1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO sát ĐÁNH GIÁ CÔNG tác kế TOÁN và PHÂN TÍCH KINH tế tại CÔNG TY TNHH HA HAE VIỆT NAM

19 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 222,5 KB

Nội dung

Là một khâu chủ yếu của công tác hạch toán kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất.. Nhận thức được tầm qua

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Công tác hạch toán kế toán là một mắt xích rất quan trọng của hệ thống quản lý,

nó góp phần tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất Là một khâu chủ yếu của công tác hạch toán kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất Bởi lẽ sự tồn tại và phát triển của mỗi Doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh nghiệp có đảm bảo tự

bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi hay không Mặt khác, để có thể phát triển bền vững lâu dài, ổn định thì doanh nghiệp phải tuân theo cơ chế thị trường mà trước hết là ứng xử giá một cách linh hoạt, phải hiểu rõ chi phí bỏ ra, tiến tới giám sát chi phí một cách chặt chẽ, giảm, cắt bỏ những chi phí không cần thiết để phục vụ cho việcthực hiện hạ giá thành sản phẩm

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam, được

sự quan tâm giúp đỡ của các cán bộ, công nhân viên các phòng ban, nhất là các cán bộ nhân viên Phòng kế toán và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình thầy, cô giáo sự cố gắng của bản thân, Em đã đi sâu tìm hiểu toàn bộ công tác kế toán, phân tích kinh tế của Công ty và từ đó Em đã viết báo cáo tổng hợp

Nội dung báo cáo thực tập gồm hai phần chính:

PHẦN 1- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HA HAE VIỆT NAM

PHẦN 2- KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY TNHH HA HAE VIỆT NAM

Trang 2

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HA HAE VIỆT NAM

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Ha Hae Việt Nam.

* Giới thiệu chung về công ty:

Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam là một công ty có 100% vốn nước ngoài Đây

là một trong những công ty nước ngoài được thành lập vào thời kỳ kinh tế đất nước còn chậm phát triển Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam thành lập vào ngày 20/01/2003, được thành lập dựa trên giấy phép đầu tư số 29/GP- HD do UBND tỉnh Hải Dương cấp Những nét cơ bản về Công ty:

+ Tên đơn vị: Công Ty TNHH Ha Hae Việt Nam

+ Tên trụ sở chính: HA HAE CORPORATION

+ Địa chỉ: Km 50+460 Quốc lộ 5 – Phường Cẩm Thượng - TP Hải Dương

+ Số điện thoại: 0320.3846906/07

+ Fax: 0320.3846910

+ Mã số thuế: 0800275003

+ Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh, gia công hàng may mặc xuất khẩu

Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam được xây dựng chính ở phường Cẩm Thượng -Thành Phố Hải Dương, diện tích đất sử dụng là 28.750m2

1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam là công ty công nghiệp chế biến đối tượng là vải, được cắt thành nhiều mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất, cỡ vải của mỗi loại mặt hàng có độ phức tạp khác nhau, phụ thuộc vào số lượng chi tiết của loại hàng đó Quy trình công nghệ của công ty là quy trình sản xuất phức tạp được diễn ra một cách liên tục được mô tả như sau:

+ Sau khi ký hợp đồng với khách hàng phòng kế hoạch công ty nhận kế hoạch từ khách hàng, khách hàng yêu cầu làm mẫu Từ đó phòng kế hoạch chuyển tài liệu cho các ban như: phòng kỹ thuật, phòng mẫu để triển khai làm định mức, làm dập và mẫu Sau đó gửi cho khách hàng duyệt mẫu may của công ty Khi khách hàng nhận được mẫu và đã chấp nhận mẫu may đạt với yêu cầu đặt hàng, từ đó khách hàng thông tin cho công ty Công ty bắt tay triển khai sản xuất Lúc này phòng kế hoạch mới phát hành Docket và lập bảng định mức nguyên phụ liệu cho từng xưởng may

+ Phòng kỹ thuật căn cứ vào mẫu mã sau đó chỉnh dập đưa sang phòng sơ đồ và chuyển sang phòng cắt Khâu này bao gồm nhiều công đoạn như: ráp sơ đồ để cắt vải, đặt mẫu để pha cắt, cắt gọt sao cho đồng bộ

+ Đối với những sản phẩm mỗi công nhân chỉ may một bộ phận nào đó của sản phẩm rồi chuyển cho công nhân khác để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm May xong đối với sản phẩm cầm tay sẽ được đưa vào giặt, tẩy, mài và có đội ngũ QC sẽ kiểm tra chất lượng, kiểm tra thông số của sản phẩm

+ Sản phẩm qua các khâu trên sẽ được hoàn chỉnh, sau đó là, gấp, đóng gói sau

đó được đóng thùng carton Cuối cùng làm thủ tục xuất khẩu

Trang 3

Sơ đồ 01: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của công ty

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam là một đơn vị hạch toán độc lập Công ty

gồm 1 Tổng giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chỉ đạo trực tiếp Giúp việc cho ban giám đốc là các phòng ban chức năng

+ Phòng hành chính nhân sự: có chức năng tham mưu cho ban giám đốc về công tác tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, quản lý sử dụng lao động, tổ chức công tác hành chính quản trị

+ Phòng kỹ thuật chất lượng: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về công nghệ quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của công ty

+ Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện và triển khai kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, kết hợp cùng sản xuất với các phòng ban có liên quan đảm bảo việc xuất khẩu hàng đúng thời hạn

+ Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ tập hợp số liệu một cách đầy đủ và trung thực theo các chế độ kế toán hiện hành, lập các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo quản trị Qua đó cung cấp các thông tin tài chính của công ty cho các đối tượng quan tâm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Giặt

Nhập kho

Bao bì đóng kiện

Kiểm tra Đóng gói

May May thân May tay

… Ghép thành thành phẩm Trang

trí móc tay

Vật liệu

Nguyên vật liệu

(vải)

Cắt Trải vải Đặt mẫu Cắt phá Cắt gọt Đánh số đồng bộ

Thêu

Trang 4

+ Phòng kế hoạch sản xuất: có chức năng tiếp nhận và lập kế hoạch sản xuất cho nhà máy và các đơn đặt hàng gia công bên ngoài theo định kỳ, xây dựng phương án kế hoạch sản xuất kinh doanh và điều độ sản xuất

+ Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm vào nhập kho thành phẩm

+ Phòng xuất kho: gồm có kho nguyên phụ liệu, kho thành phẩm, nơi bảo quản đầu ra, đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty

+ Nhân viên thống kê xí nghiệp: gồm có nhân viên thống kê phân xưởng, các tổ trưởng sản xuất, các tổ trưởng xây dựng, chuyền trưởng, nhân viên lao động tiền lương, cấp phát thống kê…

Sơ đồ 02: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

Tổng giám đốc

Phòng

hành

chính

nhân

sự

Phòng

kỹ thuật chất lượng

Phòng kinh doanh XNK

Phòng

kế toán tài vụ

Phòng

kế hoạch sản xuất

Phòng KCS

Phòng xuất kho

Nhân viên thống kê xí nghiệp

Trang 5

PHẦN 2: KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH

TẾ TẠI CÔNG TY TNHH HA HAE VIỆT NAM 2.1 Khảo sát đánh giá thực trạng công tác kế toán

2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty

* Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Công ty áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán - tài vụ của Công ty Phòng kế toán của Công ty theo dõi toàn bộ hoạt động thu chi tài chính, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ việc xử lý chứng từ đến việc lập báo cáo quyết toán Công ty có một phòng Kế toán tài vụ gồm 1 Kế toán trưởng và 5 nhân viên kế toán

- Kế toán trưởng: Quản lý điều hành chung hoạt động của phòng Kế toán Kiểm tra các phần hành kế toán chi tiết của các nhân viên trong phòng, ký chứng tù kế toán, báo cáo kế toán phát hành thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao

- Kế toán vốn bằng tiền: Thực hiện việc ghi chép và xử lý thông tin về tình hình

sử dụng tiền mặt, tiền gửi chính xác kịp thời, giao dịch với Ngân hàng, Kho bạc về các khoản tiền vay, tiền gửi, ngân sách cấp

- Kế toán TSCĐ và Vật tư: Theo dõi tình hình tăng giảm của TSCĐ, việc tính

và trích khấu hao theo quy định, tình hình nhập, xuất, tồn vật tư đảm bảo chính xác và tính toán đúng đắn, phần việc này do Kế toán trưởng đảm nhiệm

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Thanh toán lương, BHXH, BHYT, và các khoản trích theo lương

- Kế toán thành phẩm, công nợ và xác định kết quả: Theo dõi, phản ánh kịp thời việc nhập, xuất, tồn của từng mã hàng, quá trình tiêu thụ từng loại, tình hình công nợ

và thanh toán công nợ của từng khách hàng, từ đó xác định doanh thu, kết quả kinh doanh hàng tháng

- Kế toán nguyên vật liệu: Có trách nhiệm theo dõi về vật liệu chính, vật liệu phụ, CCDC, có nhiệm vụ thu thập các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập nguyên vật liệu phục vụ sản xuất

Trang 6

Sơ đồ 03: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

* Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty:

- Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ được ban hành theo quyết định 48/2006/QD-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính

- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm

và kỳ hạch toán được tính theo quý

- Đơn vị tiền tệ: VNĐ

- Công ty áp dụng hình thức kế toán máy

- Hình thức sổ sách kế toán áp dụng : Nhật ký chung

- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Theo nguyên giá

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ : Phương pháp KH theo đường thẳng

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên

2.1.2 Khảo sát đánh giá về công tác kế toán

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và dựa theo phân cấp quản lý kinh

tế tài chính của công ty, hệ thống tài khoản của công ty bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính và các tài khoản sửa đổi, bổ sung theo thông tư hướng dẫn

Kế toán trưởng

kế toán

vốn bằng tiền

kế toán TSCĐ

và vật tư

kế toán tiền lương

kế toán

TP và xác định KQKD

kế toán nguyên vật liệu

Trang 7

a Chứng từ kế toán

Hệ thống chứng từ kế toán tại công ty được chia thành 5 loại chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu lao động tiền lương bao gồm:

+ Bảng chấm công

+ Bảng chấm công làm thêm giờ

+ Bảng thanh toán tiền lương

+ Bảng kê trích nộp các khoản thanh toán theo lương

- Chỉ tiêu hàng tồn kho:

+ Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho

+ Bảng kê mua hàng

+ Phiếu báo vật tư tồn cuối kỳ

- Chỉ tiêu bán hàng:

+ Phiếu xuất kho

+ Hóa đơn GTGT

+ Hóa đơn bán hàng

+ Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi

- Chỉ tiêu tiền tệ:

+ Phiếu thu, phiếu chi

+ Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng

+ Giấy đề nghị thanh toán

+ Biên lai thu tiền

+ Bảng kê chi tiền

- Chỉ tiêu tài sản cố định:

+ Biên bản giao nhận TSCĐ

+ Biên bản thanh lý TSCĐ

+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ

+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Quản lý chứng từ

- Các chứng từ kế toán tại công ty phải được lập rõ ràng, không tẩy xóa, có đầy

đủ chữ ký của các bộ phận liên quan Mọi nghiệp vụ phát sinh phải được lập chứng từ ngay theo quy định

- Các chứng từ kế toán sau khi được lập tại các bộ phận sẽ được chuyển cho kế toán phụ trách bộ phận đó Kế toán bộ phận nhận chứng từ, kiểm tra tính hợp lệ của

Trang 8

chứng từ xong chuyển lên cho kế toán tổng hợp lưu vào bảng tổng hợp chứng từ gốc.

Kế toán tổng hợp sẽ phân chia các chứng từ đó theo từng phần hành cụ thể và ghi vào

từ sổ tương ứng

Ưu điểm:

Công ty sử dụng hầu hết tất cả các loại chứng từ được quy định dùng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Các chứng từ được lập kịp thời phản ánh hoạt động của công ty trong từng nghiệp vụ cụ thể, do đó tránh được việc sai sót trong quản lý số liệu do chứng từ không phù hợp hoặc thiếu

Những tồn tại:

Kế toán tổng hợp kiêm nhiệm quá nhiều chức năng, tổng hợp chứng từ vừa phân chia chứng từ rồi nhập sổ theo từng phần hành cụ thể Việc kiêm nhiệm quá nhiều như vậy

sẽ dẫn đến nhầm lẫn, không tận dụng được phương pháp kiểm tra chéo về số liệu

b Vận dụng tài khoản kế toán

- Để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Công ty đã sử dụng các các tài khoản kế toán sau:

 Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn: 111,112, 121, 129, 131, 133,138, 141, 142,

152, 153, 154, 155, 156, 157,159

 Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn: 211, 214, 217, 221, 229, 241, 242, 244

 Tài khoản loại 3: Nợ phải trả: 311, 315, 331, 333, 334, 335, 338

 Tài khoản loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu: 411, 413, 418, 419, 421, 431

 Tài khoản loại 5: Doanh thu: 511, 515, 521

 Tài khoản loại 6: Chi phí: 631,632, 635, 642

 Tài khoản loại 7: Thu nhập khác: 711

 Tài khoản loại 8: Chi phí khác: 811

 Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh: 911

 Tài khoản loại 0: Tài khoản ngoại bảng

Vận dụng các TK vào kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu tại công ty

Kế toán nghiệp vụ NVL tại công ty

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ

Chi phí NVL trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp Chi phí NVL trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định căn cứ vào các yếu tố sau:

Trang 9

- Trị giá NVL trực tiếp xuất dùng cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ tỏng kỳ Bộ phận giá trị NVL trực tiếp xuất dùng thường được xác định căn cứ vào các chứng từ xuất kho NVL trực tiếp cho các đối tượng Khi phát sinh các khoản chi phí về NVL trực tiếp, kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho, các chứng từ khác có liên quan để xác định giá vốn của số NVL xuất dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm

- Trị giá NVL trực tiếp còn lại đầu kỳ ở các bộ phận, phân xưởng sản xuất Đây

là giá trị của bộ phận NVL trực tiếp đã xuất kho cho quá trình sản xuất ở kỳ trước nhưng chưa sử dụng đến được chuyển sang cho quá trình sản xuất ở kỳ này

- Trị giá NVL trực tiếp còn lại cuối kỳ ở các bộ phận, phân xưởng sản xuất được xác định dựa vào phiếu nhập kho vật liệu không sử dụng hết hoặc phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ở các bộ phận, phân xưởng hoặc địa điểm sản xuất

- Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có): Đây là giá trị của phế liệu thu hồi được tại các

bộ phận sản xuất trong kỳ, được xác định căn cứ vào số lượng phế liệu thu hồi và đơn giá phế liệu mà doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ hạch toán

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theo công thức:

Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 631 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:

- Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 154- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 152- nguyên liệu, vật liệu

- Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất :

Nợ TK 154- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nợ TK 133- thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331

- Trường hợp nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ không sử dụng hết, không nhập lại kho

+ Cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kỳ này bằng bút

toán (ghi số âm):

Nợ TK 154- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 152- nguyên liệu, vật liệu + Đầu kỳ kế toán sau, kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :

Nợ TK 154- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 152- nguyên liệu, vật liệu

- Cuối kỳ, trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho (nếu có) :

Nợ TK 152- nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối

tượng để tính giá thành

Chi phí NVL

trực tiếp thực tế

trong kỳ

Trị giá NVL trực tiếp xuất dùng trong kỳ

Trị giá NVL trực tiếp còn lại đầu kỳ

Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)

Trị giá NVL trực tiếp còn lại cuối kỳ

Trang 10

-Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 154- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Kế toán nghiệp vụ CFSX và giá thành SF tại công ty

* Giá thành sản phẩm của dịch vụ gồm:

- Chi phí vật tư trực tiếp: là chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, tiền công, các khoản trích nộp BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm và dịch vụ theo qui định của nhà nước

- Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dụng trong hoạt động sản xuất chế biến của phân xưởng (bộ phận sản xuất) trực tiếp tạo ra sản phẩm vào dịch vụ như chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng (bộ phận sản xuất), tiền lương, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT của nhân viên phân xưởng theo qui định (bộ phận sản xuất), chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh tại phân xưởng

Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí chi cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của toàn doanh

nghiệp

- Công ty sử dụng cả 2 phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp và tập hợp chi phí gián tiếp để tập hợp tất cả các chi phí liên quan để xác định giá thành sản phẩm Tất

cả các chi phí đều được tập hợp trên TK 154

- Kết chuyển giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành:

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

- Ghi nhận giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất hoàn thành, căn cứ tài liệu tình giá thành và các chứng từ liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 155, 157, 632

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

- Ghi nhận giá trị, chi phí sản phẩm hỏng không tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành; giá trị phế liệu, căn cứ tài liệu tính giá thành và các chứng từ liên quan:

Nợ TK 138, 152, 334, 811

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh dở dang

Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ TF tại công ty

- Là doanh nghiệp sản xuất chủ yếu hàng xuất khẩu, toàn bộ hàng hóa sản xuất của công ty bán theo phương thức gửi hàng

Ngày đăng: 14/01/2016, 07:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w