1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”

48 2,3K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”

Trang 1

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

- -

LỜI NÓI ĐẦU

1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

Xã hội ngày càng phát triển đời sống vật chất của con người ngày một nâng lên kèm theo đó là sự phát triển vuợt bậc của khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn những nhu cầu thiết yếu của con người trong đó phải kể đến đó là các thiết bị điện dân dụng trong gia đình từ tủ lạnh, máy điều hòa v.v Những vật dụng đó thật gần gũi với chúng ta, nhưng trong quá trình sử dụng các vật dụng đó thường xuyên hỏng hóc cần được khắc phục

Với suy nghĩ đó, sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH Cơ điện lạnh Châu

Vy, em quyết định viết đề tài nghiên cứu “Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

 Hệ thống các máy móc, thiết bị xí nghiệp có liên quan đến lĩnh vực điện lạnh

 Quan sát, vận hành, bảo trì và sửa chữa các loại máy móc thiết bị

 Liệt kê các hỏng hóc thông thường và biện pháp sửa chữa

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu: các máy móc, thiết bị điện lạnh

 Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động, quy trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện lạnh

Trang 2

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 2

4 Kết cấu của đề tài:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Cơ điện lạnh

Châu Vy Chương 2: Các loại máy móc thiết bị điện lạnh cũng như cấu tạo,

nguyên lý hoạt động và các hỏng hóc thông thường

Trang 3

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- -

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH CHÂU VY

I Khái quát về công ty:

Tên viết tắt CHAU VY CO LTD

Tên đối ngoại Chau Vy refrigeration electrical company limited

Loại hình DN Công ty TNHH

Địa chỉ 686/2/16, khu phố 6, QL 1A, phường Bình Hưng Hòa B,

quận Bình Tân Điện thoại (08) 54254782

Người đại diện trước pháp luật: CEO Bùi Quốc Khang

II Nguồn nhân lực, chính sách và mục tiêu của công ty

Nhân lực: đội ngũ kỹ thuật được đào tạo chuyên môn căn bản

Tài lực: Sử dụng các Máy móc công cụ tiên tiến đủ khả năng thi công tất cả các công trình lớn nhỏ trên cả nước, với thời gian ngắn nhất Trí lực:

- Vốn liếng kỹ thuật được tích lũy với kinh nghiệm 20 năm chuyên ngành

- Chương trình thiết kế, lắp đặt được thực hiện với phần mềm xử lý theo tiêu chuẩn tiên tiến nhất

- Mô hình quản lý ưu việt, hiệu quả

Trang 4

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 4

- Có nhiều ý tưởng sáng tạo trong thi công tiết kiệm tối ưu cho khách hàng

Quản lý:

- Quản lý thi công theo mô hình tiên tiến, sát tiến độ, chất lượng an toàn

và tiết kiệm chi phí

- Nhân viên quản lý được đào tạo bài bản chuyên sâu

- Áp dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện

Thi công: Đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000

III Các loại sản phẩm của công ty

Những hoạt động kinh doanh chính:

- Dịch vụ: thiết kế, giám sát, cung cấp, lắp đặt hệ thống Lạnh trong các công trình công nghiệp thương mại và dân dụng

Cơ-Điện Sản phẩm: các sản phẩm phục vụ ngành Cơ-Điện-Lạnh dân dụng và công nghiệp

IV Phương hướng và kế hoạch phát triển

- Cam kết chất lượng, tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng

- Nuôi dưỡng và giữ gìn mối quan hệ thân thiện với các đối tác

- Tạo ra giá trị lợi nhuận cao cho Công ty và các thành viên

- Trân trọng sự đóng góp của khách hàng và cán bộ - nhân viên Công ty

- Luôn bảo đảm tính chính xác và trung thực trong kinh doanh

Trang 5

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 5

CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP

I Giới thiệu máy móc, trang thiết bị công ty

1 Tủ lạnh Sanaky – Showcase VH – 250HY

Trang 6

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 6

3 Máy nén

Hình 3: Máy nén pitông và máy nén scroll dạng kín

4 Đồng hồ và bình ga

Hình 4: Đồng hồ áp suất và bình gas R12

Trang 7

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 7

5 Van tiết lưu

Hình 5: Van tiết lưu

6 Máy điều hoà:

Hình 6: Máy điều hòa 1 cụm và 2 cụm

Trang 8

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 8

II Các thiết bị điện lạnh

1 Các loại máy lạnh dân dụng:

1.1 Những loại máy lạnh dân dụng trong thực tế

 Kho lạnh

 Điều hòa trung tâm dùng trong công nghiệp, những tòa nhà cao tầng

 Điều hòa dân dụng dùng trong hộ gia dình, quy mô nhỏ

 Tủ lạnh

1.2 Chu trình lạnh cơ bản

Trong máy lạnh dân dụng sử dụng chủ yếu là máy lạnh nén hơi, nên ở đây chỉ giới thiệu về chu trình lạnh cơ bản của máy lạnh nén hơi

Hình 7: Chu trình lạnh cơ bán của máy lạnh nén hơi

Chu trình diễn ra như sau:

 Bước 1: Máy nén hút hơi môi chất từ thiết bị bay hơi có nhiệt độ thấp và áp suất thấp, sau đó nén hơi môi chất lên áp suất cao và nhiệt độ cao rồi đẩy vào thiết bị ngưng tụ

 Bước 2: Tại giàn ngưng tụ môi chất lạnh được trao đổi nhiệt với không khí (hoặc nước) làm nhiệt độ hơi môi chất giảm xuống và môi chất chuyển sang pha lỏng, lúc này gọi là lỏng môi chất, sau đó lỏng môi chất đi qua van tiết lưu vào thiết bị bay hơi

Trang 9

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 9

 Bước 3: Tại thiết bị bay hơi, môi chất lạnh trao đổi nhiệt với không khí trong phòng làm giảm nhiệt độ trong phòng Do lỏng môi chất nhận nhiệt

độ của môi trường chuyển sang pha hơi

 Bước 4: Hơi môi chất được hút về máy nén và bắt đầu một chu trình mới

1.3 Tìm hiểu các loại máy lạnh dân dụng thường được sử dụng:

1.3.1 ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ DÂN DỤNG:

1.3.1.1 Nguyên lý hoạt động

- Khi máy nén hoạt động, hơi môi chất lạnh được máy nén nén lên áp suất cao và nhiệt độ cao, sau đó môi chất lạnh được đẩy đến dàn ngưng tụ Tại dàn ngưng tụ, hơi môi chất lạnh đi vào một dãy các ống dẫn bằng đồng hoặc bằng thép đặt trong các lớp cánh tản nhiệt Vì hơi môi chất lạnh có áp suất cao và nhiệt độ cao nên khi đi qua hệ thống ống dẫn và cánh tản nhiệt

sẽ tản nhiệt cho không khí môi trường và được một quạt hút không khí nóng tản nhiệt đó đẩy ra ngoài, hơi môi chất lạnh giải nhiệt cho không khí

sẽ hạ nhiệt độ đến nhiệt độ ngưng tụ và ngưng tụ thành lỏng môi chất

- Sau khi qua dàn ngưng tụ, lỏng môi chất lạnh đi vào đường ống xoắn, trong quá trình đi vào đường ống xoắn hơi môi chất còn dư sau khi đi qua dàn ngưng tụ sẽ hóa lỏng hoàn toàn và nhiệt độ của lỏng môi chất cũng giảm xuống do khi đi vào ống xoắn thì lưu lượng giảm nên áp suất và nhiệt độ môi chất lạnh cũng giảm

- Sau khi đi qua ống xoắn, lỏng môi chất đi vào dàn bay hơi, tại đây không khí trong phòng được quạt hút và thổi qua dàn ống dẫn lỏng môi chất đặt trong cánh tản nhiệt, khi không khí đi qua hệ thống này sẽ trao đổi nhiệt với lỏng môi chất lạnh, lỏng môi chất lạnh nhận nhiệt của không khí đạt ngưỡng nhiệt độ sôi thì sẽ hóa hơi không khí sau khi thải nhiệt cho lỏng môi chất lạnh sẽ giảm nhiệt độ và được thổi vào phòng làm hạ nhiệt độ phòng Hơi môi chất lạnh sau khi đi qua dàn bay hơi sẽ được hút về máy nén và bắt đầu lại một chu trình mới

1.3.1.2 Cấu tạo

Trong một máy điều hòa dân dụng có các chi tiết chính: Máy nén, Dàn ngưng tụ, ống mao, dàn bay hơi Ngoài ra còn có các thiết bị phụ khác như ống dẫn gas, dây dấn điện nguồn khởi động, phin lọc ẩm, van đảo chiều (trong máy lạnh 2 chiều)…

a Máy nén

Trang 10

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 10

- Máy nén được ví như trái tim của tất cả các loại máy lạnh Máy điều hòa không khí dân dụng có công suất thấp nên sử dụng máy nén kín và chủ yếu

là máy nén piston

- Máy nén kín là loại máy nén có động cơ và máy nén được bố trí trong một

vỏ máy bằng thép và hàn kín gọi là lốc Toàn bộ máy nén, động cơ được đặt trên ba lò xo giảm rung trong vỏ máy, vỏ máy được hàn kín nên hầu như không ồn Trục động cơ và máy nén lắp liền nhau nên có thể đạt tốc độ tối

đa 3600 vòng/ phút, do đó máy nén rật gọn nhẹ không chiếm nhiều diện tích lắp đặt

Hình 8: Máy nén và cấu tạo

1- Thân máy nén 2- Xy lanh

3- Piston 4- Tay biên 5- Trục khuỷu 6- Van đẩy 7- Van hút 8- Nắp trong 9- Nắp ngoài xy lanh 10- Ống hút

11- Stato 12- Roto 13- Ống hút của máy 14- Ống đẩy

- Về vấn đề bôi trơn, các máy nén có trục đứng được bố trí các rãnh dầu xoắn quanh trục với đường thông qua tâm trục xuống đáy để hút dầu Khi trục quay, dầu được hút lên nhờ lực ly tâm và được đưa đến các vị trí cần bôi trơn Nhất thiết trục khuỷu được quay theo một hướng nhất định nếu quay ngược lại dầu sẽ không lên được Phần lớn các lốc sử dụng động cơ điện một pha nên chiều quay đước cố định qua cuộn khởi động Một số lốc lớn công suất 2,5KW trở lên thường sử dụng động cơ ba pha, đối với lốc này các đầu dây đã được đánh dấu để đảm bảo chiều quay đúng của trục Nếu lắp nhầm, chiều quay của trục không đúng, dầu không lên máy nén sẽ bị hỏng rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn Các lốc có trục nằm ngang nhất thiết phải có bơm dầu bôi trơn

- Làm mát: Máy nén chủ yếu được làm mát bằng hơi môi chất lạnh hút từ giàn bay hơi về Ngoài ra dầu bôi trơn sau khi bôi trơn các chi tiết nóng lên

Trang 11

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 11

sẽ văng ra vỏ tản nhiệt cho không khí đối lưu tự nhiên bên ngoài Người ta còn sơn vỏ lốc màu đen để bức xạ nhiệt ra môi trường bên ngoài Một số lốc được bố trí một vài vòng ống xoắn làm mát máy nén gián tiếp thông qua dầu Hơi nóng sau khi được làm mát ở dàn ngưng tụ sẽ được đưa lại qua vòng ống xoắn làm mát dầu sau đó đưa trở lại giàn ngưng tụ

- Dàn ngưng tụ không khí cưỡng bức gồm các ống xoắn có cánh xếp trong nhiều dãy và dùng quạt để tạo chuyển động không khí Nó gồm những ống chữ U nối thông với nhau, tùy vào từng dàn mà có hai hay nhiều dãy (cụm) nối thông với nhau bởi ống góp Vật liệu ống thường là thép hoặc đồng, còn cánh tản nhiệt thì bằng thép hoặc nhôm

Hình 9: Dàn ngưng tụ không khí đối lưu cưỡng bức

Theo sơ đồ:

1 - ống xoắn đặt trong dàn cánh tản nhiệt

2- vỏ 3- ống khuếch tán 4- ống góp hơi vào 5- ống góp lỏng vào

- Nguyên lý hoạt động: hơi môi chất đi trong ống tỏa nhiệt cho không khí bên ngoài ống để ngưng tụ thành lỏng, sự truyền động của không khí tản nhiệt cho hơi môi chất nhờ quạt thổi cưỡng bức

- Với máy điều hòa dân dụng thì dùng thiết bị ngưng tụ loại này chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường Nếu dàn ngưng đặt ngoài trời và chịu bức xạ trực tiếp của mặt trời thì khả năng thải nhiệt cho không khí là kém Ngoài

ra vì có nhiều dãy(cụm) ống đặt trong hệ hệ thống cánh tản nhiệt nên việc

vệ sinh lau chùi bảo dưỡng khó khăn và dàn dễ bám bụi

Trang 12

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 12

c Ống mao dẫn

- Là ống thay đổi lưu lượng lỏng môi chất đi từ dàn ngưng tụ vào dàn bay hơi Thực chất là một đoạn ống xoắn có tiết diện nhỏ và dài

- Nguyên lý hoạt động của ống mao dẫn khá đơn giản: Khi lỏng môi chất đi

từ đường ống có tiết diện lớn vào đường ống xoắn có tiết diện nhỏ thì lưu lượng giảm, lưu lượng giảm kéo theo áp suất và nhiệt độ cũng giảm Do vậy nên khi lỏng môi chất đi qua van tiết lưu dạng xoắn này, nhiệt độ giảm xuống rất nhiều trước khi vào dàn bay hơi

- Độ dài và tiết diện của ống mao dẫn này phụ thuộc vào công suất lạnh của máy

d Thiết bị bay hơi:

- Thiết bị bay hơi là thiết bị trao đổi nhiệt trong đó môi chất lạnh lỏng hấp thụ nhiệt từ môi trường lạnh sôi và hóa hơi, do vậy cùng với thiết bị ngưng

tụ, nó là thiết bị trao đổi nhiệt quan trọng

- Cấu tạo của thiết bị bay hơi giống cấu tạo của thiết bị ngưng tụ Gồm một dàn ống hình chữ U xếp theo hình cánh cung xếp trong một hệ thống cánh nhôm để tăng khả năng trao đổi nhiệt khi tiếp xúc với không khí cần làm lạnh khi quạt thổi qua

- Nguyên lý hoạt động: Thiết bị bay hơi trong máy điều hòa không khí dân dụng thuộc loại thiết bị trao đổi nhiệt bề mặt ở đây không khí lưu động bên ngoài dàn ống dẫn lỏng môi chất lạnh đặt trong hệ thống cánh tản nhiệt như thiết bị ngưng tụ Không khí sẽ được quạt hút rồi thổi qua dàn ống đặt trong

hệ thống cánh nhôm, tại đây không khí trao đổi nhiệt với bề mặt ống dẫn lỏng môi chất lạnh và lỏng môi chất lạnh lấy nhiệt không khí đạt ngưỡng nhiệt độ sôi và hóa hơi, không khí sau khi thải nhiệt cho môi chất lạnh sẽ hạ nhiệt độ và được thổi ra ngoài làm giảm nhiệt độ trong phòng

e Môi chất lạnh

- Môi chất lạnh thông dụng trong điều hòa không khí dân dụng hiện nay là R22, có công thức hóa học CHClF2, là chất khí không màu có mùi thơm nhẹ, sôi ở -40,8oC R22 có tính chất lý hóa phù hợp với máy điều hòa dân dụng: Năng suất làm lạnh cao nên nên máy tương đối gọn; bền vững ở phạm vi nhiệt độ và áp suất làm việc, không tác dụng với kim loại và phi kim; không cháy, không nổ; không độc hại với cơ thể sống, nếu nồng độ quá cao gây ngạt thở do thiếu dưỡng khí; đắt nhưng dễ kiếm, vận chuyển và bảo quản dễ dàng

Trang 13

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 13

1.3.1.3 Phân loại máy điều hòa không khí dân dụng

Điều hòa không khí dân dụng dùng trong một phạm vi hẹp, thường chỉ là phòng riêng hoặc một vài phỏng nhỏ nên gọi đó là hệ thống kiểu cục bộ Trên thực tế có

3 loại phổ biến:

- Máy điều hòa dạng cửa sổ

- Máy điều hòa kiểu rời (hai cục)

- Máy điều hòa đặt nền thổi tự do

1.3.1.3.1 Máy điều hòa không khí dạng cửa sổ

Máy điều hòa không khí dạng cửa sổ được lắp đặt trên tường như các cửa sổ nên được gọi là máy điều hòa không khí dạng cửa sổ hoặc máy điều hòa một cụm (vì dàn ngưng tụ và bay hơi nằm cùng trong một khối) Máy điều hòa loại này có công suất lạnh nằm trong khoảng thừ 7000BTU/h đến 24000BTU/h

a Cấu tạo:

Hình 10: Cấu tạo máy lạnh 1 cụm Hình 11: Máy điều hòa 1 cụm National

1- Dàn nóng; 2- Máy nén; 3- Mô tơ

- Về cấu tạo, máy điều hòa nhiệt độ dạng cửa sổ là một tổ máy lạnh được lắp đặt hoàn chỉnh thành một khối chữ nhật tại nhà máy sản xuất, trong đó có dàn ngưng tụ (Dàn nóng), dàn bay hơi (Dàn lạnh), máy nén lạnh, hệ thống

Trang 14

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 14

đường ống gas, hệ thống điện và gas đã được nạp sẵn chỉ việc đấu nối là máy có thể hoạt động và sinh lạnh

- Dàn lạnh đặt phía trong phòng, dàn nóng nằm phía ngoài trời Quạt dàn nóng và dàn lạnh đồng trục và chung mô tơ Quạt dàn lạnh thường là quạt

ly tâm dạng kiểu lồng sóc cho phép tạo lưu lượng và áp lực gió lớn để có thể thổi gió đi xa Riêng quạt dàn nóng là kiểu hướng trục ở giữa máy có vách ngăn nhằm ngăn cách khoang dàn lạnh với khoang dàn nóng

Fan motor

Capacitor Compressor

indoor to

- Gió trong phòng được hút vào cửa hút nằm ở giữa phía trước máy và đưa qua dàn lạnh làm mát rồi thổi ra cửa gió đặt phía trên hoặc bên cạnh Cửa thổi gió có các cánh hướng gió có thể điều chỉnh qua lại để điều chỉnh hướng gió tới các vị trí muốn làm mát trong phòng

- Không khí giải nhiệt cho dàn nóng được lấy ở hai bên hông của máy Khi quạt hoạt động gió tuần hoàn vào bên trong và được thổi qua dàn nóng giải nhiệt cho hơi môi chất lạnh và sau đó ra ngoài khi lắp đặt máy điều hòa cửa sổ cần lưu ý các cửa lấy gió giải nhiệt dàn nóng luôn nhô ra khỏi tường một khoảng nhất định, không được che lấp các cửa lấy gió

- Phía trước mặt máy là các phím chứa năng điều khiển các chế độ của máy Điều hòa loại này có hai dạng: một chiều và hai chiều

Trang 15

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 15

- Máy nén là máy nén kín, giữa khoang dàn nóng và khoang dàn lạnh có cửa điều chỉnh cấp gió tươi, cho phép điều chỉnh lượng khí tươi cung cấp vào phòng Khoang đáy của vỏ máy dùng chứa nước ngưng rơi từ dàn lạnh và hướng dốc ra cửa thoát nước ngưng

c Ưu điểm:

- Dễ dàng lắp ráp và sử dụng

- Giá thành tính chung cho một đơn vị công suất lạnh thấp

- Kích thước nhỏ gọn nên diện tích lắp đặt không cần lớn

- Đối với khu vực công sở có nhiều phòng riêng biệt, sử dụng máy điều hòa dạng cửa sổ rất kinh tế do chi phí đầu tư và vận hành thấp

d Nhược điểm :

- Do là 1 khối không thể tách rời, nhiều khi không thể lắp đặt như theo mong muốn

- Công suất lạnh nhỏ, tối đa là 24000BTU/h

- Đối với các tòa nhà lớn nếu sử dụng máy điều hòa không khí loại này sẽ làm phá vỡ không gian kiến trúc và mỹ quan của công trình

- Do dàn nóng xả hơi nóng ra bên ngoài nên chỉ có thể lắp trên tường ngoài Với những căn phòng nằm sâu trong công trình không thể sử dụng máy điều hòa loại này

- Mẫu mã không nhiều nên người sử dụng có ít sự lựa chọn

e Một số vẫn đề lưu ý khi sử dụng:

 Không để các vật che chắn làm ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn gió ở dàn lạnh và dàn nóng

 Khi vừa dừng máy không nên cho chạy lại ngay, chờ khoảng 3-5 phút cho

áp lực gas trong hệ thống trở lại cân bằng rồi mới chạy lại

 Định kỳ vệ sinh phin lọc hút bụi

 Không nên đặt nhiệt độ trong phòng quá thấp vì không kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe

1.3.1.3.2 Máy điều hòa không khí kiểu rời:

Để khắc phục nhược điểm của máy điều hòa cửa sổ là không thể lắp đặt cho các phòng sâu phía trong các công trình và sự hạn chế mẫu mã do đó người ta phát

Trang 16

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 16

minh ra máy điều hòa không khí dạng rời ở đó dàn nóng và dàn lạnh được tách làm hai khối Vì vậy máy điều hòa dạng này còn có tên là máy điều hòa hai cụm

a Cấu tạo:

Máy điều hòa hai cục gồm hai cụm nóng và lạnh bố trí rời nhau, liên kết giữa hai cụm là các ống đồng dẫn gas và dây điện điều khiển Máy nén đặt trong dàn nóng, điều khiển làm việc của máy từ dàn lạnh thông qua bộ điều khiển có dây hoặc điều khiển từ xa Máy điều hòa hai cục có dải công suất lạnh từ 9000BTU/h đến 60.000BTU/h

Hình 13: Máy điều hòa 2 cụm

Trang 17

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 17

Hình 14: Máy điều hòa 2 cụm National

1 Máy nén công suất 1 HP

2 Bình bay hơi, bình ngưng

tụ, bình tách lỏng

3 Quạt dàn lạnh loại ngang dòng và quạt dàn nóng loại hướng hỗn hợp

4 Môi chất lạnh R22

 Phân loại:

- Theo chế độ làm việc chia ra làm hai loại máy một chiều và hai chiều

- Theo đặc điểm của dàn lạnh có thể chia ra: máy điều hòa gắn tường, đặt nền, áp trần, dấu trần, cassette, máy điều hòa kiểu vệ tinh

 Sơ đồ nguyên lý:

Hình 15: Nguyên lý hoạt động máy lạnh 2 cụm

 Dàn lạnh: Đặt bên trong phòng, là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm Dàn lạnh có trang bị kiểu quạt ly tâm ( Lồng sóc) Dàn lạnh có nhiều dạng khác nhau cho phép người sử dụng có thể lựa chọn kiểu phù hợp với kết cấu tòa nhà và không gian lắp đặt cụ thể như sau:

 Loại đặt sàn: Loại đặt nền có cửa thổi phía trên, cửa hút đặt bên hông, phía trước Loại này thích hợp cho không gian hẹp, trần cao

Trang 18

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 18

 Loại treo tường: Đây là dạng phổ biến nhất, các dàn lạnh được lắp đặt trên tường có không gian đẹp, thích hợp cho phòng cân đối, không khí được thổi ra

ở phía dưới và hút vào ở cửa nằm phía trên

 Loại áp trần: Dàn lạnh lắp đặt áp sát trần, thích hợp cho những công trình thấp nhưng có diện tích rộng, gió được thổi đi ra sát trần, gió hồi về phía dưới dàn nóng

 Loại Cassette: Khi lắp đặt dàn cassette người ta khoét trần và lắp đặt áp lên bề mặt trần Toàn bộ dàn lạnh nằm sâu trong trần, chỉ có mặt trước của bề mặt nổi lên trên bề mặt trần Mặt trước của mát cassette gồm có cửa hút nằm ở giữa, các cửa thôi nằm ở các bên, tùy theo máy mà có thể có 2, 3 hoặc 4 cửa thổi về các hướng khác nhau Loại Cassette rất thích hợp cho khu vực trần cao, không gian rộng như các phòng họp, hội trường, đại sảnh

 Loại dấu trần: Dàn lạnh dấu trần được lắp đặt hoàn toàn bên trong trần thạch cao, để dẫn gió xuống phòng và hổi gió trở lại bắt buộc phải có ống cấp, hồi gió và các miệng thổi, miệng hút Loại này thích hợp cho văn phòng, công sở, các khu vực có trần giả, trần thạch cao

 Loại vệ tinh: Ngoài các loại dàn lạnh phổ biến như trên, một số hãng còn chế tạo dàn lạnh kiểu vệ tinh Dàn lạnh kiểu vệ tinh gồm một dàn chính có bố trí các miệng hút, dàn chính được nối với các vệ tinh, đó là các hộp có các cửa thổi gió Các vệ tinh nối với dàn chính thông qua ống nối mềm Mỗi dàn có từ

2 đên 4 vệ tinh đặt ở các vị trí tùy ý

 Dàn nóng: Cũng là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm Có quạt kiểu hướng trục Dàn nóng có cấu tạo cho phép lắp đặt ngoài trời mà không cần che nắng mưa Tuy nhiên cần tránh nơi có nắng gắt và bức xạ trực tiếp vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của máy

 Ống dẫn gas: liên kết dàn nóng và dàn lạnh là một cặp ống lỏng môi chất và gas Kích cỡ ống được ghi rõ trong tài liệu kỹ thuật của máy hoặc có thể căn cứ vào đầu nối của máy ống dịch lỏng nhỏ hơn ống gas Các ống dẫn khi lắp đặt nên đặt sát nhau để tăng hiệu quả làm việc của máy Ngoài cùng bọc vật liệu cách nhiệt

 Dây điện điều khiển: Ngoài 2 ống dẫn gas, giữa dàn nóng và dàn lạnh còn

có dây điện điều khiển, tùy theo loại máy mà có số lượng dây có khác nhau

từ 3 đến 6 sợi Kích cỡ dây nằm trong khoảng 0.75 đến 2.5 mm2

 Dây điện động lực (dây điện nguồn) thường nối với dàn nóng Tùy theo công suất mà điện nguồn là một pha hay ba pha Thường công suất máy từ 36.000BTU/h trở lên thì dùng điện ba pha

Trang 19

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 19

- Do chỉ có hai cụm nên lắp đặt tương đối dễ dàng

- Giá thành rẻ, tiện lợi cho những không gian nhỏ và các hộ gia đình Dễ sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa

 Nhược điểm:

- Công suất lạnh hạn chế, tối đa là 60.000BTU/h

- Độ dài đường ống và chênh lệch độ cao giữa các giàn bị hạn chế

- Giải nhiệt bằng gió nên hiệu suất không cao, đặc biệt là những ngày nắng nóng

- Đối với công trình lớn, sử dụng máy điều hòa rời dễ phá vỡ kiếm trúc và thẩm mỹ của công trình do dàn nóng đặt bên ngoài Một số trường hợp rất khó bố trí dàn nóng

 Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng

- Vị trí dàn nóng và dàn lạnh: Khi lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh cần lưu ý vấn

đề hồi dầu Khi hệ thống làm việc, dầu bôi trơn máy nén theo gas chảy đến dàn lạnh, hạn chế việc trao đổi nhiệt và làm máy thiếu dầu Vì thế khi vị trí dàn lạnh thấp hơn dàn nóng cần phải có bẫy dầu ở đầu đi ra dàn lạnh, để thực hiện việc hồi dầu

- Nếu độ chênh lệch độ cao dàn nóng và dàn lạnh lớn có thể dùng một vài bẫy dầu, nhưng cần lưu ý nêu sử dụng quá nhiều bẫy dầu sẽ gây trở lực đường ống lớn làm giảm năng suất máy

- Vị trí lắp đặt dàn nóng cần thoáng mát và tránh gió thổi nóng vào người và vào dàn nóng khác

- Khi lắp đường ống cần vệ sinh sạch sẽ, hút chân không hoặc xả đuổi không khí ngưng khỏi đường ống, hạn chế tối đa độ dài của đường ống để tránh tổn hao công suất máy nén Tránh đi đường khúc khuỷu, nhiều mối nối

- Sau khi vừa tắt máy không nên chạy ngay mà phải đợi ít nhất 3 phút cho đầu đẩy và hút của máy cân bằng rồi mới chạy lại ở một số may có rơle thời gian hay mạch trễ cho phép máy chỉ có thể khởi động lại sau một khoảng thời gian nào đó kể từ khi bật máy chạy

Trang 20

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 20

- Khi sử dụng nên đặt nhiệt độ trong phòng vừa phải, tránh đặt quá thấp vừa không tốt cho sức khỏe, vừa tốn điện năng

- Không nên sử dụng dàn nóng của máy điều hòa để hong khô, sấy khô các

đồ vật

1.3.1.3.3 Máy điều hòa dạng tủ:

- Máy điều hòa rời thổi tự do là máy điều hòa có công suất trung bình Đây là dạng máy được lắp đặt nhiều ở các nhà hàng, nhà ăn hoặc sảnh cơ quan

- Công suất máy từ 36.000BTU/h đến 100.000BTU/h

 Bộ điều khiển nằm ở phía mặt trước của dàn lạnh, ở đó có đầy đủ các chức năng điều khiển cho phép đặt nhiệt độ phòng, tốc độ chuyển động của quạt.v.v

Hình 16 : Máy điều hoà dạng tủ

Trang 21

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 21

- Về nguyên lý lắp đặt giống như máy điều hòa rời gồm dàn nóng, dàn lạnh

và hệ thống ống đồng, dây điện nối giữa chúng

- Ưu điểm của máy là gió lạnh được tuần hoàn vị thổi trực tiếp vào không gian điều hòa nên tổn thất nhiệt ít, chi phí lắp đặt thấp Mặt khác độ ồn của máy nhỏ nên mặc dù có công suất trung bình nhưng vân có thể lắp đặt ngay trong phòng mà không sợ bị ảnh hưởng

1.3.1.4 Bảo dƣỡng và sửa chữa những lỗi hƣ hỏng của điều hòa dân dụng:

Với máy điều hòa dân dụng thì việc bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ là rất cần thiết Khoảng thời gian giữa hai lần vệ sinh và bảo dưỡng là 6 tháng hoặc nhanh hơn với những nơi có môi trường nhiều khói bụi

 Các bước vệ sinh, bảo dưỡng:

- Ngắt nguồn điện của máy

- Tháo bỏ vỏ ngài mặt lạnh vệ sinh vỏa bằng lau chùi hoặc dùng máy bơm áp suất cao để vệ sinh Trong vỏ mặt lạnh có lưới lọc, cần vệ sinh thật sạch vì đây là nới nhiều bụi bám nhất, bụi bám làm cho trở nhiệt tăng lên ở các bề mặt trao đổi nhiệt

- Và có thể dẫn tới nhiều trục trặc hỏng hóc:

 Áp suất ngưng tụ tăng, áp suất bay hơi giảm, tỷ số nén tăng việc làm mát động cơ và máy nén khó khăn hơn, tiêu tốn nhiều điện năng, máy dễ quá tải và có thể gay cháy máy

 Bụi bẩn làm cho các thiết bị điện và tự động, đặc biệt là các tiếp điểm làm việc không đảm bảo

- Sau khi thảo bỏ vỏ mặt lạnh ta sẽ thấy dàn bay hơi gồm ống đồng và cánh nhôm tản nhiệt, dùng rẻ ướt để lau hoặc dùng máy bơn nước áp suất cao để xịt, xịt toàn bộ dàn ống đồng và cánh nhôm tản nhiệt, quạt gió lồng sóc Lưu ý, trước khi xịt cần che đậy mạch điều khiển cảu dàn lạnh

- Lau khô vỏ, lắp lại vỏ Dùng máy bơm áp suất cao xịt bụi bẩn bám ở dàn ống đồng cánh nhôm ở thiết bị ngưng tụ (cục nóng) xịt thật kỹ với áp lực mạnh vì cánh tản nhiệt nhôm xếp khá dày nên bụi bám khá chặt, nếu quá nhiều bụi thì khả năng tản nhiệt của môi chất lạnh tại đây sẽ giảm đi rất nhiều

- Dùng đồng hồ đo kiểm tra áp suất của gas, áp suất dao động từ 60 - 75 PSI

là đạt yêu cầu, nếu áp suất thấp hơn thì tiến hành bật máy và nạp gas bổ xung Lưu ý phải bật cho máy chạy từ 3 - 5 phút rồi mới tiến hành đo áp

Trang 22

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 22

suất vì lúc đó áp suất giữa đầu hút và đầu đẩy mới cân bằng Nếu áp suất quá thấp thì máy bị rò rỉ gas, cần tìm vị trí rò rỉ, khắc phục và nạp gas bổ xung

- Tra dầu mỡ, cho quạt để quạt được bôi trơn, không gây tiếng ồn và nhanh đảo trục do khô dầu

 Các trục trặc và cách khắc phục:

a) Máy điều hòa và quạt dàn lạnh không chạy sau khi bấm nút khởi động:

- Kiểm tra cầu chì có bị đứt không, nguồn điện có vào được đến máy không

- Hạ nhiệt độ trên điều khiển hay núm vặn xuống mức nhiệt độ thấp nhất

- Nếu chuyển qua chế độ quạt mà quạt quay, chuyển sang chế độ làm lạnh hoặc làm mát mà máy nén không chạy cần kiểm tra xem nguồn điện có đủ không Nếu nguồn phù hợp thì nguyên nhân có thể là:

 Tụ điện bị hỏng

 Rơle điện áp bị hỏng

 Các cuộn dây đã bị đứt hoặc động cơ đã bị cháy

- Khi đó phải tiến hành kiểm tra từng phần thứ tự Nếu thấy tất cả bình thường: Tụ vẫn tốt, rơle điện áp vẫn ổn, các cuộn dây vẫn thông, điện trở của các cuộn dây đúng thông số, độ cách điện giữa vỏ và cuộn dây vẫn đạt lớn hơn hoặc bằng 5M nhưng máy nén vẫn không chạy thì có thể máy nén

bị kẹt cơ

- Hiện tượng kẹt cơ là khi cấp điện, máy nén kêu ù ù hơi rung tay nếu sờ vào máy nén và sau một vài giây thécmic sẽ ngắt, khi đó cần phải nạp thêm dầu cho máy nén, nếu máy nén vẫn không chạy cần bổ máy nén ra và tìm nguyên nhân và sửa chữa

b) Máy điều hòa và quạt đều làm việc nhƣng không lạnh hoặc kém lạnh:

- Dàn nóng bị bám bụi quá nhiều

- Không khí làm mát dàn nóng bị thiếu

- Tấm lọc không khí phía trong nhà bị bịt kín

- Nói chung các dàn bị bẩn, không khí lưu thông qua dàn không tốt nên gây

ra hiện tượng kém lạnh

Trang 23

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 23

- Kém lạnh và mất lạnh hoàn toàn có thể do thiếu gas, hoặc mất gas hoàn toàn, khi đó ta phải tìm chỗ rò rỉ ( theo vết dầu hoặc dùng bọt xà phòng, đèn halogen, máy dò gas điện tử) để khắc phục và nạp gas lại

- Đường ống quá dài

- Nhiệt độ bức xạ do mặt trời vào phòng cao, diện tích phòng quá rộng so với công suất máy

- Phòng nhiều người và thiết bị sinh nhiệt

- Cục nóng đặt tại vị trí trao đổi nhiệt kém hoặc tại vị trí bức xạ mặt trời mạnh

- Đối với các hệ thống lạnh đã sử dụng hoặc đã sửa chữa rất dễ bị tắc phin lọc, tắc ống mao vì bẩn

 Khi đó quan sát ống mao và phin lọc, nếu thấy “đổ mồ hôi” thì chắc chắn là phin và ống mao đã bị tắc, chỗ này nằm ở chỗ bắt đầu đổ mồ hôi

 Tấm lọc có nhiệt độ cao hơn không khí bên ngoài 3-4oC Có thể sờ tay vào thấy mát (tuy chưa đổ mồ hôi) cũng có thể phin lọc bị tắc một phần

 Có thể dùng đèn khò hơ nóng chỗ bị tắc sau đó lấy tuôcnơvit gõ nhẹ vài lần có thể hết, nếu không được phải cắt phin ra thay rồi mới nạp gas lại

- Các máy điều hòa cũ có thời gian hoạt động nhiều có thể máy nén bị “dão” piston, xecmăng bị mòn, chốt tay biên, tay biên, trục khuỷu bị mòn nên năng suất hút giảm, tốt nhất nên thay máy nén mới cho phù hợp vì khắc phục rất phức tạp và không đảm bảo

 Khắc phục, sửa chữa:

- Kiểm tra gas nếu thiếu nạp gas bổ xung

- Kiểm tra có thể máy nén bị kẹt do thừa gas: xả bớt gas Có thể do dòng cấp cho máy nén không đủ, cần kiểm tra nguồn điện

- Xem xét vị trí đặt máy để tính toán đường ống dẫn gas sao cho ngắn nhất

- Cần xem xét, tính toán các tác nhân như: bức xạ nhiệt của mặt trời vào phòng, diện tích phòng, lượng người và thiết bị sinh nhiệt hợp lý để chọn điều hòa đủ công suất

- Tìm vị trí đặt cục nóng thoáng, mát nhất có thể

c) Dàn bay hơi có tuyết bám:

Trang 24

HS Lê Hồ Quí KTML 08_3 Trang 24

- Bình thường môi chất sôi ở nhiệt độ 5-10oC nên dàn bay hơi có tuyết bám

là dấu hiệu máy làm việc không bình thường Nhiệt độ dàn bay hơi càng thấp thì độ ẩm bị tách ra càng nhiều nhưng năng suất lạnh càng giảm, vì vậy nhiệt độ dàn bay hơi tốt nhất nằm trong khoảng 10-20oC ở điều kiện mùa hè Việt Nam, nhiệt độ trong phòng 28oC thì nhiệt độ bay hơi nên duy trì từ 15-16oC là thích hợp nhất và năng suất lạnh đạt được cũng là cao nhất

- Dàn bay hơi bám tuyết có nhiều nguyên nhân:

 Nhiệt độ không khí bên ngoài quá nóng

 Nhiệt độ không khí trong phòng quá lạnh

 Điều chỉnh thermôstat đến vị trí quá lạnh

 Tấm lọc khí bị bẩn, bí, tuần hoàn gió qua dàn bay hơi bị ngưng trệ

 Quạt dàn bay hơi quá yếu

- Vệ sinh tấm lọc và hệ thống ống xoắn có cánh tản nhiệt trong dàn bay hơi

- Kiểm tra, sử chữa hoặc thay thế quạt dàn bay hơi

- Kiểm tra gas, nếu thiếu thì bổ sung

- Cân chỉnh lại ống mao cho đúng

d) Máy làm việc bình thường nhưng quá ồn:

- Cân bằng động của quạt không tốt, động cơ quạt có trục trặc, khô dầu mỡ, lệch trục, lệch trục cánh quạt, có thể cánh quạt quệt vào hộp gió Cần kiểm tra quạt trước tiên vì quạt là bộ phận chủ yếu gây ra tiếng ồn

- Khi hoạt động máy rung do quạt và máy nén rung Các ống nối và ống dẫn

có thể bị chạm vào vỏ Có thể uốn đoạn ống đó xa khỏi vỏ hoặc đệm xốp hoặc cao su ép chặt vào vỏ hoặc thành mày

- Tiếng ồn cũng có thể do một vài tấm ốp bị lỏng vít, tháo vỏ ra cho máy chạy, dùng tay giữ từng chi tiết để tìm chi tiết bị lỏng vài cố định lại

Ngày đăng: 25/04/2013, 13:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2:  Tủ lạnh Sanaky VH-260HY. - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 2 Tủ lạnh Sanaky VH-260HY (Trang 5)
Hình 1:  Tủ lạnh Sanaky VH-250HY. - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 1 Tủ lạnh Sanaky VH-250HY (Trang 5)
Hình 3:  Máy nén pitông và máy nén scroll dạng kín. - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 3 Máy nén pitông và máy nén scroll dạng kín (Trang 6)
Hình 4:  Đồng hồ áp suất và bình gas R12. - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 4 Đồng hồ áp suất và bình gas R12 (Trang 6)
Hình 5:  Van tiết lưu - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 5 Van tiết lưu (Trang 7)
Hình 6: Máy điều hòa 1 cụm và 2 cụm. - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 6 Máy điều hòa 1 cụm và 2 cụm (Trang 7)
Hình 7: Chu trình lạnh cơ bán của máy lạnh nén hơi - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 7 Chu trình lạnh cơ bán của máy lạnh nén hơi (Trang 8)
Hình 8: Máy nén và cấu tạo - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 8 Máy nén và cấu tạo (Trang 10)
Hình 9: Dàn ngưng tụ không khí đối lưu cưỡng bức - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 9 Dàn ngưng tụ không khí đối lưu cưỡng bức (Trang 11)
Hình 10: Cấu tạo máy lạnh 1 cụm  Hình 11: Máy điều hòa 1 cụm National - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 10 Cấu tạo máy lạnh 1 cụm Hình 11: Máy điều hòa 1 cụm National (Trang 13)
Hình 12: Sơ đồ mạch điện máy điều hòa 1 cụm. - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 12 Sơ đồ mạch điện máy điều hòa 1 cụm (Trang 14)
Hình 13: Máy điều hòa 2 cụm. - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 13 Máy điều hòa 2 cụm (Trang 16)
Hình 14: Máy điều hòa 2 cụm National - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 14 Máy điều hòa 2 cụm National (Trang 17)
Hình 15: Nguyên lý hoạt động máy lạnh 2 cụm - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 15 Nguyên lý hoạt động máy lạnh 2 cụm (Trang 17)
Hình 16 : Máy điều hoà dạng tủ - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 16 Máy điều hoà dạng tủ (Trang 20)
Hình 17: Cấu tạo chung của tủ lạnh - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 17 Cấu tạo chung của tủ lạnh (Trang 29)
Hình 18: Dàn ngưng tủ lạnh - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 18 Dàn ngưng tủ lạnh (Trang 30)
Hình 19: Dàn bay hơi tủ lạnh - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 19 Dàn bay hơi tủ lạnh (Trang 31)
Hình 20: Cấu tạo phin sấy - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 20 Cấu tạo phin sấy (Trang 32)
Hình 21: Thao tác tháo và nạp dầu tủ lạnh - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 21 Thao tác tháo và nạp dầu tủ lạnh (Trang 35)
Hình 21: Sơ đồ hút chân không tủ lạnh  Hình 22: Sạc gas tủ lạnh - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
Hình 21 Sơ đồ hút chân không tủ lạnh Hình 22: Sạc gas tủ lạnh (Trang 36)
Hình Hình 23: Máy lạnh công nghiệp sử dụng tháp giải nhiệt. - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
nh Hình 23: Máy lạnh công nghiệp sử dụng tháp giải nhiệt (Trang 42)
Hình Hình 24: Máy lạnh công nghiệp sử dụng bình ngưng tụ - Các loại máy móc thiết bị điện lạnh thông thường: cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hỏng hóc và biện pháp sửa chữa.”
nh Hình 24: Máy lạnh công nghiệp sử dụng bình ngưng tụ (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w