Đổi mới công tác kế hoạch nhằm xác định rõ những nội dung kinh tế - xã hội mà mỗi cấp chính quyền cần hoạch định; đồng thời tính toán sự cân đối các nguồn lực tương ứng với các mục tiêu
Trang 1Thông thường để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng GDP, tạo việc làm mới, ổn định giá cả, tăng xuất khẩu, nhà nước thường sử dụng các nhóm chính sách hay còn gọi là các nhóm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô
Đổi mới công tác kế hoạch nhằm xác định rõ những nội dung kinh tế - xã hội mà mỗi cấp chính quyền cần hoạch định; đồng thời tính toán sự cân đối các nguồn lực tương ứng với các mục tiêu đã xác định, nhằm định hướng cho thị trường phát triển
Chuyển từ tính chất pháp lệnh sang tính chất chỉ dẫn
Đổi mới công tác kế hoạch và quy hoạch thực chất là xác định vai trò quan trọng của Nhà nước trong suốt quá trình dẫn dắt thị trường phát triển theo mục tiêu của mình Do đó, một trong các nhiệm vụ quan trọng của công tác quy hoạch kế hoạch là chỉ dẫn và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển
Cần đổi mới nội dung và phương thức xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hiện nay theo hướng chuyển từ tính chất pháp lệnh sang tính chất chỉ dẫn (Indicated plan) Ví dụ như chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, huy động vốn đầu tư, chỉ số tăng giá… mang tính chất dự báo để định hướng cho nhà đầu tư, không cần xem đó là những ràng buộc trong điều hành nền kinh tế của Nhà nước Trọng tâm của công tác kế hoạch là Nhà nước đưa ra những tín hiệu mang tính chỉ dẫn để dẫn dắt thị trường; đồng thời xác định các chính sách, biện pháp, giải pháp nhằm bảo đảm các mục tiêu đề ra
Về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cần tập trung vào các chỉ tiêu phát triển bền vững như các chỉ tiêu về an sinh xã hội, môi trường… nhằm ràng buộc các cấp chính quyền phải thực hiện nhiệm vụ của mình Các chỉ tiêu về kinh tế, xét cho cùng, chỉ là phương tiện; còn các chỉ tiêu về an sinh – xã hội mới là mục tiêu của phát triển
Phân quyền, phân cấp thế nào là hợp lý
Thực hiện nguyên tắc phân quyền (deconcentralization) trong quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm bảo đảm tính linh hoạt của thị trường là xu hướng chung của kinh tế thị trường thế giới ngày nay
Xu hướng này ở nước ta thường gọi là mở rộng việc phân cấp của Chính phủ cho chính quyền địa phương Việc phân cấp cần được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản Đó là mở rộng phân cấp, nhưng đồng thời phải tạo cơ chế để tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát của chính quyền Trung ương đối với chính quyền địa phương Cụ thể là Chính phủ tập trung vào 3 nhiệm vụ: (1) hoạch định chính sách; (2) ban hành các quy định và (3) kiểm tra giám sát chế tài vi phạm Còn các quyết định cụ thể liên quan đến đời sống kinh tế ở mỗi địa phương, nên để địa phương thực hiện
Việc phân cấp cần dựa trên các nguyên tắc của nền hành chính quốc gia, bảo đảm tính chất thống nhất quản lý của Nhà nước ta, nhưng vẫn đề cao tính tự chủ của địa phương trên nền tảng lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh của các địa phương, các vùng kinh tế và các đô thị Xu hướng chung của thế giới là mở rộng quyền tự quản về ngân sách và cung cấp dịch vụ đô thị của chính quyền các đô thị
Việc phân cấp cần được thực hiện theo hướng việc gì cấp dưới, địa phương làm tốt thì giao cho cấp đó thực hiện; cấp nào giải quyết sát thực tế hơn, có điều kiện thực hiện và có hiệu quả hơn thì giao nhiệm vụ, thẩm quyền cho cấp đó
Nhiệm vụ của cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm toàn bộ, có thẩm quyền đầy đủ (tự quyết, tự quản đối với công việc được giao; không trùng lắp giữa việc do Trung ương làm với việc của địa phương làm
và công việc giữa các cấp chính quyền trong phạm vi một địa phương với nhau)
Từ các nguyên tắc nêu trên, để nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý Nhà nước cần tiến hành nghiên cứu
bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước
Hình thành tổ chức cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận
Trang 2Xây dựng nền hành chính phục vụ dựa trên cơ sở hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ công, các định chế yểm trợ Hiện nay luật pháp nước ta chưa xây dựng các định chế cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận Cần xác định rõ bản chất của định chế cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận là các tổ chức cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như: y tế, giáo dục, văn hoá, khoa học, dịch vụ đô thị, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ thông tin; các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư v.v… do các thành phần kinh tế và Nhà nước đầu tư để phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng, mà nhà đầu tư không thu lợi nhuận về cho mình (nhà đầu tư không thu lợi nhuận không có nghĩa là tổ chức đó không hoạt động kinh doanh, mà phải mang tính chất kinh doanh nhằm tích tụ vốn để không ngừng phát triển)
Để thực hiện vai trò này của Nhà nước, Nhà nước cần sớm xây dựng một đạo luật về các tổ chức dịch
vụ công phi lợi nhuận Khi có đạo luật này, thì vai trò quản lý Nhà nước chính là giám sát sự hoạt động của các tổ chức trên, chứ không phải làm thay việc cung cấp các dịch vụ phi lợi nhuận như hiện nay
Sự phát triển các loại thị trường phản ảnh quá trình chuyển dịch cơ cấu và lợi thế của nền kinh tế trong quá trình cạnh tranh Do đó, vấn đề hoàn thiện các loại thị trường ở nước ta cần xác định trên 2 nguyên tắc
Thứ nhất, bảo đảm tính đồng bộ trong mối quan hệ kinh tế giữa các thị trường với nhau Bởi vì, không
có một loại thị trường nào phát triển riêng rẽ, mà thị trường này luôn luôn là nguyên nhân và kết quả của thị trường kia Ví dụ, nếu các ngành kinh tế khác không phát triển, thì không có điều kiện để phát triển thị trường tài chính và nếu thị trường tài chính không phát triển, thì không bảo đảm được nguồn vốn cho các ngành kinh tế khác
Thứ hai, sự phát triển các loại thị trường phải thông qua các chính sách của Nhà nước, được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật có liên quan, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho từng giai đoạn của quá trình CNH-HĐH đất nước
Vai trò điều tiết và can thiệp của Nhà nước
Sự vận động của tổng cung-tổng cầu trong nền kinh tế thị trường, vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm vào 4 mục tiêu kinh tế: Tăng trưởng GDP; tạo việc làm mới, giảm thất nghiệp; ổn định giá cả và tăng xuất khẩu ròng Thông thường để thực hiện 4 mục tiêu kinh tế vĩ mô như nêu ở phần trên, nhà nước thường sử dụng 4 nhóm chính sách hay còn gọi là các nhóm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô
Chính sách tài khoá bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ Nhóm các chính sách tiền
tệ được ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết thị trường tài chính, mà trọng tâm là thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định giá cả Thông thường chính sách tiền tệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế thông qua các công cụ như: lãi suất, tín dụng, các nghiệp vụ của thị trường
mở v v
Chính sách chi tiêu nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng và điều tiết tổng cầu của nền kinh tế
Chính sách ngoại thương nhằm điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu, bảo đảm mục tiêu tăng xuất khẩu ròng (xuất trừ nhập khẩu); điều tiết tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế; đồng thời góp phần vào chính sách tỷ giá
Bốn nhóm công cụ chính sách nêu trên tuỳ theo tính chất của một nền kinh tế và trong mỗi giai đoạn nhất định được điều chỉnh nhằm bảo đảm phục vụ có hiệu quả cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô nói chung
và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng
Như đã trình bày ở Bài I, mô hình kinh tế thị trường luôn luôn tồn tại 3 khuyết tật cố hữu, gắn liền với bản chất của nó Năng lực quản trị có hiệu quả của một Nhà nước thể hiện ở khả năng sử dụng các công cụ
để hạn chế những hệ quả tiêu cực do các “ khuyết tật “ đó gây ra
Sử dụng các tổ chức kinh tế của Nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế mà Nhà nước nắm vai trò chi phối chính là sự can thiệp vào thị trường bằng sức mạnh vật chất của Nhà nước Do đó, vấn đề cải cách doanh
Trang 3nghiệp Nhà nước (DNNN) chính là “tái cấu trúc“ lực lượng này để làm tốt vai trò tham gia điều tiết thị trường, cung cấp tốt hơn các loại “hàng hoá và dịch vụ công cộng” phục vụ mục tiêu phát triển bền vũng Tái cấu trúc lực lượng DNNN để lực lượng này thực sự là sức mạnh vật chất, cùng với thể chế kinh
tế trở thành công cụ điều tiết thị trường có hiệu quả Đây là một nội dung rất quan trọng, không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế, mà còn gắn kết được vấn đề đề kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Áp dụng rộng rãi mô hình công - tư hợp tác trong phát triển kinh tế
Hiện nay ở nước ta nhiều dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng được thực hiện theo hình thức này, trong đó
có các dự án về giao thông, cấp nước, thu hút công nghiệp công nghệ cao
Với phương thức này, vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước trở thành "vốn mồi" để thu hút đầu tư của khu vực tư nhân Tuy nhiên, hiện nay chưa có khung pháp lý rõ ràng cho hình thức đầu tư này, mà còn mang tính tự phát, nên cần được chế định khung pháp lý ở tầm quốc gia
Nếu áp dụng rộng rãi mô hình hợp tác công-tư, thì nhiều loại dịch vụ và hàng hoá công cộng có thể thu hút khu vực tư nhân đầu tư, dành tập trung nguồn lực Nhà nước - doanh nghiệp Nhà nước vào các khu vực trọng yếu hơn của nền kinh tế Đây chính là hình thức đầu tư mà Nhà nước bổ khuyết cho thị trường, góp phần thực hiện chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế và vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Tóm lại, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường thông qua việc đổi mới thể chế kinh tế, trong đó Nhà nước đóng vai trò tích cực nhất trong việc khắc phục, hạn chế 3 khuyết tật cố hữu của thị trường thông qua hệ thống công cụ điều tiết đóng vai trò "người dẫn đường" cho quá trình tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
Mặt khác, trong điều kiện toàn cấu hoá và hội nhập kinh tế, vai trò của Nhà nước càng quan trọng hơn trong việc nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, chính là tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, mà nội dung quan trọng nhất và là trước hết phải đổi mới nhận thức về vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường
• SỰ THAY ĐỔI TRONG PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ
Trước kia, nước ta xây dựng thể chế kinh tế kế họach hóa tập trung cao độ, nhấn mạnh vai trò chi phối tuyệt đối của chính phủ Cho nên để điều tiết nền kinhtế nhà nước sử dụng đơn nhất một phương thức điều tiết trực tiếp, can thiệp trực tiếp vào mọi hoạt động kinh tế - xã hội Mặc dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận, chối bỏ những tác dụng quan trọng của cơ chế này trong thời kỳ đầu, nhưng không thể duy trì mãi vì
nó có không ít khuyết tật kềm hãm sự phát triển Do đó, nước ta chuyển sang cơ chế thị trường là điều tất yếu Thay đổi cùng với việc xây dựng kinh tế thị trường, phương thức điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng từng bước kết hợp giữa điều tiết trực tiếp với điều tiết gián tiếp trong đó lấy điều tiết gián tiếp là chính Vậy có gì khác nhau giữa điều tiết trực tiếp và điều tiết gián tiếp?
Quá trình điều tiết kinh tế vĩ mô là quá trình vận dụng các phương thức và biện pháp điều tiết thích đáng, áp dụng các chính sách kinh tế hữu hiệu để tổng thể kinh tế - xã hội được vận hành có trật tự, nhịp nhàng và tiến hành điều tiết, dẫn dắt các hoạt động kinh tế vi mô riêng lẻ, thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu điều tiếtvĩ mô.1
Đối với điều tiết trực tiếp, nhà nước chủ yếu vận dụng công cụ hành chính hoặc công cụ kế hoạch mệnh lệnh tiến hành điều tiết có tính cưỡng chế để buộc các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp với mục tiêu điều tiết vĩ mô của nhà nước Trong khi đó điều tiết gián tiếp, nhà nước thông qua các công cụ liên quan đến lợi ích kinh tế để hướng dẫn các hành vi kinh tế của chủ thể kinh tế khiến cho nó phù hợp với
Trang 4mục tiêu vận hành nền kinh tế Nếu như phương thức điều tiết trực tiếp mang tính cưỡng chế và ràng buộc cao thì phương thức điều tiết gián tiếp lại mang tính định hướng, hướng dẫn các hành vi kinh tế Vì mang tính cưỡng chế nên khi sử dụng phương thức điều tiết trực tiếp nhà nước trực tiếp tác động vào quyết sách của doanh nghiệp, điều này ngược với phương thức điều tiết gián tiếp
Tuy nhiên, điều tiết gián tiếp có một hạn chế rất lớn đó là hạn chế năng lực tự chủ và coi nhẹ lợi ích của chủ thể kinh tế vi mô, bóp chết tính tích cực của hoạt động kinh tế Điều này dễ dẫn đến các phản kháng tiêu cực từ phía đối tượng bị điều tiết Ví dụ như, để đối phó với lạm phát, nhà nước quy định lãi suất trần, điều này không phản ánh được nhu cầu thực tế của thị trường vốn nên ngay lập tức các NHTM đưa ra các hình thức khuyến mãi khác nhau: rút thăm trúng thưởng, quà tặng,… là các hình thức nhằm nâng cao lãi suất thực tế; hoặc khi cho vay vốn thì NHTM thu các phí cho vay cũng là một hình thức ngụy trang để nâng cao lãi suất cho vay mà vẫn thực hiện đúng mệnh lệnh của NHNN
Khác với điều tiết trực tiếp, điều tiết gián tiếp thông qua tín hiệu thị trường hướng dẫn các hành vi kinh tế, tức là đối tượng bị điều tiết vẫn có tính tự chủ trong quyết sách của mình nhưng hành vi của họ vẫn đi theo định hướng của nhà nước Chẳng hạn như, để tác động lên cán cân thương mại, tức là tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu, một tín hiệu chúng ta dễ nhận thấy đó là nhà nước điều chỉnh tỉ giá hối đoái Khi nhà nước tăng tỷ giá hối đoái tức là tỷ giá tiền đồng/ đô la Mỹ tăng lên (nghĩa là cần nhiều tiền đồng hơn để mua đô la Mỹ) thì điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà nước khuyến khích xuất khẩu vì khi đó doanh nghiệp xuất khẩu thu ngoại tệ về họ sẽ thu lợi nhuận cao hơn, và ngược lại tăng tỷ giá hối đoái sẽ hạn chế nhập khẩu do nhà nhập khẩu và phân phối hàng nhập khẩu cần phải có một lượng tiền lớn hơn để mua ngoại tệ thanh toán cho hàng hóa nhập về Như vậy, nhà nước thông qua sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái gián tiếp tác động lên lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để họ hành động gần với mục tiêu mà nhà nước đề ra
Như vậy, với phương thức điều tiết trực tiếp nhà nước biến ý đồ quản lý của mình thành mệnh lệnh hành chính; trong khi đó với phương thức điều tiết gián tiếp nhà nước biến ý đồ quản lý của mình thành tín hiệu thị trường, điều tiết nền kinh tế thông qua thị trường điều tiết Mặc dù, nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, việc áp dụng phương thức điều tiết gián tiếp với những ưu thế vượt trội so với phương thức điều tiết trực tiếp đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển năng động của nền kinh tế Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể từ bỏ ngay phương thức điều tiết trực tiếp này vì nó vẫn có những ưu điểm hỗ trợ trong việc quản ly nhà nước về kinh tế mà phương thức gián tiếp không có như: tốc độ điều tiết nhanh, tính rang buộc mạnh, trong thời kỳ ngắn có thể thực hiện được mục tiêu vĩ mô mà nhà nước mong muốn Chính vì vậy, nhà nước lựa chọn vận dụng linh hoạt cả hai phươngthức trực tiếp và gián tiếp, trong đó lấy phương thức gián tiếp là chính