Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
447 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Thông tin vô tuyến điện ngày nay đang phát triển mạnh mẽ và không ngừng phát triển dưới sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Các thiết bị thông tin ngày càng hiện đại hơn và mở ra cơ hội cho việc sử dụng các dải tần số cao hơn. Tuy nhiên, trong dải tần số rộng lớn của sóng điện từ các thiết bị vô tuyến ngày nay vẫn chỉ có khả năng làm việc ở dải tần số dưới 30GHz. Tần số là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, vì vậy , vần đề sử dụng dải tần số cần được kiểm soát để tránh gây can nhiễu lẫn nhau giữa các nhà khai thác. Cục Tần Số Vô Tuyến Điện là đơn vị thực hiện nhiệm vụ này ở nước ta. Cục Tần Số Vô Tuyến Điện là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện trên phạm vi cả nước. Cục tần số bao gồm 8 trung tâm tần số vô tuyến điện, đó là: - Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực I đặt tại Hà Nội, thực hiện quản lý tần số trên các tỉnh và thành phố Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nam và Ninh Bình. - Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực II đặt tại TP Hồ Chí Minh, có địa bàn quản lý là các tỉnh và thành phố : Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước,Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre. - Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực III đặt tại Đà Nẵng, có địa bàn quản lý là các tỉnh và thành phố : Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai và Kon Tum. - Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực IV đặt tại Cần Thơ, có địa bàn quản lý là các tỉnh và thành phố : Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp,Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. - Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực V đặt tại Hải Phòng, có địa bàn quản lý là các tỉnh và thành phố : Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Nam Định - Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực VI đặt tại Nghệ An, có địa bàn quản lý là các tỉnh và thành phố : Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực VII đặt tại Khánh Hòa, có địa bàn quản lý là các tỉnh và thành phố : Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận
- Trung Tâm Tần Số VTĐ Khu Vực VIII đặt tại Phú Thọ, có địa bàn quản lý là các tỉnh và thành phố : Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Tuyên Quang. Trong thời gian thực tập tại trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực V, được sự hướng dẫn của các bác, các anh chị trong trung tâm, em đã được tìm hiểu rõ hơn về công tác kiểm soát tần số và các thiết bị dùng trong công tác này. Nội dung bài báo cáo thực tập bao gồm 6 phần chính: I. Tổng quan về trung tâm kiểm soát tần số khu vực V II. Hệ thống thiết bị kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát tần số III. Các phương pháp kiểm tra, kiểm soát tần số IV. Can nhiễu và xử lí can nhiễu V. Quy hoạch phổ tần số VI. Kết luận
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM KIỂM SỐT TẦN SỐ KHU VỰC V 1. Chức năng và nhiệm vụ Trung tâm Tần số vơ tuyến điện khu vực V là đơn vị thuộc Cục Tần số vơ tuyến điện thực hiện chức năng giúp Cục trưởng thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chun ngành về tần số vơ tuyến điện trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hải Phòng, Hưng n, Nam Định, Quảng Ninh và Thái Bình. Trung tâm Tần số vơ tuyến điện khu vực V thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Hướng dẫn nghiệp vụ và phối hợp với các Sở Thơng tin và Truyền thơng và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trên địa bàn quản lý của Trung tâm thực hiện cơng tác quản lý tần số vơ tuyến điện; - Kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vơ tuyến điện trên địa bàn quản lý của Trung tâm về việc chấp hành pháp luật, quy định quản lý tần số của Nhà nước; - Tiếp nhận, hướng dẫn hồn thiện thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép tần số vơ tuyến điện, thực hiện một số nhiệm vụ về ấn định tần số và cấp giấy phép theo phân cơng, phân cấp của Cục Tần số vơ tuyến điện; - Kiểm sốt trên địa bàn quản lý của Trung tâm việc phát sóng vơ tuyến điện của các đài phát trong nước, các đài nước ngồi phát sóng đến Việt Nam thuộc các nghiệp vụ thơng tin vơ tuyến điện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; - Đo các thơng số kỹ thuật của các đài phát sóng thuộc các nghiệp vụ vơ tuyến điện và các nguồn phát sóng vơ tuyến điện khác. Tổng hợp số liệu kiểm sốt và số liệu đo được để phục vụ cho cơng tác quản lý tần số; - Kiểm tra hoạt động và các loại giấy phép, chứng chỉ có liên quan đối với các thiết bị phát sóng vơ tuyến điện đặt trên tàu bay, tàu biển và các phương tiện giao thơng khác của nước ngồi vào, trú đậu tại các cảng hàng khơng, cảng biển, bến bãi trên địa bàn quản lý của Trung tâm; - Tham gia các chương trình kiểm sốt phát sóng vơ tuyến điện quốc tế và các hoạt động về kỹ thuật nghiệp vụ của Liên minh Viễn thơng quốc tế (ITU) và các tổ chức quốc tế liên quan khác theo quy định của Cục Tần số vơ tuyến điện; - Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về tần số vơ tuyến điện và xử lý theo quy định của pháp luật trên địa bàn quản lý của Trung tâm; - Điều tra, xác định các nguồn nhiễu và xử lý can nhiễu vơ tuyến điện có hại theo quy định của pháp luật; tạm thời đình chỉ hoạt động của máy phát vơ tuyến điện của các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định sử dụng tần số vơ tuyến điện, gây can nhiễu có hại theo phân cấp của Cục Tần số vơ tuyến điện; lập hồ sơ để Cục Tần số vơ tuyến điện khiếu nại
các can nhiễu do nước ngồi gây ra cho các nghiệp vụ vơ tuyến điện của Việt Nam hoạt động trên địa bàn quản lý của Trung tâm theo quy định quốc tế; - Tham gia nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về quản lý tần số vơ tuyến điện; - Thực hiện thu các khoản phí, lệ phí tần số vơ tuyến điện và các khoản thu khác theo phân cơng của Cục Tần số vơ tuyến điện; - Quản lý về tổ chức, cán bộ, cơng chức, viên chức, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Trung tâm theo quy định của pháp luật, của Bộ Thơng tin và Truyền thơng và phân cấp của Cục Tần số vơ tuyến điện; - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Cục trưởng Cục Tần số vơ tuyến điện giao. 2. Cơ cấu tổ chức Trung tâm V bao gồm các phòng ban như sau: - Đài Kiểm sốt vơ tuyến điện - Phòng Kiểm tra - Xử lý - Phòng Nghiệp vụ - Phòng Hành chính - Tổng hợp Trung tâm chịu trách nhiệm quản lý tần số vơ tuyến điện trên địa bàn 6 tỉnh và thành phố bao gồm Hải Phòng, Hải Dương, Hưng n, Thái Bình và Nam Định. Trong đó bao gồm các trạm kiểm sốt loại 1 và trạm loại 2, được phân bố như sau: - 1 trạm kiểm sốt trung tâm đặt tại thành phố Hải Phòng - 2 trạm kiểm sốt cố định loại 1 đặt tại Đơng Hưng (Tháu Bình) và Hải Dương - 4 trạm kiểm sốt cố định loại 2 đặt tại Móng Cái, Hòn Gai, Cửa Ơng (Quảng Ninh) và Xn Trường (Nam Định) II. HỆ THỐNG THIẾT BỊ KỸ THUẬT KIỂM TRA VÀ KIỂM SỐT TẦN SỐ 1. Vai trò của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tần số Phổ tần là nguồn tài ngun q giá và hữu hạn, vì vậy cần có các biện pháp khai thác có hiệu quả nhất đảm bảo phát triển hệ thống thơng tin của quốc gia. Kiểm tra, kiểm sốt tần số là nhiệm vụ quan trọng, bởi vì: - Kiểm sốt tần số VTĐ nhằm đảm bảo các đặc tính kỹ thuật của phát xạ đúng theo giấy phép, phát hiện kịp thời các bức xạ bất hợp pháp đảm bảo cho hoạt động sử dụng tần số và máy phát vào nề nếp có trật tự, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong lĩnh vực VTĐ.
- Kiểm soát VTĐ giám sát việc sử dụng băng tần, đo độ chiếm dụng kênh thông tin, đảm bảo những người sử dụng dùng đúng băng tần được phép để không gây chồng lấn kênh thông tin. - Phát hiện kịp thời các can nhiễu và xử lý các can nhiễu để đảm bảo chất lượng thông tin. Ngoài ra, công tác kiểm soát tần số còn góp phần vào công tác điều tra, chống tội phạm của các cơ quan chức năng. Để đảm bảo các điều đó, các vấn đề cần kiểm soát là tần số sử dụng, cường độ trường thich hợp để không gây can nhiễu, kiểm soát độ chiếm dụng băng thông, độ chiếm dụng phổ tần theo đúng quy định, các phương pháp điều chế, sự định hướng nhằm phát hiện kịp thời nguồn phát xạ không mong muốn. 2. Thiết bị kiểm soát tần số. a. Trạm kiểm soát cố định Trạm kiểm soát cố định được đặt cố định tại các trung tâm vùng. số lượng các trạm kiểm soát đặt tại một khu vực phụ thuộc vào địa hình của khu vực đó, nhiệm vụ kiểm soát, và nguồn lực tài chính Các trạm kiểm soát cố định thực hiện các phép đo định hướng thông thường trong dải V/UHF. Hoạt động của những trạm cố định này có thể kết hợp với các số liệu lấy từ các trạm kiểm soát tự động ĐKTX và các xe kiểm soát. Các trạm kiểm soát cố định tại trung tâm V bao gồm: - Trạm trung tâm tại Hải Phòng: phát hiện và định hướng nguồn phát xạ từ 9KHz đến 3GHz. Trạm trung tâm thực chất là một máy tính điều khiển các trạm điều khiển từ xa trên cơ sở các chương trình điều khiển. - Trạm kiểm soát cố định loại 1: Thu đo và định hướng các nguồn phát xạ VTĐ đến tần số 2.7 GHz (cụ thể khoảng 20 MHz – 3 GHz), các trạm này được đặt ở các Trung tâm tần số VTĐ khu vực, các thành phố lớn quan trọng, trung tâm vùng có mật độ máy phát cao, đông dân cư cần xác định nhanh nguồn can nhiễu và các phát xạ vô tuyến bất hợp pháp.Tại Trung tâm tần số khu vực V thì các trạm cố định loại 1 này được đặt tại các vị trí như: Đông Hưng (Thái Bình), Hải Dương, Xuân Trường(Nam Định). - Trạm kiểm soát cố định loại 2: Thu đo và định hướng các nguồn phát xạ VTĐ đến tần số 1GHz ( khoảng 20 MHz – 1.3 GHz). Các trạm này được đặt tại các thị xã, các vùng có mật độ đài phát không cao, các cửa khẩu, sân bay, hải cảng. Tại Trung tâm tần số khu vực V thì các trạm cố định loại 2 được đặt tại Hòn Gai, Móng Cái, Cửa Ông (Quảng Ninh).
Các trạm kiểm soát cố định cho phép khảo sát phổ tần số vô tuyến điện, đo các thông số của phát xạ điện từ trường với thời gian tối thiểu cho phép. Điều đó được thể hiện qua những nhiêm vụ sau: - Kiểm soát và đo các chỉ tiêu của các đàiVTĐ ví dụ như: tần số, băng thông, điều chế… - Các phép đo liên quan đến nhiễu bao gồm: Xác định các nguồn gây nhiễu Nhận dạng các phát xạ nhiễu Từng bước loại trừ nhiễu. - Nhận dạng và phân tích các loại phát xạ bằng việc định hướng và phân tích tín hiệu - Phát hiện và từng bước đình chỉ các hoạt động vô tuyến không được cấp phép - Tham gia hệ thông kiểm soát quốc tế - Nghiên cứu độ chiếm dụng phổ tần b. Các trạm kiểm soát điều khiển từ xa Các trạm kiểm soát tự động điều khiển từ xa nhận nhiệm vụ từ các Trung tâm Tấn số khu vực qua đường liên lạc vô tuyến ( viba, ADSL, VSAT)hoặc hữu tuyến ( dial - up) đảm bảo công tác kiểm soát được liên tục mà không có sự có mặt của nhân viên vận hành. Chế độ hoạt động của trạm có thể được định trước hoặc ở chế độ thoại trực tiếp. Các trung tâm khu vực có thể dừng hoạt động của trạm bất cứ lục nào và yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ khác. Phạm vi kiểm soát của một trạm ĐKTX khoảng trong vòng bán kính là 50 km – 60 km. Thực tế, người ta thường bố trí 3 trạm tạo thành hình tam giác đều mỗi cạnh 60 km để kiểm soát. c. Các xe đo, định vị lưu động và bán lưu động Các xe lưu động có các chức năng sau: - Thực hiện các phép đo cơ bản - Khảo sát cường độ trường
- Kiểm tra chất lượng các đường truyền - Đo các tham số của tín hiệu TV - Xe định vị lưu động có thể dò tìm đến tận nguồn phát xạ Các xe đo, định vị khắc phục được hạn chế về tầm kiểm soát của các thiết bị đặt cố định của mỗi trung tâm, xác định nhanh chóng nguồn nhiễu. Ngoài ra trong khi lưu động, xe còn phải đo nhiều tham số rất quan trọng khác phục vụ cho công tác phân tích vùng bao phủ của mạng thông tin di động (A/D). d. Các máy thu chuyên dùng ICOM R9000, AR3000 AR3000 : - Băng tần làm việc là dải V/UHF - Có 400 kênh nhớ có thể lưu trữ các thông tin như tần số, mode thu, độ suy giảm RF… - Chế độ làm việc theo một dải với bước nhảy tuỳ ý. R9000 : Về cơ bản máy thu R9000 có đầy đủ chức năng như của máy thu AR3000 chỉ khác dải tần hoạt động rộng hơn và thêm một số chức năng khác: - Băng tần làm việc là 100 KHz ÷ ~ 2 GHz - Có 1000 kênh nhớ để lưu trữ các thông tin như tần số, mode thu, độ suy giảm RF… - Có khả năng quan sát được dạng tín hiệu ( dạng phổ tín hiệu) - Có khả năng định hướng tín hiệu - Phân tích được sự điều chế Các thiết bị chuyên dụng này được thực hiện chủ yếu với mục đích thu các tín hiệu có thể giải điều chế được, đặc biệt là các tín hiệu thoại như: FM, AM, SSB, WFM, NFM Các máy thu này sử dụng 2 loại anten là AH7000 và DA3000 3. Thiết bị kiểm tra a. Anten thu đo - Mục tiêu của anten là thu lấy các tín hiệu từ môi trường với mức lớn nhất có thể, đồng thời giảm tối thiểu ảnh hưởng của nhiễu. Các chỉ tiêu cụ thể của anten kiểm soát sẽ được xác định chủ yếu bởi các ứng dụng riêng. Để đạt được kết quả tốt nhất thì phân cực anten phải phù hợp với phân cực của dạng sóng thu, trở kháng đường truyền và đầu vào của máy thu để đảm bảo truyền tối đa công suất. Các anten bán định hướng có thể dùng kiểm soát nói chung, xác định phổ tần. Để quan sát tín hiệu riêng có thể dùng anten định hướng nhằm thu được mức tín hiệu lớn nhất và hạn chế ảnh hưởng của can nhiễu. Cho đến nay chưa có một loại anten nào có khả năng thu hiệu quả tất cả các loại tín hiệu do đó các trạm kiểm soát yêu cầu phải có một số các loại anten khác nhau với cấu hình thích hợp với từng băng tần : VLF, LF, MF,HF,V/UHF, SHF… - Với tần số dưới 30 MHz , khuyến nghị dùng anten cần phân cực đứng hoặc anten dây, có chiều cao tổng thể không lớn hơn 0.1λ tại tần số cần đo, có sử dụng mặt phản xạ.
- Trong dải tần từ 30 MHz đến 1000 MHz, khuyến nghị dùng anten lưỡng cực (dipole) dải rộng hoặc anten có hướng. Anten phải có độ cao phù hợp ( vd : 10m) và hướng anten phù hợp với góc tới và phân cực của tín hiệu cần thu. Nếu đo trong một dải tần rộng khuyến nghị dùng anten loga chu kì. - Với tần số trên 1 GHz, độ lợi anten trở thành thông số quan trọng do độ mở hiệu dụng nhỏ và suy hao ống dẫn sóng và phiđơ cao. Vì vậy khuyến nghị dùng anten Horn hoặc anten loga chu kỳ nằm trong mặt phản xạ của parabol hoặc bộ phân thu tín hiệu độ mở lớn. Anten có độ lợi cao cũng cần điều chình để thu được phát xạ mong muốn nhất. b. Máy phân tích phổ Máy phân tích phổ là thiết bị thực hiện nhiều phép đo liên quan đến tần số: phát hiện và phân tích tất cả các loại tín hiệu xuất hiện trong lĩnh vực thông tin vô tuyến, các hài, các sản phẩm xuyên điều chế, đo đạc các tín hiệu có biên độ thấp bị che lấp bởi nhiễu. Thiết bị được dùng đối với tần số thấp, tần số sóng mang, băng tần cơ bản, tần số trung tần, vi ba, vệ tinh. Máy phân tích phổ có các chức năng chính như sau: - Đo phổ - Đo băng thông(phương pháp X dB,β% ), đo công suất kênh lân cận, đo tín hiệu hài… - Chức năng hiện giá trị max/min - Chức năng đánh dấu cực đại, cực tiểu, các đỉnh kế cận - Lưu trữ các giá trị đo Các khả năng trên cho phép máy phân tích phổ thực hiện các phân tích tín hiệu theo tần số, ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất, duy trì các đường thông tin viba, radar, thiết bị viễn thông, hệ thống CATV, thiết bị phát thanh, thông tin di động, kiểm tra các thiết bị, khảo sát tín hiệu. c. Máy đo tổng hợp
Máy đo tổng hợp là một thiết bị VTĐ có các chức năng sau: - Đo và kiểm tra các tham số máy phát ở các phương thức điều chế khác nhau: AM, FM, SSB - Đo và kiểm tra các tham số máy thu ở các phương thức điều chế khác nhau: AM, FM, SSB - Phân tích phổ - Hiển thị dạng sóng Các tham số chính ở các chế độ đo là: - Méo âm tần - Độ nhạy của tần số âm tần - Công suất đầu ra âm tần - Xác định tần số sóng mang của các đài lạ - Độ lệch tần số - Đo đầu ra của hài, phát xạ giả - Độ nhạy ngưỡng - Độ nhạy đầu ra tai nghe - Công suất ra Ngoài ra còn có các tham số phụ thuộc vào chế độ đo như: độ lệch tần số (đo chế độ FM), đo độ sâu điều chế, hiển thị đường bao AM (đo chế độ AM),… d. Máy đếm tần Chức năng là để đo tần số e. Máy định hướng cầm tay Chức năng của máy định hướng cầm tay là xác định hướng của các nguồn phát xạ trong phạm vi gần để định vị các nguồn phát xạ đó. Hướng của đài phát được quan sát trên màn hình hiển thị. Sau khi biết được khu vực của các nguồn phát xạ này bằng các thiết bị định hướng tầm xa khác( xe định hướng, trạm cố định ), sử dụng thiết bị định hướng cầm tay để xác định chính xác vị trí của các đài lạ, nguồn gây nhiễu…Thiết bị này chủ yếu được dùng khi cần khảo sát trên địa hình phức tạp.
f. Máy đo tọa độ GPS Máy đo toạ độ GPS có chức năng xác định vị trí ( kinh độ, vĩ độ ) của điểm đặt anten g. Máy đo độ cao dùng tia laze Máy này dùng để đo độ cao cột anten III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TẦN SỐ 1. Đo độ chiếm dụng phổ tần HP8563E a. Khái niệm Độ chiếm dụng phổ tần là tỷ số giữa phần tín hiệu sử dụng trên phần tín hiệu quan sát được trong một miền nào đó (miền thời gian hoặc miền tần số). Trong miền thời gian độ chiếm dụng được tính theo đơn vị ngày, giờ… b. Mục đích Để người sử dụng biết sử dụng tần số, phổ tần một cách hiệu quả. Phục vụ cho công tác quản lý. Kỹ thuật đo có thể là kiểm soát tự động hoặc bằng tay tùy theo yêu cầu của người sử dụng. c. Yêu cầu của máy đo Máy thu kiểm soát sử dụng cho việc đo chiếm dụng phổ tần cần có các yêu cầu sau: - Có độ chọn lọc đầu vào cao tần cao (đặc biệt cần có những bộ lọc cao tần thích hợp tương ứng với các băng tần hoạt động của máy thu để ngăn chặn các sản phẩm xuyên điều chế). - Có bộ lọc trung tần đủ hẹp.