Nghiên cứu tiêu chuẩn của mạng WLAN

41 732 2
Nghiên cứu tiêu chuẩn của mạng WLAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giới thiệu về các tiêu chuẩn

Chương II. Các tiêu chuẩn của mạng WLAN .2 2.1 Giới thiệu về các tiêu chuẩn .2 2.2 Tiêu chuẩn IEEE 802.11 .3 2.2.1 Kiến trúc mạng IEEE 802.11 .4 2.2.2 Mô hình tham chiếu IEEE 802.11 cơ sở 5 2.3 Lớp vật lý IEEE 802.11 6 2.3.1 Các khuôn dạng gói dữ liệu chung .6 2.3.2 Lớp vật lý DSSS 6 2.3.3 Lớp vật lý FHSS 8 2.3.4 Lớp vật lý hồng ngoại .9 2.4 Lớp điều khiển truy nhập môi trường IEEE 802.11 11 2.4.1 Đơn vị dữ liệu giao thức MAC 802.11 tổng quát 12 2.4.2 Các khoảng trống liên khung 12 2.4.3 Chức năng phối hợp phân tán .13 2.4.4 Chức năng phối hợp điểm 20 2.4.5 Kết hợp và tái kết hợp 21 2.4.6 Nhận thực và bảo mật .22 2.4.7 Đồng bộ hoá 23 2.4.8 Quản lý công suất .23 2.4.9 Quá trình phân mảnh gói 24 2.5 Tiêu chuẩn HIPERLAN Type I .25 2.5.1 Lớp vật lý 26 2.5.2 So sánh các đặc tính kỹ thuật giữa IEEE 802.11 và HIPERLAN 28 2.5.3 Lớp điều khiển truy nhập môi trường HIPERLAN Type I 28 2.5.4 Chuyển tiếp nội bộ .30 2.5.5 Nút ẩn .31 2.5.6 Chất lượng dịch vụ .32 2.5.7 Quản lý công suất .32 2.5.8 An ninh 32 2.6 Chuẩn WLIF OpenAir .32 2.7 Chuẩn HomeRF SWAP .33 2.7.1 Cấu hình mạng 34 2.7.2 Ứng dụng 34 2.8 Chuẩn Bluetooth 34 2.8.1 Tính cần thiết của chuẩn Bluetooth .35 2.8.2 Các đặc tả kỹ thuật Bluetooth 35 2.8.3 Các kiểu kết nối 35 2.8.4 Sửa lỗi .37 2.8.5 Nhận thực và bảo mật .37 2.8.6 Tiêu thụ công suất .37 2.8.7 Các phát triển trong tương lai .37 2.9 Các chuẩn W3C và WAP .38 2.9.1 W3C 38 2.9.2 Diễn đàn WAP-WAP Forum 38 2.10 Chuẩn kết hợp dữ liệu hồng ngoại 39 2.11 Tổng kết .40 1 Chương II. Các tiêu chuẩn của mạng WLAN 2.1 Giới thiệu về các tiêu chuẩn Năm 1990, Viện các kỹ sư điện và điện tử IEEE đã thành lập một uỷ ban để phát triển tiêu chuẩn cho các mạng WLAN hoạt động ở tốc độ từ 1 đến 2 Mbps. Năm 1992, Viện các tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu thành lập một hiệp hội để xây dựng tiêu chuẩn WLAN dùng cho các mạng LAN vô tuyến (HIPERLAN) hoạt động trong phạm vi tốc độ khoảng 20 Mbps. Gần đây các chuẩn xây dựng cho mạng WLAN phục vụ cho các ứng dụng đặc biệt trong phạm vi một toà nhà đã và đang được phát triển. Khác với các chuẩn này, quá trình phát triển chuẩn IEEE 802.11 đã bị ảnh hưởng mạnh bởi các sản phẩm của mạng WLAN có mặt trên thị trường. Vì vậy, mặc dù cần khá nhiều thời gian để hoàn thiện các tiêu chuẩn (do có khá nhiều các đề xuất mang nặng tính cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp thiết bị), nó vẫn là tiêu chuẩn phổ biến nhất cho đến nay. Phần này trình bày về các chuẩn của mạng WLAN trong đó tập trung vào chuẩn 802.11. Họ tiêu chuẩn 802.11 do IEEE phát triển định nghĩa giao diện vô tuyến giữa trạm vô tuyến và trạm gốc hay giữa hai trạm vô tuyến với nhau. Các tiêu chuẩn IEEE 802.11 cung cấp tốc độ truyền dẫn 2 Mbps. Họ tiêu chuẩn 802.11 có nhiều phần mở rộng trong đó ba tiêu chuẩn 802.11b, 802.11a, 802.11g là quan trọng nhất. Tiêu chuẩn IEEE 802.11b hay Wi-Fi là phần mở rộng của tiêu chuẩn 802.11 cho phép tốc độ truyền dẫn 11 Mbps (cũng có thể là 1,2 và 5,5 Mbps) trong băng tần 2,4 GHz. IEEE 802.11b sử dụng phương pháp trải phổ trực tiếp DSSS. IEEE 802.11g cung cấp tốc độ lớn hơn 20 Mbps trong băng tần 2,4 GHz. Chuẩn này có thể mở rộng tốc độ của 802.11b lên tối đa 54 Mbps trong cùng băng tần nhưng chỉ truyền trong khoảng cách ngắn. Do khả năng tương thích sau này, các card vô tuyến 802.11 giao tiếp trực tiếp với một điểm truy nhập 802.11g (và ngược lại) với tốc độ 11 Mbps hoặc thấp hơn tuỳ thuộc vào dải truyền sóng. Chuẩn IEEE 802.11a áp dụng cho các mạng LAN vô tuyến và cung cấp tốc độ lên tới 54 Mbps trong băng tần 5 GHz. Chuẩn 802.11a không tương thích với các mạng sử dụng 802.11b hoặc 802.11g, như vậy một người sử dụng được trang bị card giao diện vô tuyến 802.11b hoặc 802.11g không thể giao tiếp được với điểm truy nhập sử dụng chuẩn 802.11a. Chuẩn HIPERLAN Type I giống như chuẩn 802.11, chuẩn này phục vụ cho cả các mạng độc lập và các mạng có cấu hình cơ sở. HIPERLAN Type I hoạt động ở băng tần 5,15 đến 5,3 GHz (băng tần được chia thành 5 kênh tần số) với mức công suất đỉnh thấp khoảng 1W. Tốc độ dữ liệu vô tuyến tối đa có thể hỗ trợ là khoảng 23,5 Mbps và chuẩn này cũng hỗ trợ cho các người dùng di động ở tốc đọ thấp (khoảng 1,4 m/s) . Ngoài HIPERLAN Type I còn có chuẩn HIPERLAN Type II, các đặc tính của chuẩn này được cho trên Bảng 2.1. 2 Chuẩn OpenAir được phát triển và hoàn thiện vào năm 1996 bởi diễn đàn tương hỗ các mạng WLAN WLIF (Wireless LAN Interoperability Forum), chuẩn này cho phép tốc độ dữ liệu vô tuyến 1,6 Mbps đối với mỗi mẫu nhảy tần. Với 15 mẫu độc lập, tốc độ dữ liệu tổng cộng lên đến 24 Mbps (15x1,6 Mbps). Chuẩn Tần số Tốc độ Ghép kênh Ghi chú IEEE 802.11 900 MHz 2 Mbps FHSS, DSSS IEEE 802.11b 2,4 GHz 900 MHz 11 Mbps FHSS DSSS Sử dụng phổ biến nhất IEEE 802.11a 5 GHz 54 Mbps OFDM Mới hơn, nhanh hơn, sử dụng tần số cao hơn IEEE 802.11e 5 GHz UNII 54 Mbps OFDM IEEE 802.11g 2,4 GHz ISM 54 Mbps DSSS FHSS Nhanh hơn và tương thích với 802.11b IEEE 802.11h OFDM IEEE 802.11i 5 GHz UNII 54 Mbps OFDM IEEE/ETSI 802.11j OFDM GMSK ETSI HIPERLAN 5,15-5,3 GHz 23,5 Mbps GMSK ETSI HIPERLAN 2 17,1-17,3 GHz 54 Mbps Dùng cho voice/video SIG Bluetooth 2,4 GHz 1 Mbps FHSS Dùng cho mạng cá nhân (PAN) Home RF 2,4 GHz 10 Mbps FHSS QoS, mật mã tốt OpenAir 1,6 Mbps FHSS LAN hồng ngoại 350.000 GHz 4 Mbps Chỉ dùng trong phòng, không ảnh hưởng tới sức khoẻ Bảng 2.1 Tóm tắt các tiêu chuẩn WLAN 2.2 Tiêu chuẩn IEEE 802.11 Tiêu chuẩn IEEE 802.11 cho các mạng WLAN do Uỷ ban 802 các tiêu chuẩn cho các mạng LAN và MAN (LMSC – 802 Local and Metropolitan Area Networks Standards Comittee) trực thuộc Hội đồng chuyên ban về máy tính trong IEEE đưa ra. Chuẩn này phát triển từ 6 phiên bản phác thảo và bản cuối cùng được phê chuẩn vào năm 1997. Chuẩn 802.11 cho phép nhiều nhà cung cấp phát triển các sản phẩm mạng LAN tương hỗ với nhau sử dụng trong băng tần ISM 2,4 3 GHz. Quá trình tiêu chuẩn hoá vẫn đang tiếp tục đề đạt được chứng chỉ tiêu chuẩn ISO/IEC và tiêu chuẩn IEEE. Tiêu chuẩn IEEE 802.11 xác định kết nối vô tuyến cho các nút cố định, cầm tay, và các nút di động trong một khu vực địa lý nhất định. Đặc biệt, chuẩn này xác định một giao diện giữa người dùng vô tuyến và điểm truy nhập vô tuyến, cũng như giữa các người dùng vô tuyến. Như ở bất cứ tiêu chuẩn IEEE 802.x nào như 802.3 (CSMA) và 802.5 (token ring), chuẩn 802.11 định nghĩa cả lớp vật lý (PHY) và lớp điều khiển truy nhập môi trường (MAC). Tuy nhiên, lớp MAC 802.11 cũng thực hiện các chức năng liên quan đến các giao thức lớp cao hơn (ví dụ như quá trình phân mảnh, khôi phục lỗi, quản lý di động, và bảo vệ công suất). Các chức năng này cho phép lớp MAC 802.11 che khuất các đặc tính của lớp vật lý vô tuyến PHY đối với các lớp cao hơn. 2.2.1 Kiến trúc mạng IEEE 802.11 Bộ dịch vụ cơ sở BSS (Basic Service Set) là một khối cơ sở của mạng WLAN và bao gồm 2 hay nhiều nút di động (gọi là các trạm hoặc STA). Hình 2.1 và 2.2 minh hoạ khái niệm của một BSS khi áp dụng vào các mạng WLAN độc lập và cơ sở. Hình 2.1: Các bộ dịch vụ cơ sở trong mạng độc lập Mỗi BSS có một nhận dạng gọi là BSSID thường ứng với địa chỉ MAC của thành phần vô tuyến của card giao diện mạng. Vùng phủ vô tuyến giữa các thành viên của một BSS có thể truyền thông với nhau được gọi là vùng dịch vụ cơ sở BSA. Một mạng WLAN độc lập chỉ bao gồm một BSS và được gọi là BSS độc lập (IBSS). Hệ thống phân bố DS kết nối hai hay nhiều BSS với nhau thường sử dụng một mạng đường trục hữu tuyến, vì thế nó cho phép các nút di động có thể truy nhập vào các tài nguyên mạng cố định. Một mạng WLAN bao gồm một tập hợp các BSS và DS được gọi là tập dịch vụ mở rộng ESS. Giống như BSS, ESS cũng có một nhận dạng duy nhất gọi là ESSID. Việc xác định một ESSID chung cho phép nút di động được chuyển mạng từ BSS này tới BSS khác. 4 Hình 2.2: Các bộ dịch vụ cơ sở trong mạng cơ sở Hình 2.3: Mô hình tham chiếu cơ sở IEEE 802.11 2.2.2 Mô hình tham chiếu IEEE 802.11 cơ sở Như ở trong Hình 2.3, lớp vật lý PHY được chia thành hai phân lớp. Phân lớp phụ thuộc môi trường vật lý PMD xử lý các thuộc tính của môi trường vô tuyến (tức là các phương pháp trải phổ DSSS, FHSS, hoặc DFIR) và xác định cách phát và thu dữ liệu thông qua môi trường (ví dụ như điều chế và mã hoá). Phân lớp hàm hội tụ lớp vật lý PLCP xác định phương pháp chuyển đổi các đơn vị dữ liệu giao thức phân lớp MAC vào một khuôn dạng gói thích hợp cho phân lớp PMD. Nó cũng có thể thực hiện cảm biến sóng mang (ấn định kênh) cho phân lớp MAC. Phân lớp MAC xác định cơ chế truy nhập cơ sở (dựa trên CSMA) cho các nút di động để truy nhập vào môi trường vô tuyến (xem phần 2.5). Nó cũng có thể thực hiện quá trình phân mảnh và mã hoá gói dữ liệu. Việc quản lý phân lớp vật lý PHY liên quan đến quá trình nhận các điều kiện liên kết khác nhau và duy trì thông tin quản lý lớp vật lý cơ sở MIB. Việc quản lý phân lớp MAC giải quyết các vấn đề như đồng bộ hoá, quản lý công suất, kết hợp và tái kết hợp. Ngoài ra, nó 5 duy trì phân lớp MAC MIB. Việc quản lý trạm xác định các phân lớp quản lý lớp vật lý PHY và lớp MAC tương tác với nhau như thế nào. 2.3 Lớp vật lý IEEE 802.11 Lớp vật lý PHY cho phép ba tuỳ chọn truyền dẫn đảm bảo các mạng WLAN có thể được triển khai trong các vùng phủ khác nhau từ phạm vi một căn phòng cho đến phạm vi toàn khuôn viên của một trường đại học. Các tuỳ chọn này bao gồm trải phổ chuỗi trực tiếp DSSS, trải phổ nhảy tần FHSS, và hồng ngoại khuyếch tán DFIR. Tuy nhiên, để các thiết bị vô tuyến 802.11 tương thích với nhau, chúng phải có cùng một lớp vậy lý PHY (tức là các mạng WLAN FHSS truyền thông được với nhau nhưng không truyền thông được với các mạng WLAN DSSS). Trong khi lớp vật lý PHY DFIR hoạt động ở băng tần gốc, hai tuỳ chọn tần số vô tuyến (tức là DSSS và FHSS) hoạt động ở băng tần ISM 2,4 GHz. Băng tần này không yêu cầu người sử dụng phải được cấp phép mặc dù các nhà cung cấp thiết bị cần phải được cấp phép khi bán các sản phẩm của họ ở một quốc gia. DSSS 802.11 hỗ trợ tốc độ dữ liệu bắt buộc 1 Mbps và 2 Mbps. Đối với FHSS và DFIR, tốc độ dữ liệu 1 Mbps là bắt buộc trong khi tốc độ 2 Mbps là tuỳ chọn. Mỗi lớp vật lý PHY thường được miêu tả bằng các sơ đồ trạng thái. 2.3.1 Các khuôn dạng gói dữ liệu chung Thông tin người dùng được phân mảnh vào trong các gói dữ liệu (802.11 dùng thuật ngữ khung) với phần mào đầu và phần tiêu đề được ghép vào đầu mỗi gói. Sau khi nút đích đồng bộ với phần mào đầu PLCP, nó thu được các thông tin về độ dài của gói dữ liệu, tốc độ số liệu (1 hay 2 Mbps), và các thông tin khác từ phần tiêu đề PLCP. Điểm quan trọng ở đây là các phần mào đầu và phần tiêu đề PLCP được phát đi ở tốc độ 1 Mbps (có ngoại lệ khi áp dụng cho một một số phần của tiêu đề PLCP DFIR). Điều này cho phép mạng WLAN hoạt động ở tốc độ thấp hơn (nhưng vùng phủ lại lớn hơn) nhằm tương thích với hoạt động của các phần tương ứng khác có tốc độ cao hơn (nhưng vùng phủ hẹp hơn). Trong khi đó, tốc độ dữ liệu thấp 1 Mbps cho phép các phần mào đầu và phần tiêu đề PLCP có thể được giải mã mà không cần sử dụng các bộ cân bằng công suất thấp. Các bộ cân bằng này thường phải giải quyết các vấn đề đa đường truyền ở tốc độ cao. Điểm bất lợi của tốc độ 1 Mbps là ở chỗ nó làm giảm hiệu quả truyền dẫn khi MPDU được phát đi ở tốc độ cao. 2.3.2 Lớp vật lý DSSS Hình 2.4 minh hoạ khuôn dạng gói DSSS 802.11. Một vài giới hạn của các trường khác nhau trong phần tiêu đề PLCP được mở rộng để dễ sử dụng hơn. Bên cạnh việc cho phép nút thu phát hiện các đỉnh cực trị tự tương quan của mã giả ngẫu nhiên và cố định việc định thời một gói số liệu đến, các bit đồng bộ hoá cũng cho phép khả năng lựa chọn anten thích hợp (nếu có sử dụng phân tập anten). Trường tín hiệu xác định hoặc là MPDU được điều chế sử dụng DBPSK (1 Mbps) 6 và DQPSK (2 Mbps) hoặc là được sử dụng để xác định các quá trình mở rộng tốc dộ dữ liệu. Bộ xác định khung khởi đầu cho biết phần bắt đầu của gói dữ liệu. Truờng độ dài xác định độ dài của MPDU trong khi phần kiểm tra lỗi tiêu đề bảo vệ ba trường nằm trong phần tiêu đề PLCP. Hình 2.4: Khuôn dạng gói PLCP DSSS Tốc độ dữ liệu cơ sở sử dụng phương pháp điều chế khoá chuyển pha nhị phân vi sai DBPSK, mỗi bit dữ liệu được biến đổi vào 1 trong 2 pha. Tốc độ 2 Mbps nâng cao tốc độ số liệu bằng cách sử dụng khoá chuyển pha cầu phương trực giao DQPSK. Trong trường hợp này, 2 bit số liệu được biến đổi vào 1 trong 4 pha của mã trải phổ. Điều chế Dữ liệu Thay đổi pha DBPSK 0 0 0 1 180 0 DQPSK 00 0 0 01 90 0 11 180 0 10 270 0 Bảng 2.2: Định nghĩa pha của DBPSK và DQPSK Bảng 2.2 đưa ra các định nghĩa về pha của DBPSK và DQPSK. Với trường hợp của khoá chuyển pha vi sai, thông tin được mã hoá dựa trên sự khác biệt về pha giữa các ký tự kề nhau. Nói cách khác, pha được phát đi ( n φ ) của ký tự là hàm của pha trước đó ( 1n φ − ) và độ lệch pha ( φ ∆ ) theo công thức sau: n φ = φ ∆ + 1n φ − . Việc lưu độ lệch pha vi sai làm giảm đến mức thấp nhất thời gian thu. Đặc điểm kỹ thuật của DSSS 802.11 cho phép đáp ứng cả hai tốc độ 1 Mbps và 2 Mbps. Mức tín hiệu đầu vào máy thu được xác định là -80 dBm đối với gói dữ liệu có tỷ số lỗi 8x10 -2 . Tỷ số lỗi gói là xác suất không giải mã được tất cả các bit trong gói 7 dữ liệu một cách chính xác. Nó được xác định bằng tích số của tỷ số lỗi bit và độ dài gói dữ liệu. Mã Baker 11-chip được chọn làm mã giả tạp âm vì nhiều lý do. Trước tiên, nó có tính tự tương quan tốt. Thứ hai, vì mã Baker là khá ngắn nên cho phép đồng bộ hoá nhanh. Thứ ba, các thuỳ đường bao sóng bị giới hạn đơn nhất, nó độc lập với cực tính và thời gian trễ của tín hiệu vào và thuỳ đường bao sóng thấp ngụ ý rằng công suất tín hiệu bị tổn thất chỉ khi thuỳ đường bao chính được chấp nhận. Khi mỗi ký tự dữ liệu được truyền đi mã Baker 11-chip thay đổi pha 6 lần. Điều này là không đối xứng bởi vì số lượng các xung âm và xung dương khác nhau một xung (mã đối xứng có số xung dương bằng số xung âm). Vì vậy, MPDU được trộn để giới hạn sự thay đổi độ lệch dòng điện một chiều do mã Baker không đối xứng. Tốc độ chip 11 Mchip/s tương ứng với chu kỳ chip 90,9 ns. Điều này ngầm định rằng quá trình truyền sóng đa đường vẫn sẽ là vấn đề nếu độ trải trễ trung bình bình phương bậc hai nhỏ hơn 90,9 ns. Vì thế, phân tập anten vẫn có thể được sử dụng để chống lại các ảnh hưởng của hiệu ứng đa đường. Quy tắc chung đối với các hệ thống DSSS là độ rộng băng thông ít nhất bằng hai lần tốc độ chip. Vì thế, tốc độ chip 11 Mchip/s yêu cầu độ rộng băng thông nhỏ nhất là 22 MHz. 2.3.3 Lớp vật lý FHSS Hình 2.5 minh hoạ khuôn dạng gói dữ liệu FHSS 802.11. Khi so sánh các khuôn dạng gói tin PLCP DSSS và FHSS, có thể thấy rằng FHSS yêu cầu số bit ít hơn để đồng bộ hoá. Tuy nhiên, độ dài lớn nhất của MPDU đối với FHSS ngắn hơn so với DSSS. Tốc độ dữ liệu cơ sở 1 Mbps sử dụng phương pháp điều chế khoá dịch tần số Gausse (GFSK) 2 mức trong đó mỗi bit dữ liệu được biến đổi vào 1 trong 2 tần số. Tốc độ nâng cao 2 Mbps sử dụng điều chế GFSK 4 mức. Trong trường hợp này, 2 bit dữ liệu được biến đổi vào 1 trong 4 tần số. Sau đó số liệu đã lọc được điều chế sử dụng độ lệch tần số tiêu chuẩn. Giá trị BT bằng 0,5 được chọn trên cơ sở 2 yếu tố đó là yêu cầu sử dụng băng thông hiệu quả và khả năng tránh được nhiễu chồng lấn ký hiệu. Các giá trị lớn của BT sẽ dẫn đến xuyên nhiễu chồng lấn ký hiệu mức thấp trong khi yêu cầu chi phí cho độ rộng băng thông cao. Cả GFSK 2 mức và GFSK 4 mức đều có chung độ lệch tần số sóng mang trung bình bình phương. Trước hết số liệu nhị phân được lọc trong dải băng gốc sử dụng bộ lọc Gausse thông thấp (độ rộng băng 500 KHz) với tích số thời gian-băng thông BT bằng 0,5. Bảng 2.3 biểu diễn các độ lệch tần số sóng mang cho các sơ đồ điếu chế GFSK 2 mức và GFSK 4 mức. 8 Hỡnh 2.5: Khuụn dng gúi PLCP FHSS Mi kờnh tn s trong mt mu nhy tn chim gi bng thụng rng khong 1 MHz v phi thc hin nhy tn tc ti thiu quy nh bi cỏc c quan chuyờn trỏch. Chng hn, M tc nhy ti thiu l 2,5 bc nhy/s (tng ng vi thi gian c trỳ ln nht l 400 ms). Thi gian c trỳ cú th c iu chnh thụng qua cỏc im truy nhp cho phự hp vi cỏc iu kin truyn súng nht nh. Khi c thit lp, thi gian c trỳ gi nguyờn khụng i. Nỳt di ng thu thp thụng tin v thi gian nhy tn khi nú n kt hp vi im truy nhp. iu ny cho phộp nỳt di ng m bo ng b vi im truy nhp trong khi thc hin nhy tn gia cỏc kờnh tn s. Cỏc mu nhy tn c t trong chun 802.11 ti thiu hoỏ xỏc sut BSS hot ng cựng mt kờnh tn s ti cựng mt thi im vi mt BSS khỏc. Tớnh trung bỡnh cỏc chui ca cựng mt tp xung t vi nhau 3 ln (trong trng hp xu nht cú ti 5 ln xy ra xung t) trong mt chu k ca mu nhy tn. Ngoi ra, cỏc mu nhy tn c thit k m bo s tỏch bit l nh nht trong cỏc kờnh tn s gia cỏc mu nhy k nhau. S tỏch bit gõy ra mt vi mc phõn tp chng li hiu ng fading a ng la chn tn s. Khong cỏch nhy nh nht l 6 MHz M v Chõu u (bao gm Tõy Ban Nha v Phỏp) v l 5 MHz Nht Bn. MPDU c trn v nh dng nhm lm hn ch cỏc thay i v lch dũng in mt chiu. Quỏ trỡnh tng cp (ramp-up) v gim cp (ramp-down) cụng sut mỏy phỏt nhng thay i trong cỏc kờnh tn s lõn cn cỏc im bt u v kt thỳc ca mi gúi. Cú th cn n 8 s à lm cho cụng sut tớn hiu tng n mc mong mun. õy cú chỳ ý rng i vi truyn dn DSSS cn ớt thi gian hn (2 s à ) lm tng cụng sut ti mc mong mun do cụng sut phỏt thp hn. 2.3.4 Lp vt lý hng ngoi Lp vt lý DFIR PHY hot ng di bc súng t 850 n 900 nm s dng phng phỏp iu ch v trớ xung (PPM) vi mc nh cụng sut 2W. Núi chung, mt h thng L-PPM s chia on ký hiu thnh L khong con hay L khe 9 thời gian. Một xung phát xạ hồng ngoại hẹp được phát đi trong một trong số các khe thời gian. Vì thế, giống như quá trình điều chế nhiều mức, tốc độ ký hiệu có thể bị làm chậm hơn tốc độ số liệu. Tuy nhiên, không giống như ở điều chế nhiều mức, độ rộng băng thông ở các hệ thống L-PPM tăng lên theo hẹ số L/log 2 L tương tự như ở quá trình điều chế cường độ xung bật-tắt. Vì vậy, mặc dù cần phát đi nhiều bit hơn trong khi các khe thời gian lại hẹp hơn, các xung ánh sáng hẹp hơn phải vừa khớp với các khe thời gian nên yêu cầu có độ rộng băng thông lớn hơn. Nhiễu bổ sung gây ra bởi băng thông bổ sung có thể làm giới hạn hiệu năng của các hệ thống L-PPM. Khuôn dạng gói dữ liệu DFIR 802.11 PLCP được cho trên Hình 2.6. Ba trường đầu tiên được phát đi sử dụng điều chế cường độ khoá bật-tắt. Qua trình điều chỉnh mức dòng một chiều (DCLA) cho phép các máy thu ổn định mức tín hiệu trung bình sau khi phát xong ba trường số liệu đầu tiên. Mẫu của bộ xác định khung khởi đầu (SFD) phải được lựa chọn cẩn thận vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ số lỗi gói. Xác suất phát hiện chính xác SFD phu thuộc vào xác suất mô phỏng SFD và xác suất lỗi của SFD. Chuẩn 802.11 chọn mẫu 1001 là một trong các mẫu làm tối đa xác suất sửa lỗi của trường SFD. Các trường bị khuất phát đi sử dụng L-PPM. Độ dài cực đại của DFIR MPDU là ngắn nhất trong số DSSS và FHSS. Hình 2.6: Khuôn dạng gói dữ liệu của mạng LAN hồng ngoại IEEE 802.11 Chuẩn DFIR 1 Mbps sử dụng PPM 16 vị trí (16-PPM) trong đó 4 bit dữ liệu biến đổi vào 1 trong số 16 xung (Hình 2.7). Chuẩn 2 Mbps sử dụng 4-PPM trong đó 2 bit dữ liệu được biến đổi vào 1 số trong 4 xung (Hình 2.8). Bất chấp khả năng hỗ trợ tốc độ dữ liệu, độ rộng của mỗi khe thời gian L-PPM được xác định là 4 ms. Điều này có nghĩa là đối với 16-PPM, 4 bit thông tin được phát đi trong khoảng thời gian 4 ms (16 khe x 250 ns/khe), vì vậy cho phép tốc độ dữ liệu vô tuyến 1 Mbps. Tương tự như vậy, mạng LAN 4-PPM phát đi 8 bit dữ liệu trong khoảng thời gian 4 ms và cho phép tốc độ dữ liệu 2 Mbps. 10 [...]... định độ dài lớn nhất của gói ở trên đã được phân mảnh 2.5 Tiêu chuẩn HIPERLAN Type I Tiêu chuẩn HIPERLAN Type I đã được sơ lược trong phần 2.1, ở đây sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về chuẩn này HIPERLAN Type I là chuẩn vô tuyến tương thích với ISO 8802 (tương dương với IEEE 802) Giống như 802.11, HIPERLAN Type I sử dụng trong cả hai mạng độc lập và cơ sở Tuy nhiên, các đặc tính vật lý của nó không dựa trên... thiết kế để hỗ trợ cho cả thoại vô tuyến và việc lập mạng dữ liệu trong và xung quang một căn nhà Chuẩn này cũng có thể tương hỗ với mạng điện thoại chuyển mạch công cộng và mạng Internet Các sản phẩm theo chuẩn SWAP hoạt động ở dải tần 2,4 GHz sử dụng FHSS Công nghệ SWAP bắt nguồn từ các tiêu chuẩn điện thoại không dây tiên tiến dùng kỹ thuật số và chuẩn WLAN IEEE 802.11 hiện có, SWAP cho phép cung cấp... thành viên cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ WLAN tương hỗ với nhau, vì thế mà thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp mạng WLAN 32 WLIF đã công bố giao diện OpenAir để cho phép các bộ phận độc lập có thẻ phát triển các sản phẩm tương thích và thiết lập tiến trình cấp bằng xác nhận cho các đặc tính tương hỗ của các sản phẩm WLAN Các đặc tả WLIF dựa trên mạng WLAN FHSS 2,4 GHz giới thiệu vào đầu năm... chuyển tới các nút khác Đặc điểm này chiếm ưu thế so với đặc tính vùng phủ hạn chế của các mạng WLAN độc lập và cho phép một mạng WLAN có thể được mở rộng mà không cần các điểm truy nhập, hay một mạng đường trục hữu tuyến Với cơ chế chuyển tiếp nội bộ, việc bổ sung thêm nút mới vào mạng thực sự làm cải thiện độ tin cậy của quá trình truyền dẫn một gói dữ liệu bởi vì nó có thể được định tuyến tới nút... toán mã hoá Blowfish Thuật toán LZRW3-A Cho phép vận hành của các mạng cùng vị trí Bảng 2.9: Các tham số chính của hệ thống SWAP 2.7.1 Cấu hình mạng Hệ thống SWAP có thể hoạt động như một mạng độc lập hoặc như một mạng được giám sát bởi các điểm kết nối điều khiển Trong mạng độc lập, chỉ có truyền thông số liệu là được hỗ trợ, việc điều khiển mạng được phân tán cho tất cả các nút khác Đối với các quá... nhau trong phần tiêu đề MPDU được liệt kê trong Bảng 2.3 Trường Điều khiển khung Thông tin Phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn, các gói được nhận hoặc gửi đi tới hệ thống phân phối, quản lý nguồn, phân mảnh, gói mã hoá và nhận thực Khoảng thời gian/Nhận dạng Khoảng thời gian của vector phân phối mạng, nhận dạng nút đang hoạt động ở chế độ bảo vệ nguồn Các trường địa chỉ 1-4 Các địa chỉ của BSSID, đích,... trước đây được thông báo về sự thay đổi này thông qua hệ thống DS 2.4.6 Nhận thực và bảo mật Ban đầu các bản tin truyền qua mạng WLAN 802.11 mà không được mật mã Vì thế một nút theo tiêu chuẩn DSSS 802.11 nằm trong vùng phủ sóng có thể nghe trộm thông tin trê mạng DSSS 802.11 Tiêu chuẩn 802.11 có một chức năng dự phòng tuỳ chọn sử dụng để bảo mật gọi là bảo mật tương ứng hữu tuyến WEP WEP sử dụng thuật... dữ liệu Chuẩn này xác định biểu diễn tuyến tính của độ ưu tiên bao gồm 5 mức ưu tiên truy nhập khác nhau Độ ưu tiên của một gói là hàm của độ ưu tiên xác định bởi người dùng và thời gian sống có ích còn dư (xem Bảng 2.8) Trong khi gói có độ ưu tiên mức thấp đang đợi, thời gian sống còn dư của nó có thể bị giảm Nút này có thể quyết định tăng độ ưu tiên của một gói khi thời gian sống còn dư của nó bị... vai trò quan trọng trong việc đồng bộ hoá mạng bởi vì nó truyền đi các tham số quan trọng của mạng như là chuỗi nhảy tần và thông tin định thời Các đèn hiệu cho phép các nút di động mới tham gia vào mạng Trong một mạng cơ sở, việc đồng bộ hoá có thể thực hiện được khi sử dụng cơ chế sau: • Điểm truy nhập định thời phát đi các đèn hiệu bao gồm thông tin định thời của nó ở quá trình truyền dẫn hiện thời;... chuyển tiếp nội bộ cho phép mạng HIPERLAN có thể được chia thành các mạng con nhỏ hơn, mỗi mạng con có một vùng phủ hẹp hơn Vì thế, thuận lợi của mạng HIPERLAN Type I là ở khả năng thích nghi với những thay đổi về cấu hình và khả năng tái định tuyến các gói khi có một vài đường truyền vô tuyến bị hỏng Ở đây không thể bắt buộc một quá trình nhận dạng duy nhất đối với nhiều mạng vô tuyến độc lập khác . 2.1 Tóm tắt các tiêu chuẩn WLAN 2.2 Tiêu chuẩn IEEE 802.11 Tiêu chuẩn IEEE 802.11 cho các mạng WLAN do Uỷ ban 802 các tiêu chuẩn cho các mạng LAN và. Các tiêu chuẩn của mạng WLAN 2.1 Giới thiệu về các tiêu chuẩn Năm 1990, Viện các kỹ sư điện và điện tử IEEE đã thành lập một uỷ ban để phát triển tiêu chuẩn

Ngày đăng: 26/04/2013, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan