thế giới quan có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng người và của xã hội nói chung. Có thể coi thế giới quan là “lăng kính”, qua đó, con người xem xét, nhìn nhận thế giới. Từ đó, định hướng cuộc sống, chi phối nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Hình thành và phát triển thế giới quan là một trong những chỉ tiêu quan trọng của quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. 9 Tài liệu ôn tập môn: Triết học Đặng Mậu Xí – QTKD 3 - 2007 2. Những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng. i) Định nghĩa Chủ nghĩa duy vật? ii) Những hình thức cơ bản của CNDV? - Thời gian ra đời và các biểu hiện. - Các đặc trưng cơ bản. - Nhận định, đánh giá. iii) Chủ nghĩa DVBC? - Các nội dung cơ bản. - Bản chất. - Nhận định, đánh giá. NỘI DUNG CƠ BẢN: Chủ nghĩa duy vật là gì? (trang 13-15 / quyển 1) Theo Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học không những là nền tảng, là điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề mà nó còn là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mỗi mặt phải trả lời cho một câu hỏi lớn: Mặt thứ nhất, giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức thế giới hay không? Giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học gắn liền với việc phân định các trường phái triết học: Trường phái duy tâm, còn gọi là chủ nghĩa duy tâm, khẳng định ý thức có trước vật chất và quyết định vật chất. Ý thức, tinh thần là cơ sở tồn tại của vật chất. Trường phái duy vật, còn gọi là chủ nghĩa duy vật, cho rằng vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, còn ý thức là sự phản ảnh thế giới khách quan vào bộ óc của con người. Những hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật: (trang 15-16 / quyển 1) Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: (i) chủ nghĩa duy vật chất phác, (ii) chủ nghĩa duy vật siêu hình và (iii) chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng chủ nghĩa duy vật thời cổ dại về cơ bản là đúng, vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên, không viện đến Thần linh hay Thượng đế. - Chủ nghĩa duy vật siêu hình, là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, xuất hiện từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao vào thế kỷ XVII, XVIII. Thời kỳ này cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc. Phương pháp nhìn thế giới như là một cỗ máy khổng lồ, mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trạng thái biết lập và tĩnh tại. Tuy không phản ảnh đúng hiện thực, nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời kỳ phục hưng. 10

Ngày đăng: 01/05/2013, 07:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan