1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

8 516 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

• So sánh chuẩn năm gốc: để thấy được qua nhiều năm so với năm gốc thì xu hướng của công ty là tốt lên hay xấu đi Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính thường được chia thành cá

Trang 1

TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

I Giới thiệu chung về phân tích báo cáo tài chính

Qua môn học quản lý tài chính chúng ta đã biết được tầm quan trọng của việc đưa ra một quyết định tài chính trong công ty bao gồm các quyết định về phân chia cổ tức, đầu tư dài hạn, huy động vốn dài hạn và quản lý tài chính trong ngắn hạn Tuy nhiên để có thể đưa ra các quyết định này một nhà quản lý tài chính cần biết được các tình hình “sức khỏe tài chính” hiện tại của công ty và “công cụ đắc lực” ở đây là các bản báo cáo tài chính Quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của công ty để phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty từ đó đưa ra các quyết định hợp lý là phân tích báo cáo tài chính

Việc phân tích báo cáo tài chính tùy theo đối tượng quan tâm đến nó là ai mà sẽ chú trọng

đi phân tích theo hướng khác nhau Ví dụ, nếu bạn là một nhà đầu tư thi khả năng sinh lời, độ ổn định của lợi nhuân và trả nợ dài hạn được đặt lên hàng đầu Trong khi đó nếu bạn là đối tác của công ty thì tình hình thanh khoản và khả năng trả nợ ngắn hạn lại là yếu tố được quan tâm hơn

cả Tuy nhiên, với vai trò nhà quản lý tài chính chúng ta sẽ đi phân tích nhằm mục đích nắm rõ tình hình tài chính công ty nhằm đưa ra các quyết định kế hoạch tài chính, kinh doanh trong tương lai cho công ty

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm hệ thống các công cụ, biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng tiền dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp nhưng thường sử dụng nhất là phân tích tỷ số và so sánh

Về phân tích tỷ số, đây là phương pháp căn bản nhất dựa trên việc xác định các tỷ số tài chính từ đó đánh giá, nhận xét trong so sánh với các tỷ số tham chiếu khác

Kỹ thuật so sánh thông thường chia làm 2 loại so:

• So sánh chuẩn tỷ trọng: để thấy được sự biến động về số tương đối của các khoản mục

• So sánh chuẩn năm gốc: để thấy được qua nhiều năm so với năm gốc thì xu hướng của công ty là tốt lên hay xấu đi

Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính thường được chia thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng dựa trên mục tiêu phân tích gồm: thanh khoản, hiệu quả hoạt động, cơ cấu vốn, khả năng sinh lợi, thị trường

Trang 2

II Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính

1 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán)

a Khả năng thanh toán ngắn hạn (khả năng thanh toán hiện thời) -current ratio:

Cho biết khả năng chuyển đổi tài sản có tính thanh khoản cao thành tiền để đáp ứng như cầu trong ngắn hạn

Tài sản lưu động gồm 3 loại chủ yếu là khoản phải thu, hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền (có thể có chứng khoán ngắn hạn)

Nợ ngắn hạn thường bao gồm:khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn phải trả, phải trả thuế và các khoản chi phí ngắn hạn khác

Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: khả năng thanh toán hiện thời cho biết các TSLĐ có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp có đáp ứng yêu cầu nợ ngắn hạn hay không

• KNTT hiện thời > 1: toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp được xem

là có thể chuyển đổi thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ ngắn hạn

• KNTT hiện thời < 1: một phần nợ ngắn hạn của DN được sử dụng để đầu

tư vào TSDH ( là những tài sản khó chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán) Nếu điều này xảu ra, DN bị coi là mất khả năng thanh toán về mặt kỹ thuật Điều này kéo dài dễ dẫn tới phá sản

Tuy nhiên, trong tài sản lưu động thì hàng tồn kho được xem là khoản mục kém thanh khoản hơn cả vì phải mất nhiều thời gian và chi phí để có thể chuyển thành tiền Để khắc phục nhược điểm này người ta sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh

b Khả năng thanh toán nhanh - quick ratio:

Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ – HTK Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: cho biết nếu loại bỏ hàng tồn kho là chỉ tiêu có tính thanh khoản kém nhất ra thì các chỉ tiêu còn lại có đáp ứng được nợ ngắn hạn hay không

• KNTT nhanh >1 : KNTT hiệu quả

• KNTT nhanh < 1: chưa kết luận được có mất KNTT về mặt kỹ thuật hay không

Trang 3

Lưu ý: đối với những doanh nghiệp hoạt động có tính mùa vụ cao, chỉ tiêu khả năng

thanh toán nhanh thường được sử dụng để kiểm định khả năng thanh toán của doanh nghiệp

c Khả năng thanh toán tức thời (khả năng thanh toán bằng tiền) cash ratio

Khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền + các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: cho biết riêng tiền và các khoản tương đương tiền có đáp ứng được nợ ngắn hạn không

• Cash ratio > 1: có ý cho rằng riêng tiền và các khoản tương đương tiền cũng có khả năng chi trả nợ ngắn hạn Điều này là tốt cho khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp Tuy nhiên giá trị sinh lời của tiền là thấp nếu không được sử dụng đúng để đạt hiệu quả cao sản xuất kinh doanh

d Khả năng thanh toán lãi vay – TIE

Lãi vay trong kỳ

Ý nghĩa: cho biết doanh nghiệp giành bao nhiêu EBIT từ hoạt động sản xuất kinh doanh

để đáp ứng nhu cầu chi trả cho chủ nợ Chỉ tiêu này càng tăng thì lợi nhuân từ hoạt động sản xuất kinh doanh càng dễ bù đắp cho chủ nợ

2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động:

Cho biết chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp là nhanh hay chậm trong kỳ

a) Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần

Khoản phải thu bình quân

Ý nghĩa: kèm với sự tăng trưởng của doanh thu, vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp càng lớn sẽ cho biết khả năng thu hồi tiền từ hoạt động bán hàng càng hiệu quả

b) Kỳ thu tiền bình quân – ACP

Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ

Vòng quay khoản phải thu

Ý nghĩa: cho biết một ngày doanh thu bình quân thì mất bao nhiêu ngày phải thu bình quân Số ngày càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ từ hoạt động bán hàng càng đạt hiệu quả

c) Vòng quay HTK

Trang 4

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán HTK bình quân

Hay

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần

HTK bình quân

Ý nghĩa: thông thường nếu tốc độ vòng quay HTK càng lớn thì tốc độ luân chuyển HTk

sẽ càng nhanh, khả năng bán hàng của doanh nghiệp sẽ càng hiệu quả

Tuy nhiên ở một số ngành nhất định, nếu chỉ tiêu này thấp cũng có thể do DN ngừng sản xuất do giá nguyên vật liệu tăng nhanh

Lưu ý: tùy loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có tính mùa vụ trong sản xuất cần cân đối HTK để đảm bảo mua dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất

d) Số ngày tồn kho bình quân – AAI

Số ngày tồn kho bình quân = Số ngày trong kỳ

Vòn quay HTK

Ý nghĩa: cứ một đơn vị giá vốn hàng bán bình quân thì doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày

để giải phóng HTK Số ngày càng ngắn thì tốc độ luân chuyển càng cao

e) Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay khoản phải trả = Giá vốn hàng bán

Phải trả bình quân

f) Số ngày vốn lưu động bình quân

Số ngày một vòng quay VLĐ = Số ngày trong kỳ

Vòng quay vốn lưu động

g) Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân

h) Vòng quay toàn bộ vốn

Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn kinh doanh bình quân Doanh thu thuần

i) Chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp – OC

Trang 5

OC = ACP + AAI

j) Vòng quay khoản phải trả

Vòng quay khoản phải trả = Giá vốn hàng bán

Phải trả bình quân

Theo cách tính này thường không cho kết quả chính xác bởi GVHB là tổng hợp của nhiều yếu tố và thường được sử dụng bởi người bên ngoài doanh nghiệp Nên ta có cách tính thứ 2 sử dụng trong doanh nghiệp

Vòng quay khoản phải trả = Tiền mua vật tư trong kỳ Phải trả bình quân

Ý nghĩa: cho biết tốc độ luân chuyển các khoản phải trả của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp với nhà cung cấp càng hiệ quả -> chi phí hoạt động của doanh nghiệp giảm

k) Số ngày phải trả bình quân

Số ngày phải trả bình quân = Số ngày trong kỳ

Vòng quay khoản phải trả

Ý nghĩa: cho biết cứ một ngày mua vật tư bình quân, doanh nghiệp trì hoãn bao nhiêu ngày

để thanh toán khoản phải trả

3 Nhóm chỉ tiêu cân đối vốn

a) Hệ số nợ

Cho biết doanh nghiệp đang dùng bao nhiêu nợ để đầu tư cho tài sản, chỉ tiêu này càng cao thì rủi ro của doanh nghiệp càng lớn

b) Hệ số vốn chủ sở hữu

→ hệ số nợ = 1- hệ số vốn chủ sở hữu

c) Tỷ trong đầu tư vào tài sản dài hạn

d) Tỷ trong đầu tư vào tài sản ngắn hạn

Trang 6

e) Đòn bẩy tài chính

cho biết doanh nghiệp đang sử dụng bao nhiêu vốn chủ sở hữu để đầu tư vào tài sản

4 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios)

Cho biết khả năng tạo ra doanh thu hay lợi nhuận

a) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (vòng quay tổng tài sản)

Hiệu suất sử dụng tổng TS = Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

Cho biết môt đồng đầu tư vào tài sản đang tạo ra bao nhiêu đổng doanh thu

b) Hiệu suất sử dụng TSCĐ bình quân

Hiệu suất sử dụng TSCĐ bình quân = Doanh thu thuần

TSCĐ bình quân

c) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu thuần

TSLĐ

d) Tỷ suất lợi nhuận gộp ( Gross profit margin)

Tỷ suất lợi nhuân gộp = Lợi nhuận gộp

Doanh thu thuần

Cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp → cho biết khả năng tiết kiệm chi phí trực tiếp của doanh nghiệp ( chi phí nhân công trực tiếp, NVL trực tiếp, khấu hao)

e) Tỷ suất lợi nhuận ròng ( Net profit margin)

Tỷ suất lợi nhuân ròng = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

Cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng → cho biết khả năng tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp

f) ROA ( Return on assets) – suất sinh lời tổng tài sản

Tổng tài sản bình quân

Trang 7

Một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

g) ROE ( Return on equity) – suất sinh lời vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu bình quân

h) ROCE ( Return on common equity)

ROCE = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi Vốn cổ phần thường bình quân

5 Nhóm chỉ tiêu thị trường

a) Giá trị sổ sách một cổ phiếu – BV (book value)

Số cổ phiếu thường đang lưu hành – CP quỹ

b) P/B – Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách

Giá trị sổ sách

Lưu ý: giá thị trường lấy tại thời điểm xem xét

c) EPS hoặc Basic EPS – lãi cơ bản trên một cổ phiếu

EPS = Lợi nhuận sau thuế - lợi tức ưu đãi Số CP thường lưu hành

d) DIV – Cổ tức một cổ phần thường

DIV = Lợi nhuận sau thuế trả cổ tức cổ đông thường Số CP thường lưu hành

e) Tỷ lệ chi trả cổ tức

f) P/E – Giá thị trường trên EPS

EPS

Cho biết nhà đầu tư trên thị trường đang chấp nhận trả bao nhiêu lần lợi nhuận trên mỗi một cổ phiếu

III Phân tích DUPONT

Trang 8

Kỹ thuật phân tích DUPONT thực chất là kỹ thuật phân tích cơ bản dựa trên việc phân tách ROA và ROE Thông qua việc phân tích DUPONT xem xét ảnh hưởng của các yếu tố tới ROE và ROA

ROE = LNST/DT × DT/TTS × TTS/VCSH

= Tỷ suất lợi nhuận ròng × Vòng quay tổng tài sản × 1/hệ số VCSH

= Tỷ suất lợi nhuận ròng × Vòng quay tổng tài sản × 1/ ( 1- hệ số nợ)

Ngày đăng: 07/12/2015, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w