ĐẶT VẤN ĐỀHồ Chí Minh sau gần 10 năm nghiên cứu, khảo sát các cuộc cách mạng thế giới và thâm nhập vào cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa để từ đó vạch ra
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Trang 2A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ Chí Minh sau gần 10 năm nghiên cứu, khảo sát các cuộc cách mạng thế giới và thâm nhập vào cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa để từ đó vạch ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc là sự kết hợp của tinh hoa dân tộc và sức mạnh thời đại, vừa thể hiện tinh thần độc lập, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ Từ đó, có thể khẳng định rằng cách mạng giải phóng dân tộc là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng cũng như hoạt động thực tiễn của người Qua bài viết này, em sẽ đi vào tìm hiểu trọng tâm vấn đề “tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Khái niệm của tư tưởng hồ Chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là hệ thống các quan điểm về con đường cứu nước, về tổ chức lực lượng, chiến lược, sách lược và những nhân tố đảm bảo thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
và các dân tộc thuộc địa khỏi chủ nghĩa thực dân đế quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,… Đây là đóng góp xuất sắc nhất của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin Vì vậy, người được suy tôn là anh hùng giải phóng dân tộc
II Vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác – Lênin có sứ mệnh lịch sử và vạch rõ con đường và phương pháp đấu tranh để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người Ở thời đại mình, Mác và Ăngghen không chỉ luận giải vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà vấn đề giải phóng con người cũng được đề cập sâu sắc: : “sự phát triển tự do của mõi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” Mác và Ăngghen đã viết: “hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ bị xóa bỏ” Mác và Ăngghen cho rằng giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện để giải phóng dân tộc Trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ rõ cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận quan trọng của các mạng vô sản Ông cho rằng,
Trang 3cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ không thể giành được thắng lợi nếu không biết liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bi áp bức ở thuộc địa Tuy nhiên, trong công cuộc giải phóng Lênin vẫn cho rằng trước hết phải giải phóng giai cấp công nhân
III Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
1 Tình chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
Bản chất xã hội quy định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Tính chất xã hội Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến Vì thế, theo Hồ Chí Minh mâu thuẫn chủ yếu trong các nước thuộc địa là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân Đối tượng cách mạng ở thuộc địa là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động Do đó, cách mạng ở thuộc địa trước hết phải “lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc” Hồ Chí Minh cho rằng, yêu cầu bức thiết của nhân dân thuộc địa là độc lập dân tộc Hay nói cách khác nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng thuộc địa là: “Đấu tranh chống lại thực dân xâm lược, giành lại độc lập dân tộc” Tính chất của cách mạng thuộc địa là thực hiện cách mạng tư sản kiểu mới tiến lên chủ nghĩa xã hội Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa là giành quyền lợi chung của toàn dân tộc Đó là những mục tiêu của chiến lược đấu tranh dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng nhân dân
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như những thắng lợi trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 trước hết là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh
2 Cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản
Thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước
ta chính là do sự bế tắc đường lối; không nhận thức được xu thế của thời đại; chưa xác định rõ nhiệm vụ của cuộc đấu tranh là giải quyết những mâu thuẫn cơ bản nào; không có khả năng tập hợp được lực lượng toàn dân tộc Trước yêu cầu bức xúc của vấn đề giải phóng dân tộc, từ chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, qua nghiên cứu các cuộc cách mạng dân chủ tư sản Mỹ (1776); Pháp (1789),
Trang 4Nguyễn Ái Quốc đưa ra kết luận ngay cả các nước Pháp, Mỹ đã thiết lập nề cộng hòa, dân chủ nhưng trong nước thì bóc lột công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa Người cho rằng đó là cách mạng chưa triệt để Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi làm chấn động thế giới Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở chủ nghĩa Lênin, ở cách mạng Tháng Mười Nga con đường cứu nước: giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản Người khẳng đinh: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”; rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Kết luận trên đây của Nguyễn Ái Quốc là sự khẳng định một hướng đi mới, mục tiêu và giải pháp hoàn toàn mới, khác về căn bản so với các lãnh tụ của các phong trào yêu nước trước đó ở Việt Nam; đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, tức là sự nghiệp cách mạng ấy phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng Vì vậy, con đường phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng XHCN
Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là “một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”, phát triển nhịp nhàng với cách mạng vô sản
3 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của
giai cấp công nhân lãnh đạo.
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, ở Việt Nam đã diễn ra hai xu hướng cách mạng: xu hướng cách mạng tư sản và xu hướng cách mạng vô sản Sự thất bại của giai cấp tư sản đã chuyển quyền lãnh đạo cách mạng sang tay giai cấp vô sản
Vô sản độc quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng Sản Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thành công “trước hết phải có Đảng cách mệnh” Người phân tích: “Cách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ”, “phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu” “Cách mệnh
Trang 5phải hiểu phong triều cách mệnh thế giới, phải trình bày sách lược cho dân” “Vậy nên sức cách mệnh phải tập trung phải có đảng cách mệnh”
Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Đảng cộng sản là nhân
tố quyết định trước tiên Đảng cộng sản là bộ phận không thể tách rời của giai cấp công nhân Mục đích và lợi ích của Đảng và của giai cấp công nhân là thống nhất Không có Đảng cộng sản - hạt nhân chính trị của phong trào công nhân, bản thân giai cấp công nhân không thể trở thành lực lượng chính trị độc lập, cũng không thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh viết rằng Đảng cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và là đảng của dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh đã bổ sung vào chủ nghĩa Mác – Lênin một luận điểm mới về Đảng: Đảng của giai cấp và Đảng của dân tộc Hồ Chí Minh đã định hướng cho Đảng gắn bó với giai cấp công nhân, gắn bó với nhân dân lao động và cả dân tộc một trong nhưng nhân tố tạo nên sức mạnh của Đảng, bảo đảm địa vị lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam Đảng cộng sản quy tụ sức mạnh giai cấp và sức mạnh dân tộc bảo đảm cho cách mạng thắng lợi
4 Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên
cơ sở liên minh công – nông.
Cách mạng là việc của quần chúng nhân dân Cách mạng phải tiến hành bằng bạo lực cách mạng Tiếp thu những nguyên lý đó của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ những năm 1924 Hồ Chí Minh đã nghĩ tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang để giải phóng dân tộc “Để có thắng lợi một cuộc khơi nghĩa vũ trang ở Đông Dương phải
có tích chất một cuộc cách mạng khởi nghĩa quần chúng chứ khôn phải một cuộc nổi loạn Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng” “Cách mạng là việc làm chung chứ không phải việc của một hai người”
Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam - một dân tộc thuộc địa nửa phong kiến với hơn 95% dân số là nông dân Đời sống của nhân dân dưới chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã bần cùng hóa, ý thức phản kháng, sẵn sàng tham gia đấu tranh cách mạng được nung nấu từ thực tiễn đó Ở khía cạnh khác, dưới công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cơ cấu giai cấp Việt Nam có sự thay đổi, xã hội Việt Nam phân hóa rõ rệt, giai cấp công nhân mới ra đời, vừa yếu lại vừa thiếu, lực lượng cách mạng chủ yếu chỉ có thể là nông dân Vì vậy, khi xác
Trang 6định động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở của sự nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đi đến kết luận rằng: bộ phận trung tâm trong lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc là công nhân, nông dân và khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo
Trong một xã hội thuộc địa bị ngoại bang thống trị, không chỉ công nhân, nông dân mà cả tư sản dân tộc, tiểu tư sản, một bộ phận địa chủ nhỏ và vừa đều là những người Việt Nam mất nước Họ tham gia vào phong trào giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh viết: “Dân tộc cách mạng thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”
Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh xác định lực lượng cách mạng bao gồm toàn thể nhân dân tộc: Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tư sản, trí thức, trung nông…đi vào phe vô sản giai cấp đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là làm cho họ đứng trung lập Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ Hồ Chí Minh xác định công nhân và nông dân có vai trò động lực cách mạng vì công nông dân đông đảo nhất, trong xã hội thuộc địa họ bị bóc lột nặng nề nhất Họ là gốc cách mạng Trong khi coi công – nông là chủ lực quân cách mạng, Hồ Chí Minh vẫn kêu gọi tiểu tư sản, tư sản dân tộc và một bộ phận giai cấp địa chủ yêu nước là bạn đồng minh cỉa cách mạng “Học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư sản áp bức nhưng không khổ cực bằng công nông, ba hạng ấy chí là bầu bạn cách mạng của công – nông thôi”
5 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sang tạo
và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Đây là một luận điểm mới mẻ và sáng tạo của Hồ Chí Minh có giá trị lý luận
và thực tiễn to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới và là sự bùng nổ sung kịp thời vào lý luận Mác – Lênin
Khi chủ nghĩa đế quốc xâm lược thuộc địa, cách mạng giải phóng dân tộc có
xu hướng phát triển, nhưng lúc đó Quốc tế cộng sản lại đánh giá thấp cách mạng giải phóng thuộc địa Các nhà cách mạng giai đoạn này luôn luôn cho rằng thắng
Trang 7lợi của cách mạng ở các nước thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc Không tán thành với chủ trương đó, tại Đại hội V Quốc
tế cộng sản (6/1924), Nguyễn Ái Quốc đã trình bày quan điểm của mình: “Tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa thấm nhuần tư tưởng cho rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa nọc độc và sức sống của bọn rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các nước thuộc địa hơn là chính quốc” Người chỉ trích, đã có nhiều người “ lại xem thường các thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại các đồng chí” Người đã phát hiện ra “thuộc địa là mắt xích yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc”; “tất cả sinh lực của chủ nghĩa đế quốc lấy ở xứ thuộc địa” Trong khi đó, nhân dân thuộc địa luôn chứa đựng tinh thần yêu nước, căm thù bọn xâm lược và sẽ vùng dậy khi có thời cơ Vì vậy, ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng: “Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản
ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước”, và “trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp
đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” Như vậy, Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng thuộc địa có quan hệ khăng khít với nhau vì cả hai đều cùng một kể thù chung là chủ nghĩa đế quốc Mối quan hệ này không phải mối quan hệ phụ thuộc
Hồ Chí Minh đánh giá cao sức mạnh của một dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Các dân tộc thuộc địa phải chủ động sáng tạo, tránh tư tưởng bị động, ngồi chờ sự giúp đỡ bên ngoài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 Hồ Chí Minh đã ra sức xây dựng lực lượng chính trị và quân sự, khi thời cơ đến Người đã kêu gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta” Trong kháng chiến chống Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời tự lực cánh sinh – dù sự giúp đỡ bên ngoài là quan trọng Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác thì không xứng được độc lập dân tộc” Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là một minh chứng khẳng định luận điểm của Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đắn Và nó trở thành một lý luận cách
Trang 8mạng, động lực quan trọng thúc đẩy các dân tộc thuộc địa trên thế giới chủ động thực hiện cách cuộc cách mạng giải phóng bằng sự nổ lực của chính mình
6 Cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng phương pháp cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Theo học thuyết Mác-Lênin, có nhiều phương thức giành chính quyền cách mạng từ giai cấp thống trị, tuy nhiên kẻ thù của cách mạng không bao giờ trao chính quyền cho nhân dân một cách tự nguyện, tự giác Vì vậy, cách mạng muốn thắng lợi phải sử dụng bạo lực của quần chúng nhân dân
Thực tiễn cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đã chứng minh sự sai lầm của các hình thức đấu tranh cách mạng theo khuynh hướng phong kiến hoặc dân chủ tư sản mặc dù những phong trào này đều là yêu nước Có thể nói rằng các phong trào này chỉ là những phương pháp, giải pháp đấu tranh giành độc lập ảo tưởng vì bản chất của thực dân, đế quốc là xâm chiếm thuộc địa, là nô dịch
và lợi nhuận nên chúng không dễ dàng từ bỏ thị trường, thuộc địa của chúng Khắc phục những hạn chế mang tính lịch sử đó, Hồ Chí Minh cho rằng không thể giành chính quyền theo khuynh hướng phong kiến hay dân chủ tư sản Hồ Chí Minh khẳng định: Ở các nước thuộc địa, chủ nghĩa thực dân dùng bảo lực phản cách mạng đàm áp các phong trào yêu nước Do đó, “Trong cuộc đấy tranh chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, dành chính quyền và bảo vệ chính quyền”
Theo Hồ Chí Minh điều kiện để cuộc khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi
phải: Một là, cuộc khởi nghĩa vũ trang phải có tính chất của một cuộc khởi nghĩa
quần chúng chứ không phải là một cuộc nổi loạn phải được chuẩn bị trong quần
chúng, nổ ra trong thành phố, theo kiểu các cuộc cách mạng ở châu Âu Hai là, phải được nước Nga ủng hộ Ba là, phải trùng hợp với cách mạng vô sản Pháp Bốn
là, phải gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản thế giới.
Vận dụng tư tưởng này, trong cách mạng Tháng Tám năm 1945 Hồ Chí Minh xây dựng lực lượng cách mạng bạo lực gồm hai lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang Trong kháng chiến quân sự là chủ chốt nhưng vẫn kết hợp với đấu tranh chính trị “thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị làm cho
Trang 9thắng lợi quân sự to lớn hơn” Mặt trận ngoại giao phối hợp với mặt trận quân sự
để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế Hồ Chí Minh chủ trương vừa đánh vừa đàm, đánh
là chủ yếu, đàm là hỗ trợ Để tạo sức mạnh tổng hợp Hồ Chí Minh không chỉ thực hiện chiến tranh nhân dân mà còn thực hiện chiến tranh toàn diện, chiến tranh trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa Tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhưng đề cao tự lực cánh sinh Đó là quan điểm trước sau như một của Hồ Chí Minh
Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng bạo lực, kết hợp lực
lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang nhân dân là một quan điểm
sáng tạo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến vào sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa
C. KẾT LUẬN
Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là một đóng góp to lớn vào kho tàng lý luận cách mạng của thời đại, soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam Đem lại những kết quả trước mắt là sự độc lập: cả đời Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng nhân loại cần lao, thoát khỏi áp bức, bóc lột, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc sẽ ngày càng phát triển, hoàn thiện với thực tiễn đang biến đổi của đất nước Tư tưởng ấy sẽ là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh vô địch của dân tộc ta để đi tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đích thực
Trang 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG,
Hà Nội, 2003
2 Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2005, 2009
3 Nguyễn Khánh Bật (chủ biên), Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998.
4 Nguyễn Mạnh Tường, Tư tưởng Hồ Chí Minh Một số nhận thức cơ bản, Nxb
CTQG, Hà Nội, 2009
5 Cao Văn Liên, Hỏi – đáp Môn tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb ĐHQGHN, Hà
Nội, 2011
6 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1,2,3,4,6, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995
7 Nghiêm Đình Vỳ, “Quan điểm của Hồ Chí Minh về các giai cấp trong cách
mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam” , Tạp chí lịch sử Đảng, số 4/1994, tr 48 -
50
8 http://ebook.ringring.vn/xem-tai-lieu/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-cach-mang-giai-phong-dan-toc/23359.html
9 http://www.wattpad.com/252597-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-hcm-v%E1%BB%81-c%C3%A1ch-m%E1%BA%A1ng-gi%E1%BA%A3i-ph
%C3%B3ng-d%C3%A2n-t%E1%BB%99c#!p=1
10 http://ebook.ringring.vn/xem-tai-lieu/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-luc-luong-cua-cach-mang-giai-phong-dan-toc/143545.html