trình bày về NGHIÊN cứu mô hình sinh học bùn hoạt tính phục vụ thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Chương 1: Mở Đầu Chương 1 MỞ ĐẦU SVTH: Phạm Thò Ánh Tuyết trang - 2 - 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.2 MỤC TIÊUCỦA ĐỀ TÀI 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 1: Mở Đầu 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam đang chuyển mình để hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, do đó quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng phát triển, và kết quả là kéo theo đô thò hóa. Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thò lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh …, đã gặp nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và sinh hoạt gây ra. Dân số tăng nhanh nên các khu dân cư tập trung dần dần được quy hoạch và hình thành. Bên cạnh đó, việc quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt chưa được triệt để nên dẫn đến nguồn nước mặt bò ô nhiễm và nguồn nước ngầm cũng dần dần bò ô nhiễm theo, làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và cuộc sống của chúng ta. Hiện nay, việc quản lý nước thải trong đó bao gồm cả nước thải sinh hoạt là một vấn đề nan giải của các nhà quản lý môi trường trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, việc thiết kế hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho các khu dân cư là rất cần thiết; đặc biệt là cho các khu dân cư, đô thò mới quy hoạch xây dựng nhằm cải thiện môi trường và phát triển theo hướng bền vững.Với mong muốn môi trường sống ngày càng được cải thiện, vấn đề quản lý nước thải sinh hoạt được dễ dàng hơn để phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội và cải thiện nguồn tài nguyên nước đang bò suy thoái và ngày càng ô nhiễm nặng nên đề tài: “ Nghiên cứu mô hình sinh học bùn hoạt tính phục vụ thiết kế hệ thống xử lý nước thải toà nhà SAIGON CASTLE” là rất cần thiết nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý nước thải đô thò ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và môi trường đô thò ngày càng sạch và mỹ quan hơn. 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu mô hình sinh học bùn hoạt tính từ đó xác đònh các thông số động học phục vụ cho thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho toà nhà SAIGON CASTLE để nước thải đầu ra đạt mức II theo TCVN 6772 – 2000, SVTH: Phạm Thò Ánh Tuyết trang - 3 - Chương 1: Mở Đầu nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt, cải thiện chất lượng môi trường nước và vẻ mỹ quan của đô thò. 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung của đề tài gồm: - nghiên cứu thí nghiệm mô hình bùn hoạt tính xử lý nước thải của toà nhà SC để từ đó xác đònh các thông số động học phục vụ tính toán thiết kế. - Dựa vào các thông số đã chạy mô hình, thiết kế hệ thống xử lý nước thải phù hợp cho toà nhà SC. - Đề xuất phương án xử lý - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ đã đề xuất. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp điều tra khảo sát: tính chất, thành phần nước thải, đặc điểm lý, hoá, sinh của nước thải đầu vào. - Phương pháp xây dựng mô hình mô phỏng ở qui mô phòng thí nghiệm, vận hành mô hình để xử lý nước thải. - Phương pháp phân tích: các thông số được phân tích theo phương pháp chuẩn ( APHA, AWWA, TCVN 2000 và Standard Methods ). Các thông số đo và phương pháp phân tích được trình bày trong bảng sau. Bảng 1.1. Các thông số và phương pháp phân tích Thông số Phương pháp phân tích pH pH kế COD Phương pháp đun kín (K 2 Cr 2 O 7 Closed flux) MLSS Lọc, sấy 105 0 C, cân phân tích Nitơ tổng Phương pháp chưng cất Kjieldahl SVTH: Phạm Thò Ánh Tuyết trang - 4 - Chương 1: Mở Đầu Photpho tổng Phương pháp SnCl 2 cho Orthophosphate, so màu bằng máy quang phổ kế hấp thu ( Spetrophotometer) - Phương pháp xử lý số liệu: + Các số liệu được thể hiện trên các bảng biểu. + Số liệu được quản lý và xử lý bằng chương trình Microsoft Execl/ Microsoft Office 2003. + Văn bản soạn thảo được sử dụng trên chương trình Microsoft Word/ Microsoft Office 2003. + Các bản vẽ được thiết kế trên chương trình autoCAD 2004. 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU − Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu: + Đề tài tập trung chủ yếu vào xử lý nước thải sinh hoạt nên các vấn đề môi trường khác sẽ được nêu tổng quát mà không đi sâu. + Mô hình được sử dụng trong đề tài tập trung chủ yếu vào quá trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ bùn hoạt tính dưới dạng mô phỏng có kích thước nhỏ. Quá trình bùn hoạt tính chỉ nghiên cứu qua các chỉ tiêu pH, SS (MLSS), N,P và COD chứ không có điều kiện làm với MLVSS, DO và BOD 5 . + Các chỉ tiêu về nước thải được phân tích: pH, MLSS, COD, Nitơ tổng, Photpho tổng. − Thời gian thực hiện: 12 tuần, từ 1/10 đến 22/12 năm 2007. SVTH: Phạm Thò Ánh Tuyết trang - 5 - . Chương 1: Mở Đầu Chương 1 MỞ ĐẦU SVTH: Phạm Thò Ánh Tuyết trang - 2 - 1. 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. 2 MỤC TIÊUCỦA ĐỀ TÀI 1. 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. 4 PHƯƠNG. NGHIÊN CỨU 1. 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. 5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 1: Mở Đầu 1. 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam đang chuyển